Kể từ ngày 11/01/2007 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Khi ra nhập tô chức này nguyên tắc được áp dụng với các nước thành viên là không phân biệt đối xử giữa các quốc gia và giữa nhà đầu tư trong nước với nước ngoài, tham gia vào một sân chơi quốc tế có những thuận lợi và cũng có nhiều thách thức cho sự phát triển của mỗi quốc gia.Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, sự phát triến của khoa học và công nghệ đang dần kéo dài khoảng cách các nước phát triển với các nước đang phát triển. Vì thế để có thể rút ngắn khoảng cách với các nước phát triến tránh tụt hậu thì đòi hỏi Việt Nam phải đi tắt đón đầu, nhanh chóng tiến hành công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước tận dụng mọi nguồn lực cả bên trong lẫn bên ngoài để phát triển.
Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay trung bình là 7,5%/năm và tốc độ tăng trưởng dân số 1,8%/năm, đê phấn đấu đến năm 2020 nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên gấp đôi hiện nay tức là ở mức 2000 USD một người/một năm thì đòi hỏi phải bồ sung nguồn vốn để đầu tư phát triển là 126 tỷ USD, hơn GDP hiện tại ở mức 86 tỷ. Nhìn vào con số trên ta thấy với tích lũy nội bộ tối đa cũng không đủ đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển vì thế chiến lược trong dài hạn là làm sao đế thu hút nguồn vốn nước ngoài.
58 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2038 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐÀU
Kể từ ngày 11/01/2007 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Khi ra nhập tô chức này nguyên tắc được áp dụng với các nước thành viên là không phân biệt đối xử giữa các quốc gia và giữa nhà đầu tư trong nước với nước ngoài, tham gia vào một sân chơi quốc tế có những thuận lợi và cũng có nhiều thách thức cho sự phát triển của mỗi quốc gia.Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, sự phát triến của khoa học và công nghệ đang dần kéo dài khoảng cách các nước phát triển với các nước đang phát triển. Vì thế để có thể rút ngắn khoảng cách với các nước phát triến tránh tụt hậu thì đòi hỏi Việt Nam phải đi tắt đón đầu, nhanh chóng tiến hành công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước tận dụng mọi nguồn lực cả bên trong lẫn bên ngoài để phát triển.
Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay trung bình là 7,5%/năm và tốc độ tăng trưởng dân số 1,8%/năm, đê phấn đấu đến năm 2020 nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên gấp đôi hiện nay tức là ở mức 2000 USD một người/một năm thì đòi hỏi phải bồ sung nguồn vốn để đầu tư phát triển là 126 tỷ USD, hơn GDP hiện tại ở mức 86 tỷ. Nhìn vào con số trên ta thấy với tích lũy nội bộ tối đa cũng không đủ đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển vì thế chiến lược trong dài hạn là làm sao đế thu hút nguồn vốn nước ngoài.
Vấn đề đặt ra làm thế nào để huy động được nguồn vốn to lớn đó, nghiên cún khía cạnh của mối quan hệ nhân quả “nguồn vốn càng được sử dụng có hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn” nên nhóm em đã chọn đề tài “Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài” để làm rõ sự tác động qua lại giữa hai nguồn vốn để từ đó thấy được vai trò của từng loại vốn và mối quan hệ giữa chúng cũng như những giải pháp quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn, góp phần tạo cái nhìn tồng quát về hai nguồn vốn này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn
PGS. TS Từ Quang Phương TS. Phạm Văn Hùng
đã tận tình hướng dẫn giúp chúng em hoàn thành tốt bài tập.
Bài làm không tránh khỏi những thiếu sót kính mong thầy giáo và các bạn góp ý để chúng em hoàn thiện bài viết.
CHƯƠNG I. NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ BẢN CHẤT CỦA NGUỒN VÓN ĐÀU Tư
Khái niệm:
vốn đầu tư:
Là nguồn lực tích luỹ được của xã hội, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, tiết kiệm của dân, huy động từ nước ngoài được biêu hiện dưới các dạng tiền tệ các loại hoặc hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình và hàng hoá đặc biệt khác.
Nguồn vốn đầu tư:
Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thế hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn đầu tư cho phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của xã hội.
Phân loại:
Đứng dưới góc độ vĩ mô, nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn vốn đầu tư trong nước:
Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy nội bộ của toàn bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất xã hội. Biếu hiện cụ thề của nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm nguồn vốn đầu tư nhà nước và nguồn vốn của dân cư và tư nhân.
Nguồn von nhà nước:
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triền của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tống thê phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.
Ngân sách nhà nước có vai trò điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triền kinh tế. Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định đế hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyên sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh
Bên cạnh đó, nguồn vốn này còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí đê thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt.
Ngoài ra còn góp phần ôn định thị trường, chống lạm phát, bình ôn giá cả thị trường hàng hoá. Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia. Thị trường vốn sức lao động: thông qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của chính phủ. Kiềm chế lạm phát: cùng với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ thích họp ngân sách nhà nước góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ.
Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng nói chung của nền kinh tế quy mô tống thu ngân sách nhà nước không ngừng gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau (huy động qua thuế, phí, bán tài nguyên, bán hay cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước...). Đi cùng với sự mở rộng quy mô ngân sách, mức chi cho đầu tư phát triền từ ngân sách nhà nước cũng gia tăng đáng kể. Tống thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2001- 2005 tăng bình quân 15%, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước hàng năm tăng bình quân hàng năm đạt gần 23% GDP. Nguồn thu ồn định từ sản xuất trong nước đã bước đầu dần dần tăng. Tống chi ngân sách nhà nước tăng bình quân 14,9%. Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước bình quân bằng 28% GDP. Trong đó chi cho đầu tư phát triền đạt bình quân 30,2% tống chi ngân sách nhà nước. Tính chung cho giai đoạn 2001-2005, tồng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 22,3% tống vốn đầu tư toàn xã hội. Trong những năm tiếp theo, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có xu hướng gia tăng về giá trị tuyệt đối nhưng giảm về tỉ trọng vốn đầu tư toàn xã hội.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triên của Nhà nước: Cùng với quá trình đôi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kế trong chiến lược phát triền kinh tế - xã hội. Neu như trước năm 1990, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chưa được sử dụng như một công cụ quản lý điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn 1991- 2000, nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kề và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của nhà nước.
Giai đoạn 1991-1995, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước mới chiếm 5,6% tống vốn đầu tư toàn xã hội thì giai đoạn 2001-2005 đã chiếm 14% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong những năm tiếp theo, tín dụng đầu tư của nhà nước sẽ có xu hướng cải thiện về mặt chất lượng và phương thức tài trợ nhưng tỷ trọng sẽ không có sự gia tăng đáng kế.
Nguồn Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kề việc bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. vốn tín dụng đầu tư phát triền của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ hình thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trục tiếp.
Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô. Thông qua nguồn tín dụng đầu tư, nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triền kinh tế ngành, vùng, lĩnh vực theo chiến lược của mình. Đứng ở khía cạnh là công cụ điều tiết vĩ mô, nguồn vốn này không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện cả mục tiêu phát triền xã hội. Việc phân bô và sử dụng nguồn vón tín dụng đầu tư còn khuyến khích phát triển những vùng kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo. Và trên hết, nguồn vốn tín dụng đầu tư và phát triền của nàh nước có tác dụng rất tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước: Nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước. Theo bộ kế hoạch và đầu tư, thông thường nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm 14-15% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu là đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất, đối mới thiết bị, hiện đại hóa day chuyền công nghệ của doanh nghiệp.Được xác định là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn khá lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng đánh giá một cách công bằng thì khu vực thì khu vực kinh tế Nhà nước với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.Với chủ trương tiếp tục đối mới doanh nghiệp Nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích luỹ của các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội.
Nguồn von của dân cư và tư nhân:
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các họp tác xã. Theo ước tính của bộ kế hoạch và đầu tư, tiết kiệm trong dân cư và các doanh nghiệp dân doanh chiếm bình quân khoảng 15% GDP, trong đó phần tiết kiệm của dân cư tham gia gián tiếp vào đầu tư vào khoảng 3,7% GDP, chiếm khoảng 25% tổng tiết kiệm của dân cư; phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư trục tiếp khoảng 5% GDP và bằng 33% số tiết kiệm được. Trong giai đoạn 2001- 2005, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong giai đoạn tiếp theo, nguồn vốn này sẽ tiếp tục gia tăng cả về quy mô và tỷ trọng.
Thực tế thời gian qua cho thấy đầu tư của khu vực tư nhân và hộ gia đình có vai trò đặc biết quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, tiếu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và vận tải trên các địa phương. Trong 20 năm thực hiện chính sách đôi mới, nhà nước liên tục hoàn thiện các chính sách nhằm tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế hộ gia đình mạnh dạn bỏ vốn đầu tư và phát triển đan xen, hỗn hợp các hình thức sở hữu trong nền kinh tế. Với Luật Doanh nghiệp thống nhất (2005) và Luật đầu tư chung (2005) chính thức có hiệu lực từ giữa năm 2006, các tầng lớp dân cư và khu vực kinh tế tư nhân sẽ tiếp tục được khuyến khích, động viên đại bộ phận tích lũy cho đầu tư phát triển.
Với khoảng vài trăm ngàn doanh nghiệp dân doanh (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cố phần, hợp tác xã) đã, đang và sẽ đi vào hoạt động, phần tích lũy của các doanh nghiệp này cũng sẽ đóng góp đáng kể vào tống quy mô vốn của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình cũng đã trở thành đơn vị kinh tế năng động trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và tiều thủ công nghiệp. Ớ mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng là một trong những kênh tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế.
Nguồn vốn trong dân cư còn phụ thuộc vào tu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: Trình độ phát triển của đất nước ( ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp); Tập quán tiêu dùng của dân cư; Chính sách động viên của nhà nước thông qua các chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp của xã hội.
Nguồn vốn nước ngoài:
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm bộ phận tích lũy của cá nhân, các doanh nghiệp, các tố chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại.
Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nuớc ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lun chuyển vốn quốc tế (International Capital Flows), về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giaonguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lun chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được các nước có thu nhập thấp đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình thức. Mồi hình thức có đặc điếm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngòai chính như sau:
Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - Official Development Finance). Nguồn này bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA - Offical Development Assistance) và các hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF. Vì vậy, khi đề cập đến nguồn tài trợ phát triến chính thức chỉ đề cập đến nguồn ODA
Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
2.2.1. Nguồn vốn ODA:
Nguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tố chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn von ODF nào khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khối lượng cho vay lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hồ trợ) đạt ít nhất 25%.
GE = 100% [1 -
d
1/ ạ + dyG-\/ (1 + d)aM
d(aM - aG)
yếu tố không hoàn lại (thành tố hỗ trợ) của từng khoản vay được xác định dựa vào các yếu tố lãi suất, thời hạn cho vay, thời gian ân hạn, số lần trả nợ trong năm và tỷ suất chiết khấu. Công thức tính hệ số thành tố tài trợ (GE) như sau:
Trong đó:
r- Tỷ lệ lãi suất hàng năm a- So lần trả nợ trong năm cỉ- Tỷ su at chiết khẩu G- Thời gian ân hạn M- Thời hạn cho vay
Trong thời gian qua, việc thu hút ODA phục vị cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam đã diễn ra trong bối cảnh trong nuớc và quốc tế có nhiều thuận lợi. Kể từ năm 1993 đến hết năm 2006, Việt Nam đã tô chức được 14 hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ với tống mức vốn cam kết hơn 36 tỷ USD. Với quy mô tài trợ khác nhau, hiện nay Việt Nam có trên 45 đối tác hợp tác phát triển song phương và hơn 350 tổ chức quố tế và phi chính phủ đang hoạt động.
Trong số vốn ODA cam kết nói trên bao gồm cả viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 15-20% và phần chủ yếu còn lại là vay ưu đãi. số vốn ODA cam kết này được sử dụng trong nhiều năm, tùy thuộc vào các chương trình và dự án cụ thể. Căn cứ vào chính sách ưu tiên sử dụng ODA, Chính phủ Việt Nam đã định hướng nguồn vốn ODA ưu tiên cho các lĩnh vực giao thông vận tải; phát triền hệ thống nguồn điện, mạng lưới chuyển tải và phân phối điện; phát triển nông nghiệp và nông thôn bao gồm cả thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp kết hợp xóa đói giảm nghèo; cấp thoát nước và bảo vệ môi trường; y tế, giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ, tăng cường năng lực và thể chế...
Để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ 2006- 2010, Chính phủ Việt Nam tích cực chủ truơng huy đọng mọi nguồn vốn trong đó nguồn vốn ODA vẫn tiếp tục đóng vị trí quan trọng. Tổng nguồn vốn ODA thực hiện dự kiến khoảng 11-12 tỷ USD trong 5 năm 2006-2010 chiếm khoảng 80% tống vốn ODA cam kết.
Khi xem xét trên góc độ nguồn vốn đầu tư, ODA là một trong những nguồn vốn nước ngoài. Tuy nhiên, trong quản lý và sử dụng nguồn vốn này, một phần vốn ODA có thề đưa vào ngân sách đáp ứng mục tiêu chi cho đầu tư phát triển của nhà nước, một phần có thế đưa vào các chương trình tín dụng un đãi đầu tư của nhà nước và một phần có the vận hành theo các dự án độc lập. Theo ước tính phần chuyến vào ngân sách nhà nước chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tư của ngân sách nhà nước.
Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường đi kèm các điều kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển giao vốn và thị trường...). Vì vậy, để nhận được loại tài trợ hấp dẫn này với thiệt thòi ít nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài chính tống thế. Neu không việc tiếp nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế. Tức là ngoài những yếu tố thuộc về nội dung dự án tài trợ, còn cần có phương pháp thoả thuận đê vừa có thê nhận vốn, vừa bảo đảm được những mục tiêu có tính nguyên tắc.
Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế:
Đây là nguồn vốn mà các nước nhận vốn vay từ các ngân hàng thương mại quốc tế với một mức lãi suất nhất định. Sau một thời gian, các nước này phải hoàn trả cả vốn và lãi, các ngân hàng thương mại quốc tế sẽ thu được lợi nhuận từ lãi suất của khoản vay.
Điều kiện ưu đãi dành cho loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là không có gắn với các ràng buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo.
Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận trọng trong kinh doanh ngân hàng (tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới và xu hướng lãi suất quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thường được sử dụng chủ yếu đê đáp ứng nhu cầu xuất khấu và thường là ngắn hạn. Một bộ phận của nguồn vốn này có thể được dùng để đầu tư phát triển. Tỷ trọng của nó có thế gia tăng nếu triến vọng tăng trưởng của nền kinh tế là lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khấu của nước đi vay là sáng sủa. Đối với Việt Nam, việc tiếp cận đối với nguồn vốn này vẫn còn khá hạn chế.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển không chỉ đối với các nước nghèo mà kề cả các nước công nghiệp phát triển.
Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trục tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ kỳ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyên dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư.
Không những là nguồn vốn bổ sung quan trọng, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn đóng góp vào việc bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai và cải thiện
cái cân thanh toán quốc tế. Ngoài ra đóng góp cho ngân sách nhà nước của khu vực kinh tế có vốn đầu