* Doanh số qua các năm: Từ năm 2009 đến nay, Vinabook đã đạt mức tăng trưởng hơn 150%/năm và trong năm 2010 lần đầu tiên Công ty có lãi trên 1 tỉ đồng trên tổng doanh số 25 tỉ đồng sau 5 năm hoạt động.
* Tình hình cung cầu trên thị trường: Cung lớn hơn cầu
* Mô hình kinh doanh: Mô hình website thương mại điện tử bán hàng trực tuyến B2C.
1.2. Giới thiệu về sự ra đời website của công ty
* Các mục tiêu ban đầu khi lập website: Ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh.
* Đánh giá tác động của website đối với hoạt động kinh doanh của công ty: Vinabook hoàn toàn là kinh doanh qua mạng. Do vậy website là yếu tố chủ chốt, có tác động quyết định tới hoạt động kinh doanh của công ty. Ra đời từ năm 2004 cho đến nay Mekongcom với website www.vinabook.com đã trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh sách trực tuyến.
34 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3819 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Môi trường và chiến lược thương mại điện tử của VinaBook, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VINABOOK
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CÔNG TY 2
1.1. Giới thiệu tóm tắt về công ty 2
1.2. Giới thiệu về sự ra đời website của công ty 3
1.3. Đánh giá website hiện tại. 3
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 3
2.1. Phân tích mô hình PEST. 3
2.1.1. Môi trường kinh tế: 3
2.1.2. Chính sách pháp luật. 4
2.1. 3. Môi trường văn hóa –xã hội và nhân khẩu học 5
2.1.4. Môi trường công nghệ 6
2.2. Phân tích môi trường ngành của doanh nghiệp 8
2.2.1. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành 8
2.2.2. Rào cản gia nhập ngành 8
2.2. 3. Sản phẩm thay thế trong ngành 10
2.2.4. Sức mạnh thương lượng của khách hàng và nhà cung ứng trong ngành 10
2. 3. Các phương án tận dụng cơ hội và né tránh giảm thiểu đe dọa. 10
2. 3.1 Cơ hội 11
2. 3.2. Đe dọa 11
2. 3. 3.Phương án giúp công ty tận dụng cơ hội và né tránh thách thức 11
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 11
3.1. Cặp sản phẩm/thị trường. 11
3.1.1. Xác định sản phẩm dịch vụ của công ty 11
3.1.2. Đánh giá mức độ sẵn sàng cho TMĐT của sản phẩm. 12
3.1.3. Phân đoạn thị trường - lực chọn và định vị sản phẩm trong môi trường TMĐT. 12
3.2. Phân tích chuỗi giá trị của công ty, ứng dụng CNTT và TMĐT vào hoạt động chuỗi giá trị(giá trị gia tăng) khả năng phát triển chuỗi giá trị/ cung ứng ảo. 14
3.2.1. Phân tích chuỗi giá trị của công ty Vinabook: 14
3.2.2. Ứng dụng CNTT và TMĐT vào hoạt động chuỗi giá trị (giá trị gia tăng) khả năng phát triển chuỗi giá trị/ cung ứng ảo. 15
3. 3. Đánh giá khả năng và mức độ ứng dụng TMĐT của công ty 18
CHƯƠNG IV. QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 19
4.1. Tầm nhìn chiến lược. 19
4.2. Sứ mạng kinh doanh 19
4.3. Các mục tiêu chiến lược 20
4.4. Các quyết định chiến lược TMĐT của Vinabook. 21
4.4.1. Mô hình kinh doanh. 21
4.4.2. Thị trường mục tiêu. 22
4.4. 3. Phát triển sản phẩm-Định vị và khác biệt hóa 22
CHƯƠNG V. KẾ HOẠCH HÓA NGUỒN LỰC 24
5.1. chính sách triển khai. 24
5.1.1. Chính sách nhân sự 24
5.1.2. Chính sách tài chính 25
5.1. 3. Các chính sách E-marketing 25
5.1.4. Các chính sách logistic 26
5.2. Kế hoạc hóa nguồn lực thực thi chiến lược TMĐT giai đoạn. 26
5.2.1. Hạ tầng công nghệ. 26
5.2.2. Nguồn nhân lực chuyên trách. 29
5.3. Điều chỉnh cấu trúc tổ chức thực thi chiến lược 29
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CÔNG TY
1.1. Giới thiệu tóm tắt về công ty
* Doanh nghiệp: Mekongcom
* Website:
/
* Giao diện website:
/
* Năm thành lập: tháng 12 năm 2004
* Địa chỉ: 119-121 Bàu Cát 3, P.12, Quận Tân Bình, Tp. HCM.
* Email: sales@vinabook.com
* Điện thoại: (84.8) 39492343
* Fax: (84.8) 39492344
* Ngành kinh doanh: Kinh doanh sách trực tuyến, phần mềm, tạp chí, đĩa nhạc, đĩa phim…Chủ yếu là kinh doanh sách trực tuyến.
* Thị trường chính: Thị trường chính là ở trong nước và cácViệt Kiều ở nước ngoài.
* Doanh số qua các năm: Từ năm 2009 đến nay, Vinabook đã đạt mức tăng trưởng hơn 150%/năm và trong năm 2010 lần đầu tiên Công ty có lãi trên 1 tỉ đồng trên tổng doanh số 25 tỉ đồng sau 5 năm hoạt động.
* Tình hình cung cầu trên thị trường: Cung lớn hơn cầu
* Mô hình kinh doanh: Mô hình website thương mại điện tử bán hàng trực tuyến B2C.
1.2. Giới thiệu về sự ra đời website của công ty
* Các mục tiêu ban đầu khi lập website: Ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh.
* Đánh giá tác động của website đối với hoạt động kinh doanh của công ty: Vinabook hoàn toàn là kinh doanh qua mạng. Do vậy website là yếu tố chủ chốt, có tác động quyết định tới hoạt động kinh doanh của công ty. Ra đời từ năm 2004 cho đến nay Mekongcom với website www.vinabook.com đã trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh sách trực tuyến.
−> Ứng dụng thương mại điện tử ở giai đoạn 4.
* Khách hàng: tất cả khách hàng của Vinabook đều là khách hàng trực tuyến-khách hàng mới.
* Đặc điểm khách hàng mới: Hầu hết khách hàng sử dụng phương thức mua hàng qua thương mại điện tử đều là những người trẻ tuổi, có kiến thức về internet. Họ có thể là sinh viên, nhân viên công sở…nhưng họ là những người khá bận rộn với công việc và không có nhiều thời gian dành cho việc mua sắm.
1.3. Đánh giá website hiện tại.
Để đánh một cách trực quan website vinabook.com chúng tôi so sánh vinabook với các website khác.
Cụ thể là:
- Amazon.com - website bán sách hàng đầu thế giới.
- Minhkhai.vn - đây cũng là một website bán sách trực tuyến.
- Songhuong.com.vn - nhà sách Sông Hương.
Qua tìm hiểu về amazon.com, minhkhai.vn, songhuong.com.vn và dựa trên một số tiêu trí, chúng tối đưa ra bảng so sánh sau:
Tiêu trí
Amazon.com
Minhkhai.vn
Songhuong.com.vn
Vinabook.com
Tính phổ biến
10
6
7
8
Tiếp cận toàn cầu
9
2
2
4
Mức độ phong phú
9
8
7
8
Mật độ thông tin
9
8
7
8
Khả năng tương tác
9
6
5
7
Khả năng điều dẫn
9
8
6
7
Bầu không khí web
9
8
8
9
Tổng điểm
64
46
42
51
(thang điểm
Ưu điểm:
Nhược điểm:
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
2.1. Phân tích mô hình PEST.
2.1.2. Chính sách pháp luật.
Ngày 29/11/2005, luật giao dịch điện tử đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/3/2006. Được xây dựng dựa trên cấu trúc và nội dung của luật mẫu UNCITRAL về TMĐT luật điều chỉnh một cách toàn diện các giao dịch điện tử trong mọi mặt của đời sống kinh tế -xã hội. Luật thương mại điện tử ra đời đã đánh dấu việc TMĐT chính thức được pháp luật thừa nhận.
Luật công nghệ thông tin có hiệu lực từ ngày 1/1/2007
Cùng với luật công nghệ thông tin và luật giao dịch điện tử thì các nghị định và văn bản hướng dẫn thi hành luật cũng được thi hành:
- Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử.
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
- Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
Các văn bản sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp tiến hành các giao dịch thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi các bên tham gia giao dịch.
Như vậy ta có thể thấy Việt Nam đã xây dựng được nền tảng pháp luật cơ bản hoàn chỉnh để tạo cơ sở pháp lý điều chình hoạt động thương mại điện tử. Thương mại điện tử chính thức được thừa nhận là một ngành kinh doanh trong nền kinh tế. Chinh sách pháp luật về thương mại điện tử đã tạo điều kiện cho hoạt động thương mại điện tử nói chung và hoạt động kinh doanh trực tuyến của Vinabook nói riêng phát triển.
Hoạt động trong môi trường thương mại điện tử, doanh nghiệp không những phải tuân thủ các luật liên quan đến TMĐT của nước mình mà còn chịu ảnh hưởng luật về TMĐT quốc tế. Và điều này cũng tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Vinabook.
2.1.1. Môi trường kinh tế:
Bao gồm các yếu tố như tốc độ phát triển tăng trưởng GDP, GNP, xu hướng tăng giảm thu nhập thực tế, mức độ lạm phát, các biến động trên thị trường, lãi suất và xu hướng lãi xuất…các yếu tố này tác động trực tiếp tới sức mua của khách hàng, thói quen mua sắm, tiêu dùng. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ sự biến động của kinh tế để chủ động đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Tình hình kinh tế thế giới và trong nước từ năm 2008 trở lại đây có nhiều biến động: khủng hoảng, lạm phát. Năm 2008 kinh thế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng, Việt Nam cũng chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoàng này.
Năm
Tốc độ tăng trường
GDP đầu người(tỷ USD)
GDP/đầu người
(USD)
CPI
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiếu dung(1000 tỷ VNĐ)
Tăng giảm tỷ giá USD
Nhập siêu
(tỷ USD)
2005
8.43
52
636
8.4
480
0.9
4
2006
8.17
60
723
6.6
496
1.0
5
2007
8.5
70
835
12.6
764
-0.3
14
2008
6.2
89
1052
19.9
1009
6.3
18
2009
5.3
91
1064
6.5
1197
10.7
12
2010
6.7
101
1168
11.7
1561
9.6
13
Năm 2008 Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn câu. Sau 3 năm liên tiếp 2005-2007 nền kinh tế liên tục tăng trưởng hơn 8% đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng chỉ là 6.2 %, năm 2009 tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng 5,3%. Đứng trước tình hình khó khăn của kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng xu hướng của nhiều doanh nghiệp là tìm cách giảm chi phí và thương mại điện tử là hướng đi của nhiều doanh nghiệp nhằm tìm cách tồn tại và cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường.
2.1. 3. Môi trường văn hóa –xã hội
Các vấn đề văn hóa – xã hội được quan tâm nhiều như: ngôn ngữ, biểu tượng màu sắc và thói quen tiêu dùng của dân cư.
Ngày nay có khoảng hơn 70% website có nội dung hiển thị bằng tiếng Anh. Do đó cần vượt qua rào cản ngôn ngữ để tiếp cận khách hàng. Vấn đề biểu tượng, màu sắc khi tiếp cận khách hàng trên thị trường nào thì cần phải lưu ý tới tiểu tượng màu sắc của website trên thị trường đó.
Thói quen tiêu dùng của dân cư: Tỉ lệ dân số sử dụng internet để tìm kiếm thông tin hoặc tiến hành giao dịch trực tuyến: tỷ lệ dân số sử dụng internet của Việt Nam cao trong khu vực ASEAN, số người sử dụng Internet 23,597,189 chiếm 27,51% . Trong đó chủ yếu là giới trẻ, tuy hiện nay thói quen mua hàng trên mạng tại việt nam còn chưa phổ biến so với tình hình chung của thế giới, nhưng với tỷ lệ sử dụng internet khá cao và những người sử dụng chủ yếu là giới trẻ (những người năng động và dễ tiếp thu những hình thức mua bán mới, ít thời gian trong bối cảnh làm việc bạn rộn) đang là cơ hội cho thương mại điện tử B2C .
Thói quen sử dụng internet của người dân ngày càng tăng, hiện nay mọi người có xu hướng sử internert để đọc tin tức, tìm kiếm thông tin về sản phẩm, và mua hàng hóa.
Sản phẩm kinh doanh của Vinabook hướng tới là sách và các phần mềm…đây là những sản phẩm dễ được người tiêu dùng tiếp cận mua trực tuyến.
Khách hàng của công ty hướng tới bao gồm cả khách hàng là Việt Kiều(30%), đây là đối tượng khách hàng có thói quen mua hàng trực tuyến.
2.1.4. Môi trường công nghệ
Công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới tới khả năng và mức độ ứng dụng của DN. Một số yếu tố cần quan tâm như tình hình phát triển internet, bản quyền phần mềm, ứng dụng CNTT trong DN, an ninh & an toàn trong giao dịch TMĐT…
Tại các nước như Mỹ và Nhật, quy trình phát triển của các doanh nghiệp thương mại điện tử thường theo các bước từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến thanh toán và sau cùng là quảng bá thông tin. Tại Việt Nam, mặc dù thương mại điện tử đã hình thành được hơn 10 năm, nhưng các doanh nghiệp trong ngành hiện vẫn đang hoạt động trong tình trạng đi ngược quy trình. Nghĩa là họ phải xuất phát từ thông tin đến việc xây dựng phương thức thanh toán trực tuyến và sau cùng là đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng.
Hiện nay, 3 vấn đề chính đang ngăn cản bước tiến của thương mại điện tử Việt Nam gồm thông tin, hạ tầng cơ sở và hình thức thanh toán. “Tỉ lệ thông tin giao dịch mang tính lừa lọc hiện chiếm 5-10%, chẳng hạn như giá ảo, giao hàng không có người nhận, hàng gian, hàng giả. Điều này dẫn đến tâm lý người mua hàng phải xem tận mắt, sờ tận tay.
Tiếp đến, vấn đề cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, nhất là tại các khu vực vùng sâu, xa sẽ vẫn là rào cản lâu dài trong việc phát triển thương mại điện tử.
Tình hình phát triển internet đến tháng 3-2010
- Số lượng thuê bao qui đổi: 23,3 triệu
- Số người sử dụng:23,597,189
- Tỉ lệ số dân sử dụng internet:27,51%
- Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam : 108,820 Mbps
- Tổng băng thông kết nối trong nước:135,197Mbps
Như vậy cơ sở hạ tầng về đường truyền phục vụ cho thương mại điện tử đã tạo điều kiện cho ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của công ty tuy còn nhiều hạn chế ở khu vực vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa. Nhưng tại các thành phố và khu vực trung tâm mọi người bắt đầu tiếp cận nhiều với mạng internet, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội
“Thương mại điện tử Việt Nam có thể phát triển từ 15-20 lần trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, để làm được điều này, phải làm sao xây dựng được lòng tin từ phía người mua”, ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng Giám điện tử trong nước. Sau cùng, thiếu công cụ thanh toán trực tuyến là nguyên nhân cơ bản nhất khiến thương mại điện tử Việt Nam chưa thể tiến xa trong hơn 10 năm qua.
Khó khăn lớn nhất chính là nền tảng và hạ tầng thanh toán trực tuyến của Việt Nam hiện vẫn chưa phong phú, tiện lợi và tạo được độ tin cậy từ phía người mua. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng đứng ngoài cuộc chơi cho đến tận gần đây mới bắt đầu triển khai các hình thức ví điện tử. Phương thức thanh toán phổ biến nhất trong thương mại điện tử Việt Nam vẫn là tiền mặt.
Mới đây, việc tham gia thị trường của một số cổng thanh toán trực tuyến lớn của thế giới đang thổi một luồng gió mới vào kỳ vọng phát triển của ngành thương mại điện tử. Tháng 6/2011, hãng thanh toán trực tuyến PayPal đã hợp tác với Công ty PeaceSoft của Việt Nam nhằm cung cấp công cụ thanh toán trực tuyến cho các doanh nghiệp Việt nam. Trước đó, Webmoney với phạm vị hoạt động tại hơn 40 quốc đốc PeaceSoft, nhận định
(Nguồn doanhdansaigon.vn)
Tuy nhiên thương mại điện tử B2C cho phép chấp nhận nhiều hình thức thanh toán : tiền mặt, ATM, POS, ví điện tử, thanh toán trực tuyến..
Hiện nay cơ sở hạ tầng cho thanh toán trong thương mại điện tử Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trong hoạt động mua bán trực tuyến. Đặc biệt với loại hình thanh toán được phát triển bởi Vật Giá là ví điện tử Bảo Kim và Chợ Điện Tử là Ngân Lượng có thể giúp khách hàng an tâm khi tham gia thanh toán trực tuyến.
An ninh mạng là một trở ngại lớn cho thương mại điện tử Việt Nam nói chung và cho công ty Cổ phần thương mại Dịch vụ Mê Kông Com.:theo thống kê tình hình an ninh mạng năm 2009 tại Việt nam(hơn 64,7 triệu lượt máy tính bị nhiễm virut, 140 trang các có quan và doanh nghiệp bị phát hiện có lỗ hổng, 40% website của các công ty chứng khoán không an toàn, người dùng bị ăn cấp mật khẩu và các thông tin cá nhân và lừa đảo trực tuyến cũng tăng lên nhanh chóng. Điều này đã gây tâm lý lo ngại cho nhiều khách hàng khi tham gia thương mại điện tử, đặc biệt là đối với những người ít có hiều biết về công nghệ thông tin và cách thức mua hàng trực tuyến an toàn.
Kết luận tuy còn nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh điện tử của công ty nhưng nhìn chung với những điều kiện môi trường vĩ mô hiện tại doanh nghiệp hoàn toàn có điều kiện tiến hành hoạt động kinh doanh trực tuyến thành công.
2.2. Phân tích môi trường ngành của doanh nghiệp
2.2.1. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Số lượng lớn các đối thủ cạnh tranh : Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh sách trực tuyến là lớn, có thể kể đến các website bán sách trực tuyến như tiki.vn, minhkhai.vn, songhuong.com.vn, megabook.com, alphabook.com…Ngoài ra còn rất nhiều cửa hàng nhỏ bán sách trực tuyến khác. Sự cạnh tranh này là khá cao.
Sự khác biệt giữa các sản phẩm: Ở môi trường kinh doanh TMĐT thì sự khác biệt sản phẩm giữa các DN là không lớn. Các sản phẩm / dịch vụ ở ngành kinh doanh sách trực tuyến này cũng vậy. Và cạnh tranh chủ yếu ở đây là về chất lượng dịch vụ và giá. Vinabook có số lượng đầu sách lớn trên 30000 đầu sách, chất lượng phục vụ tốt do vậy mà Vinabook thu hút được nhiều khách hàng và hiện tại Vinabook là website bán sách trực tuyến số một Việt Nam.
Mức độ tăng trưởng trong ngành: Ở ngành kinh doanh ứng dụng TMĐT thì mức độ này là thấp. Ngành kinh doanh sách cũng vậy. Do vậy sự cạnh tranh này cũng là tương đối.
Thích ứng mang tính chiến lược cao
−> Mức độ cạnh tranh trong ngành hiện tại được đánh giá là cao
=> Điểm đánh giá 7/10
2.2.2. Rào cản gia nhập ngành
Các rào cản gia nhập ngành kinh doanh sách trực tuyến:
Chi phí đầu tư cao : Để xây dựng được một website có thể ứng dụng thương mại điện tử thì chi phí đầu tư ban đầu là rất lớn. Từ chi phí đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin ( phần cứng, phần mềm,…) đến chi phí vận chuyển, chi phí dự trữ trên đường, chi phí kho hàng, chi phí marketing, truyền thông. Tùy thuộc vào mức độ ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp mà ứng với khoản chi phí tương ứng, nhưng mà cho dù là ứng dụng ở múc nào đi chăng nữa thì vẫn cần một khoản chi phí cao.
Niềm tin của khách hàng vào thương mại điện tử chưa cao: Trong môi trường điện tử, khi mua hàng khách hàng không thể cầm nắm hay xem trực tiếp sản phẩm. Ngoài ra một phần do tính an toàn của hệ thống thanh toán chưa cao nên nhiều người còn lo ngại khi thanh toán trực tuyến.
Đường cong kinh nghiệp có độ dốc lớn: DN nào hoạt động càng lâu thì càng gây được uy tín với khách hàng. Vinabook thành lập năm 2004, ra đời sau Minhkai.vn nhưng sau hơn 6 năm hoạt động Vinabook đã có uy tín lớn trên thị trường sách trực tuyến.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Bản quyền trong in ấn và phát hành sách hiện nay tại Việt Nam chưa được kiểm soát hiệu quả cũng gây khó khăn cho các nhà phân phối sách bản quyền bời khách hàng có thể sử dụng những sách, ấn phẩmphần mềm được sao chép vi phạm bản quyền thay vì mua những sản phẩm có bản quyền.
=> Điểm đánh giá 6/10
2.2. 3. Sản phẩm thay thế trong ngành
Có rất nhiều sản phẩm thay thế sách.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và internet như hiện nay thì kéo theo đó là sách điện tử xuất hiện. Ở các nước phát triển sách điện tử rất được phổ biến, có rất nhiều người sử dụng sách điện tử, website amazon có doanh thu sách điện tử lớn hơn sách in. Vì vậy sách điện tử là sản phẩm thay thế chủ yếu cho sách in, ngoài ra còn có sách audio,... Vì vậy đây cũng là khó khăn cho công ty khi tiến hành kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên ở Việt Nam người dân chưa quen với việc sử dụng sách trực tuyến nên mức độ canh ở yếu tố này là thấp.
=> Điểm đánh giá 4/10
2.2.4. Sức mạnh thương lượng của khách hàng và nhà cung ứng trong ngành
*Quyền lực thương lượng của khách hàng.
Quyền lực thương lượng của khách hàng trong môi trường kinh doanh điện tử là cao. Trong lĩnh vực kinh doanh sách trực tuyện hiện nay khách hàng có thể có nhiều lựa chọn cả về website để mua và cả về giá cả, các loại sách. Không những vậy ngay trong phương mức mua truyền thông khách hàng cũng có nhiều lựa chọn bởi vì số lượng cửa hàng, công ty sách rất lớn.
=> Điểm đánh giá 7/10
* Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng:
Các nhà cung ứng cung ứng sách cho Vinabook là các nhà xuất bản sách. Chẳng hạn như: Nhà xuất bản Trẻ, Nhà xuất bản First News – Trí Việt, nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Hồng Đức…
Có rất nhiều các nhà cung ứng sách, mật độ tập trung của các nhà cung ứng nhỏ. Do đó quyền lực thương lượng của nhà cung ứng thấp
=> Đánh giá điểm
2. 3. Các phương án tận dụng cơ hội và né tránh giảm thiểu đe dọa.
2. 3.1 Cơ hội
- Hoạt động kinh doanh điện tử đang trong giai đoạn phát triển và đang trở thành xu thế, thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng ngày càng tăng. Khách hàng trong nước mua sách ngoài bộ phận không có điều kiện “đi dạo mua sách” (Nhân viên công sở, người lớn tuổi…) còn có một bộ phận mua sách vì những đầu sách đó không có trong những nhà sách truyền thống.
- Sản phẩm kinh doanh của Vinabook hướng tới là sách và các phần mềm…đây là những sản phẩm dễ được người tiêu dùng tiếp cận mua trực tuyến.
- Người tiêu dùng có thói quen sử dụng internet như là công cụ tìm kiếm nhanh nhất: Khi internet trở nên phổ biến nó đã trở thành công cụ đắc lực cho người tiêu dùng.
- Pháp luật Việt Nam đang dần đi vào ổn định, tạo điều kiện cho TMĐT phát triển, giúp các hoạt động đào tạo trực tuyến dễ dàng được thực hiện
2. 3.2. Đe dọa
- Sản phẩm thay thế: dịch vụ cung cấp sách của các cửa hàng truyền thống, cạnh tranh trong ngành cao.
- An ninh mạng của Việt Nam chưa tốt, vấn đề bảo vệ thông tin khách hàng còn gặp nhiều khó khăn.
- Phương thức thanh toán bị giới hạn, chi phí duy trì website