Đề tài Mối quan hệ giữa nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

1.1. Khái niệm Nguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. 1.2. Đặc điểm của vốn ODA - Tính ưu đãi: Vốn ODA có thời gian ân hạn và hoàn trả vốn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm). Một phần của vốn ODA có thể là viện trợ không hoàn lại. Phần vốn ODA hoàn lại có mức lãi suất thấp hơn so với lãi suất vay thương mại quốc tế. - Tính ràng buộc: vốn ODA thường đi kèm theo những ràng buộc về kinh tế, chính trị đối với nước tiếp nhận. + Các nước cho vay dùng ODA như một công cụ chính trị nhằm khẳng định vai trò của mình ở các nước và khu vực tiếp nhận vốn. + Tính ràng buộc của nguồn vốn ODA còn được thể hiện qua mục đích sử dụng. Mỗi thỏa thuận hay hiệp ước vay vốn đều dành cho một lĩnh vực đầu tư cụ thể, nước nhận ODA không thể tùy tiện thay đổi lĩnh vực đầu tư. - Có khả năng gây ra gánh nặng nợ nần cho nước tiếp nhận: trong thời gian đầu tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, do những điều kiện vay ưu đãi nên yếu tố nợ nần thường chưa xuất hiện. Một số nước đi vay chủ quan với nguồn vốn này và không sử dụng một cách có hiệu quả. Kết quả là đã sử dụng một lượng vốn ODA lớn nhưng lại không tạo ra những điều kiện tương ứng để phát triển kinh tế. Nước đi vay không trả được lãi và vốn vay ODA theo đúng cam kết và để lại gánh nặng nợ nước ngoài cho thế hệ sau.

doc16 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4019 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 7 Đề bài: Mối quan hệ giữa Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) I. Những vấn đề lý luận chung về ODA và FDI 1. ODA (Official Development Assistance) 1.1. Khái niệm Nguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. 1.2. Đặc điểm của vốn ODA - Tính ưu đãi: Vốn ODA có thời gian ân hạn và hoàn trả vốn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm). Một phần của vốn ODA có thể là viện trợ không hoàn lại. Phần vốn ODA hoàn lại có mức lãi suất thấp hơn so với lãi suất vay thương mại quốc tế. Tính ràng buộc: vốn ODA thường đi kèm theo những ràng buộc về kinh tế, chính trị đối với nước tiếp nhận. + Các nước cho vay dùng ODA như một công cụ chính trị nhằm khẳng định vai trò của mình ở các nước và khu vực tiếp nhận vốn. + Tính ràng buộc của nguồn vốn ODA còn được thể hiện qua mục đích sử dụng. Mỗi thỏa thuận hay hiệp ước vay vốn đều dành cho một lĩnh vực đầu tư cụ thể, nước nhận ODA không thể tùy tiện thay đổi lĩnh vực đầu tư. - Có khả năng gây ra gánh nặng nợ nần cho nước tiếp nhận: trong thời gian đầu tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, do những điều kiện vay ưu đãi nên yếu tố nợ nần thường chưa xuất hiện. Một số nước đi vay chủ quan với nguồn vốn này và không sử dụng một cách có hiệu quả. Kết quả là đã sử dụng một lượng vốn ODA lớn nhưng lại không tạo ra những điều kiện tương ứng để phát triển kinh tế. Nước đi vay không trả được lãi và vốn vay ODA theo đúng cam kết và để lại gánh nặng nợ nước ngoài cho thế hệ sau. 1.3. Vai trò của ODA đối với nước nhận đầu tư - Nguồn bổ sung vốn quan trọng cho các nước ĐPT: Tất cả các quốc gia khi thực hiện CNH- HĐH đều cần đến một lượng vốn đầu tư rất lớn và đây là thách thức đối với các nước ĐPT. Với nội lực còn hạn chế thì vốn trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư, do đó việc huy động vốn từ ngoài trở nên tất yếu. - Tiếp cận với thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và phát triển nguồn nhân lực: Thông qua hình thức viện trợ kèm theo ràng buộc phải sử dụng dịch vụ hay hàng hoá của nhà tài trợ, nước nhận đầu tư có cơ hội được tiếp cận với những công nghệ sản xuất hay quản lý tiên tiến. Đặc biệt các nhà tài trợ rất chú trọng ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho nước nhận đầu tư, có thể được thực hiện ở trong và ngoài nước nhận đầu tư. - Góp phần thu hút FDI và các nguồn vốn đầu tư khác: Đối với các nước đang phát triển, nguồn vốn ODA được sử dụng chủ yếu vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Đây là lĩnh vực có nhu cầu vốn đầu tư lớn song khả năng sinh lời lại thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tư. Với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ quan tâm đến những nước có môi trường đầu tư thuận lợi nhằm giảm chi phí. Một quốc gia ĐPT nhận được nhiều và sử dụng có hiệu quả vốn ODA đồng nghĩa với việc xây dựng được môi trường đầu tư thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các nguồn vốn khác như vốn FDI và vốn đầu tư trong nước phát huy hiệu quả. 2. FDI (Foreign Direct Investment) 2.1. Khái niệm Nguồn vốn FDI là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư của quốc gia này mang các nguồn lực cần thiết sang một quốc gia khác để thực hiện hoạt động đầu tư. 2.2. Đặc điểm - Đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận vốn. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn. Vì vậy, đã có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế. - Chủ đầu tư trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lí đối tượng đầu tư. 2.3. Vai trò của nguồn vốn FDI Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đóng góp vào GDP của nước chủ nhà:FDI chiếm 1 tỉ trọng đáng kể đối với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của nước chủ nhà. FDI gián tiếp làm tăng thêm phần tiết kiệm trong nước bởi tăng thu nhập của người lao động sẽ khiến khoản tiết kiệm cá nhân tăng lên, bên cạnh đó một phần thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài lại dùng để tái đầu tư kết quả là thúc đẩy tăng trưởng đầu tư trong nước. Chuyển giao và phát triển công nghệ: nghiên cứu và phát triển công nghệ không những chỉ cần nhiều vốn mà còn đòi hỏi một trình đọ phát triển nhất định. Đầu tư trong lĩnh vực này thường có tính rủi ro cao nên tạo ra những hạn chế lớn cho những nước nghèo. Quá trình sử dụng và CGCN từ các dự án FDI đã tạo ra mối liên kết cung cấp các dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng trong nước. Bằng cách này, năng lực công nghệ trong nước gián tiếp được tăng cường. Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm : các nhà đầu tư nước ngoài phải sử dụng nguồn nhân lực của nước chủ nhà để đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nguồn nhân lực này cần được đào tạo một cách cơ bản cả ở trong nước và nước ngoài. Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ kĩ thuật, đội ngũ quản lí của nước chủ nhà cũng được tiếp cận với cách làm việc và quản lí tiên tiến. Các dự án FDI còn tạo một lượng lớn việc làm. Ngoài lực lượng lao động trực tiếp, các dự án có vốn nước ngoài tạo được một số lượng lớn lao động gián tiếp thông qua các hợp đồng cung cấp dịch vụ, gia công và đại lý. Tiền lương và thu nhập trong khu vực FDI cũng cao hơn rất nhiều so với các khu vực trong nước. - Thúc đẩy xuất nhập khẩu: Các nước ĐPT luôn khuyến khích ĐTNN vào các ngành xuất khẩu. Đối với các nhà ĐTNN thì việc tiến hành sản xuất ở nước ngoài nhằm mục đích xuất khẩu cũng mang lại cho họ nhiều lợi nhuận hơn bởi không bị phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ trong nước và có thể thực hiện chuyên môn hóa ở các nước khác nhau dẫn đến hạ giá thành sản phẩm. Đối với nhập khẩu, ĐTNN đã khiến cho tổng giá trị nhập khẩu của nước chủ nhà tăng, đặc biệt là máy móc thiết bị, điều đó chứng tỏ các nhà đầu tư chú trọng đến việc sử dụng công nghệ hiện đại hơn. Đây là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lao động, tạo ra tính cạnh tranh cho sản phẩm. Liên kết các ngành công nghiệp: mối liên kết này được thể hiện qua sự trao đổi các dịch vụ, hàng hóa như nguyên vật liệu đầu vào giữa các công ty trong nước và các công ty có vốn ĐTNN. Thúc đẩy tính cạnh tranh của sản xuất trong nước: sự có mặt của các nhà ĐTNN đã khiến hoạt động sản xuất trong nước sôi nổi hơn, thị trường có thêm đối thủ cạnh tranh. Nếu các công ty trong nước không có chiến lược phát triển đúng đắn, đổi mới công nghệ, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tăng tính cạnh tranh trên thị trường thì việc bị các công ty nước ngoài chiếm độc quyền là không thể tránh khỏi. II. Mối quan hệ tác động qua lại giữa hai nguồn vốn ODA và FDI - thực trạng ở Việt Nam. 1. Thành tựu ODA và FDI là hai nguồn ngoại lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, đặc biệt đối với các nước chậm và đang phát triển. Nguồn vốn ODA và nguồn vốn FDI có mối liên hệ nhân quả và phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một nước kém phát triển không nhận được đầy đủ vốn ODA để cải thiện các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thì cũng khó có thể thu hút được nguồn vốn FDI để mở rộng kinh doanh. Nhưng nếu chỉ tìm cách thu hút vốn ODA mà không tìm cách thu hút vốn FDI thì không có điều kiện để tăng trưởng nhanh sản xuất, dịch vụ và sẽ không có khả năng trả nợ vốn ODA. Các dự án FDI chỉ có thể được triển khai hiệu qủa trên cơ sở có môi trường cần thiết cho việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, như cơ sở pháp lý, mặt bằng sản xuất, mạng lưới giao thông... Bên cạnh đó, các dự án FDI cũng cần phải có những yếu tố làm “đầu vào” và các yếu tố đảm bảo “đầu ra” cho quá trình sản xuất, như năng lượng, nước, dịch vụ về tín dụng, thanh toán... Nhà đầu tư nước ngoài hầu như không tự mang đến hoặc nhập khẩu được mà chủ yếu nhờ vào sự cung ứng của nước nhận vốn. Tuy nhiên, các nước đang phát triển với đặc trưng là điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn yếu kém và nguồn nội lực đầu tư để cải thiện và xây dựng mới rất khan hiếm nên phải khai thác các nguồn lực tài chính bên ngoài, trong đó có vốn ODA. Vốn ODA, với đặc tính là khoản tài trợ có thời gian vay dài, lãi suất thấp hơn nhiều so với vốn vay thương mại, sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn để tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn của các nước đang phát triển. Ngược lại, các dự án FDI hoạt động có hiệu quả, hoạt động xuất khẩu được thúc đẩy, sẽ là nguồn cung ngoại tệ chủ yếu trang trải những khoản ODA đến hạn. Chính vì thế, việc kết hợp sử dụng hai nguồn tài lực này cần thiết được đặt ra, và là yêu cầu đối với các nước đang phát triển. Việt Nam thực hiện mở cửa kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế dưới hình thức FDI kể từ năm 1987, và nối lại quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IMF, ADB...) cũng như với các nước phát triển nhằm kêu gọi vốn ODA từ năm 1993..Năm 2001, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã được chính thức thừa nhận là một thành phần kinh tế. Kể từ đó đến nay, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định được vai trò của mình đối với nền kinh tế Việt Nam. 1.1. Vốn ODA đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI Trong những năm qua, một tỷ trọng lớn vốn ODA (khoảng hơn 50%) đã được ưu tiên đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. Hàng loạt các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng như mạng lưới giao thông, sản xuất và truyền tải điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước.. nhờ vốn ODA đã phục hồi, mở rộng và nâng cấp, tạo một bước mới về chất. Từ đó, chúng không những góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội Việt Nam phát triển mà còn trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút nguồn vốn FDI. Bảng 1: Tỷ trọng vốn ODA phân theo ngành trong các hiệp định đã ký Đơn vị: Triệu USD Ngành  Tỷ lệ (%)   1. Năng lượng điện  27,2   2. Giao thông vận tải  26,8   3. Tín dụng điều chỉnh cơ cấu  14,2   4. Nông nghiệp  10,2   5. Cấp thoát nước  7,1   6. Lĩnh vực xã hội  6,8   7. Các ngành khác  7,8   Tổng cộng  100   Nguồn: tổng hợp từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính Năng lượng điện, giao thông vận tải và bưu chính viễn thông là hai ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn ODA. GIao thông vận tải với rất nhiều công trình được xây dựng nâng cao bằng nguồn vốn này, như Quốc lộ 5, 10, 18, đường xuyên Á đoạn TP.HCM – Mộc Bài, đường hầm đèo Hải Vân, các cảng Cái Lân, Tiên Sa, Sài Gòn, các cầu lớn Mỹ Thuận, Cần Thơ, Thanh Trì, Bãi Cháy, hệ thống thông tin liên lạc ven biển, điện thoại nông thôn và Internet cộng đồng,… Năng lượng điện với sự cải tạo, nâng cấp, phát triển mới nhiều công trình, như các nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Phú Mỹ, Ô Môn,… các nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa My, Đại Ninh,…; cải tạo, phát triển mạng tuyền tải và phân phối điện quốc gia,… Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kết hợp xoá đói giảm nghèo chiếm tỷ trọng lớn thứ tư, với các chương trình, dự án như giảm nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, dựa vào cộng đồng, phát triển kinh tế miền Trung, cấp nước giao thông và điện khí hoá nông thôn, thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long, nhiều dự án phát triển nông thôn kết hợp xoá đói giảm nghèo khác,.. Cấp thoát nước và phát triển đô thị; y tế, giáo dục – đào tạo; môi trường, khoa học, kỹ thuật; các ngành và lĩnh vực khác,.. cũng đã được cải thiện với sự góp sức của ODA. 1.2. Vốn ODA đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo ra đội ngũ lao động có trình độ cao cho khu vực kinh tế FDI. Ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, vốn ODA cũng được ưu tiên sử dụng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế... Các dự án sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực này góp phần đào tạo đội ngũ lao động trong tương lai có năng lực, trình độ và sức khỏe tốt phục vụ cho phát triển kinh tế một cách bền vững và là một yếu tố vô cùng quan trọng cho khu vực kinh tế FDI với các dự án đòi hỏi lao động có trình độ cao. Đây cũng là kinh nghiệm sử dụng hiệu quả vốn ODA mà một số nước đã làm. 1.3. Nguồn vốn ODA đóng vai trò định hướng cho nguồn vốn FDI đầu tư vào những ngành, những vùng cần thiết. Bảng 2: vốn đầu tư trực tiếp phân theo ngành kinh tế từ 1988-2009 STT  Ngành  số dự án  Vốn đăng ký   1  Công nghiệp chế biến  7475  88579,5   2  Kinh doanh tài sản, tư vấn  1867  45505,7   3  Nhà hàng khách sạn  379  19402,8   4  Công nghiệp khai thác mỏ  130  10980,4   5  Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc  554  8435,3   6  Xây dựng  521  7964,4   7  Nông nghiệp và lâm nghiệp  575  3837,7   8  Hoạt động văn hoá thể thao  129  2838   9  Điện, nước, khí đốt  72  2231,4   10  Tài chính, tín dụng  69  1103,7   11  Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội  73  1033,3   12  Giáo dục và đào tạo  128  275,8   13  Thuỷ sản  163  541,4   14  Các ngành khác  440  1699,9   Nguồn:Niên giám thống kê và tổng hợp của tác giả Mỗi một nền kinh tế có những giai đoạn phát triển khác nhau. Với mỗi giai đoạn phát triển sẽ đặt ra những mục tiêu trọng tâm, ưu tiên phát triển những ngành kinh tế phù hợp. Muốn xây dựng một đất nước phát triển về mọi mặt thì các ngành, các vùng của chúng ta đều phải phát triển với một cơ cấu hợp lý. Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam là hạn chế sự phát triển mất cân đối giữa các vùng, miền. Chính vì thế, trong công tác thu hút vốn FDI, Chính phủ đã có chủ trương hướng các nhà đầu tư quốc tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, vào các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa... Tuy nhiên, các lĩnh vực, các vùng này thu hút được rất ít vốn FDI do điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn dẫn đến chi phí lớn, không đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Do đó, nguồn vốn ODA cần được ưu tiên đầu tư vào những vùng, miền này để cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho việc thu hút vốn FDI, giảm chênh lệch về sự phát triển giữa các vùng, miền trong cả nước. Cơ cấu đầu tư theo vùng kinh tế  Nguồn: Tổng cục thống kê 1.4. Các dự án FDI hoạt động có hiệu quả, hoạt động xuất khẩu được thúc đẩy, sẽ là nguồn cung ngoại tệ chủ yếu trang trải những khoản ODA đến hạn. Khu vực kinh tế FDI có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng trung bình của nền kinh tế. Trong giai đoạn đầu, khu vực kinh tế này chủ yếu thực hiện chiến lược “thay thế nhập khẩu” với các sản phẩm sản xuất ra phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa. Nhưng những năm gần đây, có sự chuyển hướng khá tốt sang xuất khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trong tổng giá trị tài sản tăng nhanh, đến nay đã chiếm gần 54%. Đồng thời các doanh nghiệp FDI góp phần tích cực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của cả nước. Đây là dấu hiệu tốt, đúng hướng của khu vực kinh tế FDI, cũng là nguồn đảm bảo cho việc thanh toán và trả các khoản nợ nước ngoài của quốc gia khi đáo hạn, trong đó có vốn ODA. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI so với cả nước  Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Thương mại 1.5. Quản lý và sử dụng vốn ODA có hiệu quả tạo dựng được lòng tin của các nhà đầu tư quốc tế về khả năng phát triển của kinh tế Việt Nam. Ngược lại, nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định sẽ làm tăng thêm lòng tin của các nhà tài trợ khi cho vay. Cộng đồng quốc tế đã có nhiều đánh giá khá tích cực về công tác quản lý và sử dụng vốn ODA của Chính phủ Việt Nam. Triển vọng vay ODA của Việt Nam trong thời gian tới là khá thuận lợi. Lượng vốn cam kết tính đến nay đã đạt khoảng 72 tỷ USD, số vốn ký kết đạt trên 45 tỷ USD, số vốn giải ngân đạt khoảng gần 29 tỷ USD. LƯỢNG VỐN ODA GIẢI NGÂN QUA CÁC NĂM (Triệu USD):    Nguồn: Tổng cục Thống kê     Lượng vốn cam kết, ký kết, giải ngân vẫn tăng và đạt được quy mô khá ngay cả trong những năm Việt Nam bị tác động của cuộc khủng hoảng khu vực (1997-1998) hay suy thoái kinh tế thế giới (năm 2009 đạt đỉnh điểm về lượng vốn cam kết, ký kết và giải ngân; năm 2010 trong điều kiện kinh tế thế giới hồi phục còn khó khăn, nhưng lượng vốn cam kết vẫn đạt 7,9 tỷ USD,…) Nếu tính bằng VND theo tỷ giá VND/USD bình quân từng năm, thì tỷ lệ lượng vốn ODA giải ngân (tính trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội) đạt khoảng 9,5% - một tỷ lệ đáng kể xét cả về hai mặt: một mặt là đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; mặt khác là góp phần cải thiện cán cân thanh toán, giảm sức ép tăng tỷ giá VND/USD. ODA đã thể hiện sự ủng hộ chính trị, lòng tin “trông giỏ bỏ thóc” của các nhà tài trợ đối với Việt Nam. Lòng tin này xuất phát từ sự ổn định về chính trị của Việt Nam, vào những tín hiệu khả quan về kinh tế của Việt Nam. Tín hiệu khả quan của kinh tế Việt Nam được thể hiện trên nhiều mặt. Thời gian tăng trưởng liên tục của Việt Nam tính đến năm 2010 này đã lên đến năm thứ 30 – dài thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau kỷ lục 33 năm của Cộng hoà Nhân dân Trung hoa, trong đó, Việt Nam tăng trưởng ngay cả trong những năm bị khủng hoảng hoặc bị tác động của cuộc khủng hoảng trong khu vực hay trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 30 năm qua đạt 6,8%/năm; năm 2010 ước đạt 6,7%, cao hơn 2 năm trước, vượt mục tiêu đề ra và đang tiến tới phục hồi. Đáng lưu ý, Việt Nam đã chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình vào năm 2010 và phấn đấu để thực hiện mục tiêu cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào cuối thập kỷ tới; đã cơ bản thực hiện được mục tiêu thiên niên kỷ,… 2. Hạn chế 2.1. Thiếu định hướng rõ ràng trong việc kết hợp hai nguồn vốn. Sự kết hợp hai nguồn vốn trên chủ yếu vẫn mang tính tự phát, chưa trở thành nhận thức nhất quán của các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng và các cán bộ chuyên trách, để từ đó đề ra chủ trương và chính sách hợp lý nhất trong thu hút và sử dụng chúng. Bằng chứng là, hiện nay chưa hề có văn bản pháp luật nào đề cập đến sự cần thiết phải kết hợp hai nguồn vốn này. Đồng thời các bộ phận quản lý ODA và FDI còn hoạt động khá độc lập với nhau. Có nghĩa là, công tác vận động ODA được tiến hành độc lập với thu hút và sử dụng vốn FDI. 2.2. Nguồn vốn ODA vẫn chưa phát huy được tốt vai trò định hướng cho nguồn vốn FDI đầu tư vào các ngành, các vùng cần thiết. Nhiều địa phương không thu hút hoặc thu hút được ít vốn FDI do cơ sở hạ tầng, yếu kém. Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam là hạn chế sự phát triển mất cân đối giữa các vùng, miền. Chính vì thế, trong công tác thu hút vốn FDI, Chính phủ đã có chủ trương hướng các nhà đầu tư quốc tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, vào các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa... Tuy nhiên, các chính sách ưu đãi của Chính phủ chưa phát huy được tính năng tác dụng như mong muốn. Vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ bé, chưa đầy 8% tổng vốn FDI. Khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa thu hút được ít dự án FDI, thậm chí một số tỉnh miền núi hiện nay chưa có dự án đầu tư nước ngoài triển khai. Thực tế này tồn tại, theo các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là do điều kiện kinh tế xã hội của khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn quá khó khăn, không đảm bảo cho các nhà đầu tư tạo lợi nhuận. Hơn bao giờ hết, vốn ODA cần được ưu tiên để cải thiện môi trường kinh tế xã hội của các vùng, miền này. Các công trình xây dựng bằng vốn ODA sẽ là chất “xúc tác” vừa có tác dụng trước mắt, vừa tạo sơ sở lâu dài để thu hút các nhà đầu tư quốc tế nhằm khai thác tiềm năng sẵn có của các địa phương này, vì mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. 2.3. Cơ cấu sử dụng vốn ODA mặc dù đã dành nhiều cho giáo dục, đào tạo nhưng vẫn chưa đủ, hiệu qủa sử dụng chưa cao. Kết quả là chúng ta vẫn thiếu nhiều lao động có trình độ. 2.4. Công tác đánh giá, rút kinh nghiệm sử dụng vốn ODA vẫn chưa được tiến hành một cách tổng thể. Chúng ta đã thực hiện vay vốn ODA của các tổ chức tài chính quốc tế hơn một thập kỷ qua, lượng vốn vay cam kết đã lên đến con số 25 tỷ USD nhưng công tác đánh giá, đúc rút kinh nghiệm sử dụng vốn ODA vẫn chưa được tiến hành một cách tổng thể. Việc đo lường hiệu qủa sử dụn