Đề tài Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Tuy Phước của công ty TNHH nước khoáng Quy Nhơn

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng ta luôn muốn biết kết quả đạt được và hao phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh, để từ đó tích lũy được kinh nghiệm và rút ra những bài học mới. Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hứơng Chủ Nghĩa Xã Hội có sự quản lý của nhà nước, tốc độ phát triển kinh tế của nước ta luôn gia tăng, thu nhập bình quân của người lao động ngày càng tăng cao. Quá trình hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự xuất hiện hàng loạt Công ty, đặt biệt là các Công ty sản xuất nước giải khát trong và ngoài nước. Mặt hàng nước giải khát hiện nay rất đa dạng về chuẩn loại về mẫu mã, chuẩn loại, chất lượng nên kéo theo nó là sự cạnh tranh quyết liệt. Nó đòi hỏi các Công ty phải thay đổi liên tục chất lượng và mẫu mã sản phẩm của mình, để kịp thời đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người dân đang thay đổi hàng ngày. Đứng trước tình hình trên, với thời gian gần 10 năm hình thành và phát triển, Công ty ngày càng khẳng định tiếng nói của mình trên thị trường trong nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày nay đã thu được một số thành tựu đáng kể, điều đó đã khẳng định qua thị phần chiếm ngang các Công ty trong khu vực như: Đảnh Thạch, Thạch Bích Và chứng minh rõ điều đó là đầu năm 2006 đã tách ra thành lập Công ty TNHH nước khoáng Quy Nhơn. Sau một thời gian thực tập, đi tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh dưới sự dẫn dắt các anh chị trong Công ty và cô giáo hướng dẫn, tìm hiểu và thu thập các số liệu thực tại của Công ty để từ đó đưa ra một số đánh giá và nhận định tình hình của Công ty. Trong bài bài báo cáo thực tập lần này, nội dung em nghiên cứu gồm các nội dung sau: Phần I : Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH nước khoáng Quy Nhơn. Phần II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2. 1. Phân tích hoạt động marketing. 2. 2. Phân tích tình hình lao động lao động và tiền lương. 2. 3. phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định. 2. 4. Phân tích chi phí và giá thành 2. 5. Phân tích tình hình tài chính của Công ty. Phần III: Đánh giá chung tình hình của Công ty và lựa chọn hướng đè tài tốt nghiệp.

doc62 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2939 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Tuy Phước của công ty TNHH nước khoáng Quy Nhơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI TTBYT : Trang thiết bị y tế. CNTTSX : Công nhân trực tiếp sản xuất. NSLĐ : Năng suất lao động. TSCĐ : Tài sản cố định. TSLĐ : Tài sản lưu động. ĐTNH : Đầu tư ngắn hạn. ĐTDH : Đầu tư dài hạn. ĐTTCNH : Đầu tư tài chính ngắn hạn. ĐTTCDH : Đầu tư tài chính dài hạn. NVCSH : Nguồn vốn chủ sở hữu. HĐSXKD : Hoạt động sản xuất kinh doanh. TS : Tài sản. PX : Phân xưởng. P : Phòng. TCHC : Tổ chức hành chính Lời Mở Đầu ((( Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng ta luôn muốn biết kết quả đạt được và hao phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh, để từ đó tích lũy được kinh nghiệm và rút ra những bài học mới. Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hứơng Chủ Nghĩa Xã Hội có sự quản lý của nhà nước, tốc độ phát triển kinh tế của nước ta luôn gia tăng, thu nhập bình quân của người lao động ngày càng tăng cao. Quá trình hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự xuất hiện hàng loạt Công ty, đặt biệt là các Công ty sản xuất nước giải khát trong và ngoài nước. Mặt hàng nước giải khát hiện nay rất đa dạng về chuẩn loại về mẫu mã, chuẩn loại, chất lượng nên kéo theo nó là sự cạnh tranh quyết liệt. Nó đòi hỏi các Công ty phải thay đổi liên tục chất lượng và mẫu mã sản phẩm của mình, để kịp thời đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người dân đang thay đổi hàng ngày. Đứng trước tình hình trên, với thời gian gần 10 năm hình thành và phát triển, Công ty ngày càng khẳng định tiếng nói của mình trên thị trường trong nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày nay đã thu được một số thành tựu đáng kể, điều đó đã khẳng định qua thị phần chiếm ngang các Công ty trong khu vực như: Đảnh Thạch, Thạch Bích…Và chứng minh rõ điều đó là đầu năm 2006 đã tách ra thành lập Công ty TNHH nước khoáng Quy Nhơn. Sau một thời gian thực tập, đi tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh dưới sự dẫn dắt các anh chị trong Công ty và cô giáo hướng dẫn, tìm hiểu và thu thập các số liệu thực tại của Công ty để từ đó đưa ra một số đánh giá và nhận định tình hình của Công ty. Trong bài bài báo cáo thực tập lần này, nội dung em nghiên cứu gồm các nội dung sau: Phần I : Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH nước khoáng Quy Nhơn. Phần II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2. 1. Phân tích hoạt động marketing. 2. 2. Phân tích tình hình lao động lao động và tiền lương. 2. 3. phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định. 2. 4. Phân tích chi phí và giá thành 2. 5. Phân tích tình hình tài chính của Công ty. Phần III: Đánh giá chung tình hình của Công ty và lựa chọn hướng đè tài tốt nghiệp. Do kiến thức thực tế và lý luận cũng như thời gian thực tập có hạn, nội dung không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và đánh giá sai lầm. Rất mong được sự hướng dẫn và đóng ý kiến của thầy cô, các anh chị trong Công ty để em hoàn thiện hơn trong bài viết của mình tạo điều kiện cho công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Quy nhơn, ngày 25 tháng 03 năm2006. Sinh viên thực thực hiện Dương Thị Thu Hà PHẦN I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH NƯỚC KHOÁNG QUY NHƠN I.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 1.1.1. Tên, địa chỉ của Công ty. Tên Công ty : Công ty TNHH nước khoáng Quy Nhơn. Địa chỉ : 249 Bạch Đằng – thành phố Quy Nhơn. Điện thoại : 056. 822025 Fax : 056. 829487 Số tài khoản: 58010000003195 – Ngân hàng đầu tư phát triển Bình Định. 1.1.2. Quá trình hình thành và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty. Với đặc điểm khí hậu miền Trung nhiệt độ cao, phân biệt rõ hai mùa mưa, nóng rõ ràng, đặc biệt là mùa nóng kéo dài nên nhu cầu về nước giải khát là rất lớn. Đồng thời Bình Định có tiềm năng về mạch nước khoáng như Hội Vân, Vĩnh Quang, Phước Mỹ, …Những nguồn nước này phát hiện từ lâu nhưng chỉ mới khai thác ở một số nơi. Riêng nguồn nước khoáng Phước Mỹ đã được Dược sĩ Lê Minh Tấn thuộc Công ty Dược_TTBYT Bình Định cùng đoàn điạ chất 703, liên hiệp các Hội và khoa học kỹ thuật Tỉnh Bình Định khảo sát đánh giá nguồn nước. Qua phân tích thành phần khoáng chất và yêu cầu kỹ thuật cho thấy các chỉ tiêu chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn cho phép về nước uống và nước khoáng theo tiêu chuẩn TCVN 5501- 91, trữ lượng đạt 150m3/ngày. Kết hợp với điều kiện trên nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong Tỉnh, khu vực Duyên Hải Miền Trung và Tây Nguyên nên Công ty Công ty Dược_TTBYT Bình Định thành lập Xí nghiệp nước khoáng Quy Nhơn để đáp ứng nhu cầu trên. Ngày 27/01/1996 UBND Tỉnh ra quyết định số 2839/QĐ_UB cho phép thành lập Xí nghiệp nước khoáng Quy Nhơn. Công ty đã tiến hành đầu tư dây chuyền sản xuất với công suất 50triệu lít/năm. Trong đó nước khoáng đóng chai thủy tinh 30triệu lít/năm, nước khoáng đóng chai pét 20triệu lít/năm. Sau một thời gian thử nghiệm sản xuất, Công ty Dược_TTBYT Bình Định nhận thấy sản phẩm của Xí nghiệp có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời kết hợp sự đồng ý của Cấp trên chính thức đưa Xí nghiệp nước khoáng Quy Nhơn vào hoạt động sản xuất tháng 1/1997. Xí nghiệp là một doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán độc lập, đã có con dấu riêng và tài khoản riêng trong giao dịch với bạn hàng. Đến năm 2005 thực hiện công văn số 2825/UBND_TC ra ngày 01/11/2005 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Địnhvề việc tách Xí nghiệp nước khoáng Quy Nhơn trực thuộc Công ty Dược TTBYT- Bình Định, để thành lập Công ty TNHH nước khoáng Quy Nhơn một thành viên. Bắt đầu ngày 17 tháng 01 năm 2006 tên đơn vị thay đổi như sau: Tên đơn vị: Công ty TNHH nước khoáng Quy Nhơn. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3504000018 do sở kế hoạch cung cấp ngày 10/01/2006. Có sự thay đổi này do sự vận động của nền kinh tế thị trường đang diễn ra mạnh mẽ, buột Công ty đẩy mạnh quá trình sản xuất và đưa ra những chính sách kịp thời đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường luôn biến đổi. Và mục đích cao nhất của sự thay đổi này khẳng định sự tự lập và khả năng phát triển cùng với các Công ty khác trong khu vực. 1. 2. 3. Quy mô hiện tại của Công ty TNHH nước khoáng Quy Nhơn. Tổng số vốn kinh doanh: 21.237.958.070 đồng. Trong đó: + Vốn cố định : 8.919.942.389 đồng. + Vốn lưu động :12.318.015.683 đồng. Tổng số lao động : 150 người. Thu nhập bình quân đầu người : 1.083.000 đồng. Thị trường tiêu thụ chính cho tới thời điểm bây giờ là toàn bộ khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Bảng 1. 1. một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty. Chỉ tiêu  2002  2003  2004  2005   Doanh thu(tỷ đồng)  14,827  15,6  17,3  20,347   Tổng sản lượng (tr. lít)  6,5  6,7  7,2  7,92   Thu nhập bình quân(đ)  827.000  900.000  945.000  1.083.000   Số lao động  140  143  145  150   (Nguồn :kế hoạch kinh doanh) Với số liệu nói trên có thể thấy Công ty TNHH nước khoáng Quy Nhơn là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. 1.2.1. Chức năng. Mục đích kinh doanh của Công ty là các mặt hàng nước giải khát. Bao gồm các loại nước có gas và không gas, nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trong nước, trước hết trong Tỉnh và khu vực Miền Trung Tây nguyên. Đồng thời khai thác thế mạnh tự nhiên giải quyết việc làm cho người lao động chưa có việc làm của Tỉnh nhà, góp phần thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà Nước, đem lại lợi ích cho xã hội. Đây là Công ty sản xuất kinh doanh nên vấn đề lợi nhuận được đặt lên hàng đầu , để đạt được mục đích đó Công ty đưa ra phương hướng hoạt động sản xuất hàng năm. 1.2.2. Nhiệm vụ. Công ty có nhiệm vụ sản xuất các loại nước giải khát phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài Tỉnh. Công ty xây dựng và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh(dài, trung, ngắn hạn) do cấp trên giao xuống. Trong quá trình kinh doanh, Công ty phải đổi mới phương thức mua bán phù hợp với nhu cầu thị trường và tự cân đối mức luân chuyển hàng hoá; cải tổ thay thế các sản phẩm cũ, chất lượng, dung tích…những sản phẩm chưa đạt yêu cầu, bảo vệ an toàn trong sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự. Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà Nước, không ngừng nâng cao trình độ, đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty, đồng thời quản lý bảo tồn và phát triển vốn. Công ty thực hiện phân phối lao động và công bằng xã hội trên cở sở những nhiệm vụ đã đề ra. Bên cạnh đó Công ty đã cụ thể hoá những chỉ tiêu kinh tế xã hội trong các chiến lược phát triển kinh doanh, các kế hoạch của từng bộ phận. 1.2.3. Một số sản phẩm hàng hoá của Công ty. Các mặt hàng của Công ty đang kinh doanh là những mặt hàng nước giải khát và nước uống dành cho hoạt động thể thao. Bao gồm: Polymin, nước khoáng Chánh Thắng, Redlion, Life, nước VTM, xaxi, nước giải khát Dâu Tây, nước yến lon, nước Bí Đao, … 1.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá dịch vụ chủ yếu của công ty. Giới thiệu quy trình công nghệ của Công ty. Chú thích: (1): Sản xuất nước khoáng không gas. (2): Sản xuất nước khoáng không gas. (3): Sản xuất nước ngọt có gas. Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất nước khoáng có gas, không có gas và nước ngọt. b) Giải thích quy trình công nghệ. Sản xuất nước khoáng không gas. Nguồn nước: Được lấy từ nguồn nước khoáng thiên nhiên ở Phước Mỹ, huyện Tuy Phước mang về Công ty để sản xuất. Lọc thô: Lọc bớt các chất bẩn, bụi, sạn để giảm bớt tạp chất. Siêu lọc: Sau khi lọc thô sẽ tiếp tục qua bộ phận siêu lọc nhằm lọc sạch tất cả các chất màng, mỡ và vi sinh vật có trong nước. Làm mền nước: Sau khi qua sử lý bộ phận siêu lọc nước được làm mền (giảm nồng độ Ca+ + , Mg+ + trong nước) ở bộ phận làm mền giảm bớt độ cứng trong nước. Hệ thống khử trùng bằng đèn ozon và đèn UV: Nhằm diệt siêu vi, vi khuẩn gây bệnh, vi sinh vật còn chứa trong nước, khử trùng, khử mùi, khử sắt và qua bộ lọc vô trùng theo nguyên lý 0, 3- 3 Micson. Để lọc xác vi trùng và tạp chất hữu cơ bị ozon phá vỡ. Máy bài khí: Dùng để loại các loại khí ra khỏi nước. Đóng chai nhựa: Chai nhựa đã được xử lý vô trùng rồi đưa vào đóng chai. Máy soi: Kiểm tra các chất bẩn, màng mỡ, nồng độ siro, chai không đủ tiêu chuẩn. Dán nhãn: Tất cả các loại chai sau khi qua máy soi được kiểm tra chất lượng rồi dán nhãn theo từng bộ phận theo một trình tự nhất định. Thành phẩm: Sản phẩm đã được hoàn thành trước khi xuất ra thị trường. Sản xuất nước khoáng có gas và nước ngọt có gas. Quy trình sản xuất giống như quy trình sản xuất nước khoáng không gas, nhưng khác sau khi nguồn nước qua máy bài khí thì được làm lạnh (từ 10C – 40C), để nước nhận được gas tốt. Chai thủy tinh thu hồi: Thu hồi những chai thủy tinh đã sử dụng xong mang về và tiếp tục đưa vào sản xuất. Chai thủy tinh đã xử lý: Sau khi rửa xong, chai được xử lý vô trùng ở bộ phận xứ lý chai. Tại đây những chai dùng để sản xuất nước ngọt có gas qua máy chiết siro để định lượng siro độ ngọt của nước. Máy chiết nước: Dung chiết nước vào chai theo mức chuẩn. Đóng chai thủy tinh: Đây là bộ phận đóng nắp giữ độ kín của chai. 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 1.4.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty. Chú thích: Sơ đồ2: Mô hình tổ chức cơ cấu của Công ty. 1.4.2. Chức năng của từng bộ phận trong Công ty. Công ty chia làm 4 cấp quản trị, chia làm hai bộ phận quản lý. - Giám đốc: Là người đại diện cao nhất của Công ty, chịu trách nhiệm toàn diện trước Nhà Nước về mội hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phó Giám đốc kinh doanh: Giúp cho Giám đốc kinh doanh hoạch định chiến lược bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, tuyên truyền quảng cáo, tổ chức bán hàng, kiểm tra giám sát thực hiện trực tiếp phụ trách phòng kế hoạch, phòng tiêu thụ, phòng Marketing, phòng tài vụ, kho. - Phó Giám đốc kỹ thuật: Giúp cho Giám đốc trong công tác kỹ thuật, quản lý quy trình kỹ thuật, quản lý máy móc thiết bị, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, kiểm tra chất lượng các loại sản phẩm, vật tư, nguyên vật liệu nhập kho…trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật, phòng KCS, Tổ cơ đện, các phân xưởng sản xuất. - Phòng tài vụ: Hoạch toán kế toán, lập kế hoạch tài chính, tổng hợp thống kê, phân tích báo cáo quyết toán tài chính của doanh nghiệp. - Phòng kế hoạch : Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, bán hàng, tổ chức tuyên truyền quảng cáo, tổ chức hội nghị khách hàng. - Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, các quy trình sản xuất, nghiên cứu thiết kế áp dụng công nghệ mới, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. - Phòng tổ chức hành chính: Quản lý và tổ chức quản lý cán bộ, quản lý hồ sơ, giải quyết chính sách, giáo dục đào tạo, xây dựng định mức lao động tiền lương, thống kê báo cáo lao động tiền lương, quản lý công tác tài chính, văn hóa đời sống, bảo vệ cơ quan. Ngoài ra Công ty còn có một số đơn vị phục vụ như sau: + Kho: bảo quản cất giữ hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu cấp phát, giao nhận hàng hóa. + Tổ cơ điện: Phục vụ sữa chửa điện, máy móc thết bị hư hỏng trong sản xuất. + Phân xưởng chai PET: Sản xuất nước khoáng không gas. + Phân xưởng chai thủy tinh: Sản xuất nước khoáng có gas. . PHẦN II PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY TNHH NƯỚC KHOÁNG QUY NHƠN II.1. Phân tích hoạt động marketing của Công ty. Mặt hàng của Côngty TNHH nước khoáng Quy Nhơn là mặt hàng nước giải khát. Vì vậy nhu cầu của khách hàng phụ thuộc vào sở thích, thu nhập, thói quen, thời tiết, khí hậu…Chính vì thế để xác định nhu cầu của thị trường đòi hỏi phải đi sâu vào nghiên cứu từng vấn đề nhỏ sau đó mới tập hợp lại và nhận định nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, Công ty đặt biệt quan tâm đến hoạt động marketing. 2.1.1. Các loại hàng hóa của Công ty. Hiện nay Công ty có hơn 22 mặt hàng nước uống khác nhau. Đây là hiệu quả của việc đầu tư tìm hiểu thị trường. Đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cung ứng trên thị trường. Vào thời điểm mới thành lập, Công ty chỉ có một số mặt hàng chủ yếu như: Nước khoáng lạc hiệu Chánh Thắng, nước ngọt hiệu Cola. Khi quá trình sản xuất đi vào ổn định và tìm hiểu, Công ty quyết định đầu tư mở rộng thêm một số mặt hàng khác như: Polymin, Redlion, nước cam, xaxi…Và hai năm lại đây, Công ty đã đưa vào thêm hai loại sản phẩm mới: nướcYến lon và Trà Bí Đao. Đầu năm 2006 Công ty đang dự kiến đưa vào sản xuất thêm nước uống Đậu Nành dạng hộp. Mỗi loại sản phẩm đều có nhãn hiệu, bao gói, đặc tính và tên gọi khác nhau, đảm bảo sự lôi cuốn các đối tượng khách hàng. Lý luận và thực tiễn cho thấy bất cứ loại hàng hóa nào dù mẫu mã có đẹp hay tên gọi có hay đi nữa mà chất lượng không đảm bảo thì mặc hàng đó nhanh chóng bị người tiêu dùng đào thải trên thị trường. Nhận thức điều đó nên Công ty luôn quan tâm đến chất lượng của sản phẩm, mặc khác, đặc thù của Công ty trước kia là trực thuộc Công ty Dược- TTBYT Bình Định nên yêu cầu về chất lượng luôn đặt lên hàng đầu. Sản phẩm của Công ty trước khi đưa ra thị trường, đều qua quá trình được kiểm tra chất lượng nghiêm nghặt. Công ty luôn giữ vững nguyên tắc bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và những tiêu chuẩn chất lượng về sản phẩm nước giải khác của Công ty được Bộ Khoa Học Công Nghệ Môi Trường và Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm thuộc Bộ Y Tế quy định và công bố trên các nhãn mác sản phẩm do Công ty TNHH nước khoáng Quy Nhơn sản xuất. Bảng 2.01. Danh mục sản phẩm của Công ty. STT  Tên, nhãn hiệu của sản phẩm  ĐVT  Mã số   1  Nứoc khoáng Chánh Thắng  Chai  07000001   2  Nước bổ dưỡng Polymin  Chai  07000003   3  Nước khoáng Polymin nhãn hiệu giấy  Chai  07000004   4  Nước khoáng The Life 20lit  Chai  07000005   5  Nước khoáng The Life 500ml  Chai  07000006   6  Nước khoáng The Life 1500ml  Chai  07000007   7  Nước VTM Orange 200ml  Chai  07000008   8  Nước VTM Cola 200ml  Chai  07000009   9  Nước VTM Xaxi 200ml  Chai  07000010   10  Nước bổ dưỡng Cam Giấy 500ml  Chai  07000011   11  Nước bổ dưỡng Xaxi 500ml  Chai  07000012   12  Nước tăng lực Redlion  Chai  07000013   13  Nước giải khát Dâu Tây 200ml  Chai  07000014   14  Orange lon 330ml  Lon  07000015   15  Cola lon 330ml  Lon  07000016   16  Nước bổ dưỡng Sport 500ml  Chai  07000017   17  Xa xi lon 330ml  Lon  07000018   18  The Life 20lit (cal xanh)  Cái  07000019   19  Vitamin Orange 1250ml  Chai  07000020   20  Vitamin 777pet 1250ml  Chai  07000021   21  Nước bổ dưỡng Cam in men 460ml  Chai  07000022   22  Nước bổ dưỡng Xaxi in men 460ml  Chai  07000023   23  Nước Yến lon 330ml  Lon  07000024   24  Trà Bí Đao 330ml  Lon  07000025   (Nguồn:Phòng kế hoạch – kinh doanh ) 2.1.2. Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của Công ty. Kết quả tiêu thụ các sản phẩm của Công ty trong những năm gần đây được thể hiện như sau: Bảng 2.02. Bảng doanh thu tiêu thụ một số sản phẩm của Công ty ĐVT: 1.000 đồng STT  Mặt hàng  Năm 2003  Năm 2004  Năm 2005  So sánh %        04/03  05/04   1  Polymin  9.053.211  9.882.304  10.609.900  109,16  107,36   2  Vitamin 0, 2 lít  466.300  519.062  608.523  111,32  117,24   3  Nước khoáng gaz  1.024.108  1.244.092  1.411.050  121,48  113,42   4  The Life 1, 5 lít  133.062  173.257  290.126  130,21  167,45   5  The Life 0, 5 lít  726.430  977.301  985.000  134,53  100,79   6  The Life 20 lít  1.047.983  1.152.154  1.326.703  109,94  115,15   7  Xá xị 0, 5 lít  432.205  436.802  590.806  101,06  135,26   8  Orange 0, 5 lít  286.320  290.652  398.753  101,51  137,19   9  Redlion 0, 2 lít  547.973  640.517  682.000  116,89  106,48   10  Vitamin 1, 25 lít  69.820  70.299  78.006  100,69  110,96   11  Cola lon  1.005.320  1.029.228  1.234.000  102,38  119,9   12  Cam lon  315.705  325.703  353.904  103,17  108,66   13  Xá xị lon  318.603  326.629  332.000  102,52  101,64   14  Nước yến lon    909.000     15  Nước bí đao    663.229     Tổng  15.427.040  17.068.000  20.473.000  110,64  119,95   (Nguồn:Phòng kế hoạch- kinh doanh). Nhận xét: Nhìn vào bảng số lượng trên cho thấy sản lượng tiêu thụ năm 2005 tăng so với năm 2004 trên tất cả các mặt hàng, dẫn đến doanh thu tăng 20% so với năm 2004, tương ứng tăng 3, 41 tỷ đồng. Trong đó, sản phẩm Polymin là tăng cao nhất, tương ứng tăng 567. 220 chai so với năm 2004, và sản phẩm tăng thấp nhất nước khoáng The Life 1, 5lit. Sản phẩm này tăng thấp nhất là do trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cùng kích cỡ mà giá thành thấp hơn, nên mặc hàng này chủ yếu là phụ vụ theo đơn đặt hàng, sử dụng trong văn phòng và công sở. 2. 1. 3. Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của Công ty. Gần 10 năm sản xuất kinh doanh trên thị trường, Công ty đã có một số thị trường tương đối ổn định và ngày càng mở rộng thêm. Để thuận tiện cho việc quản lý quá trình tiêu thụ sản phẩm thì Công ty chia thị trường tiêu thụ thành hai thị trường cơ bản: Thị trường trong Tỉnh và ngoài Tỉnh. - Thị trường trong Tỉnh. Bảng 2.03. Kết quả tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường trong Tỉnh. ĐVT: Triệu đồng. Đơn vị  Năm 2003  Năm 2004  Năm 2005  So sánh %       04/03  05/04   Thị trường trong Tỉnh        - HT Tuy Phước  1.795  1.807  2.310  100,67  127,84   - HT Hoài Nhơn  915  948  1.425  103,61  150,32   - HT Tây Sơn  614  546  678  88,93  124,18   - HT Hoai An  590  524  686  88,81  130,92   - HT Phù Mỹ 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTong hop-tai chinh 3 nam.doc
  • docBang_A0[1].doc
  • docco_so.doc
Luận văn liên quan