Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, với bao biến đổi thăng trầm đã đúc kết lại thành một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc. Trong đó, không thể không nhắc đến lễ hội - một nét sinh hoạt văn hóa dân gian. Đây cũng là thành tố quan trọng góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng trong thống nhất của dân tộc Việt Nam.
Lễ hội không chỉ là loại hình văn hóa dân gian mà còn là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có vai trò quan trọng, là vật hút của ngành du lịch. Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang vận dụng nguồn tài nguyên nhân văn này đưa vào hoạt động du lịch, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và nâng các lễ hội lên tầm cao mới. Theo thống kê năm 2004 của Cục Văn hóa Thông tin cơ sở và Bộ Văn hóa Thông tin, cả nước có 8902 lễ hội lớn nhỏ và được phân bố rộng khắp. Ở địa phương nào cũng có lễ hội đặc trưng tiêu biểu của mình.
Nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hoá, Thọ Xuân là vùng đất “địa linh nhân kiệt” có vị thế chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước tỉnh Thanh nói riêng, cả nước nói chung. Nơi đây không chỉ sản sinh ra những con người kiệt suất cho dân tộc như: Lê Hoàn, Lê Lợi, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo, điển hình là các lễ hội truyền thống của địa phương gắn liền với các vị vua của dân tộc và văn nghệ dân gian của con người, mảnh đất nơi đây. Tuy nhiên, việc tổ chức lễ hội ở đây mới chỉ dừng lại ở quy mô là những lễ hội dân gian mang ý nghĩa văn hóa thuần túy, mà chưa có sự mở rộng hoạt động của các lễ hội thành vật hút của ngành du lịch, hay có cũng chỉ làm một cách hời hợt. Bên cạnh đó, vẫn chưa có sự kết hợp giữa các lễ hội nơi đây với những tài nguyên du lịch khác của địa phương để phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch. Hay nói cách khác, việc sử dụng tài nguyên văn hóa - lễ hội đưa vào khai thác trong du lịch của huyện Thọ Xuân còn hạn chế, chưa thực sự được chú trọng.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phương”, làm báo cáo khóa luận tốt nghiệp ra trường của mình, nhằm góp công sức nhỏ bé của mình vào việc giới thiệu, bảo tồn và khai thác những giá trị văn hóa của lễ hội để phát triển du lịch của địa phương.
79 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6403 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, với bao biến đổi thăng trầm đã đúc kết lại thành một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc. Trong đó, không thể không nhắc đến lễ hội - một nét sinh hoạt văn hóa dân gian. Đây cũng là thành tố quan trọng góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng trong thống nhất của dân tộc Việt Nam.
Lễ hội không chỉ là loại hình văn hóa dân gian mà còn là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có vai trò quan trọng, là vật hút của ngành du lịch. Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang vận dụng nguồn tài nguyên nhân văn này đưa vào hoạt động du lịch, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và nâng các lễ hội lên tầm cao mới. Theo thống kê năm 2004 của Cục Văn hóa Thông tin cơ sở và Bộ Văn hóa Thông tin, cả nước có 8902 lễ hội lớn nhỏ và được phân bố rộng khắp. Ở địa phương nào cũng có lễ hội đặc trưng tiêu biểu của mình.
Nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hoá, Thọ Xuân là vùng đất “địa linh nhân kiệt” có vị thế chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước tỉnh Thanh nói riêng, cả nước nói chung. Nơi đây không chỉ sản sinh ra những con người kiệt suất cho dân tộc như: Lê Hoàn, Lê Lợi, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn,… mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo, điển hình là các lễ hội truyền thống của địa phương gắn liền với các vị vua của dân tộc và văn nghệ dân gian của con người, mảnh đất nơi đây. Tuy nhiên, việc tổ chức lễ hội ở đây mới chỉ dừng lại ở quy mô là những lễ hội dân gian mang ý nghĩa văn hóa thuần túy, mà chưa có sự mở rộng hoạt động của các lễ hội thành vật hút của ngành du lịch, hay có cũng chỉ làm một cách hời hợt. Bên cạnh đó, vẫn chưa có sự kết hợp giữa các lễ hội nơi đây với những tài nguyên du lịch khác của địa phương để phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch. Hay nói cách khác, việc sử dụng tài nguyên văn hóa - lễ hội đưa vào khai thác trong du lịch của huyện Thọ Xuân còn hạn chế, chưa thực sự được chú trọng.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phương”, làm báo cáo khóa luận tốt nghiệp ra trường của mình, nhằm góp công sức nhỏ bé của mình vào việc giới thiệu, bảo tồn và khai thác những giá trị văn hóa của lễ hội để phát triển du lịch của địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhiều người từ lâu đã biết đến Thọ Xuân với những vị anh hùng của dân tộc như Lê Lợi, Lê Hoàn,… với những di tích Lam Kinh, đền thờ Lê Hoàn, hay những trò diễn xướng dân gian xưa kia dùng để tiến vua, và gắn liền là hệ thống lễ hội đặc sắc và phong phú. Tuy nhiên, chúng ta chủ yếu mới chỉ có những bài viết nghiên cứu đơn lẻ từng lễ hội mà vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu tổng quát về các lễ hội và đưa ra những định hướng phát triển du lịch cụ thể cho các lễ hội của huyện.
Trong “Non nước Việt Nam”, tác giả Vũ Thế Bình có đề cập đến Lễ hội Lam Kinh ở Thanh Hóa và vẫn chưa đi sâu nghiên cứu xem hoạt động du lịch của lễ hội như thế nào và cũng chưa có sự liên hệ với các lễ hội khác để xây dựng nên hệ thống lễ hội phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Về các lễ hội ở huyện Thọ Xuân cũng có khá nhiều bài viết của các cá nhân, cơ quan văn hóa đăng trên các trang báo điện tử nhưng hết sức sơ lược, ngắn gọn như:
Lễ hội Lê Hoàn có các bài viết như: Đỗ Phương Thảo với “Lễ hội Lê Hoàn và huyền thoại về ông vua trọng nông” (kinhtenongthon.com.vn); tác giả hoabovai với “Lễ hội Lê Hoàn - âm vang tiếng gọi cội nguồn” (tuoitrethanhhoa.com); hay “Lễ Hội Lê Hoàn ở Thanh Hoá” (slpc.wordpress.com);…
Viết về lễ hội Lam Kinh có: Đỗ Như Chung với Lễ hội Lam Kinh từ lễ hội cung đình đến lễ hội dân gian”; Thiên Lam với “Lễ hội Lam Kinh mang đậm nét văn hoá thời Lê” (tin247.com);…
Lễ hội Xuân Phả cũng có những bài viết như: “Trò Xuân Phả những điệu múa mặt nạ dị kỳ” (viettems.com) của Huy Thông (2009); “Lễ hội Làng Xuân Phả” (2008), (thanhhoafc.net/forum/showthread.php?t=4700); “Phục dựng lễ hội Xuân Phả/Video” (viettems.com) của Bùi Quang Thắng (2010);…
Tuy nhiên, những bài viết này chỉ tiến hành mô tả khái quát lại các lễ hội, mà không đi sâu vào phân tích những ý nghĩa, vai trò của từng lễ hội, không đánh giá tiềm năng du lịch của từng lễ hội ở mỗi địa phương. Mặc dù vậy, đây cũng là những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khi nhắc đến lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa người ta chỉ biết đến một số lễ hội mang tầm quốc gia như Lễ hội Lam Kinh mà không biết đến những lễ hội khác như: Lễ hội Lê Hoàn, lễ hội làng Xuân Phả,… là những lễ hội cũng có nhiều giá trị đang được bảo tồn và có thể phát triển du lịch. Do đó, khóa luận hoàn thành là nguồn tài liệu góp phần giới thiệu rộng rãi với mọi người những giá trị văn hóa mà các lễ hội tại huyện Thọ Xuân hiện đang lưu truyền.
Là người con của địa phương, việc tìm hiểu về đặc điểm và thực trạng hoạt động của các lễ hội tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa, giúp bản thân tác giả hiểu rõ hơn về các lễ hội truyền thống văn hóa trên mảnh đất quê hương mình.
Đồng thời, với việc nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp nhằm: Tác động vào ý thức của người dân địa phương trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa; đưa lễ hội của địa phương trở thành tài nguyên phục vụ cho hoạt động du lịch, góp phần nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế của huyện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động du lịch và lễ hội, trên cơ sở đó đánh giá tác động của hoạt động du lịch đối với kinh tế - xã hội, văn hóa (lễ hội) và môi trường.
Tìm hiểu về các lễ hội tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa, đồng thời đưa ra giải pháp, kiến nghị để lễ hội truyền thống của địa phương trở thành lễ hội phục vụ du lịch mà không làm mất đi tính linh thiêng của lễ hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là một số lễ hội truyền thống tiêu biểu có thể phát triển để phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu khái quát về đặc điểm địa lí, lịch sử, kinh tế - xã hội, văn hóa con người của huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa, qua đó hiểu được tác động của nó đối với lễ hội ở đây. Nghiên cứu một số lễ hội văn hóa tiêu biểu như: Lễ hội Lam Kinh, lễ hội Lê Hoàn, lễ hội làng Xuân Phả thuộc địa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa ở các mặt nội dung, hình thức từ khi các lễ hội này ra đời và phát triển đến nay.
Ngoài ra, đề tài tìm hiểu thực trạng thu hút khách du lịch tại các lễ hội và phương thức khai thác các lễ hội này đưa vào hoạt động du lịch tại địa phương. Đồng thời đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch tại lễ hội ở huyện Thọ Xuân.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện khóa luận này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các nguồn tư liệu sau:
- Tài liệu thành văn: Sách chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp, bài viết, sách báo, tạp chí, văn bản,…
- Tài liệu điền dã thu thập được thông qua việc đi thực tế các lễ hội tiêu biểu tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa và phỏng vấn các cán bộ văn hóa, những người cao tuổi tại địa phương. Đây là nguồn tài liệu quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công của đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, đó là:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp các tư liệu, thông tin liên quan đến đề tài giúp chủ thể khái quát hóa, mô hình hóa các vấn đề nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra.
- Phương pháp thống kê: Các số liệu, tư liệu được sưu tầm ở nhiều nguồn khác nhau và thời gian dài ngắn cũng không giống nhau vì thế các tài liệu đó cần được thống kê lại và xử lý có hệ thống, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đạt được kết quả cao.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Sử dụng phương pháp này để lấy được các số liệu, thông tin phục vụ cho việc trình bày luận cứ, đồng thời kiểm nghiệm độ chính xác, để kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục. Phương pháp này đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến độ chính xác của đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn: Đưa ra những câu hỏi đối thoại liên quan đến lễ hội của địa phương đối với những vị khách tham gia lễ hội, những người quản lý, cán bộ văn hóa, những người cao tuổi, người làm du lịch để thu thập thêm thông tin.
- Phương pháp chuyên gia: Việc tranh thủ ý kiến của lãnh đạo, chính quyền, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa lễ hội là những kinh nghiệm quý báu để vận dụng vào nghiên cứu. Công việc này rút ngắn quá trình điều tra phức tạp, đồng thời bổ sung cho phương pháp điều tra cộng đồng.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về mặt khoa học
Nghiên cứu lễ hội tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa góp phần xây dựng bức tranh tổng thể về lễ hội văn hóa tiêu biểu trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội (nhất là về du lịch) của địa phương.
6.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài hoàn thành sẽ góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh lễ hội của Thọ Xuân. Đồng thời để các cơ quan chính quyền địa phương quan tâm chú trọng phát triển du lịch ở các lễ hội hơn nữa. Bên cạnh đó, đề tài đưa ra những đề xuất định hướng trong việc bảo tồn giữ gìn và khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch.
Lễ hội ở huyện Thọ Xuân là mảng đề tài hiện nay còn ít người nghiên cứu, nên nguồn tài liệu vẫn chưa phong phú. Do đó, sau khi đề tài hoàn thành đây sẽ là nguồn tài liệu thành văn hữu ích cho những ai có nhu cầu nghiên cứu về mảng đề tài lễ hội ở các địa phương.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung
Chương 2: Lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
Chương 3: Khai thác lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa vào việc phát triển du lịch địa phương
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Khái quát về du lịch
1.1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Bàn về du lịch có rất nhiều quan niệm khác nhau, mỗi định nghĩa đứng trên một góc độ, một lập trường quan điểm như: Theo Liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức: Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…; Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Nhìn chung, các khái niệm về du lịch là không giống nhau, tuỳ thuộc góc độ của chủ thể và tuỳ thuộc các mốc thời gian mà khái niệm về du lịch có sự khác nhau. Đối với Việt Nam, theo Luật du lịch năm 2006 định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [37, 9].
1.1.1.2. Khái niệm khách du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2006): Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch được phân loại theo hai tiêu chí: Phạm vi lãnh thổ và loại hình du lịch. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ có du khách: Quốc tế và nội địa. Phân theo loại hình du lịch thì có du khách du lịch sinh thái và du khách du lịch văn hóa.
1.1.1.3. Một số khái niệm khác
* Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch. Sản phẩm du lịch = tài nguyên du lịch + hàng hóa và dịch vụ du lịch.
Dựa trên các thành phần cơ bản của sản phẩm du lịch và tùy thuộc vào đặc trưng đặc thù của mỗi nước, các nhà du lịch đưa ra một số mô hình: 4S, 3H và 6S.
* Điểm du lịch
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút du khách đến tham quan du lịch.
* Khu du lịch
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
* Tuyến du lịch
Tuyến du lịch là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch khác nhau về chức năng nhằm đáp ứng cho nhu cầu đi tham quan du lịch của du khách.
* Đơn vị cung ứng du lịch
Là một cơ sở kinh doanh cung cấp cho du khách một phần hoặc toàn bộ sản phẩm du lịch. Đơn vị cung ứng du lịch bao gồm: Điểm vui chơi giải trí cung ứng các loại hình và dịch vụ vui chơi giải trí; khách sạn cung ứng dịch vụ lưu trú, ăn uống; nhà hàng chuyên dịch vụ ăn uống cho du khách;…
* Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du khách.
* Lữ hành
Lữ hành là việc thực hiện chuyến đi du lịch theo kế hoạch, lộ trình, chương trình định trước.
* Cơ sở lưu trú du lịch
Là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ du khách. Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều, bãi cắm trại cho thuê, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú chủ yếu.
1.1.2. Các loại hình du lịch
1.1.2.1. Khái niệm
Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau hoặc được xếp chung theo một giá bán nào đó.
1.1.2.2. Phân loại các loại hình du lịch
Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành các loại du lịch khác nhau. Trong các ấn phẩm về du lịch đã được phát hành, khi phân các loại hình du lịch các tiêu thức phân loại thường được sử dụng như sau:
* Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch
Dựa vào tiêu chí này, du lịch được chia thành hai loại: Loại hình du lịch quốc tế, đây là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ các quốc gia khác nhau, bao gồm có du lịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế bị động; loại hình du lịch nội địa: Là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia.
* Căn cứ vào nhu cầu và động cơ làm nảy sinh hoạt động du lịch
Căn cứ vào tiêu chí này, người ta chia ra thành các loại hình: Du lịch chữa bệnh; du lịch nghỉ ngơi, giải trí; du lịch thể thao; du lịch văn hoá; du lịch lịch sử; du lịch sinh thái; du lịch công vụ; du lịch tôn giáo; du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương; du lịch quá cảnh. Các loại hình du lịch kể trên thường không thể hiện nguyên một dạng nào đầy đủ và rõ rệt, ta thường gặp sự kết hợp của một vài thể loại một lúc như du lịch nghỉ ngơi và du lịch văn hoá, du lịch công vụ với du lịch văn hoá,…
* Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi
Căn cứ vào hình thức chuyến đi người ta chia thành: Du lịch theo đoàn và du lịch cá nhân.
Ngoài ra, còn căn cứ vào các tiêu chí khác như: Phương tiện giao thông được sử dụng, phương tiện lưu trú, thời gian đi du lịch của khách, vị trí địa lí của nơi đến đi du lịch,… mà tương ứng nhiều loại hình khác nhau.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch
1.1.3.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản trong việc kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên phân bố không đồng đều trên lãnh thổ. Có những tài nguyên giàu giá trị thu hút nhưng được phân bố ở những điểm du lịch để phát triển kinh doanh du lịch được. Như vậy, không phải nơi nào giàu tài nguyên du lịch cũng có thể phát triển thành điểm du lịch để phát triển kinh doanh du lịch được, nhưng nhìn chung, việc phát triển kinh doanh du lịch chỉ có thể được thực hiện tại những nơi có tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch được chia thành tài nguyên du lịch tự nhiên (TNDLTN) và tài nguyên du lịch nhân văn (TNDLNV).
TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ và được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch. Các thành phần của tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động du lịch là: Địa hình, khí hậu, nguồn nước và thực - động vật.
TNDLNV nói một cách ngắn gọn, là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. TNDLNV có các đặc điểm sau: Có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí không điển hình hoặc chỉ có ý nghĩa thứ yếu, việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo thường diễn ra trong thời gian ngắn; số người quan tâm tới TNDLNV thường có văn hoá cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn; thường tập trung ở các điểm quần cư và thành phố lớn; đại bộ phận không có tính mùa vụ (trừ các lễ hội), không bị phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác; sở thích của những người tìm đến TNDLNV rất phức tạp và rất khác nhau. TNDLNV bao gồm: Các di tích lịch sử lịch sử - văn hoá, các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hoá - thể thao và hoạt động nhận thức khác.
1.1.3.2. Các điều kiện phát triển du lịch
* Điều kiện về chế độ chính trị - xã hội
Du lịch chỉ có thể phát triển được trong hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia và các dân tộc. Ở những nước và những vùng có chế độ chính trị ổn định, tình hình trật tự an toàn xã hội đảm bảo tạo lực hút rất lớn lượng du khách đến tham quan du lịch. Ngược lại, ở những nước, những vùng có sự bất ổn về chính trị, xung đột, chiến tranh sẽ gây ảnh hưởng rất xấu hoặc dẫn đến sự ngừng trệ các hoạt động du lịch. Các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, động đất, hoặc các bệnh dịch như sida, tả, lỵ, sốt rét cũng gây ảnh hưởng xấu đến phát triển du lịch. Một xã hội văn minh, lịch sự, có những nét đẹp trong phong tục tập quán cũng là yếu tốt hấp dẫn du khách do đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch. Đôi khi bản thân chế độ chính trị hiện tại cũng trở thành đối tượng thăm viếng của du khách bởi họ muốn có những nhận xét khách quan nhất về nó.
* Điều kiện kinh tế
Ngành du lịch của một quốc gia hay vùng phát triển tỉ lệ thuận với trình độ phát triển kinh tế của quốc gia hay vùng đó. Thu nhập bình quân đầu người là chỉ số tác động trực tiếp đến lượng nhu cầu trong du lịch. Các nhà kinh tế đã thống kê rằng ở các nước có nền kinh tế phát triển, nếu thu nhập tăng lên 1% thì chi phí của nhân dân dành cho du lịch tăng lên 1,5%. Mức thu nhập là nhân tố kinh tế quan trọng nhất ảnh hưởng tới nhu cầu du lịch.
* Điều kiện giao thông vận tải
Giao thông du lịch có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch. Sự phát triển của giao thông vận tải thể hiện trên hai mặt: Phát triển về số lượng hình thành nhiều loại giao thông và sự tăng lên một cách nhanh chóng số lượng phương tiện vận chuyển, tạo khả năng vận chuyển số lượng lớn du khách trên thế giới đi du lịch. Phát triển về chất lượng của phương tiện giao thông vận tải tốc độ vận chuyển, đảm bảo an toàn trong vận chuyển, đảm bảo tiện nghi trong vận chuyển, vận chuyển với giá rẻ.
* Chính sách phát triển du lịch
Chiến lược và chính sách phát triển du lịch của một quốc gia, vùng có ý nghĩa cực kì quan trọng, nó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch. Chiến lược phát triển du lịch xác định phương hướng phát triển du lịch dài ngày, đề cập đến những vấn đề tổng thể của phát triển du lịch như chiến lược sản phẩm du lịch, chiến lược nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, chiến lược giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường, chiến lược đầu tư du lịch, chiến lược giáo dục và đào tạo du lịch, chiến lược thị trường du lịch.
* Thời gian rỗi
Các chuyến đi du lịch đều được thực hiện trong thời gian nhàn rỗi