Đề tài Mô hình đánh giá ảnh hưởng của 1 số nhân tố đến hiệu quả hoạt động của Công ty sau khi niêm yết

Tám năm đi vào hoạt động không phải là một quãng thời gian dài song thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua khá nhiều thăng trầm.Sau gần 2năm phát triển quá “nóng” thị trường đã chững lại và đang đi xuống khá nhanh dù Nhá nước đã có một vài biện pháp nhằm kéo thị trường đi lên. Để tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán hoạt động và thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ đã có nhiều chỉ thị về việc thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Đồng nghĩa với việc đã có hơn 250 mã cổ phiếu đang được giao dịch trên cả trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM là cũng đã có hơn 250 doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hoá và niêm yết. Giai đoạn năm 2006 – 2007 là giai đoạn “nóng” nhất của thị trưòng với hàng trăm mã cổ phiếu được niêm yết, hàng loạt các cổ phiếu đã tăng giá rất nhanh ngay trong ngày đầu tiên lên sàn và VN-Index đã vượt khá xa 1000 điểm. Năm 2007, hầu hết các cổ phiếu của thị trường chứng khoán Việt Nam đều tăng giá và có chỉ số P/E rất cao. Phải chăng sau khi cổ phần hoá và niêm yết, các công ty cổ phần của Việt Nam đã hoạt động rất có hiệu quả? Và vậy thì những nhân tố nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty sau khi niêm yết? Xuất phát từ những vấn đề của thực tế, trên cơ sở lý thuyết đã tiếp thu trong nhà trường, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Ngô Văn Thứ và quá trình tìm hiểu tại phòng Đầu tư và tư vấn tài chính – công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, em lựa chọn đề tài: “Mô hình đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố đến hiệu quả hoạt động của công ty sau khi niêm yết”

doc55 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2215 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình đánh giá ảnh hưởng của 1 số nhân tố đến hiệu quả hoạt động của Công ty sau khi niêm yết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 7 I. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 7 1. Lịch sử hình thành và chức năng của thị trường chứng khoán Việt Nam 7 1.1. Lịch sử hình thành 7 1.1.1. Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 11 1.1.2. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội 11 1.2. Chức năng của thị trường chứng khoán Việt Nam 13 1.2.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế 13 1.2.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng 13 1.2.3 Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán 13 1.2.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp 13 1.2.5. Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô 14 2. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán 14 2.1. Nguyên tắc công khai 14 2.2. Nguyên tắc trung gian 15 2.3. Nguyên tắc đấu giá 15 2.3.1. Căn cứ vào các hình thức đấu giá, có các loại 15 2.3.2. Căn cứ vào phương thức đấu giá, có các hình thức 16 3. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 17 3.1. Nhà phát hành 17 3.2. Nhà đầu tư 17 3.2.1. Các nhà đầu tư cá nhân 17 3.2.2. Các nhà đầu tư có tổ chức 17 3.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán 18 3.3.1. Công ty chứng khoán 18 3.3.2. Các ngân hàng thương mại 18 3.4. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán 18 3.4.1. Cơ quan quản lý nhà nước 18 3.4.2. Sở giao dịch chứng khoán 19 3.4.3. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán 19 3.4.4. Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán 20 3.4.5. Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán 20 3.4.6. Các tổ chức tài trợ chứng khoán 20 3.4.7. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm 21 4. Cơ cấu thị trường chứng khoán 21 5. Hàng hoá trên thị trường chứng khoán 22 5.1. Chứng khoán vốn 22 5.2. Chứng khoán nợ 23 5.3. Chứng khoán phát sinh 23 5.4. Chứng khoán chuyển đổi 23 II. Mục đích phát hành cổ phiếu và niêm yết của công ty 24 1. Tăng thêm nguồn vốn mới 24 2. Tăng thêm lợi thế khi đàm phán với ngân hàng 24 3. Tăng tính khả mại của chứng khoán 25 4. Đa dạng hoá danh mục đầu tư 25 5. Tách bạch giữa sở hữu và quản lý 26 6. Nâng cao uy tín của công ty 26 7. Được hưởng những ưu đãi khác 27 Chương 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH IPO VÀ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 28 I. Tình hình thực hiện IPO và niêm yết của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam 28 1. Những xu hướng bất cập từ phía nhà đầu tư 28 2. Bất cập từ phía nhà phát hành 29 II. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty sau khi niêm yết 30 1. Doanh thu 30 2. Lợi nhuận 31 3. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản 32 4. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu 32 III. Mô tả các quan hệ tác động đến các chỉ tiêu trên 33 1. Biến động giá 33 2.Quy mô của công ty 33 3. Ngành, lĩnh vực hoạt động 34 4.Chỉ tiêu lựa chọn đánh giá hoạt động của công ty 34 Chương 3 MÔ HÌNH HOÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY SAU KHI NIÊM YẾT 36 I. Mô hình đề xuất 36 1. Các biến lựa chọn nghiên cứu 36 1.1. Biến phân tích 36 1.2. Biến tác động 37 2. Mô hình hoá 37 II. Áp dụng mô hình trên số liệu thực tế 38 1. Các cổ phiếu lựa chọn 38 2. Mô hình 40 2.1. Dữ liệu 40 2.2. Nhân tố quy mô 41 2.3. Nhân tố ngành, lĩnh vực hoạt động 42 2.4. Nhân tố biến động giá 42 2.5. Áp dụng mô hình 43 3. Nhận xét chung 51 KẾT LUẬN 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 LỜI NÓI ĐẦU Tám năm đi vào hoạt động không phải là một quãng thời gian dài song thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua khá nhiều thăng trầm.Sau gần 2năm phát triển quá “nóng” thị trường đã chững lại và đang đi xuống khá nhanh dù Nhá nước đã có một vài biện pháp nhằm kéo thị trường đi lên. Để tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán hoạt động và thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ đã có nhiều chỉ thị về việc thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Đồng nghĩa với việc đã có hơn 250 mã cổ phiếu đang được giao dịch trên cả trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM là cũng đã có hơn 250 doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hoá và niêm yết. Giai đoạn năm 2006 – 2007 là giai đoạn “nóng” nhất của thị trưòng với hàng trăm mã cổ phiếu được niêm yết, hàng loạt các cổ phiếu đã tăng giá rất nhanh ngay trong ngày đầu tiên lên sàn và VN-Index đã vượt khá xa 1000 điểm. Năm 2007, hầu hết các cổ phiếu của thị trường chứng khoán Việt Nam đều tăng giá và có chỉ số P/E rất cao. Phải chăng sau khi cổ phần hoá và niêm yết, các công ty cổ phần của Việt Nam đã hoạt động rất có hiệu quả? Và vậy thì những nhân tố nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty sau khi niêm yết? Xuất phát từ những vấn đề của thực tế, trên cơ sở lý thuyết đã tiếp thu trong nhà trường, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Ngô Văn Thứ và quá trình tìm hiểu tại phòng Đầu tư và tư vấn tài chính – công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, em lựa chọn đề tài: “Mô hình đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố đến hiệu quả hoạt động của công ty sau khi niêm yết” làm nội dung cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề gồm có ba chương: Chương 1: Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam – chương này trình bày các khái niệm cơ bản về thị trường chứng khoán và các phân tích chung về thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 2: Thực trạng của các công ty sau khi niêm yết – chương này phân tích tình hình thực hiện IPO và niêm yết của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty cùng một vài nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đó, sau đó là phần lý thuyết mô hình đề xuất để nghiên cứu. Chương 3: Mô hình hoá ảnh hưởng cả các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các công ty sau khi niêm yết – chương này trình bày ứng dụng của mô hình đề xuất ở cuối chương 2 trên số liệu thực tế của thị trường chứng khoán Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Ngô Văn Thứ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Đồng thời em xin bày tỏ lòng cảm ơn các anh chị trong nhóm Trading – công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập, bước đầu tiếp cận với các kiến thức thực tế về thị trường chứng khoán cũng như lựa chọn phương hướng nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp. Do hạn chế về thời gian và trình độ nhận thức nên chuyên đề không tránh khỏi những thiết sót nhất định. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ tận tình và góp ý nhận xét của các thầy cô giáo. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM I. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 1. Lịch sử hình thành và chức năng của thị trường chứng khoán Việt Nam 1.1. Lịch sử hình thành Trong nền kinh tế phát sinh tình huống: người có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn, đồng thời người có vốn nhàn rỗi thì lại không có cơ hội đầu tư từ đó hình thành nên một cơ chế chuyển đổi từ tiết kiệm sang đầu tư, cơ chế này được thự hiên trong khuôn khổ thị trường tài chính. thị trường tài chính là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn từ những người có vốn nhàn rỗi tới những người thiếu vốn. hoạt động trên thị trường tài chính có nhựng hiệ ứng trực tiếp tới sự giàu có của các cá nhân, tới hành vi của các doanh nghiệp và người tiêu dùng và tới động thái chung của toàn bộ nền kinh tế. Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch buôn bán các loại chứng khoán. việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại cá chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. có thể nói thị trường chứng khoán là nơi mua bán các quyền sở hữu về tư bản, là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá. Trong đó chứng khoán là những giấy tờ có giá vá có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư (tư bản đầu tư), chứng khoán xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ hợp pháp, bao gồm các điều kiện về thu nhập và tài sản trong một thời hạn nào đó. Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và sơ khai, xuất hiện đầu tiên vào giữa thế kỷ XV tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây. Sự phát triển của thị trường ngày càng mạnh về cả lượng và chất, với số thành viên tham gia đông dảo và nhiều nội dung khác nhau vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: thị trường giao dịch hàng hoá, thị trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trường chứng khoán… . Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra ngoài trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Cho đến năm 1921, ở Mỹ khu ngoài trời được chuyển vào nhà, sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương thức giao dịch chứng khoán cũng được cải tiến theo tốc độ và khối lượng nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch. Lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán thế giới trải qua nhiều thăng trầm lúc lên lúc xuống. Vào những năm 1875 – 1913, thị trường chứng khoán thế giới phát triển huy hoàng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới nhưng rồi lại trải qua ngày 29/10/1928 – ngày “thứ năm đen tối” thị trường chứng khoán Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản đã khủng hoảng. Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc các thị trường mới dần phục hồi và phát triển mạnh và cho tới năm 1987, một lần nữa các thị trường thế giới điên đảo với “ ngày thứ 2 đen tối” do hệ thống thanh toán kém cỏi không đảm đương được yêu cầu của giao dịch, sụt giá chứng khoán mạnh, gây mất lòng tin và phản ứng dây chuyền dẫn đến hậu quả nặng nề. Tuy nhiên cho tới nay thị trường chứng khoán đã chứng tỏ được vai trò hết sức quan trọng đối với hầu hết các nền kinh tế. Trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế phù hợp với các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã quyết định thành lập TTCK với những đặc thù riêng biệt trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình TTCK thế giới. TTCK Việt Nam ra đời được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/7/2000, thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000(HoSTC). Năm năm sau, ngày 8/3/2005 thị trường giao dịch bảng II - sàn giao dịch Hà Nội (HaSTC) ra đời tạo bước ngoặt cho sự phát triển vượt bậc cho TTCK Việt Nam. Trong những năm qua, TTCK đã từng bước phát triển về nhiều mặt, trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Từ chỗ trong suốt 10 năm trời chỉ có vài chục cổ phiếu, chứng chỉ được đưa lên sàn thì đến 31/12/2007 theo thống kê có 253 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ của các công ty và quỹ đầu tư niêm yết trên SGDCK thành phố HCM và Hà Nội với tổng giá trị vốn hoá đạt 492.900 tỷ đồng bằng 43.7% GDP. Tính đến cuối tháng 12/2006,TTCK Việt Nam tăng 139.84%, được đánh giá là mức tăng cao nhất trên thế giới vượt qua mức tăng của TTCK Thượng Hải và Thâm Quyến – Trung Quốc (111.95%). TTCK Việt Nam đã trở thành một hiện tượng với mức tăng trưởng hàng năm đạt trung bình 19% trong suốt giai đoạn 2002-2005. Việc chính thức đi vào thực thi Luật chứng khoán từ ngày 01/01/2007 đã lành mạnh hoá và minh bạch hơn cho môi trường đầu tư tại thị trường chứng khoán. Nếu tính đến cuối năm 2006 toàn thị trường chỉ có 22 công ty chứng khoán chính thức đi vào hoạt động thì tính đến 31/12/2007 đã có tổng cộng 80 công ty chứng khoán được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động, trong đó có 69 công ty đã chính thức đi vào hoạt động (59 công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và 10 công ty trách nhiệm hữu hạn trực thuộc các ngân hàng thương mại cổ phần và quốc doanh). Tính đến thời điểm 21/12/2007, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự góp mặt của 253 chứng khoán niêm yết trên cả 2 sàn HOSE và HASTC. Sự gia tăng nhanh chóng lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường cùng với sự ra đời của hàng loạt công ty chứng khoán mang đến những dịch vụ tiện ích đã thu hút một số lượng lớn các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Đến cuối năm 2006, số lượng tài khoản của các nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán chỉ đạt 89.814 tài khoản, nhưng đến cuối năm 2007 toàn thị trường đã có tổng cộng 327.000 tài khoản giao dịch mở tại các công ty chứng khoán (tăng 240.816 tài khoản, tương đương 279% so với cuối năm 2006). Bên cạnh sự tham gia ngày càng đông đảo của các nhà đầu tư cá nhân, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức tài chính lớn trong khu vực và trên thế giới như: JP Morgan, Merrill Lynch, Citigroup… . Tính đến cuối năm 2007, số lượng nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản tại các công ty chứng khoán đã lên đến con số 7.900 tài khoản (cá nhân là 7.400 và tổ chức là 500). Năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến cuộc “chạy đua” niêm yết của các công ty cổ phần tận dụng cơ hội ưu đãi về thuế thu nhập theo Thông tư số 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 và Thông tư số 72/2006/TT-BTC. Còn năm 2007 làn sóng lên sàn của các công ty cổ phần đã thay đổi về chất với mục tiêu chính: lên sàn để huy động vốn cho hoạt động kinh doanh. Mặc dù tốc độ gia tăng số lượng cổ phiếu niêm yết tại thị trường tập trung trong năm 2007 không cao bằng năm 2006, nhưng các công ty niêm yết mới trên sàn năm 2007 phần lớn là những tập đoàn và doanh nghiệp có mức vốn điều lệ lớn và hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, còn rất nhiều công ty đã nộp hồ sơ niêm yết và đang chờ chấp thuận của sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh và trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Quy mô thị trường đang tăng lên một cách rõ rệt. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2007, tổng khối lượng chứng khoán niêm yết trên thị trường tập trung đạt 5.521.092.015 chứng khoán (không tính trái phiếu). 1.1.1. Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Giữa năm 2007, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã được chuyển thành Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đồng thời ngày 30/07/2007 Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giao dịch liên tục và từng bước thực hiện triển khai giao dịch nhập lệnh từ xa để đáp ứng tình hình thị trường đang phát triển. Nếu như ban đầu chỉ có 2 cổ phiếu (REE và SAM) và một vài trái phiếu chính phủ được niêm yết giao dịch thì tính đến thời điểm 31/12/2007, sở giao dịch đã có 141 chứng khoán niêm yết. Tính đến thời điểm21/12/2007, tổng khối lượng niêm yết đạt 4.197.693.526 chứng khoán, trong đó có 4.026.283.996 cổ phiếu của 138 công ty cổ phần và 171.409.530 chứng chỉ quỹ của 3 quỹ đầu tư chứng khoán. Tính đến ngày 28/12/2007, sở giao dịch chứng khoán đã thực hiện được 248 phiên giao dịch với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 tỷ chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 224.000 nghìn tỷ đồng, gấp 2 lần khối lượng và 2,8 lần giá trị giao dịch so với năm 2006. Bình quân mỗi phiên giao dịch có 9,2 triệu chứng khoán được chuyển nhượng tương đương với 980 tỷ đồng. 1.1.2. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội Tháng 6/2004, Bộ Tài chính ra thông báo số 136/TB/BTC nêu kết luận của Lãnh đạo Bộ về mô hình tổ chức và xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán Việt Nam. Trong đó định hướng xây dựng Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội thành một thị trường giao dịch phi tập trung (OTC) đơn giản, gọn nhẹ. Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam. Chức năng của trung tâm là: - Tổ chức đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp - Tổ chức đấu thầu trái phiếu - Tổ chức giao dịch theo cơ chế đăng kí giao dịch Năm 2007, trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã thay đổi thời gian giao dịch tạo điều kiện nhà đầu tư có thêm nhiều thời gian và cơ hội để đầu tư. Với sự đổi mới này, sự “tắc nghẽn” của thị trường trong những phiên giao dịch “nóng” đã được giảm tải. Tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội có 25 cổ phiếu đăng ký giao dịch mới, nâng tổng số từ 87 cổ phiếu năm 2006 lên 112 cổ phiếu năm 2007. Tổng khối lượng đăng kí giao dịch của 112 công ty cổ phần là 1.323.398.489 cổ phiếu. Tính đến 28/12/2007, trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã thực hiện thành công 248 phiên giao dịch, với tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 616,3 triệu chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 63.859 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần về khối lượng và 15,8 lần về giá trị so với năm 2006. Quy mô giao dịch tăng trưởng mạnh khi mức giao dịch bình quân năm 2007 đạt 255 tỷ đồng/phiên trong khi năm 2006 chỉ đạt 19 tỷ đồng /phiên. 1.2. Chức năng của thị trường chứng khoán Việt Nam 1.2.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, TTCK đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. 1.2.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. Chính vì vậy, TTCK góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia. 1.2.3 Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt) là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường. 1.2.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ảnh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động , từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. 1.2.5. Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, chính phủ có thể mua và bán trái phiếu chính phủ để tạo ra các nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. 2. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán 2.1. Nguyên tắc công khai Chứng khoán là các hàng hoá trừu tượng, người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp được các chứng khoán như các hàng hoá thông thường mà phải dựa trên cơ sở các thông tin có liên quan. Vì vậy TTCK phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Việc công khai thông tin về TTCK phải thoả mãn các yêu cầu: Chính xác: các thông tin công khai nhưng kh
Luận văn liên quan