Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển
nhân cách con người thông qua các mối quan hệ trong xã hội, trong nhà trường,
trong gia đình. Như chúng ta đã biết, trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học
sinh bắt đầu cuộc sống học tập, rèn luyện. Đến trường, học sinh được học hành,
được tiếp thu những kiến thức, tri thức khoa học một cách có hệ thống, được rèn
luyện hành vi đạo đức, có kỹ năng cần thiết để hình thành và phát triển những
phẩm chất tốt đẹp của con người mới.
31 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 5613 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường Tiểu học số 1 xã Mường Than, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THAN UYÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 XÃ MƯỜNG THAN
TỔ KHỐI 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO THI ĐUA
“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH
TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ I XÃ MƯỜNG THAN
Họ và tên người thực hiện: Đỗ Thị Hà
Chức vụ: Hiệu trưởng
Năm thực hiện: 2012 - 2013
1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển
nhân cách con người thông qua các mối quan hệ trong xã hội, trong nhà trường,
trong gia đình. Như chúng ta đã biết, trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học
sinh bắt đầu cuộc sống học tập, rèn luyện. Đến trường, học sinh được học hành,
được tiếp thu những kiến thức, tri thức khoa học một cách có hệ thống, được rèn
luyện hành vi đạo đức, có kỹ năng cần thiết để hình thành và phát triển những
phẩm chất tốt đẹp của con người mới.
Để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện trong trường học góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học, năm học 2008-2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành Chỉ thị Số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Kế hoạch
307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường
phổ thông năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013. Công văn số 71/KH-
SGD&ĐT Lai Châu - Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008-2009.
Đến nay, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” đã được triển khai thực hiện rộng khắp trong các trường phổ thông trên mọi
miền của đất nước ta.
Việc tổ chức phong trào sao cho hiệu quả, phù hợp với đặc thù của mỗi nhà
trường là sự sáng tạo riêng của “Người quản lý” trong các đơn vị trường học.
Trong gần 5 năm triển khai và thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”, sau mỗi năm học với vai trò là người quản lý lãnh
đạo điều hành nhà trường bản thân đã nghiêm túc đánh giá, rút kinh nghiệm về
những ưu điểm, hạn chế của các giải pháp, từ đó tìm ra nguyên nhân của những
yếu kém, hạn chế để có các biện pháp chỉ đạo phù hợp sát với thực tế nhằm khắc
phục cho các năm học tiếp theo. Trong quá trình triển khai thực hiện phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhà trường đã có
những bước chuyển biến tích cực: Chất lượng giáo dục được đánh giá cao, môi
trường giáo dục lành mạnh an toàn. Năm học 2012-2013 nhà trường phấn đấu đạt
chuẩn Quốc gia mức độ I và là đơn vị tiêu biểu về phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013. Để đạt được mực
tiêu đó năm học này tôi quan tâm chỉ đạo các hoạt động như: Giáo dục đạo đức,
kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học; hoạt động giáo dục và xây
dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường; xây dựng trường, lớp xanh, sạch,
đẹp; sự sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa mang tính chất giáo dục cao.
Trên cơ sở một số kinh nghiệm đã được đúc rút trong quá trình triển khai
thực phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
những năm qua, căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, thực hiện nhiệm vụ
2
năm học, tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu chuyên đề: Một số biện pháp chỉ
đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở
Trường Tiểu học số 1 xã Mường Than.
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
1. Phạm vi nghiên cứu: Trường Tiểu học số 1 xã Mường Than, huyện
Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Thời gian nghiên cứu và hoàn thiện chuyên đề 3 năm
học, năm học 2010-2011, năm học 2011-2012 và năm học 2012-2013.
Đối tượng khảo sát thực nghiệm: 40 cán bộ giáo viên, nhân viên; 438 học sinh.
2. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học số 1 xã Mường Than.
III. Mục đích nghiên cứu.
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường học để
tăng cường và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, mang đến sự
hứng thú, chủ động, tích cực trong học tập cho các em. Phát triển những kỹ năng
học tập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giúp học sinh mạnh dạn chủ động tiếp thu kiến
thức, tự tin trong mọi hoạt động học tập cũng như vui chơi, xây dựng trường lớp
sạch đẹp, an toàn. Trong đó đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá,
tư duy sáng tạo cần có cho các em học sinh, để các em cảm nhận được “Mỗi ngày
đến trường là một ngày vui”.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Biện pháp “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là sự tích lũy
những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
phong trào.
Đối với nhà trường: Cảnh quan nhà trường xanh, sạch và đẹp, chất lượng và
hiệu quả đáp ứng đủ các tiêu chí của trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.
Đối với giáo viên: Sáng tạo hơn trong việc tổ chức hoạt động dạy học đảm
bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh,
học sinh dễ tiếp thu kiến thức.
Đối với học sinh: Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh
trong học tập, tu dưỡng và trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Môi
trường giáo dục thân thiện, an toàn, học sinh có tinh thần thoải mái, vui vẻ trong
học tập. Học sinh được rèn luyện kỹ năng học tập, kỹ năng sống thông qua hoạt
động giáo dục, các trò chơi lành mạnh và bổ ích, các em tự tin hơn trong giao tiếp,
biết trân trọng giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
3
PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận.
Trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế hội
nhập, đang tiến đến nền kinh tế tri thức của thế kỷ XXI, chính vì vậy đòi hỏi cần
có những con người có kỹ năng tư duy cao, tự tin phát triển năng lực của mình.
Phương pháp quản lý, phương pháp giáo dục cũ không thể xây dựng và phát triển
cho học sinh những kỹ năng đó. Chính vì thế mỗi người quản lý, mỗi giáo viên
cần đổi mới phương pháp làm việc, quản lý và dạy học theo phương pháp mới,
từng bước sử dụng hiệu quả công nghệ dạy học tiên tiến, để yêu cầu trên đạt hiệu
quả cần phải có những biện pháp tích cực trong việc xây dựng mô hình: “Trường
học thân thiện, học sinh tích cực”.
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát
động nhằm xây dựng trường học có chất lượng giáo dục toàn diện, hiệu quả. Các
thầy giáo, cô giáo thân thiện trong giảng dạy, thân thiện trong đánh giá xếp loại
kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, thể hiện sự công bằng, khách quan trong
giảng dạy và giáo dục học sinh, thể hiện lương tâm, trách nhiệm của người làm
công tác giáo dục đối với thế hệ học sinh, sinh viên, những chủ nhân tương lai của
đất nước. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong môi trường giáo dục toàn diện đó, học
sinh hứng thú học tập, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo
viên, thực hiện tốt học đi đôi với hành, biết rèn luyện kỹ năng và phương pháp học
tập, đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khả năng khám phá, tư duy sáng
tạo. Trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục, đổi mới công tác quản lý, đổi mới
phương pháp dạy học, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, các biện pháp đưa ra để thực hiện xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực là cơ sở để hình thành mô hình trường thân thiện, lớp
thân thiện.
- Xây dựng môi trường trường học thân thiện: bảo đảm các lớp học an toàn,
sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn. Học sinh tích cực tham gia
tạo cảnh quan lớp học, giữ gìn vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân.
- Giảng dạy tích cực: Các thầy giáo, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp
giảng dạy, nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tính tích cực, chủ động, sáng tạo và
ý thức vươn lên của học sinh, rèn luyện khả năng tự học của các em. Hiệu quả dạy
và học đạt chất lượng ngày càng cao.
- Rèn luyện kỹ năng học, sinh hoạt theo nhóm và kỹ năng ứng xử hợp lý với
các tình huống bằng các trò chơi học tập tích cực.
- Hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh qua các tiết sinh hoạt tập thể, đoàn
kết, thân thiện.
- Giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc ở địa phương qua các câu
chuyện kể, qua việc tham gia giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sỹ, các gia
đình có công với cách mạng ở địa phương, qua các trò chơi dân gian, qua điệu
múa, câu hát.
4
Để đạt được kết quả tốt trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, cần phải
thực hiện các biện pháp giáo dục tích cực, cụ thể hóa nội dung các công việc phù
hợp với tình hình thực tế của trường, của địa phương, để xây dựng và hoàn thành
được các mục tiêu mà nhiệm vụ năm học đã đề ra.
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực chính là sự cụ thể hóa của
yêu cầu “Dạy tốt, học tốt” mà chúng ta đã tiến hành thực hiện trước đây, nhưng
hiện nay dạy tốt không chỉ là hoạt động của cá nhân giáo viên, mà là hoạt động
của tập thể các thầy giáo, cô giáo, là sự tham gia của gia đình, xã hội vào quá trình
sư phạm, tạo môi trường thân thiện cho học sinh. Dạy tốt không chỉ có các thầy
giáo, cô giáo là người dạy, truyền đạt những kiến thức văn hóa, những hành vi đạo
đức tốt, cách ứng xử, tình đoàn kết thân ái cho học sinh, mà chính các em được
trưởng thành thông qua các hoạt động tích cực trong học tập, trong hoạt động tập
thể, vui chơi, múa hát, hoạt động xã hội. Các em không chỉ là đối tượng cần được
giáo dục, mà các em chính là những người nuôi dưỡng và duy trì bản sắc văn hóa
dân tộc. Các em được tham gia vào các hoạt động trồng và chăm sóc cây, hoa, tạo
cảnh quan cho trường, lớp học, được rèn kỹ năng sống qua các hoạt động vui chơi,
học tập và lao động, qua việc chăm sóc, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sỹ,
các gia đình có công với cách mạng, ý thức giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử
của địa phương, của đất nước.
Những biện pháp giáo dục, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
trước đây còn có những mặt hạn chế như chưa phát huy được tính tích cực và
chưa tạo được sự hứng thú trong học tập cho học sinh. Qua các năm 2008-2009,
2009-2010, 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013 triển khai và thực hiện phong trào
thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, với những kinh
nghiệm được tích lũy qua phong trào “Dạy tốt - Học tốt”, hưởng ứng phong trào
thi đua này, tôi cố gắng làm tốt công tác chỉ đạo, thực hiện đổi mới trong công tác
quản lý, chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các biện pháp tích
cực nhằm tạo ra môi trường thân thiện trong giáo dục ở trường, phát huy cao nhất
khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập cũng như kỹ năng sống cho
học sinh. Từ lý do trên tôi mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
II. Thực trạng của vấn đề.
Trường Tiểu học số 1 xã Mường Than được tách ra từ trường Tiểu học xã
Mường Than tháng 8 năm 2010, năm học 2010-2011 trường có 18 lớp/400 học
sinh; năm học 2011-2012 trường có 20 lớp/435 học sinh; năm học 2012-2013
trường có 20 lớp/438 học sinh. Chất lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục
của trường được Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá tốt. Mấy năm gần đây trường
luôn đạt Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc được Ủy Ban nhân dân huyện, Ủy
Ban nhân dân tỉnh khen. Trường có nhiều chuyển biến về tất cả các hoạt động,
chuyển biến về chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đội ngũ. Tháng 1 năm
2013 trường vinh dự được đón Bằng công nhận Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc
gia mức độ I. Có được kết quả đó là nhờ có sự đổi mới trong công tác quản lý của
người Hiệu trưởng, việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên. Trường
thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua do ngành phát động, xây dựng được
5
môi trường giáo dục thân thiện, thu hút đông đảo các lực lượng trong trường và
ngoài xã hội cùng tham gia vào công tác giáo dục, thúc đẩy phong trào thi đua dạy
tốt, học tốt. Trường phấn đấu xây dựng thành công các tiêu chuẩn trường Tiểu học
đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Cảnh quan nhà trường gọn gàng, sạch sẽ; Chất lượng
giáo dục có nhiều chuyển biến từ khi thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện
pháp chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” ở trường Tiểu học số 1 xã Mường Than có nhiều thuận lợi để giúp tôi thực
hiện tốt, nhưng cũng gặp không ít khó khăn.
1. Thuận lợi:
Trường Tiểu học số 1 xã Mường Than là một trường thuộc xã vùng hai, cách
trung tâm huyện 4 km, giao thông đi lại thuận tiện, học sinh học tập chung tại một
điểm trường. Đội ngũ giáo viên đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp, giáo viên nhiệt
tình, có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, chính
quyền địa phương và nhân dân.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi đó, nhà trường vẫn còn có đối mặt với những khó
khăn nhất định như:
- Chất lượng đội ngũ: Trình độ chuyên môn chưa đồng đều, việc đổi mới
phương pháp dạy học của số ít cán bộ giáo viên thực hiện chưa được hiệu quả,
giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện còn thấp;
- Học sinh: Gần 80% học sinh là người dân tộc, nên việc nhận thức của các
em cũng có những hạn chế nhất định. Đa số học sinh Tiểu học chưa xác định được
rõ ràng mục đích của việc học tập là gì, nhất là học sinh ở vùng núi, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số; tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh khá chưa cao, số lượng học sinh
đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện chưa nhiều;
- Cơ sở vật chất: Chưa đảm bảo về phòng học, chủ yếu là phòng học tạm,
bàn ghế học sinh chưa đúng quy cách; mặt bằng sân chơi bãi tập chưa đảm bảo an
toàn cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp; trường lớp chưa đảm bảo tiêu chí xanh, sạch, đẹp, .
* Nguyên nhân:
Công tác quản lý chỉ đạo của ban giám hiệu chưa được khoa học, nhiều giáo
viên chưa đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các phương pháp dạy học chưa
linh họat, hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, chưa sáng tạo, chưa phong phú.
Công tác tham mưu, phối kết hợp giữa các đoàn thể trong và ngoài nhà trường
chưa được thường xuyên, chưa kịp thời. Thiếu cơ sở vật chất nên trường lớp chưa
khang trang, chưa sạch, chưa đẹp, chưa gọn gàng; chưa tranh thủ được sự quan
tâm của các bậc phụ huynh và các tổ chức xã hội trong việc hỗ trợ vật chất cho
nhà trường. Giáo viên chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động tập thể và
hoạt động ngoài giờ lên lớp do đó chưa thu hút được học sinh. Việc tổ chức các
6
trò chơi dân gian, thi hát dân ca, các bài hát, các điệu múa dân tộc cho học sinh
chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức chưa phát huy được khả năng tự tìm
tòi, khám phá của học sinh. Các em ít được giao lưu, khi tham gia các hoạt động
học tập, vui chơi còn rụt rè, thiếu tự tin, ngại giao tiếp vì vốn tiếng Việt của các
em còn hạn chế.
Những năm học trước chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ của trường
còn nhiều hạn chế, các phong trào thi đua đạt chất lượng không cao. Cụ thể như tỷ
lệ giáo viên dạy giỏi các cấp thấp, mỗi năm số lượng giáo viên tham gia hội giảng
cấp huyện ít, số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện chỉ đạt 06 đồng chí.
Chất lượng học tập của học sinh chưa đảm bảo, chất lượng mũi nhọn chưa cao.
Chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục hai năm học, từ khi bắt đầu phát động
và thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” như sau:
3. Kết quả điểu tra thực tế:
* Cán bộ giáo viên, nhân viên:
Xếp loại CM Giáo viên dạy giỏi
Năm học
TSCBG
VNV
Tốt Khá TB Trường Huyện Tỉnh
2008-2009 40
14/40
(35%)
18/40
(45%)
8/40
(20%)
14/38
(36,8%)
6/38
15,8%
0
2009-2010 44
28/44
(63,6%)
10/44
(22,7%)
6/44
(13,7%)
18/40
(45%)
6/40
(5%)
0
* Học sinh:
Hạnh kiểm Học lực Học sinh giỏi các cấp
Năm
học
TS
HS
THĐĐ
(Đ)
THCĐĐ
(CĐ) Giỏi Khá TB Yếu Trường Huyện Tỉnh
2008-
2009
633
(10KT)
623/623
(100%)
0
74/623
(11,9%)
105/623
(16,9%)
437/623
(70,1%)
7/623
(1,1%)
42/179
(23,7%)
4/42
(9,5%)
0
2009-
2010
680
(11KT)
669/669
(100%)
0
140/669
(20,9%)
241/669
(36,0%
284/669
(42,5%)
4/669
(0,6%)
79/381
(20,7%)
10/79
(12,7%)
3/6
(50%)
Nhìn vào bảng số liệu thấy được chất lượng đội ngũ, chất lượng học sinh đã
có sự chuyển biến năm sau cao hơn năm trước, có được kết quả đó là nhờ vào sự
nỗ lực phấn đấu của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường trong
công tác giảng dạy, học tập và rèn luyện. Từ khi thực hiện phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chất lượng đó đã dần có sự
chuyển biến.
Những năm học gần đây, nhất là từ khi phát động và thực hiện phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tich cực”. Chất lượng giáo dục của
nhà trường ngày càng có nhiều chuyển biến. Trường luôn phấn đấu thực hiện tốt
nhiệm vụ chuyên môn, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tích cực
đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá; thân thiện trong đánh giá kết
quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan, không chạy
7
theo thành tích, dạy học sát đối tượng, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh,
đoàn kết, thân thiện. Áp lực công việc rất lớn, kỳ vọng của phụ huynh học sinh khi
gửi con em họ vào trường rất nhiều. Giữ vững uy tín của trường, góp phần vào
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các
trường phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Với trách nhiệm của một
giáo viên, một người quản lý, tôi nghĩ mỗi chúng ta cần phải chủ động, sáng tạo,
tìm các biện pháp tích cực để giảng dạy, giúp đỡ học sinh trong học tập và rèn
luyện để các em có được sự tự tin về bản thân mình. Từ đó các em chủ động, hứng
thú trong học tập, các em tự khẳng định mình, từng bước hoàn thiện để phát triển
những kỹ năng cần thiết mà cuộc sống, xã hội yêu cầu.
Trước thực trạng trên tôi đưa ra một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường Tiểu học số 1 xã
Mường Than.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
1. Huy động các nguồn lực cho việc xây dựng trường, lớp xanh, sạch,
đẹp, an toàn.
Nội dung thứ nhất trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, đã
nêu “Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, là: bảo đảm trường an toàn,
sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn
ghế hợp với lứa tuổi học sinh. Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và
chăm sóc cây thường xuyên. Trường có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp
với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Học sinh tích cực tham
gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà
trường, lớp học và cá nhân.
Muốn thực hiện được nội dung này, việc quy hoạch để trồng cây ở trường
cần hợp lý về vị trí, chọn loại cây để vừa tạo bóng mát, vẻ đẹp cho trường vừa dễ
chăm sóc, cần phân công học sinh chăm sóc để tạo sự thi đua giữa các lớp. Tham
mưu để thiết kế xây dựng phòng học đủ ánh sáng cho học s