Hiện nay, với xu thế hội nhập thế giới, nhu cầu vốn nhằm để đầu tư xây dựng
và sản xuất kinh doanh đang là một vấn đề rất cấp thiết. Như ta đã biết rằng, hiện
nay doanh nghiệp khi cần vốn sẽ có hai cách huy động vốn chủ yếu: phát hành
các giấy tờ có giá và đi vay Ngân hàng. Nhưng với cách phát hành ra các giấy tờ
có giá ở nước ta vẫn chưa thực sự phổ biến, chính vì vậy vay ngân hàng vẫn là
một hình thức truyền thống của các doanh nghiệp nước ta.
Đặc biệt trong những năm gần đây, hoạt động ngân hàng tài chính đã được
Đảng - Nhà Nước và các tổ chức kinh tế trên thế giới có sự quan tâm rõ rệt, đó
chính là sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, dự án hiện đại
hoá ngân hàng của ngân hàng quốc tế (WB) tài trợ vv Đó là những điều kiện
thuận lợi cho quá trình xây dựng, phát triển ngành ngân hàng - tài chính. Song
trên thực tế việc cung cấp, đáp ứng nhu cầu về tín dụng của ngân hàng đối với
khách hàng còn nhiều hạn chế, cụ thể đó là hình thức tín dụng chưa phong phú ,
nguồn vốn còn hạn hẹp, quy mô còn nhỏ, chất lượng tín dụng còn chưa cao
Chính vì vậy quá trình mở rộng cho vay là vấn đề hết sức quan trọng đối
với mỗi ngân hàng trong tình hình hiện nay. Bởi cho vay là một dịch vụ mang lại
nguồn thu nhập chính cũng như danh tiếng của ngân hàng. Với việc phát triển
các hình thức cho vay đã tác động trực tiếp tới các nghành kinh tế, tạo tính ổn
định, vững chắc trong vai trò trung gian tài chính. Đặc biệt trong xu hướng hiện
nay thì việc đầu tư vay vốn sản xuất kinh doanh đang ngày một lớn do xu thế
phát triển của nền kinh tế, chính vì vậy mở rộng cho vay kinh doanh đang là một
vấn đề quan tâm đối với ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng
Eximbank Hà Nội nói riêng.
Xuất phát từ nhận thức trên, qua thời gian thực tập tại VPBank Nghệ An,
tôi đã chọn đề tài: “Mở rộng cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp
tại VPBank Nghệ An” làm chuyên đề thực tập.
53 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4233 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp tại chi nhánh vpbank Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ
------
NGUYỄN THỊ BIÊN
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỞ RỘNG CHO VAY BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH VPBANK NGHỆ AN
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488 2
Vinh, tháng 03 năm 2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỞ RỘNG CHO VAY BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH VPBANK NGHỆ AN
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Thanh Bình
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Biên
MSSV : 0854025488
Lớp : 49B2 – TCNH
Vinh, tháng 3 năm 2012
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488 3
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu. ...................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2
5. Kết cấu đề tài................................................................................................... 2
B. NỘI DUNG .................................................................................................... 3
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK NGHỆ AN ... 3
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK NGHỆ AN ............. 3
1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển Chi Nhánh ............................................ 3
1.1.1.1. Ngân hàng VPBank Việt Nam ................................................................ 3
1.1.1.2. Ngân hàng VPBank – chi nhánh Nghệ An ( VPBank Nghệ An ) ............ 3
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng VPBank Nghệ An .................... 4
1.1.2.1. Về nhân sự .............................................................................................. 4
1.1.2.2. Về cơ cấu tổ chức ................................................................................... 4
1.1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ .......................................................................... 5
1.1.3. Các sản phẩm và khách hàng ..................................................................... 6
1.1.4. Phương hướng hoạt động ........................................................................... 6
1.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG VPBANK NGHỆ AN ............................................................................. 7
1.2.2. Tình hình sử dụng vốn ............................................................................... 9
1.2.2.1. Doanh số cho vay ................................................................................... 9
1.2.3. Các hoạt động khác ................................................................................. 14
1.2.3.1. Đầu tư cho công tác Marketing ............................................................. 14
1.2.3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực .......................................................... 14
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................... 14
PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY BỔ SUNG VỐN LƯU
ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VPBANK NGHỆ AN .......................... 17
2.1. Thực trạng cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp của VPBank
Nghệ An ............................................................................................................ 17
2.1.1. Thực trạng cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp ở VPBank
Nghệ An ............................................................................................................ 17
2.1.2. Đánh giá thực trạng cho vay bổ sung vốn lưu động tại ngân hàng VPBank
Nghệ An. ........................................................................................................... 25
2.1.2.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 25
2.1.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân. .......................................................... 25
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488 4
2.2. Giải pháp để mở rộng cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp.
.......................................................................................................................... 27
2.2.1. Định hướng phát triển của chi nhánh. ...................................................... 27
2.2.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh VPBank Nghệ An
năm 2012 .......................................................................................................... 27
2.2.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh Ngân hàng
VPBank Nghệ An năm 2012. ............................................................................ 28
2.2.1.3. Biện pháp cụ thể ................................................................................... 28
2.2.2. Giải pháp để mở rộng cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp
.......................................................................................................................... 29
2.2.2.1. Tăng cường các biện pháp huy động vốn đầu vào ................................. 29
2.2.2.2. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý linh hoạt ..................................... 30
a.Thẩm định chặt chẽ dự án cho vay .................................................................. 31
b. Đảm bảo quy trình cho vay ............................................................................ 31
c. Kiểm tra thường xuyên quá trình sử dụng vốn vay ........................................ 32
d. Tư vấn cho đơn vị vay vốn để sử dụng vốn có hiệu quả ............................... 33
2.2.2.4. Nâng cao công tác quản lý tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ
tín dụng ............................................................................................................. 33
2.2.2.5. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, chủ động tìm kiếm................ 34
2.2.2.6. Đa dạng hoá các hoạt động cho vay và dịch vụ hỗ trợ cho vay ............. 35
2.2.2.7. Nâng cao chất lượng công nghệ thông tin ............................................. 36
2.2.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và quản lý các khoản cho vay 37
2.2.2.9. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động maketing Ngân hàng ............................ 38
2.2.2.10. Thu hồi nợ quá hạn. ............................................................................ 40
2.3. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ............................... 40
2.3.1. Chính sách tín dụng ổn định .................................................................... 40
2.3.2. Năng lực cán bộ nhân viên ...................................................................... 41
2.3.3. Sự quan tâm của chính quyền địa phương................................................ 41
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 42
1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 42
1.1. Đối với NHNN ........................................................................................... 42
1.1.1. Chính sách tín dụng ................................................................................. 42
1.1.2. Chính sách lãi suất ................................................................................... 42
1.2. Đối với Ngân hàng VPBank Việt Nam ...................................................... 42
1.2.1. Về cơ chế cho vay ................................................................................... 42
1.2.2. Về chính sách cho vay ............................................................................. 43
1.3. Đối với địa phương ..................................................................................... 43
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488 5
1.3.1. Định hướng đầu tư ................................................................................... 43
1.3.2. Về công tác thu hồi nợ và xử lý rủi ro ..................................................... 44
1.3.3. Các biện pháp khác .................................................................................. 44
2. KẾT LUẬN ................................................................................................... 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488 6
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Kết quả huy động vốn qua các năm tại Chi nhánh Ngân hàng VPBank
Nghệ An .............................................................................................................. 8
Bảng 1.2: Doanh số cho vay theo thời gian của Chi nhánh Ngân hàng VPBank
Nghệ An ............................................................................................................ 10
Bảng 1.3: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Chi nhánh Ngân hàng
VPBank Nghệ An .............................................................................................. 11
Bảng 1.4: Dư nợ cho vay theo thời gian của Chi nhánh Ngân hàng VPBank Nghệ
An ..................................................................................................................... 12
Bảng 1.5: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế của Chi nhánh ...................... 13
Bảng1.6: Thu nhập sau thuế (TNST) của chi nhánh ......................................... 15
Bảng 1.7: Kết quả thu dịch vụ ròng giai đoạn 2009 – 2011 ............................... 15
Bảng 2.1: Cho vay kinh doanh ngắn hạn ........................................................... 17
Bảng 2.2: Cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp và cá nhân ....... 18
Bảng 2.3 : Dư nợ ngắn hạn năm khách hàng lớn là doanh nghiệp của chi nhánh
.......................................................................................................................... 19
Bảng 2.4: số lượng khách hàng của cho vay kinh doanh ngắn hạn .................... 20
Bảng 2.5: số lượng doanh nghiệp và cá nhân của chi nhánh trong cho vay kinh
doanh ngắn hạn. ................................................................................................ 21
Bảng 2.6: Nợ quá hạn đối với cho vay kinh doanh ngắn hạn ............................. 22
Bảng 2.7: nợ quá hạn đối với cho vay kinh doanh ngắn hạn của doanh nghiệp và
cá nhân .............................................................................................................. 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488 7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VPBANK: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHNN: Ngân hàng nhà nước
DN: Doanh nghiệp
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TCKT: Tổ chức kinh tế
KHCN: Khách hàng cá nhân
TSĐB: Tải sản đảm bảo
TDN: Tổng dư nợ
CVTDH: Cho vay Trung dài hạn
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
NVHĐ: Nguồn vốn huy động
KH: Khách hàng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488 1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay, với xu thế hội nhập thế giới, nhu cầu vốn nhằm để đầu tư xây dựng
và sản xuất kinh doanh đang là một vấn đề rất cấp thiết. Như ta đã biết rằng, hiện
nay doanh nghiệp khi cần vốn sẽ có hai cách huy động vốn chủ yếu: phát hành
các giấy tờ có giá và đi vay Ngân hàng. Nhưng với cách phát hành ra các giấy tờ
có giá ở nước ta vẫn chưa thực sự phổ biến, chính vì vậy vay ngân hàng vẫn là
một hình thức truyền thống của các doanh nghiệp nước ta.
Đặc biệt trong những năm gần đây, hoạt động ngân hàng tài chính đã được
Đảng - Nhà Nước và các tổ chức kinh tế trên thế giới có sự quan tâm rõ rệt, đó
chính là sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, dự án hiện đại
hoá ngân hàng của ngân hàng quốc tế (WB) tài trợ vv… Đó là những điều kiện
thuận lợi cho quá trình xây dựng, phát triển ngành ngân hàng - tài chính. Song
trên thực tế việc cung cấp, đáp ứng nhu cầu về tín dụng của ngân hàng đối với
khách hàng còn nhiều hạn chế, cụ thể đó là hình thức tín dụng chưa phong phú ,
nguồn vốn còn hạn hẹp, quy mô còn nhỏ, chất lượng tín dụng còn chưa cao…
Chính vì vậy quá trình mở rộng cho vay là vấn đề hết sức quan trọng đối
với mỗi ngân hàng trong tình hình hiện nay. Bởi cho vay là một dịch vụ mang lại
nguồn thu nhập chính cũng như danh tiếng của ngân hàng. Với việc phát triển
các hình thức cho vay đã tác động trực tiếp tới các nghành kinh tế, tạo tính ổn
định, vững chắc trong vai trò trung gian tài chính. Đặc biệt trong xu hướng hiện
nay thì việc đầu tư vay vốn sản xuất kinh doanh đang ngày một lớn do xu thế
phát triển của nền kinh tế, chính vì vậy mở rộng cho vay kinh doanh đang là một
vấn đề quan tâm đối với ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng
Eximbank Hà Nội nói riêng.
Xuất phát từ nhận thức trên, qua thời gian thực tập tại VPBank Nghệ An,
tôi đã chọn đề tài: “Mở rộng cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp
tại VPBank Nghệ An” làm chuyên đề thực tập.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu về quá trình và kết quả cho vay bổ sung vốn lưu động đối với
doanh nghiệp ở VPBank Nghệ An. Từ đó đánh giá kết quả đạt được, phân tích
những hạn chế, nguyên nhân để đưa ra những biện pháp khắc phục và mở rộng
cho vay.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Hoạt động cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp
của Chi nhánh VPBank Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Hoạt động cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh
nghiệp của Chi nhánh VPBank Nghệ An. Trên cơ sở đó kết hợp với đặc điểm
hoạt động, phạm vi, quy mô của Chi nhánh VPBank Nghệ An đề xuất một số
giải pháp mở rộng cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp.
+ Về thời gian: Hoạt động cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh
nghiệp của Chi nhánh VPBank Nghệ An trong khoảng thời gian 2009- 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, báo cáo đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khoa học để phân tích lý luận giải thực tiễn : Phương pháp duy vật biện
chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế,
phương pháp tổng hợp thống kê…
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài báo cáo gồm 2 phần là:
Phần 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh
Vượng chi nhánh Nghệ An
Phần 2: Thực trạng và giải pháp mở rộng cho vay bổ sung vốn lưu động
đối với doanh nghiệp ở VPBank Nghệ An
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488 3
B. NỘI DUNG
PHẦN I :
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK NGHỆ AN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK NGHỆ AN
1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển Chi Nhánh
1.1.1.1. Ngân hàng VPBank Việt Nam
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (Tiền thân là ngân hàng thương mại cổ
phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank),tên tiếng Anh là
Vietnam Prosperity Joint - Stock Commercial Bank, được thành lập theo Giấy
phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cấp ngày 12/08/1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt
động từ ngày 04/09/1993.
Năm 2000 đánh dấu một biến chuyển quan trọng trong quá trình phát triển
của VPBank, đó là việc Hội Đồng quản trị quyết định lựa chọn mục tiêu chiến
lược của VPBank cho tới năm 2010 là xây dựng VPBank thành Ngân hàng bán
lẻ hàng đầu của Việt Nam và trong khu vực. Thực tế đã chứng minh rằng định
hướng này của VPBank là hoàn toàn đúng đắn. Năm 2005 VPBank đã chính
thức thoát khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt, vượt qua giai đoạn khủng hoảng
kéo dài (1997-2004), VPBank đã vươn lên khẳng định được mình với uy tín và
thương hiệu ngày càng vững mạnh, tình hình tài chính lành mạnh và chất lượng
hoạt động được kiểm soát tốt với những thành tích đáng ghi nhận: Nhiều năm
liền được nhận cúp vàng nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia, được chứng nhận Ngân
hàng có chất lượng hoạt động loại A, chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc
do The Bank of NewYork, CitiBank- Mỹ, Union Bank- Mỹ trao tặng.
1.1.1.2. Ngân hàng VPBank – chi nhánh Nghệ An ( VPBank Nghệ An )
Ngân hàng VPBank Nghệ An hoạt động dựa theo sự chấp thuận của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quyết định số 03-2007/QĐ-HĐQT ngày
12/01/2007 của hội đồng quản trị VPBank Việt Nam, chính thức khai trương và
đi vào hoạt động ngày 30/01/2007. Hội sở đóng tại Tầng 1 nhà A, Tecco Tower,
Đường Quang Trung, Thành Phố Vinh, Nghệ An.
Hoạt động chính của VPBank Nghệ An là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ
và dịch vụ Ngân hàng dựa trên chủ yếu các nghiệp vụ:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488 4
- Huy động vốn từ các tổ chức và dân cư
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các tổ chức, dân cư
- Dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước và quốc tế
- Chiết khấu thương phiếu,trái phiếu và các chứng từ có giá
- Kinh doanh ngoại tệ
- Thanh toán quốc tế
- Bảo lãnh dự thầu, thanh toán,..vv..
- Dịch vụ thẻ..vv..
Ngân hàng VPBank Nghệ An là một trong hơn 135 chi nhánh của Ngân
hàng VPBank Việt Nam, hoạt động với phương châm lợi ích của khách hàng là
trên hết, lợi ích của cổ đông được chú trọng, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển
cộng đồng.
Với lợi thế mạnh về thương hiệu của một Ngân hàng bán lẻ, trong khi đối
tượng phục vụ phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ tiểu thương, các
hộ sản xuất kinh doanh, điển hình như Công ty cổ phần kinh doanh Tân Miền
Trung, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Bình Minh.... Do
vậy, VPBank Nghệ An sẽ là địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
dịch vụ và tiêu dùng cho tất cả Khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng VPBank Nghệ An
1.1.2.1. Về nhân sự
Hiện nay Chi nhánh có 60 cán bộ, trong đó 48 đại học và trên đại học, 9 là
cao đẳng và trung cấp, còn lại là sơ cấp. Nhận thức được chất lượng đội ngũ
nhân viên là sức mạnh của Ngân hàng, giúp Ngân hàng sẵn sàng đương đầu với
mọi cạnh tranh, vì thế Ngân hàng luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác
quản trị.
1.1.2.2. Về cơ cấu tổ chức
Có thể khái quát về mô hình tổ chức của Chi nhánh như sau:
+ Ban giám đốc: bao gồm 01 Giám đốc
+ Các phòng ban:
- Phòng Hành chính tổ chức
- Phòng Phục vụ khách hàng
- Phòng Kế toán giao dịch (Bao gồm cả tin học)
- Phòng Giao dịch Nguyễn Văn Cừ
- Phòng Giao dịch chợ Vinh
- Phòng Giao dịch Cửa Đông
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488 5
- Phòng giao dịch Bến Thủy
- Phòng giao dịch Xô Viết nghệ tĩnh
- Phòng giao dịch Đội Cung
- Ban quản lý tín dụng ( C/A)
1.1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ
* Giám đốc
Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh
hằng ngày của Ngân hàng. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt pháp lý và trước
hội đồng quản trị Ngân hàng VPBank đối với tất cả mọi hoạt động của chi
nhánh.
* Phó Giám đốc
- Hỗ trợ giám đốc trong các mặt chuyên môn cũng như trong