Năm 2007 là năm đánh dấu sự chuy ển mình của nền kinh tế Việt
Nam, là năm Việt Nam trởthành thành viên chính thức của tổchức thương
mại thếgiới WTO và Mỹbình thường hoá quan hệvĩnh viễn với nước ta.
Những nhân tố đấy đã góp phần đưa nền kinh tế Đất nước hoà mình vào
dòng chảy chung của nền kinh tếthếgiới, phát triển theo xu hướng toàn
cầu hoá, đa phương hoá và đa dạng hoá. Nền kinh tếtăng trưởng mạnh, đạt
được nhiều kết quảkhởi sắc và những thay đổi to lớn. Góp phần không nhỏ
vào sựthay đổi đó là sựnỗlực vươn lên và phát triển mạnh mẽcủa các
doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế. Đối với m ột nước đang phát triển
nhưnước ta thì loại hình DNNVV chiếm đa sốvà hoạt động trên tất cảcác
lĩnh vực, ngành nghềkinh tế. Cùng với sựnhạy bén linh hoạt của mình các
DNNVV đã vượt qua những khó khăn, thử thách ban đàu và ngày càng
khẳng định vai trò vịtrí của mình trong nền kinh tế. Góp phần thúc đẩy tốc
độtăng trưởng kinh tế, giải quy ết công ăn việc làm cho lượng lao động dồi
dào nhưng trình độthấp ởnước ta hiện nay và đồng thời hỗtrợ, thúc đẩy
các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tếphát triển. Tuy nhiên,
trong thực tếhoạt động của các DNNVV cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là
khó khăn vềvốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và vềviệc tiếp cận
ngân hàng đểvay vốn của họlại càng khó khăn hơn
89 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2333 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏvà vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Mở rộng cho vay đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao
dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam.”
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNo & PTNT VN
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
TCTD Tổ chức tín dụng
SGD Sở giao dịch
LỜI MỞ ĐẦU
3
Năm 2007 là năm đánh dấu sự chuyển mình của nền kinh tế Việt
Nam, là năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương
mại thế giới WTO và Mỹ bình thường hoá quan hệ vĩnh viễn với nước ta.
Những nhân tố đấy đã góp phần đưa nền kinh tế Đất nước hoà mình vào
dòng chảy chung của nền kinh tế thế giới, phát triển theo xu hướng toàn
cầu hoá, đa phương hoá và đa dạng hoá. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh, đạt
được nhiều kết quả khởi sắc và những thay đổi to lớn. Góp phần không nhỏ
vào sự thay đổi đó là sự nỗ lực vươn lên và phát triển mạnh mẽ của các
doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế. Đối với một nước đang phát triển
như nước ta thì loại hình DNNVV chiếm đa số và hoạt động trên tất cả các
lĩnh vực, ngành nghề kinh tế. Cùng với sự nhạy bén linh hoạt của mình các
DNNVV đã vượt qua những khó khăn, thử thách ban đàu và ngày càng
khẳng định vai trò vị trí của mình trong nền kinh tế. Góp phần thúc đẩy tốc
độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho lượng lao động dồi
dào nhưng trình độ thấp ở nước ta hiện nay và đồng thời hỗ trợ, thúc đẩy
các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên,
trong thực tế hoạt động của các DNNVV cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là
khó khăn về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và về việc tiếp cận
ngân hàng để vay vốn của họ lại càng khó khăn hơn.
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế, các NHTM sẽ có nhiều cơ hội
và thách thức hơn trong quá trình hoạt động.Trước áp lực cạnh tranh, các
NHTM sẽ phải ngày càng mở rộng hoạt động của mình theo cả chiều sâu
và chiều rộng, vừa phải đa dạng hoá dịch vụ, đa dạng hoá khách hàng của
mình, đồng thời phải xác định được đâu là đối tượng khách hàng tiềm năng
và là khách hàng mục tiêu của mình để từ đó có được những chính sách kế
hoạch cho hoạt động của mình có hiệu quả hơn. Trong các NHTM đó thì
SGD NHNo & PTNT VN đã xác định được các DNNVV là khách hàng
tiềm năng và mục tiêu của họ, do đó trong những năm gần đây họ đã có
4
nhiều chính sách cho việc mở rộng cho vay các DNNVV nhưng kết quả mở
rộng chưa cao.
Từ thực tế đã nêu và những thông tin tìm hiểu được tại SGD NHNo
& PTNT VN, đề tài “Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam” được lựa chọn nghiên cứu. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo, nội dung chính của chuyên đề được kết cấu theo 3
chương:
Chương 1: Lý luận về mở rộng hoạt động cho vay của ngân
hàng đối với DNNVV.
Chương 2: Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Sở giao
dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Sở
giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
5
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.
1.1 CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
Theo Luật các Tổ chức Tín dụng số 07/1997/QHX của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được
thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác có
liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng
bao gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư,
Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng
khác”. Trong đó Ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về
quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một trung gian tài chính, là chiếc
cầu nối chu chuyển những khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội đến tay những
người có nhu cầu và khả năng đầu tư. NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ,
mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với
trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ
chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Nếu đứng trên phương diện
những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp, ngân hàng là các tổ chức tài
chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt
là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài
chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Luật các Tổ chức tín dụng 07/1997/QHX qui định: “Hoạt động ngân
hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung
thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung
ứng các dịch vụ thanh toán”. Trước tiên, để hiểu xem một ngân hàng hoạt
động như thế nào, ta hãy xem xét bản quyết toán tài sản của ngân hàng đó.
6
Tài sản Nguồn vốn
Các khoản mục về ngân quỹ
- Tiền dự trữ
- Tiền mặt trong quá trình thu
- Tiền gửi ở các ngân hàng
khác
Các chứng khoán
- Chứng khoán chính phủ
- Chứng khoán công ty
- Hùn vốn dưới các hình thức
khác
Các khoản tiền cho vay
- Thương mại và công nghiệp
- Bất động sản
- Tiêu dùng
- Cho vay giữa các ngân hàng
- Các khoản tiền cho vay khác
Các tài sản Có khác.
Tiền gửi
- Tiền gửi thanh toán
- Tiền gửi có kỳ hạn
- Tiền gửi tiết kiệm
- Các hình thức huy động khác
Các khoản tiền đi vay
- Vay Ngân hàng Trung ương
- Vay các ngân hàng khác
Vốn chủ sở hữu
- Vốn điều lệ
- Các quỹ và lợi nhuận chưa
phân phối
Cân đối Cân đối
Như vậy, các ngân hàng thu lợi nhuận bằng cách bán những tài sản nợ
có một số đặc tính (một kết hợp riêng về tính lỏng, rủi ro và lợi tức) và
dùng tiền thu được để mua những tài sản có một số đặc tính khác. Các ngân
hàng cung cấp một dịch vụ chuyển một loại tài sản này thành một loại tài
sản khác cho công chúng. Quá trình chuyển các tài sản và cung cấp một
loạt dịch vụ (thanh toán séc, ghi chép sổ sách, phân tích tín dụng...) giống
bất cứ quá trình sản xuất khác của một hãng kinh doanh. Nếu ngân hàng tạo
ra những dịch vụ hữu ích với chi phí thấp và có được doanh thu cao nhờ
7
vào tài sản có của mình, thì ngân hàng thu được lợi nhuận, nếu không, thì
ngân hàng này chịu tổn thất.
Hoạt động cơ bản của một NHTM được qui định trong Nghị định 49
của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM, bao gồm:
1.1.1 Huy động vốn.
NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác
dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại
tiền gửi khác.
Đây là nghiệp vụ rất đặc trưng, cơ bản của ngân hàng. Thông thường
vốn tự có chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong toàn bộ vốn kinh doanh, nên để có
nguồn vốn để cho vay các NHTM phải huy động một lượng vốn từ các
nguồn tiền nhàn rỗi và tiền tiết kiệm trong dân chúng. Số vốn huy động
thường gấp nhiều lần so với vốn tự có. Tiền gửi là bộ phận chủ yếu trong
tổng nguồn vốn của NHTM. Vốn tiền gửi có thể trả lãi, có thể không phải
trả lãi, ngân hàng dùng số tiền này để hình thành các tài sản mang lại thu
nhập. Tuy nhiên ngân hàng không thể sử dụng toàn bộ số tiền gửi để cho
vay và đầu tư mà phải dành một tỷ lệ nhất định dự trữ thường xuyên để
đảm bảo chi trả cho người gửi đến rút và ký quỹ bắt buộc tại Ngân hàng
Nhà nước (NHNN).
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để
huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi được Thống
đốc NHNN chấp thuận.
- Vay vốn của các Tổ chức tín dụng (TCTD) khác hoạt động tại Việt
Nam và của TCTD nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của NHNN.
Trong quá trình kinh doanh hoạt động, ở cùng một thời điểm có
TCTD thừa vốn, có TCTD thiếu vốn, họ có thể vay qua lại lẫn nhau tại thị
trường liên ngân hàng. Chúng cũng có thể vay từ NHNN trong trường hợp
8
thiếu hụt trong thanh toán bù trừ, do thiếu vốn trong các hoạt động thời vụ
hay do khó khăn tài chính. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có thể vay
vốn thông qua phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán…
- Vốn ngân hàng và các hình thức huy động khác.
Để có thể thành lập một ngân hàng thông thường, chủ sở hữu phải có
một số vốn nào đó lớn hơn số vốn mà pháp luật quy định, gọi là vốn pháp
định. Mức góp vốn của các chủ sở hữu ngân hàng được chấp nhận ghi vào
Điều lệ hoạt động gọi là vốn điều lệ. Vốn tự có của ngân hàng bao gồm
trong đó số vốn điều lệ thực góp cộng với các quỹ trích từ lợi nhuận ròng
hàng năm như: Quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ phát triển kỹ
thuật nghiệp vụ…
1.1.2 Hoạt động tín dụng.
NHTM được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức
cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê
tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN.
Về hoạt động cho vay, NHTM được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn
dưới hình thức cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ đời sống; cho vay trung và dài hạn để thực hiện các dự
án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Trong đó,
NHTM chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu
quả và có khả năng trả nợ để cho vay.
Về hoạt động bảo lãnh, NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh
toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo
lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối
với người nhận bảo lãnh theo quy định của NHNN.
Đồng thời, NHTM được chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và
các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. NHTM được hoạt động cho thuê tài chính
nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính.
9
1.1.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quĩ.
NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNN nơi NHTM đặt trụ sở
chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định; được
mở tài khoản tại ngân hàng khác trong nước theo quy định của NHNN.
Về dịch vụ thanh toán, NHTM được:
- Cung ứng các phương tiện thanh toán;
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng;
- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ;
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép;
- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;
- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh
toán liên ngân hàng trong nước.
1.1.4 Các hoạt động khác.
NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần
của các doanh nghiệp và các TCTD khác; được tham gia thị trường tiền tệ.
NHTM cũng được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh
vực liên quan đến hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, NHTM còn được cung
ứng dịch vụ bảo hiểm, tư vấn tài chính, bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có
giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác. Đặc biệt, NHTM không
được trực tiêp kinh doanh bất động sản.
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.
1.2.1 Khái niệm.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một bộ phận cấu thành không
thể thiếu được của nền kinh tế, có mối quan hệ tương hỗ không thể tách rời
với các chủ thể khác. Việc phân chia DNNVV dựa vào tiêu thức quy mô
doanh nghiệp. Theo tiêu thức này doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp
lớn, DNNVV. Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm DNNVV
nhưng khái niệm chung nhất về DNNVV có nội dung như sau:
10
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những cơ sở sản xuất, kinh doanh có tư
cách pháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp
trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh
thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng
quốc gia.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé
về mặt vốn, lao động hay doanh thu. DNNVV có thể chia thành ba loại
cũng căn cứ vào quy mô đó là: doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và
doanh nghiệp siêu nhỏ.
Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng thế giới, doanh nghiệp siêu
nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp
nhỏ có số lượng lao động từ 10 người đến 50 người, còn doanh nghiệp vừa
có từ 50 người đến 300 lao động.
Mỗi nước đều có tiêu chí riêng để xác định DNNVV ở nước mình.
Ở Việt Nam, khái niệm DNVVN được đưa ra ở điều 3, Nghị định
90/2001/NĐ – CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa: “ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sảng xuất, kinh doanh độc
lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không
quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động hằng năm không quá 300 người.”
Theo điều 4 các DNVVN bao gồm:
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp
Nhà nước.
- Các hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã.
- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định 02/2000/NĐ-CP
ngày 03 tháng 02 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
11
Như vậy có rất nhiều tiêu thức để phân loại DNNVV. Một số tiêu thức
như vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng được dùng khá phổ
biến trên thế giới cũng giống như ở Việt Nam. Trong đó, hai tiêu thức được
sử dụng nhiều nhất ở phần lớn các nước là quy mô vốn và lao động.
Cơ sở xác định qui mô vốn và lao động:
- Vốn đăng kí: đối với doanh nghiệp Nhà nước là vốn điều lệ được
Nhà nước cấp, đối với doanh nghiệp còn lại là vốn ghi trên đăng kí kinh
doanh, giấy phép đầu tư.
- Lao động trung bình hàng năm là số lao động bình quân mà doanh
nghiệp đã dăng kí với cơ quan quản lý lao động và có tham gia đóng bảo
hiểm xã hội (không bao gồm số lao động doanh nghiệp kí hợp đồng thời
vụ, hợp đồng công việc).
Tuy nhiên, mỗi một nước, mỗi một nền kinh tế lại lựa chọn các tiêu
chuẩn khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng nước: Thông thường
các nước có trình độ phát triển càng cao thì quy định về chỉ tiêu quy mô
vốn cũng như lao động cao hơn so với các nước có trình độ phát triển thấp.
Ví dụ như ở Nhật Bản doanh nghiệp có số vốn dưới 1 triệu USD và lao
động dưới 300 người được coi là DNVVN, nhưng ở các nước chậm phát
triển như Việt Nam hay là Lào, Campuchia thì đó lại là doanh nghiệp lớn.
Các giới hạn tiêu chuẩn này thay đổi theo thời gian sao cho phù hợp
với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn. Khi nền kinh tế
tăng trưởng, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp mở rộng thì giới hạn
tiêu chuẩn sẽ được điều chỉnh lại. Hoặc khi nền kinh tế suy thoái, các
doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, một số doanh nghiệp phá sản hoặc
bị sáp nhập, giải thể, số lượng các doanh nghiệp giảm. Lúc đó tiêu chuẩn
12
để phân loại DNVVN cũng sẽ thay đổi tỷ lệ với tốc độ tăng trưởng quy mô
của các doanh nghiệp.
Theo ngành nghề khác nhau: do mỗi ngành nghề có tính chất, đặc
trưng riêng nên việc phân biệt quy mô vốn cũng như lao động sử dụng
riêng cho từng ngành nghề cũng khác nhau. Chẳng hạn như ở Nhật Bản,
các doanh nghiệp ở khu vực sản xuất phải có số vốn dưới 1 triệu USD và
dưới 300 lao động, trong khi đó thương mại- dịch vụ có số vốn dưới
300.000USD và dưới 100 lao động thì đều thuộc DNVVN. Ở Việt Nam,
đối với doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp nhỏ có vốn từ 1 tỷ đồng
trở xuống và số lao động từ 50 người trở xuống, còn các doanh nghiệp
thương mại và dịch vụ số lao động dưới 30 người.
Đường lối, chính sách, chiến lược và khả năng hỗ trợ của mỗi quốc
gia. Với mục tiêu phát triển ổn định và bền vững kinh tế - xã hội, các nước
đều đưa ra những tiêu thức phân loại DNVVN dùng làm căn cứ thiết lập
những chính sách phát triển và hỗ trợ DNVVN. Điều này hết sức quan
trọng, ảnh hưởng tới tổng thể nền kinh tế vì các DNVVN thường chiếm tỷ
lệ lớn.
Như vậy, việc xác định rõ các tiêu thức để phân loại DNVVN có ý
nghĩa rất quan trọng. Đó là cơ sở để xác định cơ chế quản lý với những
chính sách ưu tiên thích hợp và xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lý có hiệu
quả đối với hệ thống các doanh nghiệp này.
Xác định tầm quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với phát
triển kinh tế đất nước theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, 6 năm trở lại
đây, Chính phủ có nhiều chính sách, giải pháp lớn nhằm phát huy đến mức
cao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại
hình kinh tế này. Chính vì vậy số lượng DNVVN tăng lên đáng kể.
13
1.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.2.1 DNNVV có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ bé
Phần lớn các DNNVV đều có quy mô nhỏ bé. Thực chất thì đặc điểm
này do chính tiêu chí phân loại DNNVV của Nghị định 90/NĐ-CP quy
định, đó là các doanh nghiệp có vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ
đồng và lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Như vậy thì
chính quy mô về nguồn vốn và lao động kéo theo khó khăn về mặt bằng
sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ và năng lực quản lý hạn chế, thiếu
thông tin gây ra nhiều yếu kém trong sản xuất mà trong đó thiếu vốn là đặc
điểm nổi bật.
1.2.2.2 Quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của
DNNVV thấp
Hầu hết các DNNVV được thành lập có nguồn vốn dựa vào nguồn
vốn tích lũy cá nhân cộng với tích lũy của gia đình. Do đó, những người
điều hành doanh nghiệp hầu hết có thế mạnh về vốn nhiều hơn là có thế
mạnh về năng lực quản lý. Còn các DNNVV của nhà nước thì lại có nhiều
nhà quản lý yếu kém về trình độ điều hành nên cũng chưa đáp ứng được
nhu cầu quản lý doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt của cơ
chế thị trường như hiện nay, gây khó khăn trong việc đảm bảo cho doanh
nghiệp đứng vững và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, số người của DNNVV có trình độ, được đào tạo còn ít.
Khó khăn của các doanh nghiệp này là không thu hút được nhiều các cán
bộ kỹ thuật cũng như các nhà quản lý giỏi, những công nhân có tay nghề
cao. Từ đó, dẫn đến năng suất lao động thấp, hiệu quả sử dụng vốn kém
ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay và bảo toàn vốn thấp. Chính điều
này sẽ dẫn tới khả năng tiếp cận vốn của các ngân hàng của các doanh
nghiệp này bị hạn chế.
1.2.2.3 Sức cạnh tranh của DNNVV còn thấp
14
Do các DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn đầu tư
cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn ít làm cho hoạt động sản xuất kinh
doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm như: chất
lượng chưa cao, sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ còn yếu… do đó
không mở rộng được thị trường, ngày càng khó tiêu thụ hàng hóa. Chính
điều này sẽ dẫn đến doanh thu thấp và lợi nhuận cũng thấp, cản trở việc sản
xuất kinh doanh, dễ có những hành vi gian lận thương mại, kinh doanh trái
với quy định của pháp luật.
1.2.2.4 Môi trường kinh doanh bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến
hoạt động của DNNVV
Chính những đặc trưng về quy mô nguồn vốn và lực lượng lao động
đã phần nào nói lên sự phụ thuộc của các DNNVV vào môi trường kinh
doanh. Các tác động từ bên ngoài tới doanh nghiệp cũng đã gây ra không ít
khó khăn cho các doanh nghiệp này. Trước hết, sự tác động quản lý của
nhà nước về hoàn thiện Luật doanh nghiệp, các chính sách thuế, chính sách
tín dụng, thương mại, chính sách khoa học công nghệ, lao động và việc
làm… có nhiều bất cập. Tác động quản lý của nhà nước đối với doanh
nghiệp trong khâu tổ chức còn nhiều bức xúc. Sự thiếu hụt và rối loạn thị
trường như: thị trường vốn, thị trường thông tin, thị trường dịch vụ và nạn
hàng giả, hàng lậu tràn lan gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của DNNVV.
1.2.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế
DNVVN có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước. Ở
nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển DNVVN luôn là
nền tảng của nên kinh tế, là bộ phận cấu thành không thể thiếu được của
nền kinh tế. Chính phủ các nước cũng xác định vai trò q