Trong quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta, vấn đề giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa được đặt ra như một nguyên tắc, một vấn đề chiến lược. Bởi vì có quá độ lên chủ nghĩa xã hội được hay không, điều đó trước hết phụ thuộc vào công cuộc xây dựng nền kinh tế có giữ vững được định hướng xã hôị chủ nghĩa hay không. Định hướng đó đòi hỏi phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa bao gồm cả quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối và vấn đề quản lý nền kinh tế. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ đó sẽ đảm bảo cho nền kinh tế không bị tụt hậu trong thời đại văn minh tin học, tạo ra được tiền đề kinh tế kỹ thuật cho sự quá độ, đồng thời không đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn quá độ được trước hết phải có lực lượng sản xuất phát triển. Đất nước ta có thể quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng không thể bỏ qua những tiền đề kinh tế xã hội cần thiết cho sự quá độ đó. Cái thiếu của đất nước ta là một lực lượng sản xuất phát triển. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không thể thiết lập tràn lan trên một lực lượng sản xuất quá thấp kém. Trước đây, có lúc chúng ta nhận thức ấu trĩ rằng dường như có quan hệ sản xuất tiên tiến là đã có chủ nghĩa xã hội; có sở hữu xã hội chủ nghĩa thì lực lượng sản xuất sẽ tự động phát triển, năng xuất lao động sẽ tăng nhanh; từ đó đã dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.Ở một nước tiểu nông như nước ta, chủ nghĩa tư bản chưa phát triển nên chưa có mâu thuẫn kinh tế cơ bản giữa trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa; chế độ tư hữu vẫn còn tác dụng, thậm chí còn tác dụng hết sức to lớn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không phải từ miếng đất trống không mà từ nền sản xuất do xã hội cũ để lại; vì vậy xây dựng xã hội mới không phải là phủ định toàn bộ cái cũ, mà phải biết vừa xây dựng cái mới, vừa sử dụng cái cũ để thúc đẩy chế độ kinh tế mới ra đời. Do vậy con đường cần thiết cho sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội là phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần nhằm huy động mọi năng lực sản xuất, phát triển kinh tế hàng hoá để phát triển lực lượng sản xuất. Do ý nghĩa to lớn đó mà đề tài về kinh tế thị trường trở nên hết sức cần thiết. Đề tài “Lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng nó ở nước ta từ khi đổi mới tới nay” được nghiên cứu bằng phương pháp duy vật biện chứng, dưới góc độ môn kinh tế chính trị bao gồm những nội dung chính sau:
-sự ra đời và phát triển kinh tế hàng hoá với các qui luật vận động
-sự phát triển của Lênin:kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã h
- sự vận dụng vào nước ta từ 1986 tới nay
31 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng nó ở nước ta từ khi đổi mới tới nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ lời mở đầu
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta, vấn đề giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa được đặt ra như một nguyên tắc, một vấn đề chiến lược. Bởi vì có quá độ lên chủ nghĩa xã hội được hay không, điều đó trước hết phụ thuộc vào công cuộc xây dựng nền kinh tế có giữ vững được định hướng xã hôị chủ nghĩa hay không. Định hướng đó đòi hỏi phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa bao gồm cả quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối và vấn đề quản lý nền kinh tế. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ đó sẽ đảm bảo cho nền kinh tế không bị tụt hậu trong thời đại văn minh tin học, tạo ra được tiền đề kinh tế kỹ thuật cho sự quá độ, đồng thời không đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn quá độ được trước hết phải có lực lượng sản xuất phát triển. Đất nước ta có thể quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng không thể bỏ qua những tiền đề kinh tế xã hội cần thiết cho sự quá độ đó. Cái thiếu của đất nước ta là một lực lượng sản xuất phát triển. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không thể thiết lập tràn lan trên một lực lượng sản xuất quá thấp kém. Trước đây, có lúc chúng ta nhận thức ấu trĩ rằng dường như có quan hệ sản xuất tiên tiến là đã có chủ nghĩa xã hội; có sở hữu xã hội chủ nghĩa thì lực lượng sản xuất sẽ tự động phát triển, năng xuất lao động sẽ tăng nhanh; từ đó đã dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.ở một nước tiểu nông như nước ta, chủ nghĩa tư bản chưa phát triển nên chưa có mâu thuẫn kinh tế cơ bản giữa trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa; chế độ tư hữu vẫn còn tác dụng, thậm chí còn tác dụng hết sức to lớn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không phải từ miếng đất trống không mà từ nền sản xuất do xã hội cũ để lại; vì vậy xây dựng xã hội mới không phải là phủ định toàn bộ cái cũ, mà phải biết vừa xây dựng cái mới, vừa sử dụng cái cũ để thúc đẩy chế độ kinh tế mới ra đời. Do vậy con đường cần thiết cho sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội là phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần nhằm huy động mọi năng lực sản xuất, phát triển kinh tế hàng hoá để phát triển lực lượng sản xuất. Do ý nghĩa to lớn đó mà đề tài về kinh tế thị trường trở nên hết sức cần thiết. Đề tài “Lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng nó ở nước ta từ khi đổi mới tới nay” được nghiên cứu bằng phương pháp duy vật biện chứng, dưới góc độ môn kinh tế chính trị bao gồm những nội dung chính sau:
-sự ra đời và phát triển kinh tế hàng hoá với các qui luật vận động
-sự phát triển của Lênin:kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã h
- sự vận dụng vào nước ta từ 1986 tới nay
Ii/ nội dung
A/CƠ sở lý luận của vấn đề
1/Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường
a/Kinh tế thị trừơng là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá
Từ nền kinh tế tự nhiên chuyển sang nền kinh tế hàng hoá giản đơn
Mặc dù có những đặc điểm riêng,nhưng tât cả những phương thức sản xuất tiền tư bản chủ nghĩa đều có nét chung là nền kinh tế tự nhiên. trong nền kinh tế tự nhiên sản xuất nhỏ chiếm ưu thế. Nền kinh tế tự nhiên do nhiều đơn vị kinh tế thuần nhất hợp thành ( các gia đình nông dân gia trưởng,các công xã nông thôn,các lãnh địa phong kiến) và mỗi đơn vị kinh tế ấy làm chủ mọi công việc để tạo ra những sản phẩm cuối cùng. Trong nền kinh tế tự nhiên, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu; nông nghiệp là nghành sản xuất cơ bản; công cụ và kỹ thuật canh tác lạc hậu: dựa vào lao động chân tay là chủ yếu, chỉ có một số trang trạI của địa chủ hoặc phường hội mới có hiệp tác lao động giản đơn. trong nền kinh tế dưới chế độ phong kiến, phân công lao đông kém phát triển, cơ cấu nghành đơn điệu, mới chỉ có một số nghề thủ công tách khỏi nông nghiệp, sản xuất chủ yếu hướng vào giá trị sử dụng, có tính chất tự cung tự cấp. Trong chế độ phong kiến, bên cạnh sở hữu phong kiến còn có sở hữu cá thể nhỏ của nông dân và thợ thủ công về công cụ lao đông, nhà cửa , giống và những tàI sản phụ khác. những hình thức sở hữu đó là hinh thức tồn tạI của những tiểu nông và thợ thủ công độc lập. Sản xuất nhỏ gồm hai dạng: sản xuất nhỏ mang tính tự cung, tự cấp và sản xuất nhỏ dưới hình tháI sản xuất hàng hoá giản đơn. hai hình tháI đó có thể hiện hai trình độ phát triển khác nhau của trình độ sản xuất xã hội. Sản xuất nhỏ chỉ đạt tới hình tháI điển hình khi người lao động là người chủ tự do của những tư liệu sản xuất do chính họ sử dụng. Những đặc điểm chủ yếu của sản suất nhỏ là:
Người sản xuất làm chủ tư liệu sản xuất mà họ sử dụng(tư liệu sản xuất này thuộc quyền sở hữu riêng của họ hoặc do họ đI thuê) và chiếm hữu những kết quả lao động của mình. Quy mô sở hữu thường không vượt quá khả năng đáp ứng nhu cầu đáp ứng của bản thân người lao động và gia đình họ. Người lao động trực tiếp kết hợp sức lao động của mình với tư liệu lao động thô sơ, nhỏ bé thích hợp với lao động cá thể, bởi vậy hiệp tác và phân công lao động kém phát triển. Kỹ thuật sản xuất lạc hậu, dựa trên lao động thủ công và kinh nghiệm cổ truyền, thậm chí cảI tiến nên năng suất lao động thấp, sản phẩm thặng dư ít, táI sản suất giản đơn là chính. Quy mô sản xuất nhỏ, tư liệu sản xuất phân tán,manh mún, quản lý sản xuất là việc của riêng cá nhân và gia đình. Sản xuất chủ yếu hướng vào giá trị sử dụng, tỷ suất hàng hoá thấp, lưu thông hàng hoá chưa phát triển, thị trường nhỏ hẹp, mang tính chất địa phương. Nông nghiệp là nền sản xuất chính, tuyệt đạI bộ phận lao động tập trung vào nông nghiệp, phần lớn dân cư sinh sống ở nông thôn, cơ cấu kinh tế rời rạc. Bước đi tất yếu của sản xuất tự cung tư cấp là tiến lên sản xuất hàng hoá giản đơn. điều kiện cho quá trình chuyển hoá này là sự phát triển của phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là cơ sơ của kinh tế hàng hoá. Xu hướng phát triển của phân công lao động xã hội là biến việc sản xuất không những từng sản phẩm riêng biệt, mà việc sản xuất từng bộ phận của sản phẩm thành những ngành sản xuất riêng biệt. Công nghiệp chế biến tách khỏi công nghiệp khai thác và mỗi nghành công nghiệp đó lại chia thành nhiều loại nhỏ và phân loạI nhỏ. Chúng sản xuất ra -dưới hình thức hàng hoá-những sản phẩm riêng biệt rồi đem đi trao đổi với những hàng hoá khác. chính sự phát triển ngày càng sâu rộng đó của phân công lao động xã hội là nhân tố chủ yếu dẫn đến hình thành thị trường trong nước. Quá trình trên cũng thể hiện cả trong nông nghiệp, làm nảy sinh những khu vực nông nghiệp chuyên môn hoá và dẫn đến những sự trao đổi không những giữa sản phẩm nông nghiệp với sản phẩm công nghiệp mà cả giữa những sản phẩm nông nghiệp với nhau. Trong nền kinh tế tự nhiên, nhân khẩu nông nghiệp chiếm đa số. điều đó không có nghĩa là dân cư chỉ chuyên làm nghề nông, mà chỉ có nghĩa là dân cư làm nghề nông đã tự mình chế biến lấy nông sản, hầu như chưa có sự phân công trao đổi. Đến khi hàng hoá ra đời, một bộ phận ngày càng đông trong dân cư tách khỏi nông nghiệp để làm công nghiệp, làm cho nhân khẩu nông nghiệp giảm xuống. Sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp, sự hình thành những trung tâm công nghiệp ,sức hút của chúng với dân cư ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp hàng hoá phát triển. Những người sản xuất ở những vùng khác nhau có những điều kiện tự nhiên khác nhau, có khả năng và ưu thế trong sản xuất những sản phẩm khác nhau có hiệu quả hơn. ngay trong một vùng một địa phương, những người sản xuất cũng có những khả năng , điều kiện kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Mỗi người sản xuất chỉ tập trung sản xuất sản phẩm nào mà mình có ưu thế, đem sản phẩm của mình ra trao đổi lấy những sản phẩm cần thiết cho sản xuất và đời sống của mình. Họ trở thành những người sản xuất hàng hoá. Trao đổi mua bán, thị trường tiền tệ ra đời và phát triển. Sản xuất hàng hoá ra đời, lúc đầu dưới hình hình thức sản xuất hàng hoá nhỏ giản đơn nhưng là một bước tiến lớn trong lịch sử nhân loại.
Từ kinh tế hàng hoá giản đơn lên nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời từ nền kinh tế hàng hoá giản đơn, nhưng có đặc điểm cơ bản khác với nền kinh tế hàng hoá giản đơn. ở đây người sản xuất trực tiếp là những người công nhân làm thuê, không phải là những người sở hữu tư liệu sản xuất, còn tư liệu sản xuất thụôc nhà tư bản, sản phẩm lao động do những người công nhân làm ra thuôc về chủ sở hữu tư liệu sản xuất. Sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời khi có haiđiều kiện sau đây: phải có sư tập trung một số tiền lớn vào trong tay một số ít người đủ để lập ra các xí nghiệp. Và các ông chủ xí nghiệp phải tìm được người lao động làm thuê. đó là những người tự do sở hữu năng lực lao động của mình, có thể bán sức lao động cho người cần mua trong quan hệ bình đẳng với nhau về mặt pháp lý. Khi bán sức lao động vẫn sở hữu sức lao động của mình. đó là điều khác nhau với người nô lệ trước đây. hơn nữa họ buộc phải bán sức lao động để kiếm sống, vì không còn tư liệu sản xuất để trực tiếp kết hợp với sức lao động của mình. “tư bản chỉ phát sinh ở nơi nào mà người chủ những tư liêu sản xuất và tư liêu sinh hoạt tìm thấy người lao động tự do vơí tư cách là người bán sức lao động của mình ở trên thị trường và chỉ điều kiện lịch sử ấy cũng hàm cả một lịch sử thế giới. Vì ngay lúc xuất hiện, tư bản đã báo hiệu một thời đại đặc biệt của quá trình sản xuất xã hội”. Hai điều kiện ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đó đã xuất hiện do sự phát triển sản xuất hàng hoá giản đơn dưới tác động của qui luật giá trị. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá giản đơn, tác động của qui luật giá trị dẫn tới sự phát triển tự phát cuả lực lượng sản xuất. Vì hàng hoá đươc mua bán theo giá trị xã hội của nó, cho nên người sản xuất phảI cố gắng làm cho hao phí lao động của mình đạt mức lao động xã hội cần thiết. Những người sản xuất hàng hoá sử dụng kỹ thuật cao hơn thì sẽ sản xuất hàng hoá với lao động ít hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhưng vẫn bán với giá cả như người sản xuất hàng hoá khác, do đó họ làm giàu nhanh. Do tác động tự phát qui luật giá trị, do sự biến động của giá cả canh tranh đã làm phân hoá những người sản xuất hàng hoá và trong giai đoạn phát triển lịch sử nhất định làm nảy sinh chủ tư bản. kinh tế hàng hoá giản đơn đẻ ra chủ nghĩa tư bản. tuy nhiên nếu chỉ tác động của qui luật giá trị thì cần có lịch sử lâu dài mới có thể tạo ra những điều kiện cho sự ra đời chủ nghĩa tư bản. trong thực tế lịch sử ra đời phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được đẩy mạnh nhờ quá trình tích luỹ ban đầu của tư bản. tích luỹ ban đầu của tư bản là quá trình lịch sử tách rời băng bạo lực hàng loạt những người sản xuất nhỏ khỏi tư liệu sản xuất và tập trung những tư liệu sản xuất ấy vào trong tay nhà tư bản. quá trình này diễn ra ở các nước tây âu chủ yếu vào hồi trhế kỷ XVI-XVIII. Tích luỹ ban đầu của tư bản là khởi điểm của sự thiết lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là sự phát sinh của tư bản trong lịch sử mà thực chất của nó là việc xoá bỏ chế độ tư hữu dựa trên lao động của chính bản thân sự vân động lịch sử biến những người sản xuất thành những người lao động làm thuê, một mặt thể hiện sự giảI phóng họ khỏi sự phụ thuộc phong kiến và cưỡng bức của phường hội; mặt khác biến họ thành những người bị tước hết tư liệu sản xuất và mọi thứ bảo đảm đời sống do chế độ phong kiến cũ cấp cho họ. Về phần mình những nhà tư bản công nghiệp chẳng những phải gạt bỏ các thợ cả phường hội, mà còn gạt bỏ những chúa phong kiến nắm những nguồn của cải. Cơ sơ của toàn bộ quá trình trên đây là sự tước đoạt toàn bộ ruộng đất của nông dân. lịch sử ra đời của chủ nghĩa tư bản ở anh là thí dụ điển hình về việc dùng bạo lực đuổi nông dân ra khỏi những vùng đất đai mà họ vẫn canh tác để biến đồng ruộng thành bãI chăn cừu; đồng thời ban hành những đạo luật máu để chống lạI những người nông đã bị mất ruộng đất, như cấm họ đI lang thang hoặc ra nước ngoài, nhằm buộc họ làm thuê. Lượng cầu về lao động tăng lên nhanh cùng với tích luỹ tư bản, trong khi lượng cung về lao động làm thuê chỉ theo sau một cách chậm chạp. bởi vậy nhà nước đã rá pháp chế về lao động làm thuê để tạo điều kiện thuận lợi cho giai cấp tư sản bóc lột công nhân. Chính việc biến những người tiểu nông thành công nhân làm thuê và biến những tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt của họ thành những yếu tố tư bản cũng đồng thời tạo ra thị trường trong nước cho tư bản. Nếu trước kia gia đình nông dân tự mình sản xuất và chế biến tư liệu sản xuất và nguyên liệu để rồi tự mình tiêu dùng một phần lớn, thì giờ đây những nguyên liệu và tư liệu sinh hoạt đó trở thành hàng hoá. Vậy là đi đôi với việc tước đoạt những người nông dân độc lập trứơc đây và viêc tách họ ra khỏi tư liệu sản xuất cũng diễn ra thủ tiêu nghề phụ gia đình ở nông thôn và sự tách rời công trường thủ công với nghề nông. Và chỉ có sự thủ tiêu nghề phụ gia đình ở nông thôn mới làm cho thị trường bên trong của một nước có được qui mô và sự ổn định cần thiết cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tích luỹ ban đầu còn được khai thác bằng những mỏ vàng, bạc mới được phát hiện ở châu mỹ,dựa vào việc sử dụng nô lệ bản xứ; bằng việc buôn bán nô lệ ở châu phi; bằng việc trinh phục và cướp bóc thuộc địa bằng thực hiện chính sách thực dân thực hiện thương mại bất bình đẳng, mua rẻ bán đắt; bằng phát hành công tráI, ..v..v.. nhận xét về tích luỹ ban đầu C.Mác viết:”việc tìm thấy các mỏ vàng,bạc ở châu mỹ, việc tuyệt diệt người bản xứ, bắt họ làm nô lệ và chôn vùi họ trong các hầm mỏ, việc bắt đầu đi chinh phục và cướp bóc miền đông ấn, việc biến châu phi thành khu cấm để săn bắt buôn bán người da đen- đó là bình minh của thời đại sản xuất tư bản chủ nghĩa. Những quá trình thơ mộng ấy là những yếu tố chủ yếu tích luỹ ban đầu” ... tất cả các phương pháp đó đều lợi dụng quyền lực nhà nước, tức là quyền lực xã hội tập trung và có tổ chức, để đẩy nhanh quá trình chuyển hoá của phương thức sản xuất phong kiến thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, và rút ngắn giai đoan quá độ của quá trình đó lại. Bạo lực là bà đỡ của một chế độ xãhội cũ đang thai nghén một chế độ mới. Bản thân bạo lực là một tiềm lực kinh tế”
b/ Đặc trưng của kinh tế thị trường
Trên thế giới có nhiều quốc gia phát triển nền kinh tế của mình theo mô hình nền kinh tế thị trường. Chẳng hạn như mô hình nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của cộng hoà liên bang đức, kinh tế thị trường của thuỵ điển, kinh tế thị trường mang màu sắc trung quốc .v..v. nếu gác lại những đặc điểm riêng cá biệt của những mô hình kể trên, chỉ tính đến những đặc trưng chung nhất, vốn có của nền kinh tế thị trường, có thể nêu nên những đặc đIểm mang tính phổ biến như sau:
Một là Tính tự chủ của các chủ thể kinh tế rất cao.Các chủ thể kinh tế tự bù đắp những chi phí và chịu trách nhiệm với kết quả sản xuất và kinhdoanh của mình các chủ thể kinh tế được tự do liên kết liên doanh,tự do tổ chức quá trình sản xuất theo luật định .Đây là đặc trưng rất quan trọng của kinh tế thị trường .Đặc trưng này xuất phát từ những đIều kịên khách quan của việc tồn tại kinh tế hàng hoá .Đồng thời cũng là biểu hiện ,là yêu cầu nội tại của kinh tế hàng hoá. Kinh tế hàng hoá không bao dung hành vi bao cấp. Nó đối lập với bao cấp và đồng nghĩa với tự chủ,năng động.
Hai là trên thị trường hàng hoá rất phong phú. Người ta tự do mua ,bán hàng hoá. Trong đó người mua chọn người bán. Người bán chọn người mua. Họ gặp nhau ở giá cả thị trường. Đặc trưng này phản ánh tính ưu việt hơn hẳn của kinh tế thị trường so với kinh tế tự nhiên.
Sự đa dạng và phong phú về số lượng và chủng loại những hàng hoá trên thị trường, một mặt phản ánh trình độ cao của năng xuất lao động xã hội, mặt khác cũng nói lên mức độ phát triển của quan hệ trao đổi, trình độ của phân công ao động xã hội và sự phát triển của thị trường. Những ưu thế trên của kinh tế thị trường phản ánh trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tựu chung phản ánh trình độ cao của lực lượng sản xuất xã hội. Vì vậy, nói đến kinh tế thị trường là nói đến một nền kinh tế phát triển cao.
Ba là giá cả được hình thành ngay trên thị trường. Giá cả thị trường vừa là biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường, vừa chị sự tác động của quan hệ cạnh tranh và quan hệ cung cầu hàng hoá ,dịch vụ. Trên cơ sở giá trị thị trường, giá cả là kết quả của sự thương lượng và sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Đặc trưng này phản ánh yêu cầu của quy luật lưu thông hàng hoá. Trong quá trình trao đổi mua bán hàng hoá, người bán luôn luôn muốn bán với giá cao, ngưòi mua lại luôn muốn mua với giá thấp. Đối với người bán giá cả phải bù đắp được chi phí và có doanh lợi. Chi phí sản suất là giới hạn dưới, là phần cứng của giá cả, còn doanh lợi càng nhiều càng tốt. Đối với người mua giá cả phải phù hợp với lợi ích của họ. Giá cả thị trường dung hoà đựơc cả lợi ích của người mua lẫn lợi ích của người bán. tất nhiên trong cuộc giằng co giữa người mua và người bán hình thành nên giá cả thị trường, lợi thế sẽ nghiêng về phía người bán nếu như cung ít cầu nhiều và ngược lại lợi thế sẽ nghiêng về phía người mua nếu như cung nhiều cầu ít.
Bốn là cạnh tranh là một yêu cầu tất yếu của kinh tế thị trường. Nó tồn tạI trên cơ sở những đơn vị sản xuất hàng hoá độc lập và khác nhau về lợi ích kinh tế. Theo yêu cầu của qui luật giá trị, tất cả đơn vị sản xuất hàng hoá đều phải sản xuất và kinh doanh trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong đIều kiện đó muốn có nhiều lợi nhuận các đơn vị sản xuất và kinh doanh phải đua nhau cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao năng xuất lao động cá biệt, giảm hao phí lao động cá biệt nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh diễn ra một cách phổ biến trong cả lĩnh vực sản xuất lẫn cả lĩnh vực lưu thông. Cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất bao gồm:canh tranh nội bộ nghành và giữa các ngành với nhau. Cạnh tranh trong lĩnh vực lưu thông bao gồm: cạnh tranh giữa những người tham gia trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thị trường(người bán với những người bán, người mua với những người mua). Hình thức, biện pháp rất phong phú nhưng động lực và mục đích cuối cùng là lợi nhuận.
Năm là kinh tế thị trường là nền kinh tế mở. Nó rất đa dạng, phức tạp và được điều hành bởi hệ thống tiền tệ , hệ thống pháp luật của nhà nước.
Mỗi đặc trưng trên phản ánh một khía cạnh mô hình kinh tế thị trường, tổng hợp cả năm đặc điểm trên giúp ta hình dung được khái quát cấu trúc của nó.
C/ Các hình thức của kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa trải qua các giai đoạn: giai đoạn cạnh tranh tự do kéo dài mãi đến cuối thế kỷ XI X . trong giai đoạn này hầu như nhà nước không có vai trò gì, tất cả mọi vấn đề, giá cả ,qui mô, điều tiết sản xuất, khả năng thanh toán của người mua... đều do thị trường quyết định. Giá cả là tín hiệu khách quan thông báo cho người sản xuất biết sử lý khôn khéo ba vấn đề : sản xuất cái gì , sản xuất bằng cách nào, sản xuất cho ai. Cạnh tranh là môi trường là động lực phát triển, tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng, nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Bên cạnh những mặt tích cực của cơ chế kinh tế thị trường tự điều tiết nó còn tạo ra sự mất cân đối, bất hợp lý. Cạnh tranh sinh ra độc quyền, buôn bán lậu, lừa đảo, đầu cơ làm hàng giả, thất nghiệp lạm phát, vi phạm đạo đức, con người trở thành vật hy sinh cho lợi nhuận, cho đồng tiền... sau chiến tranh thế giới thứ hai kinh tế thị trường CNTB được hoàn thiện với sự can thiệp của nhà nước. Người ta gọi đó là nền kinh tế thị trường hiện đại hay là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô nhà nước. Kinh tế thị trường hiện đại định hướng sản xuất và lưu thông thông qua việc phân phối hợp lý lao động, phân bố hợp lý tài nguyên, để từ đó tối ưu hoá cơ cấu sản xuất. Bảo đảm phát triển cân đối toàn bộ nền sản xuất xã hội. Trong kinh tế thị trường hiện đại thị trường giữ vai trò quyết định trong việc điều chỉnh hệ thống cân đối giữa tổng cung và tổng cầu. Kinh tế thị trường hiện đại đòi hỏi sự xoá bỏ sự chia cắt thị trường theo địa giới hành chính giữa các địa phương , thiết lập thị trường thống nhất toàn quốc, thị tr