1. Tính cấp thiết của đề tài
Giá cả mất ổn định là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bất ổn trên
mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chính nó buộc các
quốc gia phải tiến hành những cải cải sâu rộng trên mọi lĩnh vực từ chính trị đến
kinh tế. Sự kiện chính thức khởi xướng chính sách Đổi Mới từ Đại hội đại biểu
Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI (12/1986) là một bước ngoặt quan trọng trong
tiến trình phát triển của Việt Nam, mà kết quả của nó còn ảnh hưởng đến ngày
hôm nay. Sau hơn 20 năm kể từ khi công cuộc Đổi Mới bắt đầu, nền kinh tế
nước ta đã có những bước tiến đột phá. Cụ thể, Việt Nam không những đã nhanh
chóng kiềm chế được lạm phát phi mã vào thời kỳ đầu những năm Đổi Mới,
khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ
Châu Á năm 1997 – 1998, mà còn luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thứ
hai trong khu vực Châu Á trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, sự kiện Việt
Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là thành công to lớn của tiến
trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu trong thời kỳ Đ ổi
Mới. Đóng góp vào những thành công đó, không thể không kể đến những cải
cách trong việc điều tiết nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ (CSTT). Tuy nhiên,
chưa đầy hai mươi năm sau Đổi Mới, những thành quả đạt được trong việc quản
lý giá cả đã xuất hiện dấu hiệu không ổn định. Kể từ năm 2004, giá cả bắt đầu
tăng vọt theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Những sự kiện ảnh hưởng
đến diễn biến giá cả ngày càng phức tạp, nhất là sau khi Việt Nam trở thành
thành viên của WTO. Sự mở cửa của thị trường vốn và sự tăng vọt về khối lượng
thương mại trên thị trường hàng hóa làm cho các biến số gây ra biến động giá cả
vô cùng phức tạp. Điều này đã dẫn đến các kiến nghị chính sách ổn định giá cả
không theo một hướng nhất quán mà thậm chí còn làm cho những tranh luận đối
lập về diễn biến giá cả ở Việt Nam trở lên gay gắt hơn bao giờ hết. Trong bối
cảnh trên, việc xem xét một cách tổng quan về nguyên nhân gây ra biến động giá
cả ở khía cạnh lý thuyết và tìm kiếm một bằng chứng thực nghiệm cho Việt
Nam, là cần thiết để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của CSTT
trong thời gian sắp tới. Vì vậy, tác giả đã quyết định thực hiện đề tài: “MÔ
HÌNH KINH TẾ LưỢNG DÙNG ĐỂ TIẾP CẬN VÀ PHÂN TÍCH TÁC
ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN GIÁ CẢ Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phân tích định lượng tác động của CSTT đến giá cả là đề tài được nhiều học
giả quan tâm và nghiên cứu trong thập kỷ vừa qua với các công trình nghiên cứu
của Khatiwada (1994), Michael T. Kiley (1998), Jeffrey Frankel (2006), Mark
Bils, Peter J. Klenow và Benjamin A. Malin (2009). Tìm hiểu những nguyên
nhân cơ bản cho thành tựu của chính sách Đổi Mới, các học giả trong nước có
nhiều công trình nghiên cứu phân tích tích tác động của CSTT đến các biến số
kinh tế vĩ mô của Việt Nam như các công trình nghiên cứu của Tô Kim Ngọc
(2003), Lê Anh Minh (2004), Phan Thị Hồng Hải (2005). Tuy nhiên, hiện nay
vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể tác động của
CSTT tới giá cả trong từng giai đoạn cụ thể của thời kỳ Đổi Mới nói riêng và
trong suốt thời kỳ nói chung.
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của công trình là tác động của CSTT tới giá cả ở Việt
Nam trong thời kỳ Đổi Mới. Mục tiêu của công trình là chỉ ra mức độ tác động
của CSTT tới giá cả trong suốt thời kỳ Đổi Mới, cũng như một số nhân tố cụ thể
ngoài CSTT tác động đến giá cả trong từng giai đoạn cụ thể của thời kỳ này;
đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của CSTT trong thời
gian sắp tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Công trình được lập luận dựa trên quan điểm duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác – Lênin với nguyên tắc tôn trọng thực tiễn khách quan. Bên cạnh đó,
tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích định lượng bằng mô hình kinh tế
lượng, phương pháp thống kê, kết h ợp với các phương pháp phân tích, so sánh,
và tổng hợp trong suốt quá trình nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Công trình nghiên cứu tác động của CSTT tới giá cả của Việt Nam trong
giai đoạn 1986 – 2010.
6. Kết quả nghiên cứu dự kiến
Sau khi quá trình nghiên cứu kết thúc, công trình sẽ chỉ rõ mức độ tác
động của CSTT cũng như một số nhân tố khác tới giá cả trong từng giai đoạn
của thời kỳ 1986 – 2010, tổng kết thực tiễn các tác động đó trong từng bối cảnh
kinh tế - xã hội của đất nước ở mỗi giai đoạn cụ thể và đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu lực của CSTT nhằm ổn định giá cả trong thời gian sắp tới.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, kết cấu của công trình gồm ba chương
với nội dung từng chương như sau:
Chương I: Lý luận chung về chính sách tiền tệ và tác động của chính
sách tiền tệ tới giá cả
Chương II: Phân tích định lượng tác động của chính sách tiền tệ tới
giá cả ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi Mới
Chương III: Tổng kết và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực của
chính sách tiền tệ
126 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3503 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình kinh tế lượng dùng để tiếp cận và phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến giá cả ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------o0o---------
Tên công trình:
MÔ HÌNH KINH TẾ LƢỢNG DÙNG ĐỂ TIẾP CẬN VÀ PHÂN TÍCH
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN GIÁ CẢ Ở VIỆT
NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Nhóm ngành: XH 1a
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long
Giới tính: Nam. Dân tộc: Kinh
Lớp: Trung 1 Khóa: 45 Khoa: KT&KDQT
Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Phùng Duy Quang
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
C Tiền mặt
c Tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi không kỳ hạn
CO Tiêu dùng
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
CSTT Chính sách tiền tệ
D Tiền gửi không kỳ hạn
Fed Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GDPd Chỉ số giảm phát GDP
GNP Tổng sản phẩm quốc dân
i Lãi suất danh nghĩa
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
L Các loại tài sản thanh khoản
m Hệ số nhân tiền M2
M Khối lượng tiền tệ
M1 Tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn
M2 M1 và tiền gửi có kỳ hạn
M3 Tiền theo nghĩa rộng
MB Cơ sở tiền tệ
MS Cung tiền
MS Cung tiền
NHNN Ngân hàng Nhà nước
3
NHTW Ngân hàng trung ương
NX Xuất khẩu ròng
ODA Viện trợ phát triển chính thức
OLS Phương pháp ước lượng bình phương
nhỏ nhất
OMO Nghiệp vụ thị trường mở
P Mức giá của rổ hàng hóa được chọn
r Lãi suất thực tế
Rb Tổng dự trữ
Re Dự trữ vượt mức
Rr Dự trữ bắt buộc
re Tỷ lệ dự trữ dôi ra
rr
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
T Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết
kiệm
TD Tiền gửi có kỳ hạn
t Tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi
tiết kiệm/tiền gửi không kỳ hạn
USD Đồng đôla Mỹ
VND Tiền đồng
WTO Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
4
Bảng 1.1 Đo lường khối lượng tiền tệ................................................................... 9
Bảng 1.2 Tác động của các công cụ CSTT tới MS ............................................. 18
Bảng 2.1 Tóm tắt những nghiên cứu thực nghiệm về mô hình được chỉ định ... 40
Bảng 2.2 Tóm tắt thống kê các biến sử dụng cho mô hình hồi quy ................... 43
Bảng 2.3 Kiểm định tính dừng của các chuỗi số M2, lnM2, CPI và lnCPI ........ 43
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Điều tiết vĩ mô bằng CSTT của NHTW .............................................. 20
Hình 1.2 Tác động của CSTT tới giá cả qua kênh lãi suất ................................. 24
Hình 2.1 Bằng chứng thực tế về tác động của CSTT tới giá cả .......................... 37
Hình 2.2 Thâm hụt ngân sách Nhà nước giai đoạn 1986 – 1995 ........................ 45
Hình 2.3 Tốc độ tăng cung tiền M2 trong giai đoạn 1986 – 1995 ...................... 46
Hình 2.4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn giai đoạn 1980 –
2010 và dự báo đến năm 2015 ............................................................................ 48
Hình 2.5 Tốc độ tăng cung tiền giai đoạn 1996 – 2004 ...................................... 49
Hình 2.6 Biến động tỷ giá VND/USD giai đoạn 2005 – 2010 so với giai đoạn
1996 – 2004 ......................................................................................................... 52
Hình 2.7 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 so với
giai đoạn 1996 – 2004 ......................................................................................... 53
5
Hình 2.8 Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 so với giai
đoạn 1996 – 2004 ................................................................................................ 56
Hình 2.9 Biến động lạm phát ở Việt Nam, các nước Châu Á đang phát triển và
thế giới giai đoạn 1980 – 2010 và dự báo đến năm 2015 ................................... 57
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giá cả mất ổn định là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bất ổn trên
mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chính nó buộc các
quốc gia phải tiến hành những cải cải sâu rộng trên mọi lĩnh vực từ chính trị đến
kinh tế. Sự kiện chính thức khởi xướng chính sách Đổi Mới từ Đại hội đại biểu
Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI (12/1986) là một bước ngoặt quan trọng trong
tiến trình phát triển của Việt Nam, mà kết quả của nó còn ảnh hưởng đến ngày
hôm nay. Sau hơn 20 năm kể từ khi công cuộc Đổi Mới bắt đầu, nền kinh tế
nước ta đã có những bước tiến đột phá. Cụ thể, Việt Nam không những đã nhanh
chóng kiềm chế được lạm phát phi mã vào thời kỳ đầu những năm Đổi Mới,
khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ
Châu Á năm 1997 – 1998, mà còn luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thứ
hai trong khu vực Châu Á trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, sự kiện Việt
Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là thành công to lớn của tiến
trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu trong thời kỳ Đổi
Mới. Đóng góp vào những thành công đó, không thể không kể đến những cải
cách trong việc điều tiết nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ (CSTT). Tuy nhiên,
chưa đầy hai mươi năm sau Đổi Mới, những thành quả đạt được trong việc quản
6
lý giá cả đã xuất hiện dấu hiệu không ổn định. Kể từ năm 2004, giá cả bắt đầu
tăng vọt theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Những sự kiện ảnh hưởng
đến diễn biến giá cả ngày càng phức tạp, nhất là sau khi Việt Nam trở thành
thành viên của WTO. Sự mở cửa của thị trường vốn và sự tăng vọt về khối lượng
thương mại trên thị trường hàng hóa làm cho các biến số gây ra biến động giá cả
vô cùng phức tạp. Điều này đã dẫn đến các kiến nghị chính sách ổn định giá cả
không theo một hướng nhất quán mà thậm chí còn làm cho những tranh luận đối
lập về diễn biến giá cả ở Việt Nam trở lên gay gắt hơn bao giờ hết. Trong bối
cảnh trên, việc xem xét một cách tổng quan về nguyên nhân gây ra biến động giá
cả ở khía cạnh lý thuyết và tìm kiếm một bằng chứng thực nghiệm cho Việt
Nam, là cần thiết để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của CSTT
trong thời gian sắp tới. Vì vậy, tác giả đã quyết định thực hiện đề tài: “MÔ
HÌNH KINH TẾ LƢỢNG DÙNG ĐỂ TIẾP CẬN VÀ PHÂN TÍCH TÁC
ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN GIÁ CẢ Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phân tích định lượng tác động của CSTT đến giá cả là đề tài được nhiều học
giả quan tâm và nghiên cứu trong thập kỷ vừa qua với các công trình nghiên cứu
của Khatiwada (1994), Michael T. Kiley (1998), Jeffrey Frankel (2006), Mark
Bils, Peter J. Klenow và Benjamin A. Malin (2009). Tìm hiểu những nguyên
nhân cơ bản cho thành tựu của chính sách Đổi Mới, các học giả trong nước có
nhiều công trình nghiên cứu phân tích tích tác động của CSTT đến các biến số
kinh tế vĩ mô của Việt Nam như các công trình nghiên cứu của Tô Kim Ngọc
(2003), Lê Anh Minh (2004), Phan Thị Hồng Hải (2005). Tuy nhiên, hiện nay
vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể tác động của
7
CSTT tới giá cả trong từng giai đoạn cụ thể của thời kỳ Đổi Mới nói riêng và
trong suốt thời kỳ nói chung.
3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của công trình là tác động của CSTT tới giá cả ở Việt
Nam trong thời kỳ Đổi Mới. Mục tiêu của công trình là chỉ ra mức độ tác động
của CSTT tới giá cả trong suốt thời kỳ Đổi Mới, cũng như một số nhân tố cụ thể
ngoài CSTT tác động đến giá cả trong từng giai đoạn cụ thể của thời kỳ này;
đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của CSTT trong thời
gian sắp tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Công trình được lập luận dựa trên quan điểm duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác – Lênin với nguyên tắc tôn trọng thực tiễn khách quan. Bên cạnh đó,
tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích định lượng bằng mô hình kinh tế
lượng, phương pháp thống kê, kết hợp với các phương pháp phân tích, so sánh,
và tổng hợp trong suốt quá trình nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Công trình nghiên cứu tác động của CSTT tới giá cả của Việt Nam trong
giai đoạn 1986 – 2010.
6. Kết quả nghiên cứu dự kiến
Sau khi quá trình nghiên cứu kết thúc, công trình sẽ chỉ rõ mức độ tác
động của CSTT cũng như một số nhân tố khác tới giá cả trong từng giai đoạn
của thời kỳ 1986 – 2010, tổng kết thực tiễn các tác động đó trong từng bối cảnh
8
kinh tế - xã hội của đất nước ở mỗi giai đoạn cụ thể và đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu lực của CSTT nhằm ổn định giá cả trong thời gian sắp tới.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, kết cấu của công trình gồm ba chương
với nội dung từng chương như sau:
Chƣơng I: Lý luận chung về chính sách tiền tệ và tác động của chính
sách tiền tệ tới giá cả
Chƣơng II: Phân tích định lƣợng tác động của chính sách tiền tệ tới
giá cả ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi Mới
Chƣơng III: Tổng kết và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực của
chính sách tiền tệ
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI GIÁ CẢ
1.1 Lý luận chung về chính sách tiền tệ
1.1.1 Tiền tệ và hệ thống tiền tệ
1.1.1.1 Nguồn gốc và khái niệm tiền tệ
Tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với sự ra đời và phát
triển của kinh tế hàng hóa. Cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng
hóa, các hình thái giá trị xuất hiện: từ hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên khi mà
một hàng hóa ngẫu nhiên phản ánh giá trị một hàng hóa khác; đến hình thái giá
trị đầy đủ hay mở rộng khi mà nhiều hàng hóa đều có khả năng trở thành vật
ngang giá để thể hiện giá trị của một hàng hóa nào đó; tới hình thái giá trị chung
khi mà một hàng hóa đóng vai trò là một vật ngang giá chung để thể hiện giá trị
9
của tất cả các hàng hóa khác. Trong hình thái giá trị chung, tất cả các hàng hóa
đều biểu hiện giá trị của mình ở giá trị của một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò
vật ngang giá chung. Lúc đầu, vật ngang giá chung chưa cố định ở một hàng hóa
nhất định, nhưng lực lượng sản xuất phát triển và phân công lao động xã hội
ngày càng sâu sắc tất yếu đòi hỏi việc thống nhất một vật ngang giá chung. Khi
vai trò vật ngang giá chung được cố định ở một hàng hóa duy nhất, thì hình thái
tiền tệ của giá trị ra đời. Vật ngang giá chung duy nhất đó đóng vai trò tiền tệ1.
Như vậy, tiền tệ xuất hiện là kết quả phát triển lâu dài của trao đổi hàng
hóa và của các hình thái giá trị. Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt dùng làm vật ngang
giá chung cho tất cả các hàng hóa; nó là sự thể hiện chung nhất của giá trị, biểu
hiện tính chất xã hội của lao động và của sản phẩm lao động. Ngày nay, các nhà
kinh tế học quan niệm rằng: Tiền tệ là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung để
đổi lấy hàng hoá, dịch vụ hoặc để thanh toán các khoản nợ2.
1.1.1.2 Hệ thống tiền tệ
Tiền là những hình thức của những giấy nợ IOU (I owe you) mà người
cầm nó là những người cho vay vì đã cung cấp cho nền kinh tế, cho Nhà nước
một dịch vụ, sản phẩm. Người phát hành ra tiền là những người vay nợ - người
đã tiếp nhận dịch vụ hoặc sản phẩm đó. Điều cơ bản là, xã hội và nền kinh tế vận
hành cùng với việc trao đổi, chuyển dịch sở hữu hàng hóa, chất xám lao động
thông qua phương tiện trung gian là các loại hình giấy nợ này. Sự đa dạng của
1
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr. 64 – 67.
2
Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –
Wesley, tr. 44.
10
các hình thức giấy nợ theo tiến trình phát triển của nền kinh tế, hình thành lên hệ
thống tiền tệ. Ở các nước phát triển, hệ thống tiền tệ bao gồm3:
1.1.1.2.1 Tiền mặt (Currency – C)
Tiền giấy, tiền của ngân hàng trung ương (NHTW), tiền của Nhà nước,
tiền pháp định là những tên gọi khác nhau của C. C là một khoản nợ do Nhà
nước phát ra qua NHTW khi có hàng hóa, dịch vụ hay tài sản mới phát sinh.
Tổng C trong lưu thông được gọi là cơ sở tiền tệ (monetary base - MB) hay tiền
mạnh (high powered money) gồm hai phần: tổng C do nhân dân nắm giữ và tổng
C trong kho của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) dưới hình thức dự trữ.
NHTW trực tiếp quản lý MB, và MB là cơ sở để NHTW điều tiết cung tiền (MS).
1.1.1.2.2 Tiền gửi không kỳ hạn (Demand Deposits - D) tại các NHTM
Tổng D là tổng số khả năng có thể viết séc để chi tiêu hoặc chuyển
nhượng số tiền gửi tại các tài khoản không kỳ hạn tại các NHTM. Do vậy, D còn
được gọi là tiền trong tài khoản séc (checking accounts). D chỉ tương đương với
C về số lượng khi nó được rút ra.
1.1.1.2.3 Tiền gửi có kỳ hạn (Time Deposits - TD)
TD là tiền gửi có thời hạn xác định trong các NHTM. Điểm khác nhau cơ
bản của loại tiền gửi này với D là TD được trả lãi suất cao, và thông thường TD
chỉ được rút ra khi tới thời gian đã xác định trước của nó. Nếu người gửi muốn
rút đột xuất, thì họ phải báo trước cho ngân hàng trong một số ngày nhất định
nào đó, và đôi khi phải chịu phạt. Hiện nay, các loại TD phổ biến gồm có:
3
Lê Vinh Danh (2005), Chính sách tiền tệ và điều tiết vĩ mô của Ngân hàng trung ương, Nhà xuất bản Tài chính,
Hà Nội, tr. 25-30.
11
Thứ nhất, tiền gửi tiết kiệm được thông báo (Statement savings deposits):
Là TD và hàng tháng người gửi nhận được một báo cáo chi tiết về những số tiền
đã được rút ra hoặc gửi thêm vào, lãi suất phát sinh, và tổng tồn khoản cuối kỳ.
Người gửi có thể rút hoặc gửi thêm tiền bằng đường bưu điện.
Thứ hai, tiền gửi tiết kiệm có sổ (Passbook Savings Deposits): Là TD và
người gửi phải mang sổ đến ngân hàng để ngân hàng vào sổ mỗi khi có những
khoản phát sinh gửi tiền vào hay rút tiền ra.
Thứ ba, giấy chứng nhận tiền gửi (Certificates of Deposits – CDs)
Thứ tư, trái phiếu tiết kiệm (Savings Bond): Là loại hình gửi tiết kiệm
bằng cách mua trái phiếu kho bạc (công trái) hoặc trái phiếu công ty.
1.1.1.2.4 Đơn vị nhỏ của TD (Small – denomination time deposits)
Bộ phận tiền tệ này bao gồm những chứng thư TD như chứng thư tiết
kiệm, chứng thư TD (savings certificates, small certificates of deposits) với số
lượng tiền gửi nhỏ. Các loại chứng thư này thường là những giấy chứng nhận có
hai mặt, trên đó ghi rõ nơi phát hành, ngày phát hành, số tiền gửi, lãi suất, ngày
hoàn vốn và lãi, và ngày đáo hạn. Loại tiền gửi này không được rút ra trước khi
đáo hạn. Nếu có được phép rút, thì người gửi thường phải chịu tiền phạt rất nặng.
1.1.1.2.5 Trái phiếu ngắn hạn được mua lại của NHTM (Overnight repurchase
agreements)
Theo quy ước quốc tế, loại tiền này được viết tắt là REPO hoặc RPs.
Thông thường, các NHTM bán trái phiếu Nhà nước hoặc trái phiếu của ngân
hàng (tín phiếu) cho nhân dân để thu C trong hoàn cảnh cấp bách với thỏa thuận
sẽ mua lại nó với giá cao hơn trong khoảng thời gian rất ngắn sau đó. Loại tiền
này giúp các NHTM, các tập đoàn sản xuất giải quyết nhu cầu cấp bách về C.
12
1.1.1.2.6 Đôla Euro (Euro Dollar)
Đôla Euro rất phổ biến ở Nhật Bản, Hoa Kỳ và Châu Âu. Đây là một
chứng thư có thể được chuyển đổi dễ dàng thành đôla Mỹ (USD) khi cần thiết và
thường do các NHTM phát hành. Đôla Euro là một loại hình trái phiếu có hai
mặt được ghi rõ ngân hàng đã phát hành ra nó, nơi phát hành, ngày phát hành, số
USD tương đương với giá trị của nó, lãi suất, và ngày đáo hạn. Loại trái phiếu
này được mua bằng USD, khi đáo hạn, nó cũng được trả bằng USD. Người sở
hữu Đôla Euro cũng có thể dùng nó để mua, bán hoặc thanh toán như USD.
1.1.1.2.7 Tiền gửi trong các quỹ tín dụng của thị trường tiền tệ (Monetary
market fund deposits)
Loại tiền này được gửi tại các quỹ tiết kiệm, các quỹ tín dụng trên thị
trường tiền tệ có lãi suất khá cao, ngắn hạn và số lượng nhỏ. Người gửi được
phép viết séc để thanh toán, và trao thẳng chứng thư cho đối tác khi thanh toán.
Đối tác có thể dùng chứng thư này để bán tiếp hoặc đem đến quỹ để đổi lấy C.
1.1.1.2.8 Tài khoản gửi ở thị trường tiền tệ (Money market deposits accounts)
So với tiền gửi trong các quỹ tín dụng của thị trường tiền tệ, loại tiền này
có mức lãi suất tương đương, nhưng có thời hạn gửi dài hơn. Người gửi cũng có
quyền viết séc khi cần, với số tiền trên tấm séc được giới hạn. Chứng thư của
loại tiền này có thể được dùng để mua, bán, và thanh toán trên thị trường tiền tệ.
1.1.1.2.9 Tiền tệ theo nghĩa rộng (broader definition of money: M3)
Thành phần tiền tệ theo nghĩa rộng (M3) bao gồm các loại tiền thuộc M2 ở
trên với một số loại khác như:
Những đơn vị lớn của TD (large – denomination time deposits) ở Hoa Kỳ.
Những chứng thư thuộc nhóm này có giá trị ít nhất phải tương đương với 10.000
13
USD trở lên. Điểm khác nhau cơ bản giữa loại tiền này với loại chứng thư đơn vị
nhỏ của TD là chứng thư đơn vị nhỏ không được phép chuyển thành C khi chưa
đáo hạn, trong khi loại tiền này có thể chuyển được dễ dàng mà không phải chịu
phạt. Các xí nghiệp, tập đoàn sản xuất ở các nước công nghiệp lớn, đều sở hữu
rất nhiều loại tiền này, bởi vì họ có thể dùng nó để thanh toán tiền trong sản xuất,
mua bán trên thị trường tiền tệ, hoặc cất giữ nó để hưởng lãi suất. Trên thị trường
tiền tệ, loại tiền này có tên là JUMPO CDs (Jumpo certificates of deposits).
Các loại trái phiếu (hay tín phiếu) được mua lại của NHTM, ngân hàng tiết
kiệm, quỹ tiết kiệm. Loại tiền này có tên gọi là Terms RPs (Terms of repurchase
agreement at commercial banks, savings banks, saving and loan associations)
Điểm khác nhau cơ bản của nó với RPs là thời hạn dài hơn, giá trị tiền gửi trên
bề mặt của nó khá lớn, lãi suất cao.
Đôla Euro lớn.
1.1.1.2.10 Các loại tài sản thanh khoản (Liquidity assets – L)
Chứng thư tài sản thanh khoản cũng là phiếu nợ (trái phiếu) như các loại
tiền trên. Chứng thư của các loại tài sản thanh khoản này là một loại hình của
loại tiền trên, vì nó có lãi suất, có thể dùng để thanh toán, mua, bán, trao đổi, dự
trữ để lấy lãi, và có thể chuyển thành C khi cần. L bao gồm M3 và một số tài sản
khác như: trái phiếu kho bạc, trái phiếu đô thị, và thương phiếu.
Tất cả loại tiền trên hợp thành hệ thống tiền tệ trong nền kinh tế (Bảng
1.1). Khối lượng tiền tệ phát triển đến M1, M2, M3 hay L là tùy thuộc vào sự
phát triển của nền kinh tế quốc gia. Đặc điểm nổi bật nhất của các loại tiền là
càng đi dần về phía cuối bảng, tiền vừa làm phương tiện trao đổi, thanh toán như
C, vừa là tài sản sinh lãi mà việc giữ nó có ý nghĩa như một hoạt động đầu tư.
Bảng 1.1 Đo lường khối lượng tiền tệ
M0 = C
M1 = M0
14
15
1.1.2 Lý luận chung về chính sách tiền tệ
1.1.2.1 Khái niệm
Theo ngân hàng trung ương (NHTW) Canada: “CSTT là việc thực thi các
biện pháp ảnh hưởng tới MS nhằm tác động tới lãi suất, điều kiện tín dụng và tỷ
giá hối đoái của Canada. Mục tiêu cuối cùng của CSTT là tác động tới tổng sản
phẩm quốc nội (GDP), việc làm, lạm phát và tăng trưởng trong nền kinh tế”. Còn
theo Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed), “CSTT là những quyết định của NHTW
nhằm tác động đến tính thanh khoản, chi phí của tiền tệ và tín dụng nhằm thúc
đẩy việc thực hiện các mục tiêu kinh tế quốc gia”4. Theo Luật Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) Việt Nam năm 2010, “CSTT quốc gia là các quyết định về tiền tệ
ở tầm quốc gia của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục
tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử
dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra5”.
Như vậy từ các khái niệm trên có thể kết luận, CSTT là chính sách quản lý
vĩ mô của Nhà nước về tiền tệ, tín dụng thông qua các công cụ của NHTW, để
chi phối, điều tiết quá trình cung ứng và lưu thông tiền tệ nhằm đạt các mục tiêu
ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô. Có hai loại CSTT là CSTT mở rộng
(expansionary monetary policy) và CSTT thắt chặt (tightened monetary policy).
Thực thi CSTT mở rộng nghĩa là NHTW tăng thêm lượng tiền cung ứng vào nền
kinh tế. Ngược lại, CSTT thắt chặt được thực hiện khi NHTW thu hẹp lượng tiền
4
Jim Saxton, Why currency crises happpen?, Joint Economic Committee of United States Congress. Truy cập
ngày 20 tháng 05 năm 2010, từ htttp://www.house.gov/jec.
5
Khoản 1, Điều 3, Luật NHNN Việt Nam 2010.
16
cung ứng. Vì