Đề tài Marketing địa phương tỉnh Hưng Yên

Thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đưa tỉnh Hưng Yên trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020, những năm qua tỉnh đã tích cực thực hiện thu hút đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã chọn Hưng Yên là nơi "đất lành chim đậu"; đến hết tháng 12/2004 đã thực hiện được 310 dự án đầu tư. Do vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức cao so với bình quân chung của cả nước, tạo sự chuyển dịch nhanh về cơ cấu kinh tế. Khi tái lập tỉnh, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 60%, nay công nghiệp - dịch vụ đã đạt gần 70% trong cơ cấu kinh tế. Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, Hưng Yên coi trọng việc đào tạo và phát huy nguồn lực con người, thực hiện tốt các chính sách xã hội, nâng cao mức hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân.

doc38 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2398 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Marketing địa phương tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. TỔNG QUAN 1. Hành chính. Hưng Yên bao gồm 1 thành phố và 9 huyện: Thành phố Hưng Yên Ân Thi Khoái Châu Kim Động Mỹ Hào Phù Cừ Tiên Lữ Văn Giang Văn Lâm Yên Mỹ 2. Lịch sử hình thành. Tỉnh Hưng Yên nguyên thuộc thừa tuyên Sơn Nam đặt vào năm Quang Thuận thứ 10 đời Lê (1469). Đến năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) thì chia thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Đời nhà Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), Sơn Nam Thượng được đổi thành trấn Sơn Nam còn Sơn Nam Hạ thì gọi là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ, Phù Dung của trấn Sơn Nam và Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định (các huyện Thần Khê, Duyên Hà và Hưng Nhân sau bị cắt vào tỉnh Thái Bình mới thành lập. Tuy là tỉnh "mới" chỉ non 200 năm, vùng đất Hưng Yên đã nổi danh từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trước đó với Phố Hiến, vốn là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài. Thuyền bè ngược sông Hồng lên Thăng Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép nên Phố Hiến trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật và người Tây phương đều đến đấy buôn bán. Do vậy dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến". Ngày 1/1/1997: Tỉnh Hưng Yên được tái lập sau 28 năm hợp nhất với Hải Dương (từ tháng 1 năm 1968 đến tháng 1/1997).Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX về việc phân chia lại địa giới hành chính tỉnh, tỉnh Hải Hưng được chia thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. 3. Vị trí địa lý. Vĩ độ: 20°36′-21°01′ Bắc Kinh độ: 105°53′-106°17′ Đông Tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, Hưng Yên có 23 km quốc lộ 5A và trên 20 km tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy qua. Ngoài ra có quốc lộ 39A, 38 nối từ quốc lộ 5 qua thị xã đến quốc lộ 1A qua cầu Yên Lệnh và quốc lộ 10 qua cầu Triều Dương, là trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây- Nam Bắc bộ (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa…) với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Hưng Yên gần các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân và sân bay quốc tế Nội Bài, giáp ranh với các tỉnh và thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình và Hải Dương. 4. Điều kiện tự nhiên. Diện tích. Diện tích tự nhiên là 923,09 km2. Khí hậu và thời tiết. Cũng như các tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Số giờ nắng trung bình 1.519 giờ/năm, trung bình số ngày nắng trong tháng là 24 ngày; nhiệt độ trung bình mùa hè 23,20C, mùa đông 160C. Tổng nhiệt độ trung bình của năm từ 8.500 - 8.6000C. Lượng mưa trung bình từ 1.450 - 1.650 mm, tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 70% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 86%, tháng cao nhất  92%, thấp nhất 79%. Tài nguyên thiên nhiên. Hưng Yên, với đặc trưng của một tỉnh đồng bằng, không có đồi, núi; địa hình tương đối bằng phẳng. Đất nông nghiệp 61.037 ha, cây hàng năm 55.645 ha (chiếm 91%), còn lại là đất trồng cây lâu năm, mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất chuyên dùng và đất sử dụng cho các mục đích khác. Đất chưa sử dụng khoảng 7.471 ha,  toàn bộ diện tích trên đều có khả năng khai thác và phát triển sản xuất nông nghiệp. Hưng Yên là một tỉnh được bao bọc bởi sông Hồng và sông Luộc, nên có nguồn nước ngọt rất dồi dào. Nguồn nước mặt cũng hết sức phong phú (sông Hồng có lưu lượng dòng chảy 6.400m3/s). Nước ngầm của Hưng Yên cũng rất đa dạng với trữ lượng lớn, ở dọc khu vực quốc lộ 5A từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi có những mỏ nước ngầm rất lớn, hàng triệu m3, không chỉ cung cấp nước cho phát triển công nghiệp và đô thị mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận. Hưng Yên có nguồn than nâu (thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng) có trữ lượng rất lớn (hơn 30 tỷ tấn) hiện chưa được khai thác, song đây cũng là một tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiệp này để cung cấp nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước và xuất khẩu. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH HƯNG YÊN  Nguồn:http//wwwhungyen.gov.com 5. Dân số. Năm 2003 Hưng Yên có 1.116.000 người với mật độ dân số 1.209 người/km². Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%/năm. Thành phần dân số: Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp rất cao, ước tính 80-90%. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ này thay đổi một cách nhanh chóng do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn. Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp năm 2008 ước tính còn 50-55%, công nghiệp 37%, dịch vụ 13%. Bảng phân bố diện tích, dân số của các huyện thị. Huyện, thị xã  Diện tích (ha)  Dân số (người)  Mật độ dân số (người/km2)   Tổng số:  92.309  1.116.401  1.209   1. Thành phố Hưng Yên  4.680  77.398  1.654   2. Văn Giang  7.179  94.763  1.320   3. Văn Lâm  7.442  97.108  1.305   4. Mỹ Hào  7.910  84.571  1.069   5. Yên Mỹ  9.100  127.137  1.397   6. Khoái Châu  13.086  186.102  1.422   7. Ân Thi  12.822  130.295  1.016   8. Kim Động  11.465  125.381  1.094   9. Tiên Lữ  9.243  105.632  1.143   10. Phù Cừ  9.382  88.014  938   6. Kinh tế. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2003 ước đạt 4.169 tỷ đồng (chỉ số giá năm 1994). Cơ cấu: Nông nghiệp-Công nghiệp-Dịch vụ là 35,34% - 33,17% - 31,48%. Ngày từ những ngày đầu, quý đầu của năm 2006, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh các hoạt động trên các lĩnh vực và đạt được những kết quả khích lệ. Về sản xuất nông nghiệp : Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông đạt 17.380 ha, giảm 3,7% so với năm trước. Trong đó, cây lương thực có hạt 4.076 ha, cây chất bột có củ 1,319 ha, rau đâu các loại 8.151 ha, cây công nghiệp hàng năm 3.187 ha. Toàn tỉnh gieo cấy xong 39.513 ha lúa trong thời vụ tốt nhất, trong đó gieo thẳng 2.512 ha. Diện tích lúa chất lượng cao hơn 16.400 ha, chiếm hơn 40%, tăng hơn 300 ha so với vụ trước, trong đó giống lúa Bắc thơm đạt 3.800 ha, Hương thơm số 1 đạt 1.500 ha. Nhiều xã của huyện Mỹ Hào, Yên Mỹ cấy trên 70% giống lúa chất lượng cao. Toàn tỉnh cũng đã trồng được 9.519 ha rau màu vụ xuân, tăng 5,89% so với cùng kỳ, trong đó ngô 2.593 ha, đậu tương 1.282 ha, lạc 1.708 ha, dược liệu 1.063 ha, rau màu các loại 2.578 ha. Đàn gia súc, gia cầm tiếp tục được phục hồi, phát triển. Các địa phương đang tập trung tiêm phòng vụ xuân cho đàn lợn, trâu, bò và tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo. Về sản xuất công nghiệp : Sản xuất công nghiệp quý I tăng cao so với cùng kỳ, các thành phần kinh tế đều đạt tốc độ khá, nhất là khu vực ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài. Giá trị sản xuất công nghiệp quý I đạt 2.022.313 triệu đồng, tăng 24,66% so cùng kỳ, đạt 20,53% kế hoạch năm. Trong đó, công nghiệp quốc doanh Trung ương Trung ương đạt 189.754 triệu đồng, tăng 16,17%; công nghiệp quốc doanh địa phương đạt 6.867 triệu đồng, giảm 31,07% so với cùng kỳ; công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 1.041.565 triệu đồng, tăng 29,60%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 784.036 triệu đồng, tăng 21,51%, đạt 22,40% kế hoạch năm. Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng có khối lượng sản xuất lớn, tiêu thụ mạnh và có đóng góp chủ yếu đến tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp là : hàng may mặc, tăng 26.08%; thép xây dựng, tăng 15,15%; động cơ diezel, tăng 15,93%; xe máy tăng 25,10%.  Về thương mại, xuất khẩu : Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội quý I/2006 đạt 1.034.290 triệu đồng, tăng 18,28% so cùng kỳ, đạt 24,62% kế hoạch. Trong đó, khu vực kinh tế quốc doanh đạt 4.070 triệu đồng, tăng 3,42%; kinh tế khu vực kinh tế tập thể đạt 1.730 triệu đồng, tăng 88,52%; khu vực kinh tế cá thể đạt 860.670 triệu đồng, tăng 18,32%; khu vực tư nhân đạt 168.820 triệu đồng, tăntg 18,06%. Hoạt động xuất khẩu quý I, tổng giá trị đạt 56.823 ngàn USD, tăng 22,50% so cùng kỳ, đạt 21,05% kế hoạch năm. Trong đó, kinh tế nhà nước 16.648 ngàn USD, tăng 99,83% so cùng kỳ; kinh tế ngoài nhà nước 15.356 ngàn USD, tăng 25,08%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 24.819 ngàn USD, giảm 3,72% so cùng kỳ. Khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh có tốc độ tăng trưởng khá cao, đóng góp chủ yếu vào tốc độ tăng giá trị xuất khẩu. 7. Giao thông. Trên địa bàn Hưng Yên có các quốc lộ sau chạy qua: 5A: Như Quỳnh - Minh Đức 39A: Phố Nối - Triều Dương 38: Cống Tranh - Trương Xá, thành phố Hưng Yên - cầu Yên Lệnh 38B (39B cũ): Cầu Tràng - Chợ Gạo Đường sắt: tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng chạy qua địa phận Hưng Yên 17 km, từ Như Quỳnh tới Lương Tài. Đường thủy: Sông Hồng là ranh giới của Hưng Yên với các tỉnh, thành phía tây, dài 57 km. Sông Luộc là ranh giới với tỉnh Thái Bình dài 25 km. Sông Luộc và sông Hồng giao nhau tại địa phận thành phố Hưng Yên. Ngoài ra còn các sông nhỏ khác như: sông Sặt(sông Kẻ Sặt), sông Chanh, sông Cửu An (Cửu Yên), sông Tam Đô, sông Điện Biên, v.v. Hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp tỉnh này. 8. Giáo dục. Năm 2003, theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, Hưng Yên có 95.160 học sinh tiểu học, 98.240 học sinh trung học cơ sở và 39.459 học sinh trung học. Số trường học tương ứng theo ba cấp là 168, 166 và 27. 9. Văn hóa-xã hội, các di tích lịch sử. Cư dân Hưng Yên chủ yếu là nông dân, lúa nước là cây trồng chính gắn với sự chinh phục châu thổ sông Hồng nên văn minh, văn hóa Hưng Yên là văn minh, văn hóa lúa nước, văn minh, văn hóa sông Hồng. Về văn học dân gian, ngoài cái chung của văn học dân gian đồng bằng Bắc Bộ, còn có những cái riêng mà chỉ Hưng Yên mới có, chẳng hạn như lời của các bài hát trống quân - một lối hát phổ biến ở Hưng Yên xưa kia, hiện nay vẫn còn giữ được. Ngoài ra còn có các thể loại hát chèo, hát ả đào…. Danh nhân Hưng Yên là vùng đất địa linh nhân kiệt, là nơi sinh ra nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật tài giỏi, được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng. Quân sự: Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Bình. Y học: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Khoa học: Phạm Huy Thông, Nguyễn Công Tiễu. Văn học: nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng. Sân khấu chèo: Nguyễn Đình Nghị. Mỹ thuật: Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên. Hoạt động chính trị: Nguyễn Văn Linh, Tô Hiệu, Lê Văn Lương, Phó Đức Chính. Di tích lịch sử Hưng Yên có các di tích lịch sử sau: Quần thể di tích Phố Hiến: Văn Miếu Xích Đằng, đền Trần, đền Mẫu, đền Thiên Hậu, Đông Đô Quảng Hội, Võ Miếu, chùa Chuông, chùa Phố, chùa Hiến, chùa Nễ Châu, đền Mây, Phố Hiến xưa, hội ả đào... Hồ bán nguyệt Di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung: (đền Đa Hòa, đền Dạ Trạch, các di tích liên quan đến Triệu Việt Vương) Nhà tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông. Cụm di tích Phù Ủng (Ân Thi) liên quan đến danh tướng Phạm Ngũ Lão, di tích Tống Trân - Cúc Hoa (Phù Cừ) Đền thờ bà Hoàng Thị Loan - Thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh Đặc sản Hưng Yên có những đặc sản nổi tiếng như: Nhãn lồng Phố Hiến, sen Nễ Châu, tương Bần, bún thang Thế Kỷ (TP.Hưng Yên), ếch om Phượng Tường (Tiên Lữ), bánh dày làng Gàu (Cửu Cao - Văn Giang), chả gà Tiểu Quan (Phùng Hưng - Khoái Châu), rượu Trương Xá,... PHẦN II. NỘI DUNG I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 1. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Phát triển nông nghiệp, nông thôn : Tiếp tục đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Hình thành các cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra vùng chuyên canh, thâm canh, sản xuất hàng hoá chất lượng cao; phấn đấu tăng diện tích lúa chất lượng cao lên trên 45%, cây vụ đông trên 40% diện tích canh tác, mở rộng diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả, dược liệu. Chú trọng phát triển chăn nuôi, thực hiện mô hình nuôi thâm canh thủy sản an toàn và có tính kháng bệnh cao. Đến 2010 cơ cấu cây lương thực 24% - cây công nghiệp, rau quả 31% - chăn nuôi 45%. Tiếp tục thực hiện tốt các dự án "nạc hoá" đàn lợn, "sind hoá" đàn bò, chăn nuôi bò sữa, nuôi cá rô phi đơn tính, sản xuất giống lúa và cây ăn quả theo hướng thâm canh. Khuyến khích phát triển dịch vụ nông nghiệp, trong đó chú trọng dịch vụ khoa học kỹ thuật nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng xuất xứ và thương hiệu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. Nghiên cứu triển khai các dự án mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thu dần khoảng cách giữa tốc độ tăng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng. Tiếp tục đầu tư để cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi, hệ thống đê điều và khuyến nông theo quy hoạch. Tăng nhanh số lượng trang trại, phấn đấu đến 2010 có từ 2.500 đến 3.000 trang trại đạt tiêu chí liên Bộ; quy hoạch đưa chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp, tập trung và xa khu dân cư nhằm đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh. Nhân rộng mô hình thu nhập trên 100 triệu đồng/ha canh tác và mô hình thu nhập trên 100 triệu đồng/hộ/năm. Quy hoạch phát triển kinh tế vùng bãi, vùng nguyên liệu, vùng sản xuất giống lúa chất lượng cao gắn với các chính sách hỗ trợ, ưu tiên thu hút các dự án chế biến nông sản thực phẩm. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nông nghiệp, thủy lợi; hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với việc giữ gìn bản sắc văn hoá làng xã Việt Nam. Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Phát triển công nghiêp: Tập trung phát triển công nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, sản phẩm, vùng và thành phần kinh tế, chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực, như điện tử, cơ khí, luyện thép, ô tô, xe máy, dệt may, chế biến....; đổi mới công nghệ nhanh, giảm chi phí sản xuất và tỷ lệ gia công, tăng giá trị sản phẩm bằng sản xuất  sản phẩm hoản chỉnh có giá trị lớn và giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, xác định những ngành, sản phẩm mũi nhọn để đầu tư. Điều chỉnh, bổ sung cơ chế, tăng sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư; ưu tiên các dự án lớn, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, đóng góp nhiều cho ngân sách, sử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ, ít tác động xấu đến môi trường. Tích cực huy động các thành phần kinh tế trong nước và xúc tiến đầu tư nước ngoài, phấn đấu để trong 5 năm tới thu hút được 340 dự án, với số vốn đăng ký khoảng 1.240 triệu USD. Đến 2010, tổng số dự án đầu tư trên địa bàn khoảng 750 (630 trong nước và 120 ngoài nước), với tổng số vốn đăng ký khoảng 2.460 triệu USD. Quy hoạch và xây dựng thêm từ 3 - 5 khu công nghiệp, phấn đấu mỗi huyện có ít nhất 1 khu công nghiệp tập trung với quy mô phù hợp. Cùng với phát triển các khu công nghiệp tập trung, cần chú ý phát triển ngành công nghiệp làng nghề, có cơ chế chính sách thích hợp đối với mỗi loại hình làng nghề. Đến 2010 hoàn thành xây dựng và sử dụng cơ bản diện tích đất trong các khu công nghiệp làng nghề, phát triển thêm nhiều làng nghề mới. Phát triển kinh tế dịch vụ : Phát triển, khai thác thế mạnh của các ngành dịch vụ còn nhiều tiềm năng, có giá trị gia tăng cao như : vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng, bảo hiểm, du lịch, khách sạn, vui chơi giải trí..., gắn phát triển du lịch với các di tích lịch sử văn hoá như : cụm di tích Phố Hiến, Đa Hoà-Dạ Trạch, Tống Trân-Cúc Hoa, đền Phù Ủng, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, các nhà tưởng niệm danh nhân. Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu công khai để giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo hiểm, cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Phát triển mạnh dịch vụ bưu chính viễn thông theo hướng hiện đại hoá. Tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch, hội chợ, triển lãm và các hình thức quảng bá khác ở trong nước và nước ngoài. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động, mỗi năm đưa khoảng 3.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Cùng với phát triển mở rộng đô thị, hình thành và nâng cấp các trung tâm thương mại, chợ đầu mối ở thị xã Hưng Yên, các thị trấn và trọng điểm kinh tế thương mại sôi động, gắn kết chặt chẽ hơn với thị trường Hà Nội và các tỉnh trong khu vực. Khuyến khích và tạo cơ chế phát triển mạnh loại hình dịch vụ nhà ở, dịch vụ vui chơi giải trí, văn hoá, thể thao cho người lao động ở các khu công nghiệp tập trung, trước hết là Như Quỳnh, Phố Nối và thị xã Hưng Yên. Đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề. Phát triển dịch vụ phụ trợ phục vụ cho phát triển công nghiệp (kho vận, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm...)gắn với phát triển kinh tế vùng. Đầu tư phát triển : Huy động tối đa các nguồn lực để tập trung cho đầu tư phát triển, đạt mức huy động vốn đầu tư trong 5 năm từ 35 - 40 ngàn tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Trung ương khoảng 8,5%, ngân sách địa phương 18,5% (vốn từ quỹ đất khoảng 12,5%), Doanh nghiệp nước ngoài 12,0%, vốn đầu tư của nhân dân và các doanh nghiệp trong nước 58%, nguồn vốn khác khoảng 3%. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hỗ trợ vùng khó khăn, lĩnh vực cần quan tâm như : xử lý chất thải, môi trường, phát triển văn hoá - du lịch. Tiếp tục đầu tư cải tạo nâng cấp và chuẩn hoá các tuyến đường tỉnh, huyện theo cấp đường đã quy hoạch. Phối hợp với các Bộ, ngành xúc tiến xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua Hưng Yên, nâng cấp quốc lô 39A đạt tiêu chuẩn cấp I đồng bằng; nâng cấp đường 38, 39B và đường 200 theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng; xây dựng các điểm đầu nối với các trục vành đai Hà Nội và đường giao thông đối ngoại với các tỉnh lân cận; sớm thi công tuyến đường từ cầu Thanh Trì đi Dân Tiến, Khoái Châu theo dự án được duyệt; xây dựng cảng sông Hồng theo quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải, chậm nhất đến 2010 đầu tư hoàn chỉnh cảng sông Luộc. Có cơ chế hỗ trợ để 100% các tuyến đường xã, đường thôn và 50% đường ra đồng trải vật liệu cứng. Tiếp tục xây dựng các công trình thủy lợi theo quy hoạch được duyệt. Tích cực thúc đẩy và phối hợp với các bộ, ngành Trung ương trong việc cải tạo hệ thống giao thông trên sông Hồng thành trục vận tải, du lịch; sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải và xây dựng các trạm bơm lớn khu vực. Cải tạo, xây mới các trạm biến áp và đường dây cấp nguồn. Tiếp tục đầu tư mở rộng dung lượng thuê bao và mạng phủ sóng điện thoại, đường truyền Internet. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu đô thị, khu du lịch dịch vụ tại các huyện : Văn Giang, Văn Lâm, khu vực Phố Nối và thị xã Hưng Yên Tài chính, tín dụng và ngân hàng : Khai thác triệt để các nguồn thu, thu đúng, thu đủ, chống thất thoát nguồn thu, thực hiện cơ chế khoán thu, ủy nhiệm thu, nâng cao khả năng tài chính của tỉnh. Xây dựng nền tài chính lành mạnh, công khai, minh bạch, dân chủ và được kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn dành cho đầu tư, tiếp tục khoán chi cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Thực hành tiết kiệm, chống thất thoát nguồn lực Tài chính, nhất là các đơn vị sự nghiệp và trong đầu tư xây dựng cơ bản. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, ngân hàng, đảm bảo tốc độ tăng nguồn vốn huy động bình quân năm đạt 18,4%, dư nợ cho vay đạt 18,8%. Mở rộng cho vay các thành phần kinh tế trên cơ sở bảo đảm cơ cấu đầu tư, an toàn, hạn chể rủi ro trong hoạt động tín dụng. Có biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi, hạn chế nợ xấu phát sinh. Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về tiền tệ - tín dụng - ngân hàng, giám sát chặt chẽ hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, tăng cường thanh tra, kiểm soát nội bộ. 2. Đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường. Nắm bắt cơ hội và khai thác các lợi thế để đưa Hưng Yên trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đ
Luận văn liên quan