Đầu tư cho Giáo dục chính là đầu tư lớn nhất, vững chắc nhất cho tiền đề phát
triển Kinh tế_Xã hội trong tương lai gần của một quốc gia với vốn đầu tư thấp nhất.
Thực tế nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, đã chứng minh
được điều ấy.
Ở nước ta, tỉnh An Giang với sự đầu tư cho Giáo dục trong khoảng 10 năm trở
lại đây, ngân sách đầu tư cho Giáo dục chiếm từ 20 đến 30% tổng thu nhập hàng
năm. An Giang đã và đang có một một nguồn nhân lực dồi dào, với tầm kiến thức
khá rộng và gần như bao gồm tất cả mọi lĩnh vực khoa học, tạo nền móng cơ bản
cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, và từ đó phát triển hơn nữa nguồn
nhân lực trí thức này để tiến hành xây dựng từng bước cơ sở cao tầng về sau (Số
liệu lấy từ nguồn Sở Giáo Dục Tỉnh An Giang năm 1998). Qua 10 năm đầu tư cho
Giáo dục, trước hết, An Giang đã có một thành phố, thành phố Long Xuyên, thành
lập vào tháng tư năm 1999. Tiếp theo là sự phát triển ồ ạt của thị xã Châu Đốc cùng
với hàng loạt các trường lớp, các trường Đại Học dần ra đời. Được biết, đầu năm
2000, An Giang sẽ khánh thành trường Đại học Tỉnh An Giang (cuối tháng 12 năm
1999, trường đã đi vào hoạt động chính thức), với quy mô không thua trường Đại
học Tỉnh Cần Thơ. Việc xây dựng Trường Đại học này nhằm xây dựng nguồn nhân
lực tại chỗ cho Tỉnh An Giang, là chiến lược Giáo dục và cũng là chiến lược kinh tế
của Tỉnh.
Các cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực thường bắt nguồn từ một nước nào đó,
như cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Đông Nam Á vào tháng 07 năm 1997 bắt
nguồn từ sự mất cân bằng nghiêm trọng cán cân xuất nhập khẩu Thái Lan, sau đó
ảnh hưởng nhanh sang các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Philipin,
; Nền khoa học_kỹ thuật_công nghệ, với sự phát triển vượt bậc của mình, các
nước Mỹ, Nhật dẫn đến một Hồng Kông với mong muốn xây dựng một cảng
Silicon giống thung lũng Silicon công nghệ cao của Mỹ, và điều này đang được
thực hiện (Thông tin Thời sự, mục Khoa học Kỹ thuật Đài truyền hình Thành Phố
Hồ Chí Minh, kênh HTV7, phát lúc 19 giờ ngày 06 tháng 07 năm 1999).
Trong cùng một xã hội thì sự biến đổi, phát triển của một nước sẽ làm cho các
nước cạnh bên run mình chuyển động theo.
138 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Máy chấm điểm trắc nghiệm giao tiếp máy vi tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÁY CHẤM ĐIỂM TRẮC NGHIỆM GIAO TIẾP MÁY VI TÍNH Trang 1
Sinh viên: Nguyễn Phước Hậu Giáo viên hướng dẫn: Thầy QUÁCH THANH HẢI
Đầu tư cho Giáo dục chính là đầu tư lớn nhất, vững chắc nhất cho tiền đề phát
triển Kinh tế_Xã hội trong tương lai gần của một quốc gia với vốn đầu tư thấp nhất.
Thực tế nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản,… đã chứng minh
được điều ấy.
Ở nước ta, tỉnh An Giang với sự đầu tư cho Giáo dục trong khoảng 10 năm trở
lại đây, ngân sách đầu tư cho Giáo dục chiếm từ 20 đến 30% tổng thu nhập hàng
năm. An Giang đã và đang có một một nguồn nhân lực dồi dào, với tầm kiến thức
khá rộng và gần như bao gồm tất cả mọi lĩnh vực khoa học, tạo nền móng cơ bản
cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, và từ đó phát triển hơn nữa nguồn
nhân lực trí thức này để tiến hành xây dựng từng bước cơ sở cao tầng về sau (Số
liệu lấy từ nguồn Sở Giáo Dục Tỉnh An Giang năm 1998). Qua 10 năm đầu tư cho
Giáo dục, trước hết, An Giang đã có một thành phố, thành phố Long Xuyên, thành
lập vào tháng tư năm 1999. Tiếp theo là sự phát triển ồ ạt của thị xã Châu Đốc cùng
với hàng loạt các trường lớp, các trường Đại Học dần ra đời. Được biết, đầu năm
2000, An Giang sẽ khánh thành trường Đại học Tỉnh An Giang (cuối tháng 12 năm
1999, trường đã đi vào hoạt động chính thức), với quy mô không thua trường Đại
học Tỉnh Cần Thơ. Việc xây dựng Trường Đại học này nhằm xây dựng nguồn nhân
lực tại chỗ cho Tỉnh An Giang, là chiến lược Giáo dục và cũng là chiến lược kinh tế
của Tỉnh.
Các cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực thường bắt nguồn từ một nước nào đó,
như cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Đông Nam Á vào tháng 07 năm 1997 bắt
nguồn từ sự mất cân bằng nghiêm trọng cán cân xuất nhập khẩu Thái Lan, sau đó
ảnh hưởng nhanh sang các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Philipin,
…; Nền khoa học_kỹ thuật_công nghệ, với sự phát triển vượt bậc của mình, các
nước Mỹ, Nhật dẫn đến một Hồng Kông với mong muốn xây dựng một cảng
Silicon giống thung lũng Silicon công nghệ cao của Mỹ, và điều này đang được
thực hiện (Thông tin Thời sự, mục Khoa học Kỹ thuật Đài truyền hình Thành Phố
Hồ Chí Minh, kênh HTV7, phát lúc 19 giờ ngày 06 tháng 07 năm 1999).
Trong cùng một xã hội thì sự biến đổi, phát triển của một nước sẽ làm cho các
nước cạnh bên run mình chuyển động theo.
Cùng nằm trong chu trình ấy, Việt Nam trước thềm thế kỉ XXI, trong công
cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, muốn chuyển mình để trở thành con
Rồng Châu Á, cần phải có một sự đầu tư đúng đắn hơn, nhắm vào mục tiêu lâu dài
của Đất nước. Để đáp ứng nhu cầu Xã hội, ngành Giáo dục có nhiệm vụ đào tạo ra
một thế hệ công dân mới, đồng thời bồi dưỡng cho thế hệ công dân đang tham gia
sản xuất một kiến thức sâu, rộng.
Hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những tiến bộ không ngừng trong
công tác và nhiệm vụ của ngành, nhưng quá trình đào tạo nào cũng vậy, nếu không
có sự kiểm tra đầu ra thì toàn bộ quá trình đào tạo ấy xem như không hoàn thiện.
Nguồn kiến thức sâu rộng đưa đến đầu tư cho thế hệ trẻ, những công dân mới, đã
khó nhưng vấn đề kiểm tra ở đầu ra lại càng khó hơn. Nhiều hình thức kiểm tra đầu
ra được áp dụng, từ kiểm tra miệng, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết, bài tập lớn, làm
tiểu luận, làm luận văn,… Trong những hình thức kiểm tra nói trên, kiểm tra trắc
nghiệm, tuy chỉ mới xuất hiện, còn mới ở nước ta và đang còn trong giai đoạn
nghiên cứu nhưng đã và đang được chú ý đến.
MÁY CHẤM ĐIỂM TRẮC NGHIỆM GIAO TIẾP MÁY VI TÍNH Trang 2
Sinh viên: Nguyễn Phước Hậu Giáo viên hướng dẫn: Thầy QUÁCH THANH HẢI
Do tính chất phức tạp của việc vận dụng một hệ thống kiểm tra trắc nghiệm
cũng như đây là một hệ thống còn quá mới ở Việt Nam, các công cụ thực thi chưa
có nên người nghiên cứu tiến hành tìm hiểu và thiết kế một công cụ kiểm tra trắc
nghiệm. Đây là một công cụ lao động, vấn đề được đặt ra là công cụ này phải có
tính khả thi, dễ sử dụng, có tính cơ động, có tính kết hợp, có tính tự động và có tính
thích nghi (khả năng sửa đổi, nâng cấp).
Sau một thời gian tìm hiểu, người nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài
“THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÁY CHẤM ĐIỂM TRẮC NGHIỆM GIAO
TIẾP MÁY VI TÍNH”.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Xã hội cần một nguồn nhân lực mới với sự bổ sung đầy đủ các kiến thức khoa
học kỹ thuật đã tạo tiền đề cho ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng hệ thống giáo
dục tiên tiến, đào tạo ra thế hệ trẻ với tầm kiến thức sâu rộng. Chính sự kiểm tra đầu
ra của quá trình đào tạo này đã khiến cho hình thức kiểm tra trắc nghiệm ngày càng
phổ biến rộng rãi và hiện nay được áp dụng cho hầu hết các môn học. Qua hình thức
kiểm tra trắc nghiệm lượng kiến thức kiểm tra được trải rộng, không co cụm, không
trọng tâm. Người làm bài phải đảm bảo được tính chính xác, không lầm lẫn; tính
chất mồi nhử của mỗi lựa chọn của câu trắc nghiệm chính là thử thách cho người
làm bài. Trắc nghiệm là hình thức được sử dụng rộng rãi trong các kỳ thi, đặc biệt là
môn Ngoại văn.
Với số lượng bài thi lớn, dụng cụ thô sơ (giấy đục lỗ hoặc phải quan sát) người
chấm không tránh khỏi những nhầm lẫn xảy ra. Thời gian chấm bài cũng là một vấn
đề đối với người chấm và là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kết quả bài thi.
Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, tạo một công cụ giúp giải
phóng sức lao động cho người chấm, những người đã vất vả trong lĩnh vực lao động
trí óc, chính là mong muốn và là nhân tố giúp người nghiên cứu mạnh dạn tiến hành
tìm hiểu và thực hiện đề tài.
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ:
Trắc nghiệm đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, đến giữa thế kỷ XIX trắc
nghiệm được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý học để chỉ một bằng chứng,
một chứng tích. Đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, trắc nghiệm được nhiều nước trên
thế giới chính thức đặt nền móng để nghiên cứu. Cho tới nay, đã có nhiều thành tựu
trong việc nghiên cứu các hình thức trắc nghiệm, như tại Mỹ, Nhật, Anh đã có các
bộ trắc nghiệm hoàn chỉnh, có tính khoa học cao.
Tuy đã xuất hiện từ rất lâu nhưng tại Việt Nam, kiểm tra trắc nghiệm, chỉ mới
được định hình. Do còn quá mới nên công cụ phục vụ còn nhiều thiếu thốn.
Một công cụ đáp ứng cho nhu cầu hiện tại của ngành, phục vụ cho công tác
chấm bài chính là tính cấp thiết của vấn đề. Máy có độ tin cậy cao, có thể áp dụng
vào các kỳ thi quan trọng.
III. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI:
Chấm điểm bằng công cụ máy móc, thiết bị tự động nên vấn đề về tính sử
dụng được đặt ra là: với tính tự động cao, đảm bảo chính xác, không có yếu tố chủ
quan tác động lúc chấm, chấm bài với số lượng lớn, thời gian chấm bài ngắn. Ngành
MÁY CHẤM ĐIỂM TRẮC NGHIỆM GIAO TIẾP MÁY VI TÍNH Trang 3
Sinh viên: Nguyễn Phước Hậu Giáo viên hướng dẫn: Thầy QUÁCH THANH HẢI
Giáo dục với nguồn kinh phí còn nhiều hạn chế nên vấn đề về tính kinh tế cũng
được đặt ra: chi phí sản xuất thấp, sử dụng tối đa khả năng cung cấp nguyên vật liệu
trong nước, có khả năng sản xuất đồng loạt, được thị trường chấp nhận.
Là một sản phẩm mang tính khoa học nên vấn đề về tính kỹ thuật phải được
đặt lên hàng đầu, máy phải đảm bảo: làm việc ổn định, chính xác, tuổi thọ sử dụng
cao, dễ lắp ráp sửa chữavà bảo trì. Thị hiếu của người tiêu dùng cũng là vấn đề
không nhỏ nên tính mỹ thuật của sản phẩm cần phải đảm bảo: gọn nhẹ, logic cấu
hình.
Ngoài ra, do không thể ngừng lại ở chỗ là một sản phẩm, máy còn là một công
trình nghiên cứu nên khả năng kế thừa vẫn phải có, máy phải có tính dễ tìm hiểu.
Ngoài tính thỏa mãn nhu cầu tức thời, máy cần phải có tính tương thích và dễ dàng
nâng cấp để có thể đáp ứng cho nhu cầu mới trong tương lai.
IV. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Do sự hạn hẹp về kiến thức, kinh nghiệm, thời gian và kinh phí nghiên cứu,
cũng như phương tiện nghiên cứu, đo lường nên đề tài dừng lại ở mức độ sơ khởi.
Tính chính xác và tính cơ động chưa cao, máy chỉ thực hiện được các chức năng:
nhận đáp án mẫu, chấm bài, xem điểm, truy xuất, lưu trữ, xóa, chèn, phúc khảo,
xem lại bài chấm, kết hợp dữ liệu, mã truy xuất, đặc biệt không cho khả năng sửa
bài hay sửa mã bài chấm.
V. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài không ngừng lại ở mức độ nghiên cứu khoa học mà phải tìm hiểu sâu
hơn để biến kiến thức được học trong nhà trường thành công trình khoa học khả thi.
Giúp người người nghiên cứu năng động trong khoa học, sáng tạo trong tình huống
khoa học, vận dụng kiến thức và khả năng sáng tạo thành một thể thống nhất để giải
quyết vấn đề trong thực tế. Đó là mục đích chính của đề tài.
Trước mắt, tìm hiểu nhu cầu xã hội, đặt vấn đề, tìm hướng giải quyết, chọn
phương pháp thực hiện, học hỏi kinh nghiệm, thực hiện giải quyết vấn đề. Trong
tương lai, thực hiện chuyên đề với kinh nghiệm đã có, đặt ra nhu cầu mới và giải
quyết.
VI. KHẢO SÁT TÀI LIỆU LIÊN HỆ:
1. Châu Kim Lang- Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học- Trường Đại Học
Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh- 1984: Tham khảo tài liệu này
giúp cho người nghiên cứu xác định được hướng đi của đề tài, tránh hiện
tượng đi lòng vòng, tập trung vào những điểm chính từ đó phát triển và
hoàn chỉnh dần đề tài. Ngoài ra, cách trình bày và thực hiện một đề tài
cũng được trình bày trong cuốn sách này.
2. Hồng Minh Nhật- Thiết Kế Và Lắp Ráp Máy Tính CPU Z80- Nhà Xuất
Bản Giáo Dục-1994: tham khảo cách hoạt động của một hệ thống hoàn
chỉnh, nắm bắt cách vận hành một hệ vi xử lý để từ đó liên hệ tìm hiểu qua
các vận hành của hệ vi xử lý từ 80286 đến 80486.
3. Trần Văn Trọng- Kỹ Thuật Vi Xử Lý- Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật
Thành Phố Hồ Chí Minh- 1995: sự phát triển và nguyên lý vận hành của
các hệ thống vi xử lý.
MÁY CHẤM ĐIỂM TRẮC NGHIỆM GIAO TIẾP MÁY VI TÍNH Trang 4
Sinh viên: Nguyễn Phước Hậu Giáo viên hướng dẫn: Thầy QUÁCH THANH HẢI
4. Trần Ngọc Sơn (biên soạn)-Tra cứu TRANSISTOR NHẬT BẢN- Nhà
xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật-Hà Nội 1991: tra cứu thông số kỹ thuật và
sơ đồ chân của BJT.
5. Tra cứu VI Mạch Số CMOS- Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật-Hà Nội
1993: tra cứu thông số kỹ thuật và sơ đồ chân của vi mạch số CMOS.
6. Data book Digital IC (Tra cứu IC số)- 1992: tra cứu thông số kỹ thuật và
sơ đồ chân của vi mạch số TTL.
MÁY CHẤM ĐIỂM TRẮC NGHIỆM GIAO TIẾP MÁY VI TÍNH Trang 5
Sinh viên: Nguyễn Phước Hậu Giáo viên hướng dẫn: Thầy QUÁCH THANH HẢI
VII. XÁC ĐỊNH THUẬT NGỮ:
CPU : Central Processing Unit, đơn vị xử lý trung tâm. Mạch lưu giữ,ø xử
lý và điều khiển bên trong máy tính, bao gồm đơn vị số học–logic
(ALU), đơn vị điều khiển và bộ nhớ sơ cấp trong dạng ROM hoặc
RAM. Chỉ có đơn vị ALU và đơn vị điều khiển được chứa trọn vẹn
trong chíp gọi là chíp xử lý.
ROM : Read Only Memory, bộ nhớ chỉ đọc. Một phần của bộ nhớ sơ cấp
của máy tính, thường được dùng để lưu trữ các địa chỉ lệnh hệ thống.
Không bị mất nội dung khi bị mất điện.
RAM : Random Access Memory, bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Bộ nhớ sơ
cấp của máy tính. Trong đó, byte lệnh và byte dữ liệu được lưu trữ
sau cho đơn vị xử lý trung tâm có thể truy cập trực tiếp vào chúng
thông qua bus cao tốc. Thông tin trong RAM bị mất đi khi bị mất
điện.
BOARD : Circuit board, bảng mạch. Tấm Plastic phẳng, trên đó có gắn sẵn
linh kiện điện tử.
CARD : Card, bìa, bảng. Một board mạch điện tử được thiết kế nhằm thực
hiện một chức năng nào đó và có thể cắm vào một khe slot của bus
mở rộng trong máy vi tính.
BUS : Bus, đường truyền. Là tập hợp các đường dẫn có cùng chức năng và
nhiệm vụ.
SLOT : Expansion Slot, khe cắm mở rộng. Là đường dữ liệu mở rộng của
máy tính, được thiết kế để cắm vừa các card giao tiếp.
PORT : Port, cảng, cổng. Là cổng giao tiếp, là mối nối giữa các đường
truyền với nhau.
MÁY CHẤM ĐIỂM TRẮC NGHIỆM GIAO TIẾP MÁY VI TÍNH Trang 6
Sinh viên: Nguyễn Phước Hậu Giáo viên hướng dẫn: Thầy QUÁCH THANH HẢI
Để đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính tường minh và tính hiệu quả đề
tài được thực hiện qua các giai đoạn sau:
Tìm hiểu đề tài.
Soạn đề cương.
Thu thập dữ liệu.
Xử lý dữ kiện.
Thiết kế mạch.
Thi công.
Cân chỉnh.
Thu hoạch.
Viết đề tài.
I. TÌM HIỂU ĐỀ TÀI:
Đề tài được giáo viên hướng dẫn gợi ý, người thực hiện tiến hành tìm hiều.
Nhận thấy tính khoa học, tính cấp thiết, tính giá trị cùng với sự say mê và phát sinh
ý tưởng, đề tài được chọn với nội dung: thiếât kế và thi công máy chấm điểm trắc
nghiệm giao tiếp máy vi tính cá nhân (Personal Computer, viết tắt là PC). Người
thực hiện đăng ký đề tài với khoa Điện – Điện tử với sự đồng ý của giáo viên hướng
dẫn.
II. SOẠN ĐỀ CƯƠNG:
Giai đoạn soạn đề cương nhằm đạt được các mục đích: xác định nhiệm vụ,
phân tích công trình liên hệ, phân tích tài liệu liên hệ, lập kế hoạch nghiên cứu.
1. Xác định nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở tìm hiểu sơ bộ đề tài, nhiệm vụ được đặt ra như sau:
Tìm hiểu sơ bộ về giao tiếp ngoại vi và cổng giao tiếp.
Tìm hiểu bộ cảm biến quang.
Thiết kế hệ thống quét ảnh.
Thiết kế phần cứng và phần cơ khí.
Xây dựng phần mềm điều khiển và xử lý thông tin.
2. Phân tích công trình liên hệ:
Đồ án tốt nghiệp của anh Trần Ngọc Vân và anh Lê Nguyễn Duy Đức, sinh
viên khóa 92, niên khóa 1992-1997, khoa Điện, bộ môn Điện Khí Hóa và Cung Cấp
Điện với tên: “THIẾT KẾ MÁY CHẤM ĐIỂM TRẮC NGHIỆM” giúp cho người
nghiên cứu rất nhiều kinh nghiệm và có thể lấy đó làm tài nguyên nghiên cứu như
hệ thống cảm quang, thiết bị giao tiếp ngoại vi PPI 8255A, nhưng nhìn chung, đề tài
còn nhiều thiếu sót và hạn chế như: không có tính tự động cao, chấm mỗi lần chỉ
một bài, tính ổn định chưa cao, tốc độ chậm, không tường minh trong thiết kế, …
máy là một hệ cô lập, không tính cơ động, khó liên kết, không giao tiếp, khó cải
tiến.
Mặc dù nghiên cứu thiết kế một hệ thống trên nguyên lý vận hành hoàn toàn
khác công trình nghiên cứu trước nhưng những yếu tố thu được trong các công trình
này là nguồn tài nguyên giúp cho người nghiên cứu cải tiến và khắc phục những
điều chưa hoàn chỉnh trên chính công trình của mình.
MÁY CHẤM ĐIỂM TRẮC NGHIỆM GIAO TIẾP MÁY VI TÍNH Trang 7
Sinh viên: Nguyễn Phước Hậu Giáo viên hướng dẫn: Thầy QUÁCH THANH HẢI
3. Lập kế hoạch nghiên cứu:
Đề cương nghiên cứu chính là bộ khung đảm bảo cho công việc nghiên cứu
được tiến hành theo một trình tự thống nhất và logic. Việc thiết lập đề cương và đề
cương chi tiết có thể tránh được hiện tượng không logic kiến thức, bài làm không
mạch lạc, không hệ thống, đồng thời, giúp tự cân đối tài nguyên nghiên cứu.
Sau là dàn ý của đề tài:
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
PHẦN A: GIỚI THIỆU
LỜI NÓI ĐẦU
MỤC LỤC
PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG DẪN NHẬP
CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHƯƠNG I : KHẢO SÁT CỔNG GIAO TIẾP
CHƯƠNG II : GIỚI THIỆU CÁC BỘ PHẬN CẢM BIẾN
CHƯƠNG III : CÁC MẠCH HỖ TRỢ
CHƯƠNG IV : THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG PHẦN CỨNG
CHƯƠNG V : XÂY DỰNG PHẦN MỀM
CHƯƠNG KẾT LUẬN
PHẦN C: PHỤ LỤC VÀ PHỤ ĐÍNH
Việc thiết kế lại được thực hiện dựa trên cấu hình của đề cương chi tiết:
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
PHẦN A: GIỚI THIỆU
LỜI NÓI ĐẦU
Sơ lược nội dung nghiên cứu, tóm tắt thành quả đạt được.
MỤC LỤC
Cấu trúc toàn bộ đề tài.
MÁY CHẤM ĐIỂM TRẮC NGHIỆM GIAO TIẾP MÁY VI TÍNH Trang 8
Sinh viên: Nguyễn Phước Hậu Giáo viên hướng dẫn: Thầy QUÁCH THANH HẢI
PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG DẪN NHẬP
Giới thiệu sơ lược hoàn cảnh lịch sử và hoàn cảnh ra đời của ý
tưởng thiết kế.
CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN
Những cơ sở làm nền tảng cho công việc nghiên cứu và thiết
kế.
CHƯƠNG I : KHẢO SÁT CỔNG GIAO TIẾP
Giới thiệu chung về cổng giao tiếp, giao tiếp ngoại vi của máy
vi tính, cổng máy in. Khảo sát vi mạch PPI 8255A.
CHƯƠNG II : GIỚI THIỆU CÁC BỘ PHẬN CẢM BIẾN
Giới thiệu chung Cảm biến quang: Khái niệm, linh kiện quang
điện tử, linh kiện cảm biến quang điện, linh kiện cảm biến quang
công nghiệp.
CHƯƠNG III : CÁC MẠCH HỖ TRỢ
Các mạch bảo vệ, mạch khuếch đại sử dụng trong đề tài.
CHƯƠNG IV : THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG PHẦN CỨNG
Thiết kế và thi công: mạch giao tiếp đa năng, mạch quét và
mạch đệm, mạch công suất phần cơ, mạch trung tâm.
CHƯƠNG V : XÂY DỰNG PHẦN MỀM
Giới thiệu tổng quát về lập trình, phần mềm lập trình
PASCAL. Xây dựng sơ đồ khối của các thủ tục chính, viết hoàn
chỉnh thủ tục đọc và viết (nhận và truyền dữ liệu). Giới thiệu cách
sử mềm điều khiển.
CHƯƠNG KẾT LUẬN
Tổng kết lại vấn đề và hướng phát triển trong tương lai.
PHẦN C: PHỤ LỤC VÀ PHỤ ĐÍNH
Tài liệu liên hệ, các bảng-biểu thu hoạch trong quá trình nghiên
cứu.
III. THU THẬP DỮ KIỆN:
Tham khảo tài liệu, khảo sát các mạch thực tế, kết hợp giữa lý thuyết với mạch
để tạo ra mạch thích hợp cho nội dung nghiên cứu. Chú ý trọng tâm nghiên cứu.
Ghi chép lại thông tin quan trọng, sơ đồ mạch, sơ đồ nguyên lý.
Trong quá trình thu thập dữ kiện, nếu có gặp vấn đề khó hiểu, tiến hành tham
khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn.
IV. XỬ LÝ DỮ KIỆN:
Hệ thống lại thông tin cập nhập được, phân loại theo tầm quan trọng của thông
tin cũng như mối liên hệ giữa các thông tin, chắt lọc thông tin.
V. THIẾT KẾ-THI CÔNG-CÂN CHỈNH-THU HOẠCH:
Sau khi đủ cơ sở lý luận ta tiến hành thiết kế các mạch dựa trên các thông tin
và kiến thức có được, chạy hệ thống bằng sơ đồ nguyên lý, test trên board, nhờ sự
kiểm tra của giáo viên hướng dẫn trước khi vẽ mạch in. Sửa chữa nếu có. Thi công
MÁY CHẤM ĐIỂM TRẮC NGHIỆM GIAO TIẾP MÁY VI TÍNH Trang 9
Sinh viên: Nguyễn Phước Hậu Giáo viên hướng dẫn: Thầy QUÁCH THANH HẢI
vẽ và hàn linh kiện vào mạch in, thử lại, cân chỉnh hệ số. Nghiệm thu. Làm tiếp
phần khác. Thử kết nối. Tổng nghiệm thu.
VI. VIẾT ĐỒ ÁN:
Viết sơ bộ các chương trên cơ sở dàn ý chi tiết. Xin ý kiến của giáo viên
hướng dẫn khi đã hoàn thành sơ lược. Sửa chữa. Viết lại chính thức.
MÁY CHẤM ĐIỂM TRẮC NGHIỆM GIAO TIẾP MÁY VI TÍNH Trang 10
Sinh viên: Nguyễn Phước Hậu Giáo viên hướng dẫn: Thầy QUÁCH THANH HẢI
Từ những ngày đầu của việc thiết kế một sản phẩm, công cụ lao động hay sản
phẩm tiêu dùng, con người luôn tìm mọi cách để nâng cao khả năng sử dụng của
sản phẩm. Công việc này bắt nguồn từ việc cải tiến dần công dụng của sản phẩm,
tạo thêm các chức năng phụ, rồi đến các chức năng phụ trội chuyển tiếp, chờ một sự
liên kết hay chuyển mạch là bắt đầu hoạt động để thay thế hay thêm vào một chức
năng nào đó.
Sự đa năng của một sản phẩm ứng dụng là yếu tố đòi hỏi hàng đầu của người
tiêu dùng.
Nếu nhà sản xuất, nhà chế tạo không phát huy hết khả năng sử dụng của sản
phẩm thì người tiêu dùng sẽ tự cải tiến công dụng của sản phẩm ấy. Ví dụ như chiếc
máy nổ Koler với công dụng chính là chạy máy tàu xuồng nhưng qua người dân có
thể trở thành máy quạt lúa, động cơ truyền lực, động cơ máy suốt lúa, động cơ xe
cải tiến, máy bơm nước, … Giá trị sử dụng của một sản phẩm tăng là niềm vui của
người thiết kế và bên cạnh ấy, một sản phẩm có nhiều giá trị sử dụng, giá trị sử
dụng tăng nhiều trong khi giá thành không tăng là bao, dễ được người tiêu dùng
chấp nhận hơn.
Mọi sản phẩm cần phải có tính đa năng. Tính đa năng giúp sản phẩm có tính
tự thích nghi và do đó chu kỳ sống của sản phẩm kéo dài hơn, điều này có lợi cho
nhà sản xuất và giúp nâng cao giá trị xã hội của sản phẩm.
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CỔNG GIAO TIẾP:
Trong lĩnh vực điện tử, chính nhu cầu của người tiêu dùng và mong muốn của
nhà thiết kế, các mạch điện không ngừng được cải tiến để nâng cao khả năng sử
dụng của một hệ mạch. Có thể thực hiện công việc này bằng nhiều cách khác nhau
như tăng tầm hoạt động, thêm chức năng, chức năng ẩn (chỉ hoạt động khi có nhu
cầu).
Sự phát triển không ngừng của ngành Điện-điện tử, thông tin khiến cho những
sản phẩm làm ra không thể ngừng lại ở đó, yêu cầu mới được đặt ra là tính tương
thích. Máy này có thể giao tiếp, trao đổi, bắt tay với máy khác, cùng loại hay khác
loại, một chiều hay nhiều chiều, đồng bộ hay bất đồng bộ, với một máy hay nhiều
máy. Các cổng giao tiếp ra đời.
Port là từ đại diện cho các cổng giao tiếp, các cổng truyền dữ liệu hữu tuyến
tương tự hay số, hai (02) dây đến n dây dẫn. Với xu hướng ấy, cổn