Đề tài Một số đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức xúc tiến xuất khẩu Chính phủ Việt Nam

Việt Nam bắt đầu tiến hành cải cách kinh tếtừnăm 1986, tuy nhiên hoạt động xúc tiến XK (XTXK) của Việt Nam đến đầu thập niên 90 vẫn còn mang tính tựphát và tản mạn, vai trò XTXK của chính phủtrong giai đoạn này còn chưa thểhiện rõ. Ngày 18/11/1996, BộChính trị đã ra nghịquyết số01-NQ/TW vềmởrộng và nâng cao hiệu quảkinh tế đối ngoại, yêu cầu chính phủ "Nghiên cứu thành lập trung tâm khuếch trương thương mại đểlàm tốt công tác thúc đẩy XK và là đầu mối đặt quan hệ, trao đổi kinh nghiệm với các tổchức tương tự ởmột sốnước trong khu vực và trên thếgiới, có kế hoạch cụthểcho các tổchức kinh tếcủa ta đặt VPĐD ởnước ngoài đểnghiên cứu thị trường, tìm đối tác XK". Sau khi có chủtrương của Đảng, hoạt động XTXK đã phát triển nhanh chóng trong những năm tiếp theo. Lần lượt các tổchức XTXK của Việt Nam đã hình thành, bao gồm Cục XTTM (Vietrade); các trung tâm XTTM địa phương; các hiệp hội ngành nghề; hệthống thương vụViệt Nam ởnước ngoài. Ngoài ra, cùng với làn sóng đầu tưnước ngoài vào Việt Nam, các tổchức XTXK nước ngoài, hiệp hội DN nước ngoài và hàng ngàn VPĐD doanh nghiệp nước ngoài đã vào hoạt động tại Việt Nam. Nhưvậy, "phần cứng" hay bộ khung của mạng lưới XTXK quốc gia xem như đã cơbản thành hình. Bên cạnh đó, "phần mềm" hay chiến lược, nội dung hoạt động và phối hợp giữa các tổ chức XTXK nói trên vẫn còn đang bịcác DN trong nước chỉtrích mạnh mẽ. Điều đó cho thấy hoạt động của các tổchức XTXK vẫn chưa đi sát với nhu cầu thực tiễn và còn phải cải thiện nhiều mặt. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhận thức vềvai trò của XTXK đã được khẳng định ởcảba cấp: chính phủ, các tổchức XTXK và cộng đồng DN.

pdf74 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức xúc tiến xuất khẩu Chính phủ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN 1.1. Những khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm về xúc tiến XK (XTXK) Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về XTXK. Có thể tạm chia ra làm hai loại khái niệm về XTXK: khái niệm truyền thống (khái niệm hẹp) và khái niệm hiện đại (khái niệm rộng). 1.1.1.1. Khái niệm truyền thống về XTXK Cách tiếp cận này xem XTXK là một "P" của Marketing hỗn hợp, bao gồm sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối (Place) và xúc tiến (Promotion). Đồng thời, chủ thể của hoạt động XTXK là DN trong mối tương quan với khách hàng. Một số khái niệm tiêu biểu thuộc loại này: 1) Philip Kotler [1] "Xúc tiến là hoạt động thông tin tới khách hàng tiềm năng. Đó là các hoạt động trao truyền, chuyển tải tới khách hàng những thông tin cần thiết về DN, sản phẩm của DN, phương thức phục vụ và những lợi ích khác mà khách hàng có thể thu được từ việc mua sản phẩm hay dịch vụ của DN cũng như những thông tin phản hồi lại từ phía khách hàng để từ đó, DN tìm ra cách tốt nhất nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng" 2) Theo Viện Nghiên cứu Thương mại [2], các nhà lý luận của các nước tư bản quan niệm xúc tiến là hình thái quan hệ giữa người bán và người mua, là một lĩnh vực hoạt động định hướng vào việc chào hàng một cách năng động và hiệu quả nhất. Các nhà kinh tế học ở các nước Đông Âu thì cho rằng xúc tiến là một công cụ, một chính sách thương mại nhằm làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng giữa người bán và người mua, là một hình thức hoạt động tuyên truyền nhằm mục tiêu đạt được sự chú ý và chỉ ra những lợi ích của khách hàng tiềm năng về hàng hoá và dịch vụ. 3) UNESCAP [3] cho rằng "Giống như xúc tiến thương mại, đó là những hoạt động được thiết kế nhằm gia tăng kim ngạch XK của một DN hay một quốc gia. Bao gồm việc tham gia hội chợ, khảo sát thị trường, các chiến dịch quảng cáo…" 1 1.1.1.2. Khái niệm hiện đại về XTXK Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, bản chất của thương mại quốc tế cũng có những biến đổi sâu sắc. Đi liền với những cơ hội mới là những thách thức lớn lao đòi hỏi phải có những biện pháp phối hợp đồng bộ giữa chính phủ và DN để thúc đẩy XK phát triển. Điển hình là một số khái niệm sau : 1) Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) [4] quan niệm XTXK bao trùm cả tầm vi mô (DN) và vĩ mô (chính phủ và các tổ chức hỗ trợ thương mại) và cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Trước mắt Dài hạn DN Quá trình XK Phát triển kinh doanh XK (Marketing XK) (Marketing quốc tế) Chính phủ và các tổ chức XTXK Phát triển XK hỗ trợ thương mại (TSIs) Quan niệm này của ITC là rất rộng và chứa đựng tất cả các biện pháp nhằm phát triển XK trên bình diện quốc gia. Có hai loại biện pháp là gián tiếp và trực tiếp. Các biện pháp gián tiếp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao tính cạnh tranh bền vững cho DN như cải thiện năng suất, chất lượng, cải cách hệ thống thuế, tài chính, hành chính, cơ sở hạ tầng, giảm chi phí đầu vào ... Các biện pháp trực tiếp nhằm kích thích nhu cầu, bao gồm nội dung XTXK truyền thống cùng với nỗ lực của chính phủ trong đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế. 2) G. Albaum, J. Strandskov và E. Duerr trong “Quản trị XK và Marketing quốc tế” [5] quan niệm XTXK bao gồm các chính sách và chương trình do các tổ chức của chính phủ thực hiện nhằm đẩy mạnh hoạt động XK. Các chương trình này có thể được tài trợ và thực hiện một cách độc lập bởi chính phủ hoặc phối hợp giữa chính phủ với các DN. 3) Định nghĩa của Todaro Micheal [6] "XTXK là những nỗ lực có chủ đích của chính phủ nhằm gia tăng khối lượng XK của một quốc gia thông qua những chính sách khích lệ và các biện pháp khác, qua đó thu được nhiều ngoại tệ để cải thiện cán cân thanh toán quốc gia" 2 Tác giả hoàn toàn tán đồng quan điểm XTXK theo nghĩa rộng. Đó không còn là công việc riêng lẻ của các DN nhưng phải có sự phối hợp giữa chính phủ, các tổ chức xúc tiến chuyên nghiệp và cộng đồng DN. Do đó, tác giả quan niệm về XTXK như sau "XTXK là những nỗ lực chung của cả quốc gia nhằm gia tăng kim ngạch XK của đất nước thông qua các biện pháp kinh tế và phi kinh tế, nhờ đó thu được nhiều ngoại tệ hơn góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc gia" 1.1.2. Xúc tiến XK và xúc tiến thương mại (XTTM) Ngày nay, thuật ngữ XTTM (trade promotion) phổ biến hơn so với XTXK (export promotion) tuy trong hầu hết trường hợp, XTTM vẫn mang ý nghĩa của XTXK. Thực ra, XTTM là một thuật ngữ bao hàm ba nội dung: XTXK, xúc tiến nhập khẩu và XTTM trên thị trường nội địa. Tuy nhiên ở các quốc gia đang phát triển, XTTM thường được đồng nhất với XTXK do tầm quan trọng của XK đối với phát triển kinh tế quốc gia. e Kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc trong thập niên 50 ~ 60 của thế kỷ 20 và thực tiễn của các nước đang phát triển cho thấy XTTM cũng chính là XTXK. Điều này được phản ánh một cách rõ rệt trong hoạt động XTTM của các quốc gia này. e Tài liệu huấn luyện về XTTM của UNESCAP cũng xem XTTM cũng là XTXK [7]. e Diễn đàn “Định nghĩa lại XTTM”[8] do ITC khởi xướng vào năm 1999 nhấn mạnh đến sự hợp tác giữa chính phủ, TSIs và cộng đồng DN đặt chiến lược XK quốc gia là trọng tâm của hoạt động XTTM, đồng thời nhấn mạnh đến các giải pháp về XTXK trong bối cảnh thương mại thế giới có nhiều biến động như hiện nay. Tại Việt Nam, nội dung của nhiều văn bản pháp luật quan trọng cũng thể hiện quan điểm xem XTTM và XTXK là một. e Chiến lược Phát triển Kinh tế - xã hội 2001 - 2010 nêu “Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới. Từng bước hiện đại hoá phương thức kinh doanh phù 3 hợp với xu thế mới của thương mại thế giới. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, XTTM, thông tin thị trường bằng nhiều phương tiện và tổ chức thích hợp, kể cả các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động môi giới, khai thác thị trường quốc tế …”[9] e Quan điểm của chính phủ “... . Công tác thị trường, XTTM có ý nghĩa rất quan trọng, phải được triển khai mạnh mẽ nhằm tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho XK. Các chương trình XTTM, mở rộng thị trường cần được cụ thể hóa và gắn với hoạt động đối ngoại, tranh thủ ngoại giao hỗ trợ việc ký kết các Hiệp định khung, các Thỏa thuận và các Hợp đồng dài hạn có giá trị lớn với các quốc gia, các Tổ chức quốc tế, các thị trường lớn để tạo đầu ra ổn định và từ đó có cơ sở cho đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị nội địa hóa, giá trị gia tăng hàng XK…”[10] Xét cho cùng, việc đồng nhất XTXK với XTTM cũng không trái với nguyên lý chung là XTXK là một bộ phận của XTTM. Để diễn tả chính xác nội dung sự việc, tác giả vẫn sử dụng thuật ngữ XTXK. Nhưng để tôn trọng nguyên tắc khách quan, tác giả sẽ giữ nguyên cách sử dụng thuật ngữ XTTM của tài liệu được trích dẫn. 1.1.3. Xúc tiến XK và phát triển XK Khái nịêm phát triển XK khác với XTXK ở chỗ phát triển XK nhắm đến việc sản xuất ra các sản phẩm mới và/hoặc xâm nhập vào những thị trường mới. Mục tiêu của các hoạt động phát triển XK là xác định các cơ hội đang có và khuyến khích sự phát triển của các ngành công nghiệp mới hoặc đầu tư vào các thiết bị sản xuất mới nhằm thoả mãn những như cầu mới của thị trường quốc tế. Nói rộng hơn, phát triển XK cũng bao hàm vấn đề điều chỉnh sản phẩm, nghĩa là sử dụng các thiết bị sản xuất có sẵn để sản xuất ra những sản phẩm mới thay vì chỉ sản xuất những sản phẩm truyền thống nhằm xâm nhập các thị trường mới. Khái niệm phát triển XK như thế đòi hỏi nhiều nỗ lực, tài lực và kiên trì hơn là XTXK truyền thống. Điều này lý giải vì sao phát triển XK không phải lúc nào cũng được áp dụng ở nhiều quốc gia. 1.1.4. Tầm quan trọng của xúc tiến XK 4 Có thể xem vai trò của XTXK cũng chính là vai trò của XK đối với nền kinh tế của một quốc gia: e Giúp gia tăng thị phần hàng hoá của quốc gia trên thị trường quốc tế. e Tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao vị thế của sản phẩm XK trên thị trường quốc tế. e Lành mạnh hoá tình hình tài chính quốc gia, đảm bảo sự cân đối trong cán cân thanh toán, giảm tình hình nhập siêu. e Đảm bảo nguồn ngoại tệ mạnh, tăng tích luỹ vốn, mở rộng sản xuất, phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá quốc gia. e Tạo công ăn việc làm, cải thiện mức sống nhân dân. e Khai thác các lợi thế tuyệt đối và tương đối của quốc gia, kích thích các ngành kinh tế phát triển. e Giúp phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại với tất cả các quốc gia trên thế giới. Như vậy, XTXK không chỉ là một nhiệm vụ kinh tế thuần tuý nhưng thật sự là một yêu cầu cấp bách và khách quan đối với tất cả các quốc gia đang phát triển hoặc đang trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế. 1.2. Phân loại xúc tiến XK Có thể phân loại XTXK theo nội dung (thông tin, khảo sát thị trường, quảng cáo, hội chợ, triển lãm …) hoặc chủ thể của hoạt động XTXK (DN, chính phủ, cơ quan XTXK, các hiệp hội DN …) … Luận văn sẽ phân loại XTXK theo chủ thể của hoạt động này. 1.2.1. Xúc tiến XK của DN DN luôn phải giải quyết ba vấn đề quan trọng trong kinh doanh : 1) Có nên tham gia vào thị trường quốc tế không ? Điều này tuỳ thuộc tình hình cạnh tranh trên thị trường nội địa; tình hình hội nhập kinh tế; các cơ hội mới trên thị trường quốc tế; thông tin; vận tải … 2) Đâu là thị trường mục tiêu cho sản phẩm, dịch vụ của DN ? Đó có thể là một quốc gia, một khu vực hoặc thị trường toàn cầu. Điều này phụ thuộc vào chiến lược của DN. 5 3) Công ty sẽ xâm nhập thị trường mục tiêu bằng phương thức nào để đưa sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng ? Dựa trên các thông tin kinh tế có độ tin cậy cao và kết quả khảo sát thị trường, các DN có thể ra quyết định về chiến lược, chính sách phù hợp xâm nhập thị trường mục tiêu. Một khi đã thành công, DN cần phải tiếp tục củng cố và mở rộng thị phần, phát triển kinh doanh thông qua các chiến lược cụ thể. Kinh nghiệm cho thấy đa số DN đều gặp khó khăn về thị trường và thông tin trong XK. Hơn nữa, đối với các DNVVN, chi phí cho công tác XTXK là một vấn đề nan giải. Vì thế, các DNVVN rất cần sự hỗ trợ từ các tổ chức XTXK. 1.2.2. Xúc tiến XK quốc gia Hai chủ thể chịu trách nhiệm chính về XTXK ở tầm quốc gia là các tổ chức XTXK của chính phủ và các hiệp hội DN. e Các tổ chức XTXK chính phủ Ngoài chức năng thiết lập một hành lang pháp lý thông suốt, một môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh tế, chính phủ còn thành lập các tổ chức XTXK nhằm hỗ trợ các DN trong các hoạt động XTXK một cách hữu hiệu. Các tổ chức XTXK chính phủ có tiềm lực vượt trội hơn so với DN, hiệp hội DN và các tổ chức XTXK khác. Đó là cơ sở vật chất hiện đại, mạng lưới rộng khắp trong và ngoài nước, kinh phí hoạt động lớn, nhân sự ưu tuyển và ưu thế chính trị trong đối ngoại. Các tổ chức XTXK chính phủ có một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động XTXK của quốc gia. Đặc biệt, các tổ chức này là chỗ dựa quan trọng cho các DNVVN trong XTXK. e Hiệp hội DN Các hiệp hội DN cũng có vai trò to lớn trong các hoạt động XTXK của quốc gia. Hiệp hội DN thường là các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, do các DN cùng ngành lập ra nhằm bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh. Do đó, ưu điểm của hiệp hội trong XTXK là dễ định hướng trong thu thập thông tin, có thị trường mục tiêu chung, đối tượng phục vụ hẹp và tính chuyên môn cao. 1.2.3. Xúc tiến XK quốc tế 6 Hầu hết các quốc gia ngày này đều nỗ lực mở cửa thị trường, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế vì những lợi ích to lớn do thương mại quốc tế mang lại. Các học thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo (1772 - 1823) và của E. Hecksher - B. Ohlin khẳng định thương mại quốc tế có tính tất yếu khách quan và mang lại lợi ích cho mọi quốc gia, giàu cũng như nghèo, tuy mức độ có khác nhau. Chính vì thế, các tổ chức quốc tế ngày nay đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư trên phạm vi toàn cầu. Các nỗ lực XTXK của quốc tế được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau: 1) Pháp chế hoá hoạt động thương mại quốc tế thông qua các cơ quan hàng đầu như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) 2) Thúc đẩy các hoạt động nhằm thuận lợi hoá môi trường thương mại quốc tế thông qua vai trò của các cơ quan như Tổ chức Hải quan Quốc tế (WCO), Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá (ISO) 3) Hỗ trợ cơ chế đối thoại, các khu vực mậu dịch tự do nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập thương mại quốc tế diễn ra nhanh hơn như Diễn đàn về Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCTAD), Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Diễn dàn Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), các khu vực mậu dịch tự do như Asean, EU, Nafta. 4) Hỗ trợ các quốc gia kém phát triển về kỹ thuật XTTM thông qua Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), về tài chính thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) Ngoài ra, còn có sự tham gia tích cực của nhiều tổ chức XTXK quốc tế khác. Tất cả đã góp phần tích cực giúp thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng và vững chắc. Nếu tổng giá trị hàng hoá thương mại thế giới của năm cơ sở 1948 (năm đầu tiên của Hiệp định chung về Thuế quan và mậu dịch - GATT) chỉ là 58 tỷ USD thì đến năm 2002 vừa qua, con số này đã lên đến 6.272 ngàn tỷ USD. Nghĩa là chỉ sau gần 50 năm theo đuổi tự do hoá thương mại, giá trị thương mại quốc tế đã tăng hơn 100 lần. Ngoài ra, khi mới thành lập các thành viên của GATT chỉ chiếm khoảng 60% giá trị thương mại quốc tế thì con số này đã tăng lên đến hơn 90% vào năm 2002. 7 1.3. Các tổ chức XTXK chính phủ 1.3.1. Tại sao vai trò các tổ chức XTXK chính phủ ngày càng quan trọng ? Lịch sử phát triển ngoại thương của nhiều nước cho thấy trước đây, các tổng công ty thương mại (GTCs) của Nhật Bản như Mitsubishi, Mitsui, Sumitomo .. hoặc "chaebols" của Hàn Quốc như Samsung, Deawoo, Huyndai … đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động XK quốc gia. Đối với các nền kinh tế kế hoạch hoá trước đây, các công ty thương mại nhà nước (STEs) cũng có vai trò tương tự. Ở New Zealand và Canada, các STEs được tổ chức dưới hình thức các ủy ban marketing cho từng loại sản phẩm như sữa, táo, lê, lúa mì ... Nhìn chung, dù dưới hình thức nào, các GTCs hoặc STEs thường nhận được rất nhiều ưu đãi của chính phủ so với các DN khác. Tuy nhiên, môi trường luật thương mại quốc tế ngày nay có khuynh hướng đối xử bình đẳng đối với mọi DN, đặc biệt khuyến khích sự vương lên của các DNVVN. WTO đã có những quy định riêng về các GTCs để hạn chế sự lạm dụng vị thế của nó. Dưới sức ép của WTO và tình hình cạnh tranh quốc tế, chính phủ các nước buộc phải cải tổ lại các GTCs. Sự suy yếu của các GTCs có tác động gián tiếp đến XK của quốc gia và của các DNVVN do trước đây họ thường XK thông qua các GTCs này. Trong bối cảnh đó, vai trò của các DN tư nhân và DNVVN trong XK đang ngày được đề cao. Tuy nhiên, do các DN này còn thiếu kinh nghiệm và khả năng để tự làm XTXK, do đó họ phải dựa vào các tổ chức XTXK chính phủ, hiệp hội dianh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ thương mại khác. Vì thế, vai trò của các tổ chức XTXK chính phủ sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn. 1.3.2. Chức năng của các tổ chức XTXK chính phủ Các tổ chức XTXK chính phủ có thể đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau tuỳ theo quốc gia, tuy nhiên chức năng chính của họ vẫn là XTXK 1) Hỗ trợ tổng quát hoạt động XK quốc gia, hỗ trợ các DN xác định sản phẩm xuất .khẩu và thị trường tiêu thụ, tiến hành các hoạt động xúc tiến, quảng bá thương hiệu, giúp thuận lợi hoá thương mại và các hoạt động khác liên quan. 8 2) Lãnh đạo việc phối hợp soạn thảo, theo dõi thực hiện và điều chỉnh chiến lược XK quốc gia, thiết kế các mối liên hệ chức năng nhằm thực hiện chiến lược hiệu quả, tư vấn cho chính phủ về chính sách thương mại hiện hành và kiến nghị những sửa đổi nếu cần thiết. 3) Hợp tác kinh tế với các cơ quan quốc tế, tổ chức các đoàn khảo sát thị trường, hội chợ thương mại, triển lãm, trao đổi thông tin và tài liệu, hội thảo về các chủ đề liên quan đến thương mại. 4) Phát triển XK, mục tiêu là phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới để XK cũng như xâm nhập các thị trường mới. 5) Thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài. 6) Hỗ trợ tín dụng XK. 7) Thuận lợi hoá thương mại, đặc biệt một số quốc gia xem việc thuận lợi hoá thương mại cũng quan trọng không kém XTXK như Singapore Ví dụ, Jetro (Nhật Bản) có các chức năng như sau : 1) Xúc tiến XK, 2) Xúc tiến nhập khẩu, 3) Xúc tiến đầu tư, 4) Xúc tiến chuyển giao công nghệ, 5) Thành lập và điều hành các tiện ích hội chợ thương mại và 6) Chức năng nghiên cứu, đề xuất đường lối, chính sách (think-tank). Như vậy, chức năng của các tổ chức XTXK chính phủ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế. Đối với các quốc gia đang phát triển thì XTXK luôn là ưu tiên quan trọng nhất. Tuy nhiên, với các quốc gia đã phát triển như Nhật bản, ngoài XTXK họ còn nhấn mạnh đến cả xúc tiến nhập khẩu nhằm giúp nền kinh tế phát triển cân đối. 1.3.3. Yêu cầu về mặt tổ chức của các cơ quan XTXK chính phủ Các tổ chức XTXK chính phủ cần có một số các điều kiện sau về mặt cơ cấu tổ chức để thành công trong hoạt động. 1) Có vị trí trong cơ cấu của chính phủ để sử dụng những phương tiện và quyền hạn cần thiết nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao. 2) Tự chủ về quản lý các nguồn lực và tổ chức hoạt động. Nguồn lực phải được đảm bảo tương xứng với chức năng được giao phó. 3) Có đại diện của cộng đồng DN tham gia điều hành. Nếu không, nhiệm vụ khó thực hiện hiệu quả do thiếu sự hậu thuẫn của cộng đồng DN. 9 Tất cả các điều kiện trên đều quan trọng, nhưng quan trọng nhất vẫn là quyền tự chủ và ngân sách phải được đảm bảo để các tổ chức XTXK chính phủ có thể tự chủ hoàn toàn trong hoạt động. 1.3.4. Vị trí của tổ chức XTXK trong bộ máy chính phủ Qua khảo sát các tổ chức XTXK trên thế giới, UNESCAP đã khái quát như sau 1) 33% trong tổng số các tổ chức XTXK trực thuộc một bộ trong chính phủ. Tuy nhiên, các tổ chức XTXK đó thường bị lệ thuộc vì nhiều ràng buộc khác nhau. 2) 10% trong tổng số các tổ chức XTXK độc lập hoàn toàn với chính phủ. Các tổ chức XTXK này có quyền tự chủ cao trong hoạt động nhưng trong nhiều trường hợp, họ lại thực hiện nhiều chức năng ngoài phạm vi của XTXK. 3) 7% trong tổng số các tổ chức XTXK là hoàn toàn do cộng đồng DN lập và điều hành, có thể trực thuộc phòng thương mại hoặc hiệp hội DN. Số lượng các tổ chức XTXK này ít vì khả năng tài trợ của các DN có hạn. 4) Phần còn lại (50%) là các tổ chức XTXK tuy vẫn do chính phủ thành lập và được ngân sách tài trợ hoàn toàn nhưng có quyền tự chủ cao (tuy thực tế không phải lúc nào họ cũng có quyền tự chủ hoàn toàn do thiếu kinh phí hoặc can thiệp từ chính phủ). Đây được xem là mô hình tốt nhất hiện nay cho các tổ chức XTXK chính phủ. Đa số các tổ chức thuộc loại này đều có mối quan hệ đặc biệt với một bộ trong chính phủ, thường là bộ Thương Mại và/hoặc Bộ Công Nghiệp, cũng có khi là bộ Ngoại thương, Ngoại giao hoặc Tài chính. 1.3.5. Cơ cấu tổ chức Trong thực tế, không có một mô hình tổ chức lý tưởng duy nhất cho mọi cơ quan XTXK. Cơ cấu này cần được điều chỉnh theo điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Nhìn chung, một tổ chức XTXK nên có các bộ phận quan trọng sau đây 1) Bộ phận phát triển sản phẩm và thị trường, chịu trách nhiệm xác định, nghiên cứu các sản phẩm có tiềm năng XK. Đây là nơi quy tụ những chuyên gia về thị trường, thủ tục XNK và các quy định khác liên quan đến thị trường mục tiêu. Họ tư vấn cho các DN cách xâm nhập thị trường mục tiêu. 2) Bộ phận thông tin thương mại là hạt nhân của tổ chức XTXK vì nó có nhiệm vụ đáp ứng mọi yêu cầu của DN liên quan đến thông tin về thị trường XK. Nếu 10 bộ phận này c
Luận văn liên quan