Đề tài Một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp văn hóa qua sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 25-36 tháng
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến con người. Theo Người “ con người là vốn quý nhất” Đảng và nhà nước ta cũng khẳng định “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế – xã hội”. Trong thời đại công nghệ thông tin, kinh tế thị trường, “Sự phát triển con người là yếu tố quyết định mọi sự phát triển”. Đất nước ta đã và đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa trong thời kì mở cửa, với sự thay đổi cơ cấu xã hội, để tiếp thu một nền văn minh phát triển cao đòi hỏi, con người phải giao lưu trong phạm vi mở rộng, mở rộng các mối quan hệ, mở rộng khả năng giao tiếp để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội về mọi mặt. ở lứa tuổi 25-36 tháng trẻ bắt đầu có ý thức về bản thân, bắt đầu chuyển sự tìm hiểu xung quanh thế giới các đồ vật trước đây sang một lĩnh vực trở thành chủ yếu, đó là những quy tắc những hành vi chuẩn mực đạo đức thông qua giao tiếp với người lớn, bạn bè. Những tính cách, nhân cách của trẻ được hình thành. Để đảm bảo cho sự phát triển về nhân cách của trẻ phụ thuộc phần lớn vào khả năng giao tiếp của trẻ thông qua các hoạt đông khác nhau. Qua giao tiếp trẻ lĩnh hội được các tri thức từ đó hình thành và phát triển nhân cách. Nhìn lại công tác giáo dục nói chung và giáo dục thói quen hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ em ở các địa phương còn nhiều bất cập chưa được chú ý đúng mức. Do trình độ dân trí ở một số địa phương còn thấp, sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa còn hạn chế, đời sống lạc hậu, kinh tế khó khăn ngôn ngữ bất đồng. Sự nhận thức về giao tiếp có văn hóa của một số phụ huynh chưa tốt, bản thân cha mẹ và những người thân trong gia đình chưa gương mẫu. Phương pháp giảng dạy của giáo viên trong việc nồng ghép giáo dục chưa thường xuyên. Giáo viên là hoạt động sống của con người và chính là phương thức sống để tồn tại và phát triển xã hội loài người. Trường mầm non chính là cái nôi đầu tiên giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách, là nơi đặt nền móng đầu tiên trong sự nghiệp trồng người. Các nhà giáo dục đã đưa ra nhiệm vụ quan trọng để định hướng cho việc chăm sóc giáo dục trẻ một cách đúng đắn, trong đó việc hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa, bởi vì văn hóa có khía cạnh đạo đức, thẩm mĩ Những nhiệm vụ để định hướng cho việc chăm sóc giáo dục trẻ và hình thành thói quen tốt: thói quen ăn uống có văn hóa, thói quen giao tiếp có văn hóa. Để tạo điều kiện cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, có phẩm chất đạo đức, lĩnh hội những tri thức và các chuẩn mực, hành vi đạo đức và giáo dục những thói quen tốt ngay từ lúc trẻ còn ở lứa tuổi mầm non. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi chọn đề tài “ hình thành thói quen giao tiếp văn hóa cho trẻ 25-36 tháng trường mầm non xã Thụy Duyên qua sinh hoạt hàng ngày.”