Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng cũng là ngày đất nước Việt Nam độc lập thống nhất. Sau hàng chục năm chiến tranh, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm tưởng chưng như không thể phát triển được thì nay đã mở ra thời cơ mới, điều kiện mới. Có thể nói con đường mà Đảng, Nhà nước và chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho đất nước Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn đó là con đường XHCN, con đường vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Con đường trên đã bao hàm toàn bộ mối quanhệ giữa sự tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội. Không những chỉ riêng các nước XHCN và ngay cả các nước TBCN đều xem mối quan hệ này là yếu tố quan trọng để đất phát triển. Vì thế mà không phải ngâu nhiên bộ môn Kinh tế chính trị lại đưa ra vấn đề nổi cộm này
7 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3061 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội và vận dụng mối quan hệ này ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài : Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội và vận dụng mối quan hệ này ở Việt Nam
I. Mở đầu
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng cũng là ngày đất nước Việt Nam độc lập thống nhất. Sau hàng chục năm chiến tranh, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm tưởng chưng như không thể phát triển được thì nay đã mở ra thời cơ mới, điều kiện mới. Có thể nói con đường mà Đảng, Nhà nước và chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho đất nước Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn đó là con đường XHCN, con đường vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Con đường trên đã bao hàm toàn bộ mối quanhệ giữa sự tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội. Không những chỉ riêng các nước XHCN và ngay cả các nước TBCN đều xem mối quan hệ này là yếu tố quan trọng để đất phát triển. Vì thế mà không phải ngâu nhiên bộ môn Kinh tế chính trị lại đưa ra vấn đề nổi cộm này. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét:
II. Nội dung
* Khái niệm
1. Tăng trưởng kinh tế
Trước hết ta cần hiểu thế nào là tăng trưởng kinh tế. Nói ngắn gọn tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc dân trong một thời kỳ nhất định. Hay nói khác đi đó là sự tăng lên các yếu tố của quá trình sản xuất và do đó tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm xã hội. Tăng trưởng kinh tế có thể diễn ra theo hai hướng: Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.
Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng là tăng về số lượng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (như lao động, đất đai, tiền vốn) trên cơ sở kỹ thuật sản xuất cũ.
Tăng trưởng kinh tế theo chiếu sâu là sự phát triển sản xuất trên cơ sở hoàn thiện các yếu tố sản xuất như sử dụng các tư liệu lao động tiến bộ, các đối tượng lao động ít tốn kém, nâng cao trình độ của người lao động, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng sản xuất .v.v...
Trên thực tế việc tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu được kết hợp với nhau và được sử dụng theo hướng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước ở các giai đoạn khác nhau.
2. Các nhân tố tăng trưởng kinh tế
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và có nhiều cách phân loại, sắp xếp thứ tự các nhân tố đó xong có một số nhân tố cơ bản như sau:
a. Vốn
Vốn là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra được tích luỹ lại và những của cải tự nhiên ban cho như đất đai, khoáng sản đã được cải toạ và chế biến ... Vốn có thể được biểu hiện dưới hình thức hiện vật và dưới hình thức tiền tệ. Vốn là yếu tố đầu vào của sản xuất. Các nhà khoa học đã tìm ra được mối quan hệ giữa tăng GDP với tăng vốn đầu tư, được gọi là hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng (ICOR). Đó là tỷ lệ tăng đầu tư chia cho tỉ lệ tăng của GDP. Những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát triển với các chỉ số ICOR thấp, thương không quá 3% có nghĩa là phải tăng đầu tư 3% để tăng 1% GDP.
Về nhân tố vốn không chỉ có vấn đề mức vốn đầu tư mà cả hiệu xuất sử dụng vốn để tăng trưởng.
b. Con người .
Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững. Đó là con người có sức khoẻ, có trí tuệ, có tay nghề cao, có động lực và nhiệt tình lao động, được tổ chức chặt chẽ.
Nếu tăng trưởng chủ yếu dựa trên việc khai thác tài nguyên thì sự tằn trưởng đó không thể bền vững, do tài nguyên là có hạn: trái lại, muốn tăng trưởng bền vững thì phải dựa trên nhân tố con người, vì tài năng và trí tuệ của con người là bền vững, vô tận.
Muốn phát huy nhân tố con người phải có hệ thống giáo dục, y tế tốt ... Nhân tố học vấn của con người không thể thông qua cơ chế thị trường mà hình thành được. Thị trường tự nó không đủ khả năng cung cấp một nền giáo dục và đào tạo đúng mức. Do vậy, Chính phủ phải đóng vai trò chủ đạo trong việc đào tạo và sử dụng, tuyển chọn nhân tài.
Đến lượt nó, tăng trưởng kinh tế cao lại tạo điều kiện cho con người có thời gian rỗi nhiều hơn để phát triển trí lực và thể lực. Ví dụ năm 1910 công nhân thế giới phải làm việc ít nhất 3.000 giờ/ 1 năm. ngày nay, người Nhật Bản làm việc 2.000 giờ/ năm, người Mỹ làm việc 1850giờ/ năm, người Đức làm việc 1600giờ/ năm: Nhờ vào mỗi giờ họ sản xuất ra một lượng sản phẩm lớn hơn 50 lần so với 80 năm trước đó. Nhờ tăng trưởng họ đã tăng chi cho các dịch vụ từ 0% lên 8-12% GDP, cho giáo dục từ 2% GDP lên 10% và cao hơn.
c. Kỹ thuật và công nghệ
Kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới luôn luôn là động lực quan trọng đối với sự quan hệ kinh é. Nhân tố này cho phép tăng trưởng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu. Đây là nhân tố quyết định chất lượng của sự tăng trưởng, tạo ra một năng suốt lao động cao, lao động thặng dư lớn, cho phép tích luỹ đầu tư lớn để cho sự tăng trưởng được nhanh, bền vững.
d. Cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại cho phép các yếu tố sản xuất, các thành phần kinh tế, các lĩnh vực các ngành liên kết thành một tổ chức chặt chẽ, có mối liên hệ tất yếu nội tạng, nhờ đó mà phát huy được lợi thế và sức mạnh tổng hợp để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh kế.
e. Thể chế chính trị và quản lý Nhà nước
Thể chế chính trị ổn định tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Thể chế chính trị tiến bộ có khả năng hướng sự tăng trưởng kinh tế vào con đường đúng, tránh được khuyết tật của những con đường tăng trưởng trước đây như là tăng trưởng gây ô nhiễm môi trường, tăng trưởng đi đôi với phân hoá giầu nghèo sâu sắc...
Ngoài ra, hệ thống chính trị mà đại diện là Nhà nước có thể đề ra được các đường lối, chính sách đúng đắn, khuyến khích tích luỹ, tiết kiệm, làm tăng cầu xã hội kích thích tăng trưởng nhanh.
3. Tiến bộ xã hội.
Các tiêu chí để đánh giá sự tiến bộ xã hội là sự công băng xã hội: Mức sống và giảm khoảng cách giầu - nghèo : giảm nhẹ hay loại trừ thất nghiệp: các loại phúc lợi xã hội, trình độ văn hoá và văn minh. Tiến bọ xã hội là sự phát triển con người một cách toàn diện, phát triển các quan hệ xã hội công bằng và dân chủ.
Tăng trưởng và phát triển là cơ sở vật chất cho tiến bộ xã hội và ngược lại, tiến bộ xã hội thúc đẩy cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tiến bộ xã hội thể hiện ở các mặt:
Một là, sự tiến bộ về kinh tế, sự phát triển kinh tế bền vững.
Hai là, sự phân phối thành quả của tiến bộ kinhtế một cách công bằng, dân chủ.
Ba là, đời sống văn hoá không ngừng nâng lên.
Ngày nay, từ thực tiễn thế giới người ta đã nêu lên những tiêu chí có ý nghĩa tham khảo về tiến bộ xã hội. Theo tiêu chí đó, nhân tố trung tâm xã hội là chất lượng cuộc sống của con người xét cả về mặt nhu cầu mức sống, tuổi thọ và trí tuệ .
Trên cơ sở đó liên hiệp quốc đưa ra khái niệm, chỉ số về phát triển con người (HDI) làm tiêu chí để đánh giá sự phát triển, sự tiến bộ của một quốc gia. HDI mở ra một cách nhìn mới, đo lường sự tiến bộ kinh tế kết hợp với kinh tễ xã hội, là một cách tiếp cận mới, có nhân tố hợp lý mà chúng ta cần tham khảo. Chỉ số HDI được xây dựng trên 3 chỉ tiêu cơ bản nhất, thể hiện sự phát triển là:
- Tuổi thọ bình quân:
- Thành tựu giáo dục :
- Mức thu nhập bình quân đầu người:
Tuổi thọc bình quân là chỉ tiêu được đo bằng thời gian sống bình quân của mỗi người dân trong một quốc gia từ khi ra đời đến lúc chết. Có thể một nước có thu nhập không cao, nhưng lại có tuổi thọ cao. Ví dụ, năm 1992 , Nhật Bản có tuổi thọ bình quân cao nhất thế giới (78,6 tuổi) những thu nhập thấp hơn một số nước như Mỹ, Bắc Âu. Tuổi thọ phản ánh chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần, cả trình độ y tế và chính sách quốc gia về kinh tế - xã hội .v.v... Đó là ý nghĩa quan trọng hàng đầu của HDI.
Thành tựu giáo dục : Chỉ tiêu này có hai nội dung chính: trình độ học vấn của con người , của người dân và số năm được giáo dục bình quân. Có thể tuổi thọ người dân cao, nhưng chỉ tiêu giáo dục lại thấp,do đó chưa nói lên tiến bộ xã hội. VD nước Cô oét có tuổi thọ bình quân cao (73,4 tuổi) và thu nhập bình quân đầu người tương đối cao (15.984 USD) song HDI chỉ đạt 0,815 thấp hơn nhiều nước khác có thu nhập thấp hơn như các nứoc SNG (4.095 USD) nhưng có HDI cao hơn (0,873).
Mức thu nhập bình quân đầu người: là mức GDP tính theo đầu người. Nếu một nước có GDP theo đầu người cao thì điều này có ý nghĩa quan trọng để nâng HDI lên , có nghĩa là tăng trưởng GDP cao thì HDI cũng cao lên và ngược lại. Thí dụ, Cu Ba có tuổi thọ trung bình là 75,4 tuổi (1992) và chỉ tiêu giáo dục (2,49) cao hơn rất nhiều nước như Côlômbia (có tuổi thọ bình quân và chỉ tiêu giáo dục 68,8; 2,27), Malaixia và Xingapo có GDP theo đầu người là 5.649 USA và 15.108 USD.
HDI phản ánh được ba mặt quan trọng của chất lượng cuộc sống của con người là tuổi thọ, trình độ học vấn, chí tuệ và giáo dục và GDP/ đầu người có một chỉ tiêu tổng hợp quan trọng đánh giá sự tiến bộ xã hội. Nếu xã hội phát triển đồng bộ, cân đối, hài hoà cả ba mặt trên, HDI sẽ cao, ngược lại, phát triển lệch lạc HDI sẽ thấp. So sánh Canada với Mỹ ta sẽ thấy điều này.
- Mỹ là nước có thành tựu giáo dục cao nhất thế giới, có thu nhập đầu người thuộc loại cao nhất thế giới ( 20.998 USD), nhưng có HDI đứng thứ 6 sau Canada,Nhật Bản, Nauy, Thụy Sĩ, Thụy Điển... vì những nước này có chỉ tuêi phất triển hài hoà hơn.
- Theo tiêu chuẩn này, năm 1992 Việt nam có HDI đứng thứ 102, trong đó thành tựu giáo dục của Việt Nam rất cao ( Đứng khoảng thứ 50 ) còn tuổi thọ trung bình lại thấp (62,6) đứng thứ 120-130 trên thế giới. Thu nhập đầu người của Việt nam lại càng thấp. Vì vậy, nhiệm vụ trung tâm trong thời gian tới của Việt nam là bằng mọi cách tăng trưởng kinh tế , giảm tỷ lệ sinh đẻ xuống 1,8%/năm và nâng caotuổi thọ bình quân lên 70 tuổi.
* Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội:
Về thực chất đây là mối quan hệ giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với sự phát triểu của quan hệ sản xuất và của kiến trúc thượng tầng. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở quan trọng nhất để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho xã hội. Đây là điều kiện, nền tảng để thực hiện mục tiêu về công bằng kinh tế, từ đó có thể thực hiện các mặt công bằng khác.
Mặt khác tăng trưởng kinh tế cao hứu hẹn có nhiều chỗ làm việc. Có việc làm là điều kiện để có thu nhập- cơ sở để đảm bảo cuộc sống cho mọi người. Vì thế mà các mâu thuẫn và xung đột trong xã hội sẽ giảm xuống.
Như vậy tăng trưởng kinh tế chính là cơ sở vật chất cho sự tiến bộ của xã hội. Ngược lại sự tiến bộ của xã hội sẽ thúc đẩy cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển
Vận dụng mối quan hệ này ở Việt Nam
Trong thực tế , để cùng đạt được cả 2mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội(CBXH - vấn đề cơ bản của tiến bộ xã hội) là vấn đề không đơn giản, theo em: ở nước ta trong thời gian tới để giải quyết mối quan hệ này cần phải quán triệt các quan điểm sau :
Phải giải quyết hài hoà cả hai mục tiêu :
ở nước ta ,vừa cần tăng trưởng kinh tế nhanh để có nhiều sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho xã hội ,vừa cần sự CBXH hai mục tiêu này vừa có ý nghĩa trước mắt vừa cò ý nghĩa lâu dài.
Phải có thứ tự ưu tiên khi giải quyết các mục tiêu cho phù hợp với điềukiện.hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn
Trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng thời kỳ cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên. Lựa chọn mục tiêu nào cần giải quyết trước ,mục tiêu nào cần giải quyết sau. Mục tiêu nào cần được tập trung nguồn lực nhiều hơn v.v..từ đó xác định đúng trọng tâm, trọng điểm. Lựa chọn mục tiêu trực tiếp cần được giải quyết.
Xét cả quá trình, CBXH là mục tiêu lâu dài, còn mục tiêu tăng trưởng kinh tế là cơ sở và điều kiện để thực hiện mục mục tiêu CBXH .Tuy vậy, xét trong từng khoảng thời thời gian nhất định. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế còn chưa phát triển. của cải xã hội làm ra chưa nhiều. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Khoảng cách trênh lệch quyền lợi trong xã hội còn chưa qúa lớn thì mất CBXH chưa đến mức trầm trọng. Lúc này, tăng trưởng kinh tế có thể được coi là mục tiêu trực tiếp và được ưu tiên hàng đầu. Giải quyết được mục tiêu tăng trưởng kinh tế là điều kiện thiết thực để giải quyết vấn đề công bằng xã hội. Ngược lại CBXH được giải quyết tốt sẽ là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế .
Quan điểm cụ thể giải quyết mối quan hệ 2mục tiêu giai đoạn 2001-2010 đầu năm 2000 nước ta có thể thoát khỏi nhóm các nước nghèo ,kém phát triển. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, một bộ phận dân cư (5-6%)vẫn bị cảnh đói khổ đe doạ, một bộ phận lớn (60-70%) chỉ ở mức tạm đủ ăn nhưng cuộc sống vẫn rất nghèo. Số dân cư có đời sống khá chưa nhiều, số người giầu còn quá ít. Dù sao chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư chưa thật lớn và gay gắt.
Trong 10 năm tới ,cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân vẫn là hàng đầu của đất nước ta. Chúng ta vẫn phải giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục, để đến năm 2010 thu nhập đầu người ít nhất cũng gấp 2 lần năm 2000, đạt trên dưới 1000/ USD /năm .
Theo tạp chí cộng sản số 14 tháng 7 năm 1997, trong bài “Tiến bộ xã hội - Mục tiêu quan trọng của hệ tư tưởng chính sách xã hội” có đoạn:
ở Việt Nam, lý luận chủ nghĩa Mac-Lê-Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã thức tỉnh người lao động về địa vị vai trò và phẩm giá của bản thân mình .họ đã gắn thân vào phong trào cách mạng đấu tranh để giải phóng, giành độc lập cho dân tộc và giành quyền sống cho mình và cho thế hệ con cháu. Đó là bước tiến bộ rất đáng kể của người việt nam .
Song Hồ Chí Minh lại cho rằng :'' Nước độc lập mà người dân không hưởng hạnh phúc tự do. Thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì ''. Và vì vậy từ ngày đầu cách mạng, mục đích của nhà nước kiểu mới đã được Hồ Chí Minh đưa ra một cách mộc mạc và chân thành.
Mục đích:
Làm cho người nghèo thì đủ ăn; người đủ ăn thì khá giầu; người khá giầu thì giầu thêm; người nào cũng biết chữ; người nào cũng biết đoàn kết, yêu nước
Cách làm:
Đem tài dân, sức dân, của dân, làm lợi cho dân
Phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh, ngày nay Đảng ta trong công cuộc đổi mới đất nước hiểu sâu sắc rằng: Tăng trưởng kinh tế không đồng thời mang lại hạnh phúc cho con người nếu không lấy con người làm trung tâm. Trình độ phát triển kinh tế là cái cốt vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hổi trong CNXH lại là cái cần đạt tới trong hoạt động kinh tế. Chẳng hạn khi nói mục tiêu của CNXH là tiến bộ xã hội, thể hiện ở chỗ bảo đảm ngày càng tốt hơn những nhu cầu cả vật chất lẫn tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội, giúp cho các thành viên đều bình đẳng về điều kiện xuất phát để họ tự vươn lên phát triển thì sự tiến bộ đó phải chăng đã bao hàm một sự cân đối, điều chỉnh, điều phối, khắc phục từng bước chênh lệch , thoả mãn từng bước nhu cầu của tất cả các giai cấp, giai tầng, các nhóm, thậm chí các vùng khác nhau trong xã hội. Điều đó chỉ có thể làm được khi của cải đã dồi dào, khi có sự tăng trưởng kinh tế liên tục và nhất là khi có một chế độ xã hội nhân đạo được điều hành bằng một nhà nước của dân do dân và vì dân.