Đề tài Mâu thuẫn biện chứng và sự vận dụng nó trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường tại Việt Nam

Cùng với xu thế của thời đại và thế giới thì việc chuyển sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam là tất yếu. Vào cuối những năm của thập kỷ 70 và đầu những năm của thập kỷ 80 khi mà sự khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam đã lên đến đỉnh điểm. Trước tình hình này Đảng và Nhà nước ta đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế đất nước từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mà điểm mốc là Đại hội Đảng VI năm 1986. Nền kinh tế thị trường tuy là một nền kinh tế phát triển nhất cho đến nay với rất nhiều mặt ưu điểm. Tuy nhiên trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường thì nước ta không thể tránh khỏi được những khó khăn. Theo quan điểm Triết học duy vật biện chứng thì bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng chứa đựng trong nó những mâu thuẫn của những mặt đối lập. Do vậy, nền kinh tế thị trường Việt Nam cũng phát sinh trong lòng nó những mâu thuẫn. Trước hết đó là mâu thuẫn của sự ra đời có chế mới và sự tồn tại của cơ chế cũ, mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển với kiến trúc thượng tầng về mặt chính trị, pháp lý, quan điểm, tư tưởng. Mâu thuẫn giữa tính tự phát của sự phát triển kinh tế thị trường (theo chủ nghĩa Tư bản) với định hướng xã hội chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa các mặt tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Những mâu thuẫn này đang từng ngày, từng giờ xảy ra trong nền kinh tế thị trường. Việc nhận thức rõ những mâu thuẫn này và giải quyết chúng có vai trò vô cùng cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với Đảng và Nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, bằng những kiến thức đã tiếp thu được trong học kỳ vừa qua, em đã chọn đề tài: Mâu thuẫn biện chứng và sự vận dụng nó trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam".

doc20 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2869 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mâu thuẫn biện chứng và sự vận dụng nó trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Cùng với xu thế của thời đại và thế giới thì việc chuyển sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam là tất yếu. Vào cuối những năm của thập kỷ 70 và đầu những năm của thập kỷ 80 khi mà sự khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam đã lên đến đỉnh điểm. Trước tình hình này Đảng và Nhà nước ta đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế đất nước từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mà điểm mốc là Đại hội Đảng VI năm 1986. Nền kinh tế thị trường tuy là một nền kinh tế phát triển nhất cho đến nay với rất nhiều mặt ưu điểm. Tuy nhiên trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường thì nước ta không thể tránh khỏi được những khó khăn. Theo quan điểm Triết học duy vật biện chứng thì bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng chứa đựng trong nó những mâu thuẫn của những mặt đối lập. Do vậy, nền kinh tế thị trường Việt Nam cũng phát sinh trong lòng nó những mâu thuẫn. Trước hết đó là mâu thuẫn của sự ra đời có chế mới và sự tồn tại của cơ chế cũ, mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển với kiến trúc thượng tầng về mặt chính trị, pháp lý, quan điểm, tư tưởng. Mâu thuẫn giữa tính tự phát của sự phát triển kinh tế thị trường (theo chủ nghĩa Tư bản) với định hướng xã hội chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa các mặt tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường... Những mâu thuẫn này đang từng ngày, từng giờ xảy ra trong nền kinh tế thị trường. Việc nhận thức rõ những mâu thuẫn này và giải quyết chúng có vai trò vô cùng cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với Đảng và Nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, bằng những kiến thức đã tiếp thu được trong học kỳ vừa qua, em đã chọn đề tài: Mâu thuẫn biện chứng và sự vận dụng nó trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam". Phần I. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật về mâu thuẫn. 1. Khái quát về lịch sử các tư tưởng triết học về mâu thuẫn và các mặt đối lập. Trải qua các quá trình phát triển của những hình thái khác nhau và các quá trình phát triển cao của các tư tưởng triết học nhân loại các quan niệm khác nhau về mâu thuẫn cũng thay đổi. Mỗi thời đại, mỗi trường phái lại có những lý giải khác nhau về mâu thuẫn, về những mặt đối lập, vì triết học luôn xuất phát từ những bối cảnh lịch sử nhất định.Thứ nhất là triết học thời cổ đại mà điển hình là 3 nền triết học lớn đó là Trung Quốc, ấn Độ và Hy Lạp. Triết học Trung Hoa đã xuất hiện rất lâu vào cuối thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên. Tuy nhiên phải đến cuối đời Xuân Thu - Chiến quốc, các hệ thống triết học lớn của Trung Quốc mới xuất hiện. Những quan điểm biện chứng về mâu thuẫn thời kỳ này đã xuất hiện tuy còn sơ khai. Ví dụ như trường phái Âm - Dương, Phái Âm - Dương nhìn nhận mọi tồn tại không phải trong tính đồng nhất tuyệt đối cũng không phải trong sự loại trừ biệt lập không thể tương đồng. Trái lại tất cả bao hàm sự thống nhất của các mặt đối lập được gọi là sự thống nhất của Âm - Dương. Âm - Dương là đối lập nhau nhưng là điều kiện tồn tại của nhau. Hơn nữa cái nguyên lý ấy còn được giải thích theo nguyên tắc của luật phi bài trung. Quy luật này thừa nhận mọi thực tại trên tinh thần biện chứng là trong cái mặt đối lập kia - ít nhất cũng ở trạng thái tiềm năng sinh thành. Sang đến phái Đạo Gia mà người sáng lập là Lão Tử, ông cũng có những tư tưởng biện chứng độc đáo về sự thống nhất biện chứng của mặt đối lập này bao hàm khả năng của mặt đối lập. Ông nói “ Có và không tương sinh lẫn nhau, dễ và khó tạo nên nhau, ngắn và dài làm rõ nhau, cao và thấp tựa vào nhau, trước và sau theo nhau”. Tất cả trong đó, mỗi mặt đều trong quan hệ với mặt đối lập, không có mặt này thì cũng không có mặt kia và giữa chúng cũng chỉ là tương đối “ ai cũng cho cái đẹp là đẹp do đó sinh ra quan niệm về cái xấu, ai cũng cho điều thiện là thiện mà sinh ra quan niệm về cái ác. Triết học ấn Độ thì đưa ra phạm trù “vô ngả” “vô thường” (của trường phái Phật Quốc). “Một tồn tại“ nào đó chẳng phải là nó mà là “tổng hợp “hội họp của những cái không phải là nó mà nhờ hội đủ nhân - duyên. Trong cái “Một“ đã bao hàm cái “Đa“, cái nhiều. Không có tồn tại nào là biệt lập tuyệt đối so với tồn tại khác. Tất cả đều duy nhiếp nhau, và hoà đồng với nhau. Nhưng đã như vậy thì tất yếu phải đi tới một khẳng định về lẽ vô thường. Vô thường là chẳng “thường hằng“. Thường hằng là bất biến; Chẳng bất biến tức là biến, biến tức là biến động. Sinh - biến, biến - sinh; có có - không không, nay có - mai không... tất cẩ đều trong quy luật nhất định. Có thể nói cùng với sự phát triển của các hình thức kinh tế - xã hội các tư tưởng Triết học về mâu thuẫn cũng ngày càng ró nét. Heraclit - nhà triết học lớn nhất của Hy Lạp cổ đại ở thời kỳ đầu của nó thì phỏng đoán rằng mâu thuẫn tồn tại trong mọi sự vật của Thế giới. Theo ông, các mặt đối lập gắn bó, quy định, ràng buộc với nhau: “cái lạnh nóng lên, cái nóng lạnh đi” “Cái ác làm cho cái thiện cao cả hơn”... Heraclit còn khẳng định vũ trụ là một thể thống nhất nhưng trong lòng nó luôn diễn ra các cuộc đấu tranh giữa các lực lượng đối lập, nhờ vậy vũ trụ tồn tại và vận động. ‘Sống là chết, chết là sống, chúng sống là nhờ cái chết và chúng chết là cho cái sống”. Vì thế đấu tranh là ‘cha đẻ của tất cả, là ông hoàng của tất cả”. Trải qua hơn một ngàn năm đêm dài trung cổ, nền triết học thời kỳ này chủ yếu là triết học linh viện tập trung vào cái chung và cái riêng. Sang đến triết học Tây Âu thời phục hưng và cận đại cùng với những thành tựu về khoa học tự nhiên thì sự đấu tranh giữa triết học duy tâm và duy vật cũng diễn ra hết sức gay gắt. Nhưng các quan điểm của thời kỳ này vẫn rơi nhiều vào siêu hình máy móc. Sang đến triết học cổ điển Đức mới thực sự bao hàm những tư tưởng triết học tiến bộ, cách mạng và khoa học. Triết học cổ điển Đức đã đạt tới trình độ khái quát và tư duy trìu tượng rất cao với những hệ thống kết cấu chặt chẽ ao với những hệ thống kết cấu chặt chẽ, thể hiện một trình độ tư duy tài biện thâm cao vượt xa tính trực quan siêu hình của nền triết học Anh - Pháp ở thế kỷ XVII - XVIII, do vậy các tư tưởng triết học về mâu thuẫn đã có những bước tiến đáng kể. Đại biểu đặc trưng của triết học cổ điển Đức là Heghen. Mặc dù là nhà triết học duy tâm nhưng học thuyết về bản chất và tư tưởng của Heghen về mâu thuẫn lại hết sức biện chứng. Đây là một trong những học thuyết giá trị nhất của ông. Ông coi mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động, là nguyên lý của sự phát triển. Theo ông, lúc đầu bản chất là sự đồng nhất giữa những “tính quy định” rồi trong sụ đồng nhất ấy bộc lộ ra những khác biệt, rồi khác biệt lại chuyển thành những mặt đối lập và cuối cùng xuất hiện mâu thuẫn. Song theo ông mâu thuẫn ở đây là mâu thuẫn của “ý niệm tuyệt đối” chứ không phải của thế giới vật chất. Hêghen cũng đưa ra tư tưởng cho rằng hiện tượng và bản chất thống nhất với nhau, bản chất thể hiện ra trong hiện tượng và hiện tượng là thể hiện của bản chất. Hêghen cùng phân tích một cách biện chứng khái niệm hiện thực, coi hiện thực là thống nhất giữa bản chất với tồn tại. ông phê phán quan điểm siêu hình về tất nhiên và ngẫu nhiên, khả năng và hiện thực... Song song với những quan điểm biện chứng về mâu thuẫn, trong lịch sử triết học cũng xuất hiện sự đấu tranh gay gắt giữa các quan điểm này với các quan điểm siêu hình của những nhà siêu hình học, họ phủ nhận mâu thuẫn bên trong của các sự vật và hiện tượng. Theo họ sự vật là một cái gì đồng nhất, thuần tuý, không có mâu thuẫn trong bản thân nó. Tư duy của người ta về sự vật có thể còn mâu thuẫn, song như vậy thì tư duy đó sai lầm, không đáng tin cậy. Những người theo quan điểm siêu hình chỉ thừa nhận có những sự đối kháng, sự xung đột giữa các sự vật và hiện tượng với nhau, nhưng không cho đó là quy luật. 2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mâu thuẫn. Triết học cổ điển Đức đã tạo tiêu đề cơ sở lý luận trực tiếp cho sự ra đời của triết học Mác. Vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Nó là sự kết tinh những giá trị cao quý của tư duy triết học, văn hoá, lịch sử nhân loại. Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử, phù hợp với những tiền đề kinh tế - xã hội cũng như các tiền đề về lý luận và khoa học tự nhiên lúc bấy giờ. Phương pháp tư duy siêu hình từng thống trị trong khoa học và trong triết học duy vật đã bị những phát minh mới nhất nửa đầu thế kỷ thứ XIX, giáng một đòn mạnh mẽ. Nhận thức duy vật biện chứng về mâu thuẫn của chủ nghĩa Mác là nhận thức đúng đắn nhất nó đã phát triển thành một quy luật - Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập - là một trong những hạt nhân của phép biện chứng. Lê Nin viết “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những giải thích và một sự phát triển thêm” Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong. Mỗi sự vật và hiện tượng đều là một thể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau. Những mặt này đối lập với nhau. Những mặt này đối lập với nhau nhưng lại liên hệ rằng buộc nhau tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn chẳng những là một hiện tượng khách quan mà còn là một hiện tượng phổ biến. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi và sự vật hiện tượng của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy của con người. Chằng những mâu thuẫn tồn tại phổ biến ở mọi sự vật, hiện tượng mà còn tồn tại phổ biến trong suốt quá trình phát triển của chúng. Không có sự vật nào, hiện tượng nào lại không có mâu thuẫn và không có giai đoạn nào trong sự phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng lại không có mâu thuẫn. Mâu thuẫn này mất đi, thì mâu thuẫn khác lại hình thành. Để chứng minh tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn. Ăng-ghen chỉ ra rằng, ngay hình thức vận động đơn giản nhất của vật chất - vận động cơ học, đã là một mâu thuẫn. Sở dĩ sự di động một cách máy móc và đơn giản ấy có thể thực hiện được chỉ là vì một vật trong cùng một lúc vừa là ở nơi này lại vừa ở nơi khác, vừa là ở trong cùng một chỗ duy nhất lại vừa không ở chỗ đó. Tất nhiên sự tồn tại của vật chất ở những hình thức vận động cao hơn lại càng bao hàm mâu thuẫn. Ăng-ghen viết “Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuẫn, thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng phải chứa đựng những mâu thuẫn, như vậy... Sự sống trước hết chính là ở chỗ một sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng lại vừa là một cái khác. Như vậy, sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và các quá trình, tự đề ra và tự giải quyết không ngừng, và khi mâu thuẫn đã hết thì sự sống cũng không còn nữa vì cái chết đã xảy đến. Cũng như chúng ta đã thấy rằng trong lĩnh vực tư duy cũng vậy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn; chẳng hạn như mỗi mâu thuẫn giữa năng khiếu nhận thực vô tận ở bên trong của con người với sự tồn tại thực tế của năng khiếu ấy trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế trong những năng khiếu nhận thức, mâu thuẫn này được giải quyết trong sự nối tiếp của các thế hệ, sự nối tiếp đó ít ra đối với chúng ta, thực tế cũng là vô tận, và được giải quyết trong sự vận động đi lên vô tận. * Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: Để hiểu được nội dung quy luật, trước hết cần nắm được khái niệm “mặt đối lập”. Không nên hiểu khái niệm này một cách thô sơ, đơn giản theo kiểu không có sống thì không có chết, chẳng có trên thì cũng chẳng có dưới, có thuận lợi mới có khó khăn... Khái niệm mặt đối lập trong quy luật mâu thuẫn là sự khái quát những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng... trái ngược nhau trong một chỉnh thể làm nên một sự vật hiện tượng. Cũng không nên nhầm lẫn mặt đối lập với mâu thuẫn. Mỗi mâu thuẫn phải có hai mặt đối lập, nhưng không phải bất kỳ mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn. Chỉ những mặt đối lập nào nằm trong một chỉnh thể có liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại với nhau mới tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau. Trong một mâu thuẫn, hai mặt đối lập có quan hệ thống nhất với nhau. Khái niệm “thống nhất” trong quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa là hai mặt đối lập liên hệ với nhau, ràng buộc nhau và quy định nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề để tồn tại của mình. Ví dụ: trong sinh vật, hai mặt đối lập đồng hoá và dị hoá thống nhất với nhau, nếu chỉ là một quá trình thì sinh vật sẽ chết. Trong xã hội tư bản, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản là hai mặt đối lập thống nhất với nhau, nếu không có giai cấp vô sản tồn tại với tư cách là một giai cấp bán sức lao động cho nhà tư bản, thì cũng không có giai cấp tư sản tồn tại với tư cách là một giai cấp mua sức lao động của giai cấp vô sản để bóc lột giá trị thặng dư... Khái niệm “thống nhất” trong quy luật mâu thuẫn còn gọi là “đồng nhất”. Vì vậy “đồng nhất” và “thống nhất” trong trường hợp này là đồng nghĩa với nhau. Lê Nin viết “sự đồng nhất của mặt đối lập (“sự thống nhất”của chúng, nói như vậy có lẽ đúng hơn, tuy ở đây sự phân biệt giữa các từ đồng nhất và thống nhất không quan trọng lắm. Theo một nghĩa nào đó, cả hai đều đúng), đó là sự thừa nhận (sự tìm ra) những khuynh hướng mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau, đối lập, trong tất cả các hiện tượng và quá trình của giới tự nhiên (kể cả tinh thần và xã hội) Song, khái niệm “đồng nhất” còn có một nghĩa khác dó là sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mâu thuẫn. Trong trường hợp này, ”đồng nhất” không đồng nghĩa với khái niệm thống nhất nói trên. Lê-nin viết: “Phép biện chứng là học thuyết vạch ra rằng những mặt đối lập làm thế nào mà có thể và thường là trở thành) đồng nhất,- trong những điều kiện nào chúng là đồng nhất, bằng cách chuyển hoá lẫn nhau - tại sao lý trí con người không nên xem những mặt đối lập ấy là chết, cứng đờ, mà là sinh động, có điều kiện, năng động, chuyển hoá lẫn nhau”. Như vậy, theo quan điểm của phép biện chứng, sự đồng nhất không tách rời với sự khác nhau, sự đối lập. Mỗi sự vật vưa là bản thân nó, vừa là một cái khác với bản thân nó. Trong sự đồng nhất đã bao hàm sự khác nhau, sự đối lập. Phép biện chứng đối lập với phép siêu hình. Những người theo quan điểm siêu hình hiểu sự đồng nhất một cách phiến diện, cứng đờ, sự vật là một cài gì đồng nhất thuần tuý, không có đối lập, không chuyển hoá. Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời sự đấu tranh giữa chúng. Bởi vì, đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Hai mặt đối lập này không nằm yên bên nhau, mà chúng luôn đấu tranh với nhau. Khái niệm “đấu tranh” trong quy luật mâu thuẫn, được Lê - Nin đặt trong dấu ngoặc kép, vì vậy không nên hiểu khái niệm “đấu tranh” theo một nghĩa đơn giản. Khái niệm “đấu tranh” giữa các mặt đối lập có nghĩa là các mặt đối lập bài trừ nhau, phủ định nhau. Sự bài trừ nhau, phủ định nhau trong thế giới vật chất được thể hiện dưới các dạng rất khác nhau. Ví dụ: Sự đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản được diễn ra dưới dạng xung đột với nhau về mọi mặt rất gay gắt và quyết liệt chỉ có thể thông qua cách mạng xã hội bằng nhiều hình thức, kể cả bạo lực mới giải quyết được mâu thuẫn một cách cơ bản. Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập đồng hoá và dị hoá, sức hút và sức đẩy, vi phân và tích phân... thì lại diễn ra dưới tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, vv Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp. Quá trình ấy có thể chia ra từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng của nó. Khi mới xuất hiện mâu thuẫn thường được biểu hiện ở sự khác nhau của hai mặt. Song, không phải bất cứ sự khác nhau nào của các mặt cũng là mâu thuẫn. Chỉ có hai mặt khác nhau nào liên hệ hứu cơ với nhau trong một chỉnh thể và có khuynh hướng phát triển ngược nhau thì mới hình thành bước đầu của mâu thuẫn. Trong quá trình phát triển của mâu thuẫn sự khác nhau đó biến thành sự đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt, nếu có điều kiện chín muồi thì hai mặt đối lập sẽ chuyển hoà lẫn nhau, thì mâu thuẫn được giải quyết. Kết quả là sự thống nhất của hai mặt đối lập cũng bị phá huỷ, sự thống nhất của hai mặt đối lập được hình thành cùng với mâu thuẫn mới. Mâu thuẫn mới này lại triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện làm cho sự vật mới thay thế sự vật cũ. Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập đã làm cho các sự vật không thể tồn tại một cách vĩnh viễn. Vì thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc,là động lực bên trong của động lực và phát triển. Với ý nghĩa đó Lê Nin viết “ phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Bất cứ sự thống nhất của các mặt đối lập cụ thể nào cũng đều có tính chất tạm thời, tương đối, nghĩa là tồn tại trong trạng thái đứng yên tương đối của các sự vật và hiện tượng. Còn sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là có tính chất tuyệt đối, nghĩa là nó phá vỡ sự ổn định dẫn đến sự chuyển hoá về vật chất của các sự vật và hiện tuợng. Tính tuyệt đối của đấu tranh giữa các mặt đối lập gắn liền với sự tự thân vận động, tự thân phát triển diễn ra không ngừng của các sự vật và hiện tượng trong thế giới vật chất. Về mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, Lê Nin viết “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”. * Sự chuyển hoá của các mặt đối lập: Về sự chuyển hoá của các mặt đối lập, Lê Nin viết “không phải chỉ là sự thống nhất của các mặt đối lập mà còn là những chuyển hoá của mỗi quy định, chất, đặc trưng, mặt, thuộc tính sang mỗi cái khác (sang cái đối lập với nó)”. Do đó, ta không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập một cách đơn giản, máy móc, chỉ căn cứ vào hình thức bên ngoài, chỉ nói về sự chuyển hoá của chúng. Sự vật và hiện tượng trong thế giới là muôn hình muôn vẻ, nên sự chuyển hoá của các mặt đối lập là rất khác nhau. Ăngghen đã khái quát rằng, những mặt đối lập của mâu thuẫn “thông qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và sự chuyển hoá cuối cùng của chúng từ mặt đối lập này thành mặt đối lập kia, hoặc lên những hình thức cao hơn đã quy định sự sống của giới tụ nhiên” Như vậy, phải căn cứ vào từng sự vật mà phân tích sự chuyển hoá của các mặt đối lập. ý kiến của Ăng ghen có nghĩa là hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau hoặc cả hai chuyển thành những chất mới. Phần II Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. 1. Thực chất của bước chuyển đổi cơ chế trong nền kinh tế ở Việt Nam. Trước khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ nền kinh tế nàyđã phát huy tác dụng bằng việc huy động sức người, sức của, toàn dân đồng lòng tập trung cho kháng chiến. Sau năm 1975 thống nhất đất nước, Việt Nam vẫn duy trì nền kinh tế chỉ huy trước đây. Do các quan hệ kinh tế lúc này đã thay đổi nhiều, việc áp dụng cơ chế quản lý cũ đã làm xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực. Những hậu quả xấu như tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, môi trường bị ô nhiễm, sản xuất kém hiệu quả do sự quản lý không có hiệu quả. Đến đầu và giữa những năm 80 thì những mâu thuẫn trong nền kinh tế này đã đi đến điểm đỉnh như sản xuất đình đốn, lạm phát tăng cao làm cho đời sống nhân dân giảm sút. Đó là do những đặc điểm cơ bản sau: Một là: Thực hiện chế độ sở hữu công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức: Công hữu và tập thể. Trên một quy mô lớn, trong điều kiện chưa cho phép nó dẫn đến một bộ phận tài sản vô chủ và đã không sử dụng có hiệu quả nguồn lực khan hiếm của đất nước. Hai là: Nền kinh tế theo kế hoạch hoá tập trung từ trên xuống theo pháp lệnh không gắn chặt người lao động với tư liệu sản xuất và sản phẩm mà họ làm ra. Việc sản suất tốt hay xấu không liên quan tới quyền lợi của người lao động. Bởi vậy họ không quan tâm đến sản xuất, không kích thích được tính sáng tạo của người lao động, không có động lực để sản
Luận văn liên quan