Đề tài Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu và kỹthuật bao bì - Packexport

Ở Việt Nam hiện nay nhập khẩu giữ vai trò hết sức quan trọng, nó là nhân tố phát huy sức mạnh của nền kinh tế trong nước. Những năm qua Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương đổi mới là công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Tuy vậy không vì thế mà nhập khẩu giảm sút mà vẫm tăng theo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, theo mục tiêu xuất khẩu và theo xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, thương mại quốc tế không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Để thực hiện chủ trương đường lối của Nhà nước, không còn cách nào khác là phảI xuất khẩu chứ không phảI là giảm nhập khẩu. Nhưng nhập khẩu đảm bảo phảI có hiệu quả, điều đó phụ thuộc lớn vào hiệu quả xuất khẩu từ bản thân các doanh nghiệp.Đó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn của toàn bộ nền kinh tế hiện nay. Công ty là một dơn vị kinh doanh xuất khẩu trực thuộc Bộ Thương Mại, Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì không ngừng phát triển chứng tỏ uy tín của một công ty hàng đầu trong ngành bao bì của cả nước. Tuy nhiên trong tình hình mới, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà trong đó kinh doanh nhập khẩu chiếm vị trí quan trọng và quyết định đang đứng trước khó khăn và trở ngại. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty chưa được duy trỳ ổn định và chưa được cảI thiện đáng kể, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoàI công ty. Việc đánh giá hoat động kinh doanh nhập khẩu của công ty để đề ra một ssó biện pháp nâng đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa thiết thực hiện nay. Từ đó em quyết định lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì - Packexport”.

pdf62 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2156 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu và kỹthuật bao bì - Packexport, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đề Tài: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì - Packexport Chuyên đề thực tập 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam hiện nay nhập khẩu giữ vai trò hết sức quan trọng, nó là nhân tố phát huy sức mạnh của nền kinh tế trong nước. Những năm qua Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương đổi mới là công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Tuy vậy không vì thế mà nhập khẩu giảm sút mà vẫm tăng theo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, theo mục tiêu xuất khẩu và theo xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, thương mại quốc tế không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Để thực hiện chủ trương đường lối của Nhà nước, không còn cách nào khác là phảI xuất khẩu chứ không phảI là giảm nhập khẩu. Nhưng nhập khẩu đảm bảo phảI có hiệu quả, điều đó phụ thuộc lớn vào hiệu quả xuất khẩu từ bản thân các doanh nghiệp.Đó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn của toàn bộ nền kinh tế hiện nay. Công ty là một dơn vị kinh doanh xuất khẩu trực thuộc Bộ Thương Mại, Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì không ngừng phát triển chứng tỏ uy tín của một công ty hàng đầu trong ngành bao bì của cả nước. Tuy nhiên trong tình hình mới, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà trong đó kinh doanh nhập khẩu chiếm vị trí quan trọng và quyết định đang đứng trước khó khăn và trở ngại. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty chưa được duy trỳ ổn định và chưa được cảI thiện đáng kể, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoàI công ty. Việc đánh giá hoat động kinh doanh nhập khẩu của công ty để đề ra một ssó biện pháp nâng đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa thiết thực hiện nay. Từ đó em quyết định lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì - Packexport”. Chuyên đề thực tập 2 2.Mục đích nghiên cứu Đề xuất những biện pháp thiết thực đối với Công ty và kiến nghị một số vấn đề với Nhà nước tạo điều kiện cho Công ty đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của mình góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế nói chung 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hoạt động nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì từ năm 2001-2004. 4. Kết cấu chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1 : những lí luận cơ bản về nhập khẩu và hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty Chương 2: Phân tích thực trang hoạt động nhập khẩu ở Công ty xuất nhập kghẩu và kỹ thuật bao bì Chương 3 : Một số giảI pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì thời gian tới Chuyên đề thực tập 3 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHẬP KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU I.Một số vấn đề chung về nhập khẩu của doanh nghiệp 1. KháI niệm nhập khẩu Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoàI phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc táI xuất nhằm phục vụ mục đích thu lợi nhuận. Hay nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoàI và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc táI xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng 2.Các đặc điểm cơ bản của hoạt động nhập khẩu Thị trường nhập khẩu rất đa dạng : Hàng hoá và dịch vụ có thể được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau. Dựa trên lợi thế so sánh của m_I quốc gia khác nhau mà các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để mở rộng,thu hẹp hay thay đổi thị trường nhập khẩu của mình. - Đầu vào( nguồn cung ứng trong đó có nguôn nhập khẩu ), đầu ra ( khách hàng ) của doanh ngiệp rất đa dạng thường thay đổi theo nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Nguồn cung ứng hoặc đầu ra có thể ổn định, tập trung hoặc đa dạng phu thuộc vào điều kiện kinh doanh của công ty, khả năng thích nghi và đáp ứng cầu thị trường cũng như biến dộng của nguồn cung ứng. - Phương thức thanh toán : Trong kinh doanh nhập khẩu các bên sử dụng nhiều phương thức thanh toán , việc sử dụng phương thức thanh tóan nào là do hai bên tự thỏa thuận được quy định trong điều khoản của hợp đồng và trong kinh doanh nhập khẩu thường sử dụng các ngoại tệ mạnh chủ yếu là USD để thanh toán. Vì vậy mà thanh toán trong nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền nội tệ(VND) và ngoại tệ. Chuyên đề thực tập 4 - Chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật pháp, thủ tục:Hoạt động nhập khẩu có sự tham gia của nhiều đối tác có quốc tịch khác nhau nên chịu sự chi phối bởi các hệ thống luật pháp và các thủ tục liên quan của nhiều nước khác nhau. - Việc trao đổi thông tin với đối tác phảI được tiến hành nhanh chóng thông qua các phương tiện công nghệ hiện đại hơn như Telex, Fax. Đặc biệt trong thời đại thông tin hiện nay giao dịch qua thư điện tử, qua hệ thống mạng internet hiện đại là công cụ phục vụ đắc lực cho kinh doanh. - Về phương thức vận chuyển: Hoạt động nhập khâủ liên quan trực tiếp đến yếu tố nước ngoàI, hàng hóa được vận chuyển qua biên giới các quốc gia, có khối lượng lớn và được vận chuyển qua đường biển, đường hàng không, đường sắt và vận chuyển vào nội bộ bằng các xe có trọng tảI lớn …Do đó hoạt động nhập khẩu đòi hỏi chi phí vận chuyển lớn làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 3.Các hình thức nhập khẩu Các hình thức hoạt động kinh doanh nhập khẩu thông dụng ở nước ta hiện nay. 3.1. Nhập khẩu trực tiếp Hàng hóa được mua trực tiếp từ nước ngoàI không thông qua trung gian. Bên xuất khẩu giao hàng trực tiếp cho bên nhập khẩu. Trong hình thức này, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phảI trực tiếp làm các hoạt động tìm kiếm đối tác, đàm phán kí kết hợp đồng… và phảI tự bỏ vốn để kinh doanh hàng nhập khẩu, phảI chịu mọi chi phí giao dịch, nghiên cứu thị trường,giao nhận lưu kho bãI, nộp thuế tiêu thụ hàng hóa. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp tính toán chính xác chi phí, tuân thủ đúng chính sách, luật pháp quốc gia và pháp luật quốc tế. 3.2. Nhập khẩu ủy thác Chuyên đề thực tập 5 Là hình thức nhập khẩu gián tiếp thông qua trung gian thương mại. Bên nhờ ủy thác sẽ phảI trả một khoản tiền cho bên nhận ủy thác dưới hình thức phí ủy thác, còn bên nhận ủy thác có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung của hợp đồng ủy thác đã được kí kết giữa các bên. Hình thức này giúp cho doanh nghiệp nhận ủy thác không mất nhiều chi phí, độ rủi ro thấp nhưng lợi nhuận từ hoạt động này không cao. 3.3 Nhập khẩu hàng đổi hàng Nhập khẩu hàng đổi hàng là hai nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu, nó là hình thức nhập khẩu đI đôI với xuất khẩu. Hoạt động này được thanh toán không phảI bằng tiền mà chính là hàng hóa. Hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu có giá trị tương đương nhau. 3.4Nhập khẩu liên doanh Là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp, trong đó có ít nhất một bên là doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp nhằm phối hợp các kĩ năng để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên được quy định theo tỷ lệ vốn đóng góp. Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp trong liên doanh phảI kí hai loại hợp đồng. 3.5 Nhập khẩu gia công Nhập khẩu gia công là hình thức nhập khẩu theo đó bên nhập khẩu( là bên nhận gia công) tiến hành nhập khẩu nguyên vật liệu từ phía người xuất khẩu(bên đặt gia công)về để tiến hành gia công theo những quy định trong hợp đồng ký kết giữa hai bên II. Nội dung của hoạt động nhập khẩu. 1. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu Công việc nghiên cứu thị trường của một doanh nghiệp nhập khẩu gồm có Chuyên đề thực tập 6 _ Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu _ Nghiên cứu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng tới dung lượng thị trường _ Nghiên cứu quan hệ cung cầu hàng hóa và sự biến động của chúng _ Nghiên cứu giá cả hàng hóa nhập khẩu. _ xác định mức giá nhập khẩu thấp đối với thị trường có quan hệ giao dịch. Trên cơ sở phân tích đúng đắn ảnh hưởng của nhân tố tới giá cả, cho phép nắm được xu thế biến động của chúng, từ đó xác định mức giá cho mặt hàng mà doanh nghiệp có kế hoạch nhập khẩu đối với thị trường mà doanh nghiệp sẽ giao dịch. 2.Lựa chọn phương thức giao dịch nhập khẩu. a.Giao dịch trực tiếp : Là phương thức giao dịch được thực hiện ở mọi nơI, mọi lúc. Người bán và người mua trực tiếp quan hệ bằng cách gặp gỡ trực tiếp hoặc qua thư từ để bàn bạc và thỏa thuận với nhau về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch. Những nội dung này được thỏa thuận một cách tự nguyện. Hoạt động mua bán theo phương thức này thì bên mua và bên bán là những người có trụ sở ở các quốc gia khác nhau, đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc đối với cả hai bên, hàng hóa là đối tượng của giao dịch được di chuyển qua khỏi biên giới của một nước b. Giao dịch qua trung gian. Là giao dịch giữa người mua và ngươì bán, mọi việc kiến lập quan hệ giữa người bán với người mua việc quy định các điều kiện mua bán đều phảI thông qua một người thứ ba.Người thứ ba này gọi là người trung gian buôn bán, phổ biến là đại lý và môI giới - Đại lý: là tự nhiên nhân hoặc pháp nhân tiến hành một hay nhiều hành vi theo sự ủy thác của người ủy thác. Quan hệ giữa người ủy thác với đại lí là quan hệ hợp đồng đại lí Chuyên đề thực tập 7 - MôI giới : là loại thương nhân trung gian giữa người mua và người bán, được người mua ủy thác tiến hành mua hàng hóa hay dịch vụ. Khi tiến hành nghiệp vụ, người môI giới không được phép đứng tên của chính mình, mà đứng tên của người ủy thác, không chiếm hữu hàng hóa và không chịu trách nhiệm cá nhân trước người ủy thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng.Quan hệ giữa người ủy thác với người môI giới dựa trên sự ủy thác từng lần, chứ không dựa vào hợp đồng dàI hạn c.Buôn bán đối lưu Là một phưong thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi với nhau có giá trị tương đương,ở đây mục đích của xuất khẩu không phảI nhăm thu về một khoản ngoại tệ, mà thu về một hàng hóa có giá trị tương đương d.Đấu thầu quốc tế Là một phương thức giao dịch đặc biệt trong đó người mua( người gọi thầu) công bố trước các điều kiện mua hàng để người bán (người dự trhầu ) báo giá cả và các điều kiện trả tiền, sau đó người mua sẽ chịu mua của người bán giá rẻ nhất và điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả với những điều kiện mà người mua đã nêu e. Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa Sở giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt tại đó thông qua những người môI giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán hàng hóa có khối lượng lớn, có tính chất cùng loại, có phẩm chất và có thể thay thế được với nhau.Giá công bố tại sở giao dịch có thể được coi là một tàI liệu tham khảo trong việc xác định giá quốc tế g.Giao dịch tại hội trợ triển lãm Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thời gian và ở một địa điểm cố định trong một thời hạn nhất định, tại đó người bán đem trưng bày hàng hóa của mình và tiếp xúc với người mua để ký kết hợp đồng mua bán Chuyên đề thực tập 8 Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của nền kinh tế hoặc của một ngành kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật. Chuyên đề thực tập 9 3. Kí kết hợp đồng nhập khẩu a. KháI niệm về hợp đồng nhập khẩu Hợp đồng nói chung là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm mục đích tạo lập, chuyển dịch, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ. Hợp đồng nhập khẩu là sự thoả thuận của những đương sự có quốc tịch khác nhau trong đó một bên là bên bán(xuất khẩu) có nghiã vụ phảI chuyển quyền sở hữu cho bên mua (nhập khẩu )một khối lượng hàng hóa nhất định, bên mua có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng b.Những điều khoản cơ bản của một hợp đồng ngoại thương Trong quá trình buôn bán với nước ngoàI, việc vận dụng chính xác các điều kiện giao dịch có ý nghĩa quan trọng. Giao dịch buôn bán quốc tế thường xảy ra những tranh chấp, do các bên không thống nhất và hiểu lầm nội dung của hợp đồng buôn bán. Từ đó một số điều khoản cơ bản cảu hợp đồng ra đời nahừm thống nhất quyền lợi, Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia ký kết hợp đồng Trong buôn bán quốc tế có rất nhiều điều khoản giao dịch song chủ yếu cần nắm vững điều kiện sau: -Điều kiện tên hàng : Tên hàng phảI đảm bảo chính xác để các bên mua bán đều hiểu và thống nhất. Do vậy ngoàI tên chung còn cần phảI gắn với ký mã hiệu hoặc địa danh tên hãng… cơ quan có trách nhiêm cấp giấy phép giữ bản quyền -Điều kiện phẩm chất: Hợp đồng cần ghi rõ tiêu chuẩn quy định phẩm chất hàng hóa. Có thể căn cứ vào mẫu hàng, vào các tàI liệu kỹ thuật, nhãn hiệu hàng hóa, hay căn cứ vào một tiêu chuẩn được tập quán thương mại quốc tế công nhận -Điều kiện số lượng : M_I hàng hóa,m_I nước hay m_I khu vực có cách số lượng khác nhau. Khi giao dịch mua bán cần thống nhất cách tính số lượng hàng hóa.Thong thường người ta dùng hệ mét đẻ tính số lượng hàng hóa Chuyên đề thực tập 10 -Điều kiện bao bì : Các bên buôn bán thường thỏa thuận với nhau những vấn đề về yêu cầu chất lượng của bao bì, phương hướng cung cấp bao bì và giá cả bao bì -Điều kiện cơ sở giao hàng : Là điều kiện cơ bản trong hợp đồng thương mại quốc tế. Nó phản ánh mối quan hệ hàng hóa với điều kiện giao hàng(như địa điểm giao hàng và cac yếu tố cấu thành giá -Điều kiện giá cả: + Đồng tiền tính giá : Giá cả buôn bán quốc tế có thể được thể hiện bằng đồng tiền cuả nước xuất khẩu hoặc của nước nhập khẩu hoặc của một nước thứ ba, nhưng phảI là đồng tiền ổn định và tự do chuyển đổi được + Mức giá: Giá cả trong các hợp đồng là giá quốc tế + Phương pháp quy định giá: Tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng, GIá có yhể được quy định theo các loại sau: * Giá cố định: Là loại giá được quy định lúc ký kết hợp đồng và không thay đổi trong cả quá trình hiệu lực. Giá cố định dùng trong các hợp đồng giao hàng ngay hay giao trong thời hạn ngắn, có khi giao hàng trong thời gian dài cũng dùng giá cố định * Giá quy định sau: Là giá được quy định trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trong hợp đồng xác định thời điểm định giá và nguyên tắc xác định mức giá để hai bên tính toán. * Giá có thể điều chỉnh lại: Giá được xác định trong hợp đồng lúc ký kết, nhưng trong hợp đồng có quy ước: Nếu lúc thực hiện hợp đồng giá thị trường tăng hay giảm thì giá đã ghi trong hợp đồng sẽ thay đôỉ theo quy ước tăng hay giảm. Thường mức chênh lệch thấp nhất giữa giá hợp đồng so với giá thị trường là 2- 5% thì không được tính lại. Chuyên đề thực tập 11 * Giá di động: Giá chỉ tính dứt khoát lúc thực hiện hợp đồng bằng điều chỉnh giá cả cơ sở đã ghi trong hợp đồng tính đến thay đổi về chi phí sản xuất trong quá trình chuẩn bị hàng. + Giảm giá: Giá công bố và giá thật chênh lệch nhau vì người mua được giảm giá khi ký kết hợp đồng. Giảm giá có thể vì tiền được trả ngay, mua khối lượng lớn hay vì khách quen,...Các loại giảm giá:  Giảm giá do trả tiền sớm: Loại giảm giá này được sử dụng khi giá tham khảo đã dự kiến bán chịu một thời gian ngắn, nhưng nếu người mua trả lại sớm thì được giảm giá  Giảm giá thời vụ dành cho những người mua hàng tráI thời vụ chăm bón thì được giảm khoảng 15%so với giá tham khảo  Giảm giá do hoãn lại hàng mà trước đó đã mua  Giảm giá đối với những thiết bị đã dùng rồi đôI khi đạt tới 50%so với giá thiết bị đo lúc còn mới  Giảm giá do mua với số lượng lớn  Giảm giá đơn thường được biểu hiện bằng một mức % nhất định so với giá hàng  Giảm giá kép là một chu_I liên hoàn các giảm giá đơn mà người mua được hưởng do nhiều nguyên nhân khác nhau -Điều khoản giao hàng. Nội dung cơ bản là xác định thời hạn, thời điểm, phương thức và việc thông báo giao hàng. + Trong hợp đồng cần ghi rõ thời hạn giao hàng: Giao hàng không đúng thời hạn quy định có thể gây thiệt hại lớn và chịu trách nhiệm, có thể phải trả tiền phạt. + Điểm giao hàng: Trên thực tế người nhập khẩu thường chỉ định bến đi và bến đến cho hàng hoá. Chuyên đề thực tập 12 + Phương thức giao hàng: Về sơ bộ cuối cùng hay giao nhận về số lượng, chất lượng. + Thông báo giao hàng: Quy định số lần thông báo và nội dung thông báo khi người bán giao hàng xong. - Điều kiện thanh toán trả tiền ` + Đồng tiền thanh toán: Phải là đồng tiền ổn định, tự do chuyển đổi trên thị trường tiền tệ quốc tế, có thể là đồng tiền của bên xuất hoặc bên nhập hoặc là của nước thứ ba +Thời hạn thanh toán: Có thể trả ngay, trả trước hay trả sau hoặc có thể kết hợp các loại hình đó với nhau trong một hợp đồng. + Phương thức thanh toán: Có nhiều phương thức trả tiền nhưng chủ yếu trong thanh toán quốc tế dùng hai phương thức sau:  Phương thức nhờ thu: Là phương thức thanh toán trong đó người bán hàng sau khi giao hàng hoá - dịch vụ uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền của người mua hàng hoá - dịch vụ.  Phương thức tín dụng chứng từ: Theo phương thức này, ngân hàng theo yêu cầu của bên mua, mở một thư tín dụng L/C với nội dung như đã ghi trong hợp đồng mua bán. Có nhiều loại thư tín dụng sau đây # Thư tín dụng hủy ngang( Revocable L/C) là thư tín dụng có thể được hủy bỏ hoặc sửa đổi bất cứ lúc nào mà không báo trước cho người bán. # Thư tín dụng không thể hủy ngang( Irrevoccable L/C) là loại L/Ctrong thười hạn hiệu lực của nó,ngân hàng không có quyền sử dụng, hủy bỏ hay sửa đổi nội dung của L/Cnếu không có sự đồng ý của các bên có liên quan - Điều kiện khiếu nại KHiếu nại là việc một bên yêu cầu bên kia phảI giảI quyết những tổn thất mà bên kia gây ra, hoặc những vi phạm đều được cam kết giữa hai bên c/ Phương pháp ký hợp đồng. Chuyên đề thực tập 13 Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Hợp đồng dưới hình thức văn bản có thể được thành lập dưới nhiều cách như: - Hợp đồng gồm một văn bản, trong đó ghi rõ nội dung buôn bán, mọi điều kiện giao dịch đã thoả thuận và có chữ ký của hai bên. - Hợp đồng gồm nhiều văn bản như: điện báo, thư từ giao dịch, chẳng hạn hợp đồng gồm hai văn bản như đơn chào hàng cố định của người bán, chấp nhận của người mua và chấp nhận của người bán. Hình thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc đối với các đơn vị xuất nhập khẩu của ta trong quan hệ với các nước. */ Có nhiều cách ký kết hợp đồng đó là: - Hai bên ký kết vào một hợp đồng mua bán (một văn bản). - Người mua xác nhận (bằng văn bản) là người mua đồng ý với các điều khoản của thư chào hàng tự do. Nếu người mua viết đúng thủ tục cần thiết và gửi trong thời hạn quy định cho người bán. - Người bán xác nhận (bằng văn bản) đơn đặt hàng của người mua. Trường hợp này hợp đồng thể hiện bằng hai văn bản: đơn đặt hàng của người mua và văn bản xác nhận của người bán. - Trao đổi bằng thư xác nhận đạt được thoả thuận giữa các bên (nêu rõ các thoả thuận đã thoả thuận). 4.Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Các bước thực hiện hợp đồng gồm có: a/ Xin giấy phép nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để Nhà nước quản lý xuất nhập khẩu. Giấy phép do Bộ Thương mại cấp. Để được cấp giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải có điều kiện: Chuyên đề thực tập 14 - Thành luật theo đúng luật pháp và cam kết tuân thủ các quy định của luật pháp hiện hành. - Doanh nghiệp có mức vốn lưu động tối thiểu tính bằng đồng Việt Nam tương đương với 200.000 USD tới thời điểm đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu. - Hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp được cấp giấy phép nhập khẩu phải có nghĩa vụ nộp lệ phí (một lần) bằng tiền Việ
Luận văn liên quan