Đề tài Một số đặc điểm cấu tạo và tính chất cơ lý của keo lai

Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam không ngừng gia tăng. Năm 2007 đạt 2,37 tỷ USD, dự kiến năm 2008 là 3 tỷ USD. Sự tăng trưởng này là dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên chúng ta phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu. Nếu như trước đây ngành chế biến gỗ dựa vào rừng tự nhiên là chính thì nay đã đã chuyển sang sử dụng gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Do vậy, việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của ngành công nghiệp chế biến lâm sản. Để thực hiện được mục tiêu đó phải có kế hoạch phát triển rừng, trồng những loại cây có khả năng mọc nhanh, có giá trị kinh tế, cho năng suất cao, có nhiều công dụng khác nhau nhằm giải quyết nhu cầu nguyên liệu. Qua nhiều nghiên cứu đã tìm thấy một số loài cây họ đậu, bạch đàn có khả năng đáp ứng được các yêu cầu trên. Trong đó, keo lai (Acacia auriculiformis mangium) là giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng (Acacia magium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) thuộc họ đậu Fabacea. Ở vùng Đông Nam bộ, keo lai chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích rừng trồng từ những năm 1995 trở lại đây và là một trong những loài cây được ưu tiên trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Để có thể sử dụng gỗ keo lai sao cho hợp lý cần tiến hành các nghiên cứu cơ bản về gỗ keo lai. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định một số đặc điểm cấu tạo, tính chất cơ lý có ảnh hưởng đến quá trình gia công chế biến gỗ và sử dụng go

pdf6 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4838 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số đặc điểm cấu tạo và tính chất cơ lý của keo lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan