Đề tài Môi trường đầu tư quốc tế ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các nước trên thế giới nói chung và sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng nguồn vốn này hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều mở cửa thu hút nguồn vốn FDI, vốn ODA Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào chính sách phát triển của mỗi nước và còn phụ thuộc vào khả năng phát triển của từng nước. Đối với Việt Nam chúng ta cũng vậy, để hoàn thành sự nghiệp Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa Đảng và nhà nước ta chủ trương mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài với nhiều hình thức. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Thu hút đầu tư nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển đất nước. Để có thể bắt kịp với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế nhằm cải thiện môi trường đầu tư cho Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài. Nhóm đã nghiên cứu đề tài: “Môi trường đầu tư quốc tế ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” kết cấu đề tài gồm: Lời mở đầu Chương I: Những hiểu biết về môi trường đầu tư Chương II: Thực trạng môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam Chương III: Các giải pháp đề xuất để hoàn thiện môi trường đâù tư nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Kết luận

doc76 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5060 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Môi trường đầu tư quốc tế ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu &*& Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các nước trên thế giới nói chung và sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng nguồn vốn này hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều mở cửa thu hút nguồn vốn FDI, vốn ODA…Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào chính sách phát triển của mỗi nước và còn phụ thuộc vào khả năng phát triển của từng nước. Đối với Việt Nam chúng ta cũng vậy, để hoàn thành sự nghiệp Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa Đảng và nhà nước ta chủ trương mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài với nhiều hình thức. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Thu hút đầu tư nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển đất nước. Để có thể bắt kịp với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế nhằm cải thiện môi trường đầu tư cho Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài. Nhóm đã nghiên cứu đề tài: “Môi trường đầu tư quốc tế ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” kết cấu đề tài gồm: Lời mở đầu Chương I: Những hiểu biết về môi trường đầu tư Chương II: Thực trạng môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam Chương III: Các giải pháp đề xuất để hoàn thiện môi trường đâù tư nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Kết luận Trong quá trình nghiên cứu đề tài mặc dù đã cố gắng xong không thể tránh khỏi thiếu xót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Chương một: NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Khái niệm về đầu tư quốc tế: Đầu tư quốc tế là một quá trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện các dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia. Với khái niệm đầu tư quốc tế như thế, cho thấy mục tiêu của sự dịch chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư chính là lợi nhuận, cho nên ý nghĩa thực tiễn của khái niệm này là: Đối với nhà doanh nghiệp khi đóng vai trò là người tìm đối tác đầu tư nước ngoài cùng hợp tác góp vốn làm ăn với mình thì họ phải có trong tay dự án đầu tư mang tính khả thi cao, có như vậy mới tạo ra sự quan tâm của đối tác. Đối với doanh nghiệp khi đóng vai trò là nhà đầu tư ra nước ngoài thì trước khi thực hiện chuyển vốn ra nước ngoài phải nghiên cứu kỹ: môi trường đầu tư ở nước sở tại (nơi mà doanh nghiệp lựa chọn sự đầu tư) và tác động của nó đối với khả năng sinh lời của dự án, tính rủi ro của môi trường đầu tư. Đối với chính phủ muốn tăng cường thu hút vốn đầu tư quốc gia mình thì mình phải tạo ra môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh cao (so với môi trường đầu tư của các nước khác) trong việc mang lại cơ hội tạo lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư quốc tế là một tất yếu khách quan do sự khác nhau về nhu cầu và khả năng tích lũy vốn của các quốc gia, do việc tìm nơi kinh doanh có lợi của các doanh nghiệp, do viêc gặp gỡ lợi ích giữa các bên, do việc tránh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như do các nguyên nhân chính trị và kinh tế xã hội khác. Đầu tư quốc tế đưa đến những tác động tích cực khác nhau đối với bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư, đồng thời có thể đưa lại cả tác động tiêu cực. Điều đó phụ thuộc nhiều vào những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, trước hết là phụ thuộc vào chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trình độ tổ chức, quản lý của cán bộ. Đầu tư nước ngoài ở các nhóm nước có sự khác nhau về qui mô, về cơ cấu, về chính sách cũng như đưa đến những tác động khác nhau. Việc nghiên cứu đặc điểm cơ bản của đầu tư quốc tế hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với một quốc gia. Các dạng vốn đầu tư quốc tế : Ngoại tệ mạnh và nội tệ. Hiện vật hữu hình: tư liệu sản xuất, máy móc, trang thiết bị Hàng hóa vô hình: thương hiệu, kiểu dáng công nghệ, công nghệ, bí quyết công nghệ Các phương tiện đầu tư đặc biệt khác: cổ phiếu, hối phiếu, vàng bạc, đá quý Các dự án đầu tư thường là dự án công nghiệp, dịch vụ, kinh doanh thương mại...   Các bên tham gia vào đầu tư quốc tế gồm ít nhất là 2 bên có quốc tịch khác nhau. Các bên tham gia có thể thu được lợi ích về kinh tế, chính trị, xã hội trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất Đặc điểm của đầu tư quốc tế Mang đặc điểm của đầu tư nói chung Tính sinh lãi. Tính rủi ro. Chủ sở hữu đầu tư là người nước ngoài Các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới. Kết cấu môi trường đầu tư quốc tế: Theo nghĩa chung nhất, môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư. Có nhiều cách phân loại môi trường đầu tư, song theo nhiều nhà kinh tế, môi trường đầu tư có thể chia ra môi trường cứng và môi trường mềm. Môi trường cứng liên quan đến các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển kinh tế, gồm: hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông (đường sá, cầu cảng hàng không, cảng biển...), hệ thống thông tin liên lạc, năng lượng... Môi trường mềm bao gồm: hệ thống các dịch vụ hành chính, dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư (đặc biệt các vấn đề liên quan đến chế độ đối xử và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại); hệ thống các dịch vụ tài chính - ngân hàng, kế toán và kiểm toán... Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế là hệ thống hoàn cảnh cấu tạo các nhân tố tạo điều kiện, cơ sở, đồng thời tác động đến các yếu tố của nền kinh tế từ sản xuất, phân phối, lưu thông đến tiêu dùng. Bao gồm những yếu tố của sản xuất như tình hình cung cấp, thị trường về các loại như vật tư, nguyên liệu, sức lao động, tình hình vốn, tài chính - tín dụng, thu nhập dân cư, giá cả thị trường, sức mua của dân cư và dung lượng thị trường, quan hệ kinh tế với nước ngoài. Trong môi trường kinh tế môi trường thị trường - một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường. Đó là môi trường mà các đơn vị, các ngành sản xuất có quan hệ đến mua - bán trên thị trường: mua nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, kĩ thuật trong nước và nước ngoài, sức lao động, thông tin, bán sản phẩm, tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, sức lao động. Trong môi trường kinh tế có môi trường kinh doanh của các xí nghiệp, là hoàn cảnh kinh tế - xã hội của thị trường trong đó xí nghiệp hoạt động kinh doanh, như những đơn vị kinh tế và tình hình cung ứng (bán) vật tư, những đơn vị và khả năng cấp phát tài chính, vay tín dụng ngắn hạn, dài hạn. Môi trường chính trị, pháp lý: Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó. Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá ... Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng... Môi trường văn hoá xã hội: Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Mỗi quốc gia có một nền văn hoá khác nhau, phong tục tập quán khác nhau. Chính sự khác biệt về văn hoá sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư vào một thị trường nhất định. Vì thế khi nghiên cứu môi trường văn hoá xã hội, cần quan tâm đến một số mặt như: ngôn ngữ, tôn giáo, trình độ văn hoá của dân chúng… cũng như các giái trị văn hoá truyền thống của dân tộc, quan niệm thuần phong mỹ tục của dân tộc đó. Môi trường cơ sở hạ tầng: Môi trường cơ sở hạ tầng bao gồm tổng thể các công trình vật thể kiến trúc và yếu tố phục vụ đời song và đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng chia thành hai nhóm lớn: cơ sở hạ tầng sản xuất gồm các công trình không trực tiếp liên quan, nhưng cần thiết cho các quá trình sản xuất của cải vật chất như nhà xưởng, hệ thống giao thông, liên lạc, cấp nước, thoát nước, vv.; cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ đời sống dân cư như nhà ở, bệnh viện, trường học, các cơ sở văn hoá, dịch vụ, đời sống, vv. Môi trường công nghệ: Môi trường công nghệ tập hợp các bối cảnh cuả nơi diễn ra các hoạt động công nghệ. Môi trường công nghệ được xác định bằng 7 yếu tố: trình độ phát triển kinh tế - xã hội; trình độ cơ sở hạ tầng; đội ngũ cán bộ công nghệ và chi phí cho nghiên cứu - triển khai; hiện trạng công nghệ trong sản xuất; hiện trạng giáo dục và đào tạo khoa học công nghệ; đầu tư cho công nghệ; các chế độ và môi trường chính sách phát triển công nghệ. Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên tập hợp các điều kiện địa lí tự nhiên của một vùng lãnh thổ có tác động trực tiếp đến mức sống của dân cư và các chỉ tiêu kinh tế trong vùng lãnh thổ ấy. Một đất nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có nhiều tài nguyên thiên nhiên thì sẽ đặc biệt thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu khai thác tài nguyên một cách thiếu cẩn trọng thì có thể gây cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, gây tác động xấu đến môi trường tự nhiên và nền kinh tế của nước đó. 1.3 Vai trò của nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế: 1.3.1 Vai trò của đầu tư quốc tế tới các bên liên quan:  1.3.1.1 Vai trò của đầu tư quốc tế đối với các nước tiếp nhận vốn đầu tư:   Tác động tích cực:   Nước nhận đầu tư sẽ được tiếp thu vốn và công nghệ, kinh nghiệm từ nhà đầu tư. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước   Có cơ hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách   Giải quyết những khó khăn do bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân thanh toán, giải quyết được các vấn đề xã hội như việc làm, mức sống người dân   Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước   Tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách chính phủ đặc biệt là nguồn thu từ thuế.   Tác động tiêu cực   Tình trạng ô nhiểm môi trường tại các nước tiếp nhận đầu tư do không chọn lọc dự án đầu tư, trình độ và chính sách quản lý dự án kém sẽ dẫn đến tình hình nghiêm trọng   Các nhà đầu tư trong nước sẽ phải chịu thua thiệt cả vể quyền lợi do hạn chế về cả chuyên môn và vốn lẫn khả năng quản lý, do đó dự án đạt được hiệu quả xã hội không cao   Gia tăng gánh nặng nợ nước ngoài cho chính phủ trong trường hợp là vốn vay ODA, nhất là khi hiệu quả sử dụng vốn thấp   Tình trạng chảy máu chất xám diễn ra ngày càng nghiêm trọng nếu không có chính sách cụ thể do nguồn nhân lực trình độ cao trong nước sẽ hoạt động trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài nên việc đào tạo để phát triển doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn.   Gây ra sự phân hóa, tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và giữa các tầng lớp dân cư với nhau. Có thể làm tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội, dịch bệnh. Có thể bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc vào những yêu cầu từ phía chủ đầu tư. Đối với các nước tư bản phát triển Giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế và xã hội trong nước như thất nghiệp, lạm phát… Giúp cải thiện cán cân thanh toán thông qua việc mua lại các xí nghiệp, công ty có nguy cơ bị phá sản, tạo công ăn việc làm mới cho người lao động Giúp tạo thêm nhiều việc làm mới cho Giúp tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế người lao động Tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và thương mại. Giúp học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài Đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển Giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế thông qua việc tạo ra những xí nghiệp mới hoặc tăng quy mô của các đơn vị kinh tế. Giúp thu hút lao động, tạo việc làm, giải quyết một phần nạn thất nghiệp. Góp phần cải tạo môi trường cạnh tranh. Các dự án FDI góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng bình đẳng, minh bạch và công khai, đạt các chuẩn mực chung về quốc tế, nhờ đó tăng năng lực cạnh tranh ở các cấp độ quản lý của nền kinh tế Góp phần tạo điều kiện tiếp nhận khoa học công nghệ ,kỹ thuật từ nước ngoài. Hoạt động đầu tư nước ngoài giúp các nước đang phát triển mở mang hoat động kinh doanh, tăng GDP mà không phải vay nợ nhiều 1.3.1.2 Vai trò của đẩu tư quốc tế đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư:  Tác động tích cực:   Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và công nghệ khi có thể khai thác tối đa nguồn vốn và công nghệ này tại các nước nhận đầu tư, khi đầu tư, nước đầu tư có thể giảm chi phí xuất khẩu tới thị trường nước đầu tư, tận dụng được lợi thế của nước nhận đầu tư.   Xây dựng thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng. Ví dụ, nhờ có đầu tư nước ngoài mà Mỹ nhập khẩu ổn định toàn bộ phốt phát, đồng, thiếc, ¾ quặng sẳt, mangan… Bành trướng sức mạnh về kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế: thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, mà các nước xuất khẩu vốn mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước. Ngoài ra, nhiều nước qua hình thức viện trợ và cho vay vốn với quy mô lớn, lãi suất hạ, mà ra các điều kiện về kinh tế và chính trị trói buộc các nước đang phát triển phụ thuộc vào họ. Thật vậy, qua cuộc chiến tranh xâm lược chống Ỉraq của Mỹ cho thấy: nhiều nước vì nghèo mà nhận những khoản vay ưu đãi của Mỹ để im lặng và ủng hộ cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ Mở rộng thị trường do khi xuất khẩu có thể gặp phải những rào cản của nước tiếp nhận đầu tư nhưng khi xuất khẩu thông qua đầu tư trực tiếp lại không gặp phải trở ngại này ngoài ra còn được hưởng những ưu đãi từ nước tiếp nhận đầu tư.   Nước đầu tư có cơ hội để quảng bá thương hiệu cũng như sản phẩm của nước mình tại nước nhận đầu tư   Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia lợi dụng cơ chế quản lý thuế ở các nước khác nhau mà tổ chức đầu tư ở nhiều nước khác nhau qua đó thực hiện chuyển giá nhằm trốn thuế, tăng lợi nhuận cho công ty Đầu tư ra nước ngoài giúp các chủ vốn đầu tư phân tán rủi ro do tình hình kinh tế chính trị trong nước bất ổn định. Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường nước nhận đầu tư do có được ưu đãi từ phía nước này Đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp thay đổi cơ cấu nền kinh tế trong nước theo hướng hiệu quả hơn, thích nghi hơn với sự phân công lao động khu vực và quốc tế mới Ngoài những lợi ích trên, đầu tư nước ngoài còn tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập, thuế đầu tư... Tác động tiêu cực   Đầu tư ra nước ngoài làm giảm nguồn vốn đầu tư trong nước, tăng tỷ lệ thất nghịêp nội địa, không đạt mục đích hiệu quả xã hội   Việc chảy máu chất xám cũng xảy ra do nguồn nhân lực chất lượng cao di chuyển sang nước nhận đầu tư.   Các doanh nghiệp đầu tư sẽ đối mặt với rủi ro lớn tại nước tiếp nhận đầu tư do hệ thống luật pháp chính sách khác nhau và các rủi ro về đạo đức... 1.3.2. Vai trò của nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế đối với lãnh đạo ở cấp vĩ mô: - Nghiên cứu môi trường đầu tư giúp các cấp lãnh đạo, chính phủ có những định hướng đúng đắn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng như cải thiện môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Đối với chính phủ muốn tăng cường thu hút vốn đầu tư quốc gia mình thì mình phải tạo ra môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh cao (so với môi trường đầu tư của các nước khác) trong việc mang lại cơ hội tạo lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì thế mà chính phủ cần đề ra những biện pháp, chính sách phù hợp với nền kinh tế để tận dụng tối đa lợi thế từ đầu tư nước ngoài đồng thời giảm thiểu tối đa các hạn chế, tiêu cực mà đầu tư quốc tế mang lại. Hiện nay quá trình toàn cầu hóa gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường để các công ty xuyên quốc gia bành trường mạnh mẽ, chiếm lĩnh thị trường thế giới. Thật vậy, theo công bố của tổ chức Thương Mại và Phát Triển – Liên Hiệp Quốc (UNCTAD), có hơn 50000 công ty xuyên quốc gia, chiếm đến 80% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 70% tổng giá trị thương mại quốc tế. Các công ty này qua các hoạt động đầu tư để chẳng những chi phối các huyết mạch kinh tế của các nước này mà còn ảnh hưởng đến đời sống chính trị - văn hóa của các nước này. Chính vì thế vai trò của chính phủ hết sức quan trọng trong việc kiểm tra giám sát các hoạt động của các tập đoàn này để có biện pháp can thiệp kịp thời nếu tình huống xấu xảy ra. Đầu tư nước ngoài nhằm nắm được lâu dài và ổn định thị trường, nguồn cung cấp, nguyên nhiên vật liệu chiến lược với giá rẻ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong nước. Các cấp lãnh đạo vĩ mô có vai trò nắm bắt và điều tiết thị trường để có thể tận dụng tối ưu các lợi thế tương đối và tuyệt đối Tình hình bất ổn định về chính trị, an ninh quốc gia cũng như nạn tham nhũng hoành hành ở nhiều khu vực trên thế giới, nạn rửa tiền… cũng là nguyên nhân khiến những người có tiền, những nhà đầu tư chuyển vốn ra nước ngoài nhằm bảo toàn vốn, phòng chống các rủi ro khi có sự cố về kinh tế chính trị xảy ra trong nước hoặc dấu nguồn gốc bất chính của tiền tệ. Khi nghiên cứu kỹ môi trường đầu tư thì có thể hạn chế những tiêu cực trong sử dụng vốn đầu tư, sư minh bạch về nguồn vốn Do lợi thế so sánh và trình độ phát triển kinh tế của các nước không giống nhau dẫn đến chi phí sản xuất ra sản phẩm khác nhau. Cho nên việc nghiên cứu môi trường đầu tư của các quốc gia để có thể tận dụng, khai thác lợi thế so sánh của các quốc gia khác nhằm giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuân. 1.4 Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư quốc tế: 1. 4.1 Các yếu tố Kinh tế: - Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình. - Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát, cán cân thanh toán, thu chi ngân sách quốc gia… - Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ cấp.... - Triển vọng kinh tế trong tương lai:Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng  GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư... 1.4.2 Các yếu tố Thể chế- Luật pháp: Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó. Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá ... Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van day du.doc
  • docmucluc.doc
Luận văn liên quan