1. Vấn đề nghiên cứu:
Thị trường chứng khoán hiện nay là mối quan tâm của toàn bộ các thành phần kinh
tế, chứ không chỉ của riêng những nhà đầu tư hay những công ty có chứng khoán niêm
yết trên sàn giao dịch Với sự phát triển không ngừng và những đóng góp to lớn của mình,
thị trường chứng khoán ngày càng chứng tỏ ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế, một nhận
xét quen thuộc về mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và nền kinh tế mà chúng ta
vẫn thường bắt gặp trên các phương tiện thông tin là “Thị trường chứng khoán là phong
vũ biểu của nền kinh tế”. Vì thế, các chỉ số của thị trường chứng khoán rất được quan tâm,
và đặc biệt hơn cả là giá của các chứng khoán niêm yết. Sự biến động giá chứng khoán
luôn là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư vì lí do lợi nhuận. Đồng thời sự biến động giá
chứng khoán còn thu hút sự quan tâm những nhà kinh tế học. Nó đã trở thành một chủ đề
khá hấp dẫn đối với các nhà kinh tế học thực nghiệm cũng như lí thuyết. Đã có rất nhiều
bài nghiên cứu thực nghiệm cũng như các lí thuyết nghiên cứu về sự biến thiên của giá
chứng khoán. Trong số đó có thể kể đến những lí thuyết nổi tiếng sau (cả ba đều đọat giải
nobel kinh tế): lí thuyết thị trường hiệu quả, lí thuyết tài chính hành vi, lí thuyết bất cân
xứng thông tin.
Năm 1963, Maurice Kendall công bố một khám phá bất ngờ là giá chứng khoán
thay đổi một cách hết sức ngẫu nhiên, không mang tính chu kì.Và từ sự khám phá đầy thú
vị đó mà dẫn đến sự ra đời của lí thuyết thị trường hiệu quả, gắn liền với tên tuổi nổi
tiếng là giáo sư Fama. Theo định nghĩa của giáo sư Fama thì thị trường được gọi là hiệu
quả khi giá chứng khoán phản ánh tất cả các thông tin tồn tại trên thị trường. Tuy có
những chứng cứ ủng hộ cho giả thiết thị trường hiệu quả nhưng trong giới kinh tế học
cũng có không ít ý kiến chống lại.Và cũng phải thừa nhận rằng lí thuyết thị trường hiệu
quả còn tồn tại một số hạn chế. Ra đời sau nhất lí thuyết tài chứng hành vi.Lí thuyết tài
chứng hành vi ra đời và nó đã góp phần bù đắp cho những hạn chế của lí thuyết thị
trường hiệu quả.
Hai lí thuyết này tồn tại song song và xu hướng hiện nay có vẻ ưa chuộng lí thuyết
tài chính hành vi hơn. Nhưng khi đứng ở một gốc độ khác mà xét thì về mặt bản chất cả
hai lí thuyết có điểm chung là đều tập trung nghiên cứu về mức độ thông tin được phản
ánh trên thị trường chứng khoán. Thị trường hiệu quả ở dạng nào là tùy vào mức độ phản
ánh thông tin trong giá chứng khoán. Còn trong tài chính hành vi, các nhà đầu tư hành
động theo “ tâm lí bầy đàn” hay có những “phản ứng thái quá” cũng là do thiếu thông
tin khiến nhà đầu tư không đánh giá đúng được giá trị nội tại của chứng khoán mà hành
động theo cảm tính. Vấn đề trên có thể khái quát trong cụm từ ngắn gọn là “bất cân xứng
thông tin”. Bất cân xứng thông tin, một vấn đề cũ nhưng không cũ. Lí thuyết bất cân
xứng thông tin lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định được vị trí
của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, George Akerlof,
Michael Spence và Joseph Stiglitz nhận giải Nobel kinh tế với nghiên cứu của mình về
bất cân xứng thông tin. Tính từ lúc ra đời cho đến nay và có lẽ trong cả tương lai lí thuyết
này vẫn giữ nguyên giá trị của nó.
Bây giờ chúng ta thử hướng một cái nhìn bao quát các lí thuyết này. Chúng ta thử
liên kết lí thuyết bất cân xứng thông tin và thị trường hiệu quả, chẳng hạn chúng ta xem
xét mối quan hệ giữa hai lí thuyết này trong giả thiết thị trường hiệu quả dạng mạnh.
Theo định nghĩa của giáo sư Fama thị trường hiệu quả dạng mạnh là thị trường mà tại đó
giá cả phản ánh tất cả thông tin, do đó nhà đầu tư không thể có tỉ suất sinh lợi vượt trội
nhờ nắm được thông tin nội bộ. Bây giờ giả định có sự bất cân xứng thông tin giữa người
mua và người bán, cụ thể người bán nắm được nhiều thông tin hơn và biết được là có một
tin tức bất lợi cho cổ phiếu, và rất có thể giá cổ phiếu sẽ giảm khi thông tin được công bố.
Người bán sẽ tận dụng giá còn cao hôm nay để bán trong khi người mua do thiếu thông
tin nên chấp nhận mua cổ phiếu ở mức giá này. Kết quả người bán có tỉ suất sinh lợi vượt
trội nhờ thông tin nội bộ, giá thực hiện không phản ánh được tất cả thông tin, thị trường
không hiệu quả ở dạng mạnh. Giả định ngược lại là không có bất cân xứng thông tin,
người bán cũng sẽ cố tận dụng giá cao hôm nay để bán nhưng sẽ không bán được do
người mua cũng nắm được thông tin và không mua ở giá này. Kết quả là mức giá thực
hiện sẽ phản ánh thông tin nội bộ, thị trưòng hiệu quả dạng mạnh. Các giải thích cũng
tương tự cho thị trường hiệu quả dạng vừa và yếu.
Qua những vấn đề đã phân tích ở trên chúng ta cũng đã thấy có một mối liên hệ giữa
các lí thuyết trên. Và mối liên hệ này cũng là vấn đề mà nhóm chọn để tìm hiểu, nhưng
chủ yếu là mối liên hệ giữa lí thuyết thị trường hiệu quả và lí thuyết bất cân xứng thông
tin.
2. Mục tiêu - câu hỏi nghiên cứu:
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời từ năm 2000. Đến nay, thị trường chứng
khoán đã gần 10 năm tuổi, không ít những thành công và phát triển nhưng cũng có không
ít những hạn chế và thiếu sót cần khắc phục. Một vấn đề nổi cộm gây không ít những chú
ý và phàn nàn đó là vấn đề thông tin trên thị trường. Khi nhắc đến vấn đề này thì quả thật
còn không ít những ý kiến chưa hài lòng trước thực trạng công bố thông tin trên thị
trường hiện nay. Tuy có những quy định pháp luật hướng dẫn việc công bố thông tin của
các công ty niêm yết nhưng dường như việc công bố thông tin trong thời gian qua vẫn
chưa thực hiện tốt. Chúng ta sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này trong phần thực trạng ở
chương 3.
Còn khi đề cập đến câu hỏi “Liệu thị trường Việt Nam có hiệu quả không? Và đang
ở mức nào?” thì theo nhận xét của nhiều chuyên gia thị trường chứng khoán Việt Nam là
không hiệu quả ngay cả ở dạng yếu, và trong thời gian qua thị trường bị ảnh hưởng của
hiện tượng “tâm lí bầy đàn” khá rõ rệt. Giá chứng khoán có thời gian đã bị đẩy lên rất cao
tách rời giá trị thực, có thể lấy ví dụ giai đoạn thị trường bong bóng 4-2006 đến 2-2008.
Đây là giai đoạn thị trường có sự đi lên chóng mặt, chỉ số VN-index tăng từ mức 400 lên
hơn 1000 điểm.
111 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2888 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa lí thuyết bất cân xứng thông tin và lí thuyết thị trường hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-------------------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010”
TÊN CÔNG TRÌNH:
MỐI QUAN HỆ GIỮA LÍ THUYẾT BẤT
CÂN XỨNG THÔNG TIN VÀ LÍ THUYẾT
THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
THUỘC NHÓM NGÀNH:
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TP. Hồ Chí Minh, tháng 06/2010
2
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Lý thuyết thị trƣờng hiệu quả là một lí thuyết nổi tiếng gắn liền với thị trƣờng chứng
khoán. Chúng ta đã khá quen thuộc với các định nghĩa, các dạng thị trƣờng hiệu quả cũng
nhƣ các phƣơng pháp kiểm định thị trƣờng hiệu quả. Nhƣng trong bài nghiên cứu này
chúng ta sẽ đứng ở một gốc độ mới hơn để xem xét lí thuyết thị trƣờng hiệu quả, đó là
nhìn nó trong mối liên hệ với lí thuyết bất cân xứng thông tin.
Bài nghiên cứu sẽ sử dụng các mô hình đã đƣợc các nhà kinh tế học xây dựng trƣớc
đây nhằm đo lƣờng ảnh hƣởng của bất cân xứng thông tin đến thị trƣờng hiệu quả bằng
những con số trực quan.
Đề tài nghiên cứu sẽ mở đầu bằng những nhận xét về mối liên hệ của hai lí thuyết này
trên mặt lí thuyết. Sau đó sẽ điểm qua các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong quá
khứ và cuối cùng là kết quả thực nghiệm áp dụng tại thị truờng chứng khoán Việt Nam.
Từ những kết quả thực nghiệm, chúng ta sẽ rút ra kết luận về mức độ bất cân xứng
thông tin trên thị trƣờng Việt nam hiện nay. Đồng thời cũng rút ra kết luận về sự ảnh
hƣởng của bất cân xứng thông tin đến tính hiệu quả của thị trƣờng. Để từ đó có những
nhìn nhận và quan tâm đúng mức đến các biện pháp hạn chế bất cân xứng thông tin trên
thị trƣờng.
3
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 6
1. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................. 6
2. Mục tiêu - câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 8
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 10
CHƢƠNG 2 : SƠ LƢỢC CÁC LÍ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH TRONG
QUÁ KHỨ ............................................................................................................... 11
1. Thị trƣờng hiệu quả .............................................................................................. 11
1.1.Khái niệm thị trƣờng hiệu quả ......................................................................... 11
1.2. Phân loại thị trƣờng hiệu quả .......................................................................... 11
2. Bất cân xứng thông tin (Asymetric information) ................................................... 12
2.1. Khái niệm về thông tin bất cân xứng ............................................................. 12
2.2. Hệ quả bất cân xứng thông tin ........................................................................ 13
2.2.1. Chi phí lựa chọn bất lợi ............................................................................ 13
2.2.2. Tâm lí ỷ lại .............................................................................................. 14
3. Các mô hình kiểm định ........................................................................................ 14
3.1 Thị trƣờng hiệu quả ......................................................................................... 14
3.1.1. Các giả định của giáo sƣ Fama trong nghiên cứu thị trƣờng hiệu quả ....... 14
3.1.2. Mô hình hóa lí thuyết thị trƣờng hiệu quả ................................................ 15
3.1.3. Phƣơng pháp kiểm định thị trƣờng hiệu quả dạng yếu.............................. 16
3.1.4. Kiểm định thị trƣờng hiệu quả dạng vừa .................................................. 18
3.1.5. Kiểm định thị trƣờng hiệu quả dạng mạnh ............................................... 19
4.2. Các nghiên cứu đo lƣờng thông tin bất cân xứng ........................................... 20
4.2.1 Mô hình Glosten và Harris (1988)............................................................. 20
4.2.2 Mô hình George Kaul và Nimalendran (1991) .......................................... 21
4.2.3 Mô hình Roger D.Huang và Hans R.Stoll (1997) ..................................... 21
4.2.4. Ness, B.F.V., Ness, R.A.V., và R.A. Warr (2001) ................................... 23
4
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN VÀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƢỜNG TẠI VIỆT NAM .................. 25
1. Lỗ hổng trong công bố thông tin ........................................................................... 25
1.1. Hệ thống hỗ trợ trong việc công bố thông tin .................................................. 25
1.1.1. Hệ thống pháp luật qui định .................................................................... 25
1.1.2. Các kênh cung cấp thông tin ra công chúng ............................................. 26
1.2. Thực tế về thông tin trên thị trƣờng ............................................................... 26
2. Tính kém hiệu quả của thị trƣờng ........................................................................ 27
CHƢƠNG 4: KIỂM ĐỊNH THỰC NGHIỆM ........................................................... 29
1. Mô hình lựa chọn .................................................................................................. 29
1.1. Mô hình đo lƣờng chi phí lựa chọn bất lợi ...................................................... 29
1.2. Mô hình kiểm định thị trƣờng hiệu quả ......................................................... 30
1.3. Một số giả định trong khi tiến hành hành ƣớc lƣợng chi phí lựa chọn bất lợi và
kiểm định thị trƣờng hiệu quả trên thị trƣờng Việt Nam ....................................... 31
2. Các bƣớc tiến hành ƣớc lƣợng chi phí lựa chọn bất lợi và kiểm định thị trƣờng hiệu
quả............................................................................................................................ 31
2.1. Ƣớc lƣợng chi phí lựa chọn bất lợi ................................................................ 31
2.2. Kiểm định thị trƣờng hiệu quả ........................................................................ 33
3. Kết quả và giải thích kết quả ................................................................................. 34
3.1. Đo lƣờng chi phí lựa chọn bất lợi ................................................................... 34
3.2. Kiểm định thị trƣờng hiệu quả với 9 chứng khoán .......................................... 36
4. Các biện pháp hạn chế bất cân xứng thông tin....................................................... 37
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................ 39
PHỤ LỤC
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN PHỤ LỤC
Bảng 1: Kết quả chạy hồi qui bằng eview của 147 chứng khoán ............................... 43
Bảng 2: Giá mua bán của chứng khoán khi chƣa loại ASC, tỷ lệ mục tiêu 5% .......... 86
Bảng 3: Giá mua bán của chứng khoán khi chƣa loại ASC, tỷ lệ mục tiêu 10% ........ 88
Bảng 4: Giá mua bán của chứng khoán đã loại ASC, tỷ lệ mục tiêu 5% .................... 89
Bảng 5: Giá mua bán của chứng khoán đã loại ASC, tỷ lệ mục tiêu 10% .................. 90
Bảng 6: Giá chứng khoán sau khi loại bỏ chi phí bất lợi ........................................... 91
Bảng 7: Giá đóng cửa mới (P*t) của các chứng khoán .............................................. 99
6
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1. Vấn đề nghiên cứu:
Thị trƣờng chứng khoán hiện nay là mối quan tâm của toàn bộ các thành phần kinh
tế, chứ không chỉ của riêng những nhà đầu tƣ hay những công ty có chứng khoán niêm
yết trên sàn giao dịch Với sự phát triển không ngừng và những đóng góp to lớn của mình,
thị trƣờng chứng khoán ngày càng chứng tỏ ảnh hƣởng sâu sắc đến nền kinh tế, một nhận
xét quen thuộc về mối quan hệ giữa thị trƣờng chứng khoán và nền kinh tế mà chúng ta
vẫn thƣờng bắt gặp trên các phƣơng tiện thông tin là “Thị trƣờng chứng khoán là phong
vũ biểu của nền kinh tế”. Vì thế, các chỉ số của thị trƣờng chứng khoán rất đƣợc quan tâm,
và đặc biệt hơn cả là giá của các chứng khoán niêm yết. Sự biến động giá chứng khoán
luôn là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tƣ vì lí do lợi nhuận. Đồng thời sự biến động giá
chứng khoán còn thu hút sự quan tâm những nhà kinh tế học. Nó đã trở thành một chủ đề
khá hấp dẫn đối với các nhà kinh tế học thực nghiệm cũng nhƣ lí thuyết. Đã có rất nhiều
bài nghiên cứu thực nghiệm cũng nhƣ các lí thuyết nghiên cứu về sự biến thiên của giá
chứng khoán. Trong số đó có thể kể đến những lí thuyết nổi tiếng sau (cả ba đều đọat giải
nobel kinh tế): lí thuyết thị trƣờng hiệu quả, lí thuyết tài chính hành vi, lí thuyết bất cân
xứng thông tin.
Năm 1963, Maurice Kendall công bố một khám phá bất ngờ là giá chứng khoán
thay đổi một cách hết sức ngẫu nhiên, không mang tính chu kì.Và từ sự khám phá đầy thú
vị đó mà dẫn đến sự ra đời của lí thuyết thị trƣờng hiệu quả, gắn liền với tên tuổi nổi
tiếng là giáo sƣ Fama. Theo định nghĩa của giáo sƣ Fama thì thị trƣờng đƣợc gọi là hiệu
quả khi giá chứng khoán phản ánh tất cả các thông tin tồn tại trên thị trƣờng. Tuy có
những chứng cứ ủng hộ cho giả thiết thị trƣờng hiệu quả nhƣng trong giới kinh tế học
cũng có không ít ý kiến chống lại.Và cũng phải thừa nhận rằng lí thuyết thị trƣờng hiệu
quả còn tồn tại một số hạn chế. Ra đời sau nhất lí thuyết tài chứng hành vi.Lí thuyết tài
chứng hành vi ra đời và nó đã góp phần bù đắp cho những hạn chế của lí thuyết thị
trƣờng hiệu quả.
7
Hai lí thuyết này tồn tại song song và xu hƣớng hiện nay có vẻ ƣa chuộng lí thuyết
tài chính hành vi hơn. Nhƣng khi đứng ở một gốc độ khác mà xét thì về mặt bản chất cả
hai lí thuyết có điểm chung là đều tập trung nghiên cứu về mức độ thông tin đƣợc phản
ánh trên thị trƣờng chứng khoán. Thị trƣờng hiệu quả ở dạng nào là tùy vào mức độ phản
ánh thông tin trong giá chứng khoán. Còn trong tài chính hành vi, các nhà đầu tƣ hành
động theo “ tâm lí bầy đàn” hay có những “phản ứng thái quá” cũng là do thiếu thông
tin khiến nhà đầu tƣ không đánh giá đúng đƣợc giá trị nội tại của chứng khoán mà hành
động theo cảm tính. Vấn đề trên có thể khái quát trong cụm từ ngắn gọn là “bất cân xứng
thông tin”. Bất cân xứng thông tin, một vấn đề cũ nhƣng không cũ. Lí thuyết bất cân
xứng thông tin lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định đƣợc vị trí
của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, George Akerlof,
Michael Spence và Joseph Stiglitz nhận giải Nobel kinh tế với nghiên cứu của mình về
bất cân xứng thông tin. Tính từ lúc ra đời cho đến nay và có lẽ trong cả tƣơng lai lí thuyết
này vẫn giữ nguyên giá trị của nó.
Bây giờ chúng ta thử hƣớng một cái nhìn bao quát các lí thuyết này. Chúng ta thử
liên kết lí thuyết bất cân xứng thông tin và thị trƣờng hiệu quả, chẳng hạn chúng ta xem
xét mối quan hệ giữa hai lí thuyết này trong giả thiết thị trƣờng hiệu quả dạng mạnh.
Theo định nghĩa của giáo sƣ Fama thị trƣờng hiệu quả dạng mạnh là thị trƣờng mà tại đó
giá cả phản ánh tất cả thông tin, do đó nhà đầu tƣ không thể có tỉ suất sinh lợi vƣợt trội
nhờ nắm đƣợc thông tin nội bộ. Bây giờ giả định có sự bất cân xứng thông tin giữa ngƣời
mua và ngƣời bán, cụ thể ngƣời bán nắm đƣợc nhiều thông tin hơn và biết đƣợc là có một
tin tức bất lợi cho cổ phiếu, và rất có thể giá cổ phiếu sẽ giảm khi thông tin đƣợc công bố.
Ngƣời bán sẽ tận dụng giá còn cao hôm nay để bán trong khi ngƣời mua do thiếu thông
tin nên chấp nhận mua cổ phiếu ở mức giá này. Kết quả ngƣời bán có tỉ suất sinh lợi vƣợt
trội nhờ thông tin nội bộ, giá thực hiện không phản ánh đƣợc tất cả thông tin, thị trƣờng
không hiệu quả ở dạng mạnh. Giả định ngƣợc lại là không có bất cân xứng thông tin,
ngƣời bán cũng sẽ cố tận dụng giá cao hôm nay để bán nhƣng sẽ không bán đƣợc do
ngƣời mua cũng nắm đƣợc thông tin và không mua ở giá này. Kết quả là mức giá thực
8
hiện sẽ phản ánh thông tin nội bộ, thị trƣòng hiệu quả dạng mạnh. Các giải thích cũng
tƣơng tự cho thị trƣờng hiệu quả dạng vừa và yếu.
Qua những vấn đề đã phân tích ở trên chúng ta cũng đã thấy có một mối liên hệ giữa
các lí thuyết trên. Và mối liên hệ này cũng là vấn đề mà nhóm chọn để tìm hiểu, nhƣng
chủ yếu là mối liên hệ giữa lí thuyết thị trƣờng hiệu quả và lí thuyết bất cân xứng thông
tin.
2. Mục tiêu - câu hỏi nghiên cứu:
Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ra đời từ năm 2000. Đến nay, thị trƣờng chứng
khoán đã gần 10 năm tuổi, không ít những thành công và phát triển nhƣng cũng có không
ít những hạn chế và thiếu sót cần khắc phục. Một vấn đề nổi cộm gây không ít những chú
ý và phàn nàn đó là vấn đề thông tin trên thị trƣờng. Khi nhắc đến vấn đề này thì quả thật
còn không ít những ý kiến chƣa hài lòng trƣớc thực trạng công bố thông tin trên thị
trƣờng hiện nay. Tuy có những quy định pháp luật hƣớng dẫn việc công bố thông tin của
các công ty niêm yết nhƣng dƣờng nhƣ việc công bố thông tin trong thời gian qua vẫn
chƣa thực hiện tốt. Chúng ta sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này trong phần thực trạng ở
chƣơng 3.
Còn khi đề cập đến câu hỏi “Liệu thị trƣờng Việt Nam có hiệu quả không? Và đang
ở mức nào?” thì theo nhận xét của nhiều chuyên gia thị trƣờng chứng khoán Việt Nam là
không hiệu quả ngay cả ở dạng yếu, và trong thời gian qua thị trƣờng bị ảnh hƣởng của
hiện tƣợng “tâm lí bầy đàn” khá rõ rệt. Giá chứng khoán có thời gian đã bị đẩy lên rất cao
tách rời giá trị thực, có thể lấy ví dụ giai đoạn thị trƣờng bong bóng 4-2006 đến 2-2008.
Đây là giai đoạn thị trƣờng có sự đi lên chóng mặt, chỉ số VN-index tăng từ mức 400 lên
hơn 1000 điểm.
9
Biểu đồ chỉ số VN-index từ 4-2006 đến 9-2007
Nguồn: www.cophieu68.com
Xuất phát từ thực trạng trên, nhóm quyết định tìm hiểu ảnh hƣởng của “bất cân
xứng thông tin” đến sự biến động giá chứng khoán và tính hiệu quả của thị trƣờng.
Bất cân xứng thông tin có thể xảy ra ở rất nhiều vấn đề, rất nhiều lĩnh vực nhƣng
nhóm chỉ chọn bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng chứng khoán.Về mặt lí thuyết nhƣ
đã phân tích mà nói thì khi không có bất cân xứng thông tin thị trƣờng sẽ trở nên hiệu quả.
Nhƣng về thực tế thì có đúng nhƣ vậy không? Và làm sao để kiểm chứng điều này?
Vì thế, mục tiêu của bài nghiên cứu là nhóm sẽ sử dụng các mô hình để đo lƣờng
chi phí do bất cân xứng thông tin cụ thể là đo lƣờng chi phí lựa chon bất lợi trong khoảng
biến thiên giá chứng khoán.Thông qua kết quả tính toán đƣợc từ mô hình có thể rút ra
nhận xét về mức độ bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng hiện nay. Sau đó loại bỏ chi
phí lựa chọn bất lợi thì sự biến động giá cả chứng khoán sẽ nhƣ thế nào. Và từ đó thị
trƣờng có hiệu quả không khi loại bỏ ảnh hƣởng của bất cân xứng thông tin.
Bài nghiên cứu sẽ tập trung đi tìm lời giải đáp cho hai câu hỏi chính:
10
1. Ảnh hƣởng của bất cân xứng thông tin đến thị trƣờng chứng khoán mà cụ thể là
khoảng biến thiên giá chứng khoán nhƣ thế nào?
2. Sau khi loại bỏ ảnh hƣởng của bất cân xứng thông tin thì thị trƣờng có hiệu quả
không?
3. Phạm vi nghiên cứu:
Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam gồm có 2 sàn giao dịch chính là sàn giao dịch Hà
Nội và sàn giao dịch Thành Phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu tập trung vào thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam, cụ thể là sàn giao dịch Thành Phố Hồ chí Minh.
Thời gian chọn nghiên cứu là năm 2009.
Các giao dịch đƣợc xem xét là giao dịch khớp lệnh không xét các giao dịch thỏa
thuận.
11
CHƢƠNG 2 : SƠ LƢỢC CÁC LÍ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH TRONG
QUÁ KHỨ
1. Thị trường hiệu quả:
Năm 1963, Maurice Kendall, một nhà thống kê ngƣời Anh, đã đệ trình lên hiệp hội
thống kê Hoàng gia một tài liệu gây tranh luận về chu kì giá cả chứng khoán và hàng hóa.
Ông phát hiện ra rằng chúng không hiện hữu và giá đi theo một bƣớc ngẫu nhiên. Điều
này ngụ ý rằng các thay đổi giá cả độc lập với nhau.
1.1.Khái niệm thị trường hiệu quả:
Vào năm 1969, Giáo Sƣ Fama lần đầu tiên định nghĩa thị trƣờng hiệu quả nhƣ là thị
trƣờng mà trong đó, giá cả điều chỉnh rất nhanh trong phản ứng với những thông tin mới
xuất hiện trên thị trƣờng. Tuy vậy, về sau, bản thân Giáo Sƣ Fama và những Giáo Sƣ
tài chính khác đã nhận ra rằng, mặc dù tính chất điều chỉnh nhanh khi xuất hiện những
thông tin mới là một thành tố quan trọng tạo nên thị trƣờng hiệu quả nhƣng đây không
phải là thành tố duy nhất.
Một năm sau đó, trong công trình nghiên cứu mang ý nghĩa bƣớc ngoặc của mình,
Fama đã định nghĩa: “ thị trƣờng hiệu quả là thị trƣờng mà trong đó giá cả phản ánh toàn
bộ những thông tin tồn tại trên thị trƣờng”. Định nghĩa này sau đó đã trở thành kinh
điển và là chuẩn mực trong nghiên cứu thị trƣờng hiệu quả. Qua định nghĩa vừa nêu, hàm
ý rằng: thị trƣờng xử lý thông tin một cách triệt để; do đó, không tồn tại bất cứ một thông
tin có liên quan nào đến chứng khoán vốn bị thị trƣờng bỏ qua. Và do đó, giá cả chứng
khoán vốn trên thị trƣờng luôn ở mức phù hợp với mức giá trị nội tại của nó.
1.2. Phân loại thị trường hiệu quả:
Giáo Sƣ Fama đã phân loại thông tin đƣợc phản ánh thành 3 tập hợp, và tƣơng
ứng với nó là 3 mẫu hình khác nhau của thị trƣờng hiệu quả:
12
+ Tập hợp thông tin chỉ bao gồm giá cả các loại chứng khoán vốn trong quá khứ.
Thị trƣờng mà giá cả phản ánh hoàn toàn lƣợng thông tin vừa nêu đƣợc gọi là thị trường
hiệu quả dạng yếu.
+ Tập hợp thông tin bao gồm các tin tức đƣợc phổ biến trong cộng đồng giới đầu tƣ
trong hiện tại (nhƣ các báo cáo thu nhập hằng năm, việc tiến hành chia nhỏ cổ phần…).
Thị trƣờng mà giá cả phản ánh hoàn toàn lƣợng thông tin trên gọi là thị trƣờng hiệu quả
dạng vừa phải.
+ Cuối cùng, nhƣ định nghĩa về thị trƣờng hiệu quả, thị trƣờng mà giá cả phản ánh
hoàn toàn mọi thông tin tồn tại trên thị trƣờng gọi là thị trƣờng hiệu quả dạng mạnh.
2. Bất cân xứng thông tin (Asymetric information):
2.1. Khái niệm về thông tin bất cân xứng :
- Bất đối xứng thông tin là một khái niệm trong chuyên ngành kinh tế học thông tin
mô tả tình huống trong đó những ngƣời tham gia tƣơng tác trên thị trƣờng nắm đƣợc
những thông tin khác nhau về giá trị hoặc chất lƣợng của một tài sản hay dịch vụ đang
đƣợc giao dịch (trao đổi) trên thị trƣờng đó.(theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
- Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn một
bên khác. Điển hình là ngƣời bán biết nhiều về sản phẩm hơn đối với ngƣời mua hoặc
ngƣợc lại (Trang từ điển Wikipedia).
Bất cân xứng thông tin đƣợc đề cập trong một bài báo kinh điển xuất bản vào năm 1970
của nhà kinh tế học ngƣời Mỹ George Akerlof: “The Market of Lemons: Quality
Uncertainty and the Market Mechanism”. Trong đó có 1 ví dụ kinh điển, George Akerlof
đã áp dụng thị trƣờng xe hơi cũ tại Mỹ để minh họa cho vấn đề bất đối xứng thông tin khi
mà ngƣời bán xe biết rất rõ hiện trạng của chiếc xe mình muốn bán còn ngƣời mua thì
không.
Đặt giả thiết là hai bên không thể trao đổi thông tin với nhau. Ban đầu ngƣời bán sẽ
ra giá 8.000 USD cho một chiếc xe cũ. Nhƣng vì ngƣời mua không biết giá trị thật của nó
là bao nhiêu nên chỉ chấp nhận với mức giá trung bình là 4.000 USD.
13
Với mức giá đó, tất cả những ai bán xe biết rằng giá trị của chiếc xe mình cao hơn
4.000 USD sẽ rút ra khỏi thị trƣờng, thị trƣờng xe chỉ còn những xe có giá dƣới 4.000
USD.
Đến lúc này, do thiếu thông tin, ngƣời mua lại chỉ ƣớc đoán giá trị thật của chiếc xe
này phải dƣới 4.000 USD, họ sẽ trả giá 2.000 USD. Và từ đó, những ngƣời bán xe biết rõ
xe mình có giá trị cao hơn 2.000 USD rẽ rút lui.
Cứ nhƣ thế, thị trƣờng sẽ còn lại những chiếc xe rất xấu và tệ hại nhất mà theo tiếng
lóng của ngƣời Mỹ là những quả chanh – “a lemon”.
Qua nhiều năm, lý thuyết bất cân xứng thông tin đã khẳng định đƣợc vai trò quan
trọng của nó trong nền kinh tế, nhất là trong các lĩnh vực