Quản lý và sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị sản xuất và kinh doanh trong doanh nghiệp. Việc tạo ra vốn để sản xuất đã khó, khi có vốn để sử dụng còn là nhiệm vụ khó khăn hơn rất nhiều. Sử dụng có hiệu quả chi phí để hạ thấp giá thành và tạo ra lợi thế cạnh tranh to lớn về giá cho doanh nghiệp. Đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa chú trọng hay có chăng thì cũng mới chỉ quan tâm ở mức đơn giản đến vấn đề này mà họ chưa quan tâm sâu sắc thực sự. Điều này khiến cho chi phí, giá thành sản xuất ở các doanh nghiệp Việt Nam so với nước ngoài vẫn rất cao và sức cạnh tranh thấp kém hơn nhiều. Điều này càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết khi nền kinh tế Việt Nam đứng trước xu thế hội nhập toàn cầu hoá.
Trong thời gian thực tập tìm hiểu thực tế tại nhà máy da giầy Thái Bình ( chi nhánh của công ty cổ phần giầy Thăng Long ) em quyết định đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm tìm hiểu nguyên nhân và thực trạng về việc sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh tại nhà máy nói riêng và ngành da giầy cũng như các ngành kinh tế nói chung, đồng thời nhằm tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh với đề tài: “ Một số biện pháp làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình”.
56 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giày Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Quản lý và sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị sản xuất và kinh doanh trong doanh nghiệp. Việc tạo ra vốn để sản xuất đã khó, khi có vốn để sử dụng còn là nhiệm vụ khó khăn hơn rất nhiều. Sử dụng có hiệu quả chi phí để hạ thấp giá thành và tạo ra lợi thế cạnh tranh to lớn về giá cho doanh nghiệp. Đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa chú trọng hay có chăng thì cũng mới chỉ quan tâm ở mức đơn giản đến vấn đề này mà họ chưa quan tâm sâu sắc thực sự. Điều này khiến cho chi phí, giá thành sản xuất ở các doanh nghiệp Việt Nam so với nước ngoài vẫn rất cao và sức cạnh tranh thấp kém hơn nhiều. Điều này càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết khi nền kinh tế Việt Nam đứng trước xu thế hội nhập toàn cầu hoá.
Trong thời gian thực tập tìm hiểu thực tế tại nhà máy da giầy Thái Bình ( chi nhánh của công ty cổ phần giầy Thăng Long ) em quyết định đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm tìm hiểu nguyên nhân và thực trạng về việc sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh tại nhà máy nói riêng và ngành da giầy cũng như các ngành kinh tế nói chung, đồng thời nhằm tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh với đề tài: “ Một số biện pháp làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình”.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY DA GIẦY THÁI BÌNH
Quá trình ra đời và phát triển của nhà máy da giầy Thái Bình.
Xí nghiệp giầy Thái Bình có tiền thân là nhà máy thuộc da Thái Bình , xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 30/QĐ – UB ngày 10/5/1978 của uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình năm 1992 thực hiện quyết định 388/HĐBT của hội đồng bộ trưởng , nay là chính phủ và theo thông báo số 839 TB – BCN của bộ công nghiệp nhẹ ngày 19/10/1992 , và quyết định số 391/QĐ – UB ngày 3/1/1992 của uỷ ban nhân tỉnh Thái Bình , nhà máy được đổi tên thành nhà máy da giầy Thái Bình . Đến năm 1995 , do sự phát triển của nhà máy về quy mô sản xuất đã xin đổi tên thành công ty da giầy xuất khẩu Thái Bình . Theo xu hướng hội nhập với công ty lớn , và theo ý kiến chỉ đạo của chính phủ , của bộ công nghiệp , ngày 31/12/1999 công ty xuất khẩu giầy da Thái Bình được chuyển giao sát nhập với công ty giầy Thăng Long thuộc bộ công nghiệp bằng quyết định số 162/1999/QĐ – UB của uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình và lấy tên là xí nghiệp giầy da Thái Bình . Ngày 14/10/2005 , công ty giầy Thăng Long chuyển đổi thành công ty cổ phần giầy Thăng Long , nhà máy giầy Thái Bình là chi nhánh nên cũng tiến hành cổ phần hoá theo công ty mẹ.
Việc thành lập nhà máy đã thu hút và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dư thừa trong ngành nông nghiệp, từng bước thực hiện CNH – HĐH nông thôn theo đường lối kinh tế của Đảng và Nhà nước. Ngành nghề kinh doanh chính của nhà máy là sản xuất giầy vải và giầy thể thao và may gia công thuê khi có đơn đặt hàng.
Trụ sở hoạt động của nhà máy tại Km 4+500 đường 10, phường Phú Khánh , thành phố Thái Bình với tổng diện tích khoảng 15000m2.
Số điện thoại: 036838542, Fax: 036838704.
Cơ cấu tổ chức của nhà máy da giầy Thái Bình.
Bộ máy quản trị của nhà máy được phân chia thành các phòng ban chức năng qua bảng sơ đồ hình 1.1.
Đứng đầu trong bộ máy ban lãnh đạo là giám đốc , sau là các phó giám đốc chỉ đạo theo hướng từ trên xuống dưới , cơ cấu tổ chức quản lý của xí nghiệp được thiết lập thêo mô hình kiểu trực tuyến .
+ Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất tại nhà máy , đối với ban quản trị , hội đồng cổ đông của công ty cổ phần giầy Thăng Long .
+ Một phó giám đốc : Là người chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật chất lượng sản phẩm , quy trình công nghệ sản xuất giầy .
+ Một phó giám đốc : Là người chịu trách nhiệm về công tác sản xuất , cân đối kế hoạch , lập kế hoạch sản xuất , kế hoạch tiêu thụ , kế hoạch nguyên vật liệu đầu vào .
*Dưới các phó giám đốc là các phòng ban chức năng :
+ Phòng tài vụ - tổ chức công tác hoạch toán kế toán đảm bảo đúng pháp lệnh kế toán thống kê tham mưu giúp ban giám đốc kiểm tra , giám sát và quản lý chặt chẽ về vật tư , tiền vốn , lao động một cách có hiệu quả nhất.
+ Phòng tổ chức hành chính - bảo vệ :
Tổ chức mọi hoạt động về công tác hành chính như : Khánh tiết , tiếp dân , tổ chức các chuyến đi công tác của giám đốc , phó giám đốc và cán bộ công nhân viên .
Tổ chức công tác văn thư , bảo mật tài liệu đi , đến . Tiếp nhận và lưu giữ hồ sơ của cán bộ công nhân viên trong toàn nhà máy .
Bảo vệ an toàn về con người và tài sản cho nhà máy .
Chăm sóc sức khoẻ cho công nhân viên như : nhà ăn , y tế , vệ sinh công nghiệp .
Hình 1.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà máy giầy Thái Bình.
Phó giám đốc sản xuất
Phó giám đốc kỹ thuật
Giám đốc
Phòng TCHC - BV
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán tài chính
Phòng kỹ thuật
Phân xưởng may 1
PX chuẩn bị sản
xuất
Phân xưởng may 2
Phân xưởng cao su
Phân xưởng giầy 1
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng giầy 2
+ Phòng kỹ thuật :
Tham mưu giúp giám đốc về kỹ thuật và công nghệ , thiết kế mẫu mã sản phẩm .
Chế tạo ra sản phẩm mới để chào hàng , để làm mẫu đối .
Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật , nhằm quản lý vật tư nguyên vật liệu.
Quản lý chất lượng và kiểm tra chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
* Từng phân xưởng thực hiện các nhiệm vụ của mình và tạo thành một ê kíp dây chuyền sau :
+ Phân xưởng chuẩn bị sản xuất có nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện vật liệu , bán thành phẩm cho các phân xưởng như gò , may .
+ Hai phân xưởng may có nhiệm vụ lắp ráp các chi tiết của đôi giầy mà phân xưởng chuẩn bị sản xuất đã chặt dao cho ra thành đôi giầy .
+ Phân xưởng cao su có nhiệm vụ đảm bảo phần đế giầy , các pooc sinh cho đôi giầy thêm cứng cáp .
+ Hai phân xưởng giầy hoàn thành bán thành phẩm của phân xưởng chuẩn bị sản xuất và phân xưởng may lắp ráp với nhau sau đó đưa lên dàn sấy hoàn chỉnh vệ sinh và đóng gói .
Nhìn chung với bộ máy cơ cấu tổ chức như vậy ở nhà máy giầy Thái Bình là khá hoàn chỉnh về hình thức bởi nhà máy chỉ là một chi nhánh của công ty cổ phần giầy Thăng Long , và được kế thừa từ trước khi cổ phần hoá.
3. Các đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật của nhà máy.
3.1. Đặc điểm về sản phẩm của nhà máy.
Sản phẩm của nhà máy chủ yếu bao gồm 2 loại giầy đó là giầy vải và giầy thể thao . Nhà máy chủ yếu sản xuất theo các đơn đặt hàng của khách hàng vì thế mà nhà máy không lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng năm . Việc sản xuất hàng ngày sẽ dựa trên khối lượng công việc để triển khai . Sản phẩm của nhà máy chủ yếu là hàng xuất khẩu , thị trường chủ yếu là xuất khẩu sang các nước Trung Quốc , Hàn Quốc , Nhật , Mỹ và các nước EU . Doanh thu hàng năm của nhà máy thì hàng xuất khẩu chiếm đến 80% doanh thu của nhà máy .
Bảng 1.2. Bảng tỷ lệ doanh thu của hàng xuất khẩu.
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng doanh thu ( 1.000 )
15.986.000
25.986.000
37.436.013
51.246.352
65.843.236
Tốc độ tăng tổng DT ( % )
...
62,55
44,1
36,9
28,5
DT hàng xuất khẩu ( 1.000 )
12.831.962
20.399.010
29.817.281
41.740.154
53.991.454
Tốc độ tăng DT hàng XK (%)
...
59
46,17
40
29,35
Tổng DT/ DT hàng XK (%)
80,27
78,5
79,65
81,45
82
Sản phẩm chủ yếu là hàng xuất khẩu , yêu cầu chất lượng phải cao cho lên chi phí giá thành cũng rất cao , giá vốn hàng hoá chiếm từ 85% đến 90% doanh thu của sản phẩm . Các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất được tập hợp trực tiếp vào chi phí sản xuất .
Đây là ngành cũng mang tính đặc thù , cho lên sản phẩm cũng mang tính mùa vụ . Thông thường vào các quý 1 và quý 4 thì công việc sản xuất và tiêu thụ diễn ra cao hơn do khách hàng đặt nhiều đơn hàng vào mùa rét , còn vào các quý 2 và 3 là mùa nóng nên có ít hợp đồng hơn . Đây cũng là bài toán lớn đặt ra cho ban quản trị nhà máy vì vào vụ sản xuất chính nhiều công việc, hợp đồng mà có khi nhà máy không đáp ứng nổi , lúc thì lo ngại giải quyết việc làm và dư thừa công suất máy móc ....
Qua bảng số liệu cho thấy tốc độ tăng của doanh thu hàng xuất khẩu đồng thời tương ứng với tốc độ tăng tổng doanh thu của nhà máy. Chỉ 2 năm gần đây cơ cấu tăng đó có chút thay đổi. Tốc độ tăng của doanh thu hàng xuất khẩu thay đổi theo chiều hướng tăng nhanh hơn tổng doanh thu.
3.2. Đặc điểm về tình hình lao động tại nhà máy.
Bắt đầu từ ngày thành lập đến nay , nhà máy đã trải qua nhiều biến đổi to lớn . Những ngày đầu thành lập , nhà máy chỉ có 120 cán bộ công nhân viên vào năm 1978 . Số lượng cán bộ công nhân viên dần tăng lên cùng với sự lớn lên của nhà máy , mở rộng sản xuất . Cho đến năm 2005 , nhà máy đã có tất cả hơn 1000 cán bộ công nhân viên , tuy nhiên đến cuối năm 2005 do sự cổ phần hoá và đổi mới , cùng với công ty giầy Thăng Long , chi nhánh tại nhà máy giầy Thái Bình cũng tiến hành đổi mới và cắt giảm lao động trong nhà máy , những lao động dôi dư được nhà máy giải quyết thoả đáng theo nghị định 41/2002/NĐ – CP và theo bộ luật lao động .
Hiện nay lực lượng nhân lực của nhà máy là 580 người và được bố trí như sau:
+ Cán bộ quản lý : 15 người
+ Lao động phụ trợ, lái xe, thủ kho: 22 người
+ Công nhân trực tiếp sản xuất: 543 người
Bảng 1.3. Cơ cấu và cấp bậc nhân công trực tiếp sản xuất.
Đơn vị: Người
Lĩnh vực phân công sản xuất
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6
Công nhân chuẩn bị sản xuất
50
14
7
12
9
5
3
Công nhân cán luyện cao su
32
5
8
8
7
2
2
Công nhân may
240
105
66
40
13
10
6
Công nhân gò
221
79
91
30
8
8
5
Tổng
543
203
172
90
37
25
16
Tỷ lệ cấp bậc công việc ( % )
100
37,38
31,68
16,57
6,8
4,6
2,97
Nhà máy bao gồm : 174 người là nam giới và 406 người là nữ giới. Cơ cấu này tương đối hợp lý bởi đặc thù của ngành nên cần sử dụng nhiều lao động nữ, đối với lao động nam chủ yếu cần cho bộ phận làm công việc cán luyện cao su, chặt cắt, bốc vác và các công việc nặng nhọc khác. Nhìn chung toàn bộ nhân lực trong nhà máy chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ văn hoá trung bình. Chỉ cán bộ quản lý và những nhân viên kỹ thuật là đã qua qua đào tạo cơ bản tại trường đại học và cao đẳng. Toàn bộ nhân lực bao gồm: Số người qua đại học và cao đẳng là 17 người, trung cấp 21 người, lớp 12/12 là 220 người, lớp 9/12 là 322 người. Lao động chủ yếu được đào tạo tại nhà máy qua một thời gian ngắn và làm việc ngay vì đối tượng lao động này không yêu cầu quá cao, công việc cũng không quá phức tạp, công việc được chia thành nhiều khâu, nhiều công việc và những người lao động chỉ đảm nhiệm một công việc chuyên môn cụ thể và hoàn thành tốt công việc đó là được.
Cán bộ ở các phòng ban tổ chức và lãnh đạo sau cổ phần hoá gần như đều được giữ nguyên mà không có gì thay đổi, trong đó bà Lương Thị Bắc giữ cương vị là giám đốc và bà Nguyễn Thị Châm là phó giám đốc kế hoạch và sản xuất đồng thời là những cổ đông sáng lập của công ty cổ phần giầy Thăng Long.
Chi phí cho nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng trong quản trị chi phí. Đối với ngành da giầy nói chung và nhà máy da giầy Thái Bình nói riêng thì chi phí nhân lực lại có vai trò càng quan trọng, đặc biệt là chi phí giành cho nhân công trực tiếp sản xuất vì lực lượng lao động này chiếm tỷ lệ rất lớn trong nhà máy. Tuy nhiên trong nhà máy, số lượng công nhân bậc 1 và bậc 2 chiếm đến 70% số lượng công nhân trực tiếp sản xuất. Điều đó có nghĩa phần lớn lao động trong nhà máy trình độ là thấp kém, phổ thông, họ được đào tạo thiếu cơ bản. Điều này sẽ khiến cho năng suất lao động kém hiệu quả, hơn nữa nhà máy phải bỏ ra chi phí không phải là nhỏ để đào tạo số lượng công nhân này chưa được qua đào tạo. Đối với đội ngũ cán bộ nhân viên, chủ yếu là là những người cũ, ít cán bộ trẻ, chủ yếu họ cũng được đào tạo không chính quy cho lên năng lực lãnh đạo của các cán bộ không cao, ít sáng tạo. Việc điều hành sản xuất của nhà máy dựa trên những gì đã có sẵn mà ít đổi mới, sáng tạo, điều này ảnh hưởng to lớn đến khả năng phát triển của nhà máy.
3.3. Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị.
3.3.1. Đặc điểm về trang thiết bị.
Máy móc và thiết bị của ngành giầy mang tính chuyên dùng cao , khác với nhiều ngành công nghiệp khác , các máy dùng trong ngành giầy chỉ đảm nhiệm được một nhiệm vụ sản xuất ra một yếu tố , bộ phận nào đó trên chiếc giầy . Do đặc điểm của xí nghiệp chuyên sản xuất 2 loại giầy là giầy vải và giầy thể thao nên thiết bị cũng là những thiết bị chuyên dùng cho ngành giầy và sản xuất 2 loại giầy này . Thiết bị chủ yếu được nhập của Hàn Quốc , Đài Loan , Italia , Đức , Mỹ . Nhà máy hiện nay có 2 dây chuyền sản xuất giầy vải và 2 dây chuyền sản xuất giầy thể thao . Thiết bị máy móc đã giảm nhẹ rất nhiều lao động thủ công , tạo ra năng suất ngày càng cao , do đó nhà máy phải luôn quan tâm đến công tác quản lý , giám sát rất chặt chẽ quá trình sử dụng và sản xuất .
Nhà máy có tất cả đến 26 loại máy móc thiết bị , trong đó các loại máy như : máy may bàn , máy may trụ , máy may ziczăc , máy dập ôdê , máy bồi vải , máy chặt , máy cán , máy dẫy da , máy đùn bím , máy cắt , máy gò , máy ép là những loại máy có yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất của nhà máy .
Bảng 1.4. Bảng thống kê thiết bị máy móc đang sử dụng của nhà máy.
Số TT
Tên tài sản
Số lượng (chiếc )
Nguyên giá (1.000 )
Giá trị còn lại (1.000 )
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
Tổng giá trị thiết bị tài sản
Máy may bàn 1 kim ( Đài Loan )
Máy may bàn 2 kim ( Hàn Quốc )
Máy may bàn 1 kim ( Hàn Quốc )
Máy may trụ 1 kim ( Hàn Quốc )
Máy may trụ 1 kim ( Nhật )
Máy may trụ 2 kim ( Nhật )
Máy may trụ 2kim ( Hàn Quốc )
Máy may ziczăc ( Hàn Quốc )
Máy dập ôdê (Đài Loan )
Máy bồi vải (Đài Loan )
Máy chặt vải ( Hàn Quốc )
Máy chặt JY ( Đài Loan )
Máy dẫy da ( Nhật )
Máy cán cao su ( Trung Quốc )
Máy chặt đế nhiệt ( Đài Loan )
Máy đùn bím 3 mầu ( Hàn Quốc )
Máy cắt vỉa IR ( Đài Loan )
Máy gò mũi ( Đài Loan )
Máy gò gót ( Đài Loan )
Máy gò mang ( Đài Loan )
Máy ép đế ( Đài Loan )
Máy ép bím ( Đài Loan )
Máy vệ sinh giầy ( Việt Nam )
Máy quét keo chân gò ( Hàn Quốc )
Hệ thống băng truyền sản xuất giầy
Nồi hấp giầy 5800C ( Việt Nam )
15
85
36
21
2
1
10
2
4
1
7
1
2
2
1
1
1
2
2
2
2
2
2
2
1
2
6.448.000
90.000
1.020.000
389.000
320.000
38.000
16.000
127.000
18.000
126.000
352.000
401.000
56.000
37.000
381.000
87.000
166.000
56.000
497.000
195.000
60.000
103.000
134.000
4.000
54.000
1.508.000
362.000
4.530.000
60.000
752.000
290.000
225.000
35.000
7.000
90.000
13.000
92.000
253.000
259.000
41.000
23.000
271.000
59.000
123.000
33.000
395.000
152.000
47.000
79.000
103.000
2.000
35.000
907.000
126.000
Máy móc thiết bị là tài sản lớn, công việc chọn mua và sử dụng những máy móc nào cho thích hợp với điều kiện kinh doanh của nhà máy, điều kiện cho sản xuất có vai trò rất quan trọng, vì máy móc là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh. Nhìn chung ở nhà máy hầu hết các máy móc thiết bị mua về là những công nghệ hoặc đã qua sử dụng hoặc có mua mới thì cũng là những công nghệ đã lạc hậu cho lên năng lực sản xuất không cao, chi phí cho sửa chữa cũng khá tốn kém, việc tính cho khấu hao cũng trở lên phức tạp.
3.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm .
Sơ đồ hình 1.5 là quy trình sản xuất sản phẩm của nhà máy . Quy trình sản xuất bắt đầu từ khi có đơn hàng , ban giám đốc lên kế hoạch sản xuất , sau đó lệnh sản xuất được đưa đến các phân xưởng . Các phân xưởng có nhiệm vụ thực hiện các công việc của mình theo các kế hoạch đã được bàn giao .
Phân xưởng chuẩn bị sản xuất có nhiệm vụ chặt da , vải , xốp ... thành các chi tiết theo mẫu đã được thiết kế tuỳ theo từng mã hàng . Sau đó giao cho phân xưởng may mũ giầy . Ngoài ra còn phải in ấn các cỡ số , biểu tượng tem chất liệu trang trí trên đôi giầy theo yêu cầu của khách hàng .
Hai phân xưởng may có nhiệm vụ lắp ráp các chi tiết của đôi giầy mà phân xưởng chuẩn bị sản xuất đã chặt giao cho ra thành đôi mũ giầy .
Phân xưởng cao su có nhiệm vụ đảm bảo phần đế giầy , các pooc sinh cho đôi giầy thêm cứng cáp .
Hai phân xưởng giầy hoàn thành nhận bán thành phẩm của phân xưởng chuẩn bị sản xuất và xưởng may lắp ráp với nhau , sau đó sản phẩm được chuyển sang phân xưởng cơ điện . Ở đây những đôi giầy được đưa lên dàn sấy , hoàn chỉnh vệ sinh và đóng gói , và kết thúc một quá trình sản xuất .
Tuy nhiên cần bố trí sao cho giữa các bộ phận , phân xưởng sản xuất cần có sự nhịp nhàng đồng bộ , tránh sự ùn tắc , không đồng đều giữa các bộ phận với nhau, và cần xắp xếp 1 cách thuận lợi để tạo ra năng suất cao nhất .
Kho nguyên liệu phần mũ giầy
Gia công cán ép
Hoá chất + keo
Dán ép đế
Bán thành phẩm đế
Gia công chi tiết
Chặt + cắt
Cán , bồi vải
Kho nguyên liệu phần đế
Mẫu đối (đơn hàng)
Gò ráp mũ với đế giầy
Kế hoạch (lệnh sản xuất)
Vệ sinh + KCS
Máy mũ giầy
Sản phẩm hoàn thành
Hình 1.5. Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm.
3.4. Đặc điểm về quản lý vật tư, cung ứng nguyên vật liệu .
Doanh nghiệp làm tốt công tác định mức tiêu dùng vật liệu là cơ sở để lập kế hoạch cung ứng vật tư , dự trữ vật tư , từ đó sử dụng có hiệu quả vật tư , tiết kiệm vật tư để hạ giá thành sản phẩm . Tuy nhiên đối với nhà máy giầy Thái Bình chủ yếu là sản xuất theo các hợp đồng kinh tế mà công ty cổ phần giầy Thăng Long đã ký kết , và các hợp đồng chủ yếu là gia công cho nên nguồn nguyên vật liệu chủ yếu cũng được cấp phát là chính , và do chính khách hàng cung cấp mà nhà máy chỉ việc sử dụng vào sản trong xuất. Ngoài ra nhà máy có thể chủ động thu mua nguyên vật liệu để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của mình , cho những hợp đồng mà tự nhà máy ký kết được và phải chuẩn bị thu mua cả nguyên vật liệu đầu vào .
Hàng tháng , căn cứ vào nhu cầu vật tư cần giải quyết của nhà máy , nhu cầu của khách hàng mà phòng kế hoạch vật tư thu vật tư về nhập kho . Ngay từ khi nhận được bản thiết kế mẫu đơn hàng do khách hàng giao cho , bộ phận thiết kế , kỹ thuật , cùng với bộ phận vật tư phải nghiên cứu để đưa ra được hạn mức vật tư cho sản phẩm sao cho phù hợp .
Mức tiêu dùng vật tư được xác định qua các bước như sau :
+ Bước 1 : Cán bộ phòng kế hoạch vật tư phải nghiên cứu bản vẽ thiết kế mẫu sản phẩm .
+ Bước 2 : Xác định trọng lượng của tinh sản phẩm .
+ Bước 3 : Phòng kế hoạch tiến hành xác định mức cho các bước công nghệ ( các chi tiết trong sản phẩm ).
+ Bước 4 : Xác định kích thước sản phẩm , kết hợp với tỷ lệ hao hụt , hư hỏng trong quản lý .
Từ đó xác định được mức vật tư cần tiêu thụ trong 1 đơn hàng cụ thể là bao nhiêu và có kế hoạch cung cấp cụ thể như thế nào .
Hàng năm , cứ 6 tháng nhà máy lại tiến hành kiểm kê kho hàng , vật tư được bố trí sắp xếp theo từng loại và khu vực , các loại vật liệu chính và vật liệu phụ . Kho vật tư được chia thành nhiều khu vực , mỗi khu vực sắp xếp một loại vật tư và được bố trí khá hợp lý : vật tư hay sử dụng để bên ngoài , loại nào ít sử dụng để bên trong , loại có giá trị cao để bên dưới , loại có giá trị thấp để bên trên .
Tuy nhiên nhìn chung nhà máy chỉ chủ động thu mua những nguyên vật liệu phụ, ít giá trị, còn những nguyên vật liệu chính chủ yếu là do chính khách hàng cung cấp. Vì vậy công tác thu mua và tính toán chi phí nguyên vật liệu của nhà máy không quá phức tạp.
3.5. Đặc điểm về tình hình tài chính nhà máy da giầy Thái Bình
Khi nhà máy giầy Thái Bình là một doanh nghiệp nhà nước độc lập thì vốn góp ban đầu chính là vốn nhà nước . Sau đó liên kết với công ty giầy Thăng Long và là một nhà máy trực thuộc của công ty giầy Thăng Long . Ngày 14/10/2005 , công ty giầy Thăng Long chuyển đổi cổ phần hoá thì nhà máy giầy Thái Bình cũng tiến hành cổ phần hoá và vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty . Khi cổ phần hoá thì nhà máy giầy Thái Bình chính thức là một chi nhánh của công ty cổ phần giầy Thăng Long , do vậy mà nguồn tài chính hay tất cả các nghiệp vụ kinh tế của nhà máy đều dưới sự kiểm soát của cơ quan chủ quản là công ty giầy Thăng Long . Mọi thu chi của nhà máy đều thông qua công ty cổ phần giầy giầy Thăng Long : khi có kế hoạch thu hay chi , ban giám đốc báo cáo lên công ty mẹ và chờ phê duyệt . Nhưng nhà máy cũng có thể tự chủ động hợp tá