Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa với chức năng nhiệm vụ được Sở
GD&ĐT, UBND tỉnh giao: Bồi dưỡng đội ngũ Cán bộ Quản lý giáo dục các cấp
(Mầm non,Tiểu học, THCS), phục vụ công tác nghỉ dưỡng và bồi dưỡng thường
xuyên của ngành, đào tạo và cấp chứng chỉ Tiếng anh, tin học trình độ A,B,C,
liên kết với các trường Đại học, các Học viện trong cả nước Đào tạo phát triển
nguồn nhân lực cho tỉnh trên nhiều lĩnh vực Văn hóa, giáo dục, kinh tế, kỹ thuật
v.v. Từ khi thành lập (Tháng 6/2013) cho đến nay, trung tâm luôn hoàn thành tốt
các chức năng nhiệm vụ được giao, tuy nhiên trong những năm gần đây công tác
mở lớp liên kết đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh gặp không ít khó
khăn, quy mô số lớp liên kết giảm nhiều trong khi đó nhu cầu học tập nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ Cán bộ công chức (CBCC) nói
chung không phải là ít.
15 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 4646 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh liên kết đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
TUYỂN SINH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM GDTX TỈNH
Người thực hiện: Bùi Sỹ Hồng
Chức vụ: Trưởng phòng QLĐào tạo
SKKN lĩnh vực: Quản lý Đào tạo
THANH HÓA NĂM 2013
2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa với chức năng nhiệm vụ được Sở
GD&ĐT, UBND tỉnh giao: Bồi dưỡng đội ngũ Cán bộ Quản lý giáo dục các cấp
(Mầm non,Tiểu học, THCS), phục vụ công tác nghỉ dưỡng và bồi dưỡng thường
xuyên của ngành, đào tạo và cấp chứng chỉ Tiếng anh, tin học trình độ A,B,C,
liên kết với các trường Đại học, các Học viện trong cả nước Đào tạo phát triển
nguồn nhân lực cho tỉnh trên nhiều lĩnh vực Văn hóa, giáo dục, kinh tế, kỹ thuật
v.v. Từ khi thành lập (Tháng 6/2013) cho đến nay, trung tâm luôn hoàn thành tốt
các chức năng nhiệm vụ được giao, tuy nhiên trong những năm gần đây công tác
mở lớp liên kết đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh gặp không ít khó
khăn, quy mô số lớp liên kết giảm nhiều trong khi đó nhu cầu học tập nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ Cán bộ công chức (CBCC) nói
chung không phải là ít.
Vì vậy để đáp ứng đề án xây dựng xã hội học tập của tỉnh và đề án xây
dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước hiện nay thì vấn đề liên kết đào tạo
phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh lại càng giữ 1 vai trò quan trọng trong đường
lối chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh trong xu thế hội nhập và
đổi mới hiện nay. Do vậy việc tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
tuyển sinh mở lớp liên kết đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh có chất lượng hiệu
quả đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi trên là việc làm cần thiết và quan trọng đối với
Trung tâm GDTX tỉnh.
Với lý do trên và qua thực tiển công tác liên kết đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực tại Trung tâm GDTX tỉnh trong những năm qua, tôi viết sáng kiến kinh
nghiệm với tiêu đề :
“ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh liên kết đào tạo
phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa”.
3
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Thực tiễn đã chỉ ra rằng, quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo của bất kỳ
1 cơ sở đào tạo nào cũng phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng nguồn
tuyển sinh. Trung tâm GDTX cấp tỉnh (Thành phố trực thuộc Trung ương ) theo
Quyết định số 01 ngày 02/01/2007 của Bộ GD&ĐT đã quy định rõ các chức
năng nhiệm vụ của Trung tâm GDTX cấp tỉnh, trong số các nhiệm vụ đó, có một
nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là liên kết với các cơ sở Đào tạo trong cả nước
mở các lớp đào tạo ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực cho tỉnh. Do vậy có thể xem Trung tâm GDTX cấp tỉnh
như là 1 cơ sở liên kết đào tạo Đa ngành, đa hệ với nhiều loại hình và phương
thức đào tạo khác nhau.
Thanh Hóa là 1 tỉnh lớn trong cả nước với dân số đông, nhu cầu người
học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là rất lớn ở nhiều lĩnh vực ngành
nghề khác nhau cho nên vấn đề đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực
phục vụ các mục tiêu phát triển Kinh tế- Văn hóa- Xã hội của tỉnh trong thời kỳ
CNH - HĐH quê hương đất nước là một vấn đề quan trọng mang tính chiến lược,
là nhân tố có tính quyết định đến sự thành công của sự nghiệp CNH- HĐH của
tỉnh nhà trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay.
Để thực hiện tốt chủ chương xây dựng xã hội học tập, học tập thường
xuyên, học tập suốt đời và đề án xây dựng nông thôn mới của Đảng ta cũng như
góp phần nâng cao tỷ lệ người lao động qua đào tạo, bồi dưỡng ngày một cao thì
vấn đề điều tra khảo sát nguồn nhân lực phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC nói chung và Đội
ngũ Cán bộ xã phường, thị trấn nói riêng lại càng có ý nghĩa vô cùng to lớn và
thiết thực.
Thực tiễn cũng đã chỉ ra rằng không có bất cứ 1 trường lớp nào mà chỉ qua
1 lần học (hoặc 1 khóa đào tạo) mà trang bị đủ lượng kiến thức để con người đó
có đầy đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu công tác cũng nhu cầu phát triển của
cuộc sống con người. Do vậy việc đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn nhân lực nói chung là công việc trường tồn
điều đó cũng đồng nghĩa với việc liên kết đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho
các địa phương là việc làm thường xuyên, liên tục cùng với sự phát triển đời
4
sống, kinh tế, xã hội của đất nước. Hiện nay trung tâm GDTX tỉnh đã và đang
thực hiện chức năng nhiệm vụ đó. Song vấn đề đang cần được quan tâm đó là
tìm ra được những giải pháp hợp lý để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu
quả trong công tác tuyển sinh mở các lớp Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại
địa phương nhằm tạo ra nhiều cơ hội cho người học, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của
Xã hội cũng như nhu cầu học tập của cộng đồng đang được các cở sở liên kết
đào tạo đặc biệt quan tâm và chú trọng.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TẠI TTGDTX TỈNH
a. Thực trạng trình độ chung nguồn nhân lực trong tỉnh:
Nguồn nhân lực nói chung trong những năm gần đây luôn được các cấp các
ngành quan tâm và chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ kể cả
nguồn lao động phổ thông tại các Xã, Phường, Thị trấn trên địa bàn Tỉnh cũng
đang được các cấp chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, tỷ lệ người lao
động qua đào tạo cũng đang được nâng cao từng bước đáp ứng được nhu cầu
chuẩn hóa đội ngũ CBCC xã phường và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của
Đảng và Nhà nước ta hiện nay .
Tuy nhiên nguồn nhân lực có trình độ cao mà đặc biệt có trình độ sau đại học
còn quá thấp so với yêu cầu phát triển Kinh tế -Xã hội của tỉnh, chưa đáp ứng
được xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Ngay trong lĩnh vực giáo dục của
tỉnh ta hiện nay tỷ lệ Cán bộ, giáo viên có trình độ trên đại học cũng còn quá
khiêm tốn ( Các lĩnh vực khác tỷ lệ còn thấp hơn nhiều) . Do vậy việc nâng cao
tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao ( Đại học, Sau Đại học) và người lao động
qua đào tạo là việc làm cần thiết đối với một cơ sở liên kết đào tạo bồi dưỡng
nguồn nhân lực cho tỉnh.
b. Thực trạng công tác liên kết Đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh .
* Những kết quả đạt được:
Ngay từ khi mới thành lập (ngày 6/6/2003 ) theo Quyết định số 1847/QĐ -CT
ngày 06/6/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh . Trung tâm đã xác định rõ trong các
chức năng nhiệm vụ được giao, thì nhiệm vụ liên kết với các cơ sở Đào tạo mở
các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn
nhân lực nói chung là một trong nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa thiết
thực đối với sự thành công của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Vì vậy công tác
5
liên kết đào tạo trong những năm qua luôn được Lãnh đạo Trung tâm quan tâm
chỉ đạo sát sao và đã đạt được những thành quả tốt đẹp:
- Số lượng lớp liên kết đào tạo dài hạn: Đạt 45 lớp tính đến năm học 2008-
2009 với tổng số gần 3.500.000 học viên tham gia học ở 12 chuyên ngành khác
nhau.Tuy nhiên do khó khăn trong công tác mở lớp liên kết đào tạo trong những
năm gần đây số lượng lớp tuyển vào ít, số lớp tốt nghiệp nhiều nên hiện nay tính
đến năm học 2012-2013 trung tâm chỉ còn tổng số 29 lớp với 2.280 học viên.
- Ngoài các lớp đào tạo liên kết dài hạn, trung tâm cũng luôn coi trọng việc
liên kết mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn như: Nghiệp vụ sư phạm, bổ túc kiến
thức tiếng anh, nghiệp vụ kế toán, quản lý Hành chính Nhà nước, Quản lý giáo
dục, bồi dưỡng thường xuyên của ngành và bồi dưỡng tạo nguồn thạc sỹ
..v.v.hàng năm khoảng 3.000 lượt học viên tham gia bồi dưỡng các loại hình này.
- Với 1 cơ sở vật chất tương đối khang trang, cơ bản đáp ứng được yêu cầu
dạy học theo hướng hiện đại hoá cùng với đội ngũ CBCC có trình độ , năng lực
và kinh nghiệm trong công tác đào tạo; Trung tâm GDTX tỉnh đã và đang có một
vị thế và uy tín đối với các cơ sở đào tạo liên kết và đã trở thành một địa chỉ tin
cậy học tập cho đội ngũ CBCC và con em nhân dân trong Tỉnh.
Hiện nay Trung tâm đã và đang liên kết đào tạo với 20 trường Đại học và
Học viện trong cả nứớc, trong đó có nhiều trường Đại học là tốp đầu trong hệ
thống giáo dục Quốc dân ( Đại học Quốc gia, Đại học Kinh tế Quốc dân, ĐH
ngoại ngữ , ĐH Giao thông vận tải, Học viện tài chính, Học viện Quản lý giáo
dục, Học viện Hành chính, ĐH Huế, ĐH Đà nẵng.v.v.).
- Việc chấp hành các văn bản pháp quy về giáo dục và đào tạo đặc biệt trong
lĩnh vực Liên kết đào tạo : Trung tâm GDTX Tỉnh luôn được các cấp có thẩm
quyền, các đoàn thanh tra của Trung ương và địa phương đánh giá là đơn vị thực
hiện tốt các quy định trong công tác liên kết đào, chấp hành nghiêm túc các văn
bản pháp quy, thủ tục mở lớp cũng như các quy định của Bộ GD&ĐT về liên kết
đào tạo tạo . Đặc biệt là Quyết định số 42/2008/QĐ - BGDĐT ban hành ngày
28/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
*. Hạn chế tồn tại :
+ Căn cứ vào các điều 8, 9 và 10 tại Quyết định số 42/2008/QĐ - BGDĐT thì
văn bản của Bộ GDĐT cho phép Trường Đào tạo được liên kết với cơ sở phối
hợp đào tạo ( Đơn vị đặt lớp) không thuộc hồ sơ lưu trữ tại các đơn vị phối hợp
Đào tạo mà thuộc trách nhiệm của Trường Đào tạo, nhưng khi thanh tra việc liên
6
kết đào tạo tại Trung tâm thì thanh tra lại yêu cầu phải có Quyết định đó, nhưng
khi đặt vấn đề xin trường Đào tạo thì các trường đào tạo lại trả lời vấn đề đó
thuộc trách nhiệm của Trường Đào tạo với Bộ GDĐT chứ không thuộc trách
nhiệm của cơ sở phối hợp Đào tạo, đây thể hiện sự quản lý thiếu thống nhất và
đồng bộ giữa Bộ GDĐT với các Cơ sở Đào tạo và các cơ sở phối hợp liên kết
Đào tạo. Do vậy Trung tâm cũng đang rất gặp khó khăn khi yêu cầu Trường Đào
tạo cung cấp loại văn bản đó cho Trung tâm.
+ Trong những năm gần đây đã xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh
giữa các đơn vị phối hợp liên kết đào tạo trong tỉnh đặc biệt là cá cơ sở liên kết
ngoài công lập, thậm chí một số đơn vị liên kết Đào tạo lại không đảm bảo các
yêu cầu quy định về liên kết đào tạo theo Quyết định số 42 của Bộ GDĐT, điều
đó phần nào ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyển sinh liên kết đào tạo tại
Trung tâm.
+ Do đặc thù mỗi trường đào tạo có một cơ chế phối hợp tổ chức thực hiện
và quản lý khác nhau nên công tác tuyển sinh nói riêng và công tác phối hợp
quản lý dạy học giữa Trung tâm và các trường Đào tạo nói chung gặp không ít
khó khăn, hiệu quả chưa cao.
+ Công tác quản lý học viên trên lớp mặc dù luôn được quan tâm và có nhiều
biện pháp quản lý, nhưng do đặc thù học viên chủ yếu là Cán bộ đang công tác (
Vừa làm vừa học ) nên việc duy trì sĩ số học viên tham gia học tập thường xuyên
trên lớp chưa cao, vẫn còn tình trạng học viên nghỉ học vô lý do và bỏ học.
+ Chất lượng đào tạo nhìn chung còn thấp, tỷ lệ học viên thi lại ở một số lớp
chuyên ngành Kỹ thuật, kinh tế còn cao.
+ Nguồn tuyển sinh ngày một ít, trình tự thủ tục văn bản mở lớp và sự cạnh
tranh trong đào tạo ngày một phức tạp hơn nên công tác tuyển sinh ngày môt
khó khăn kéo theo quy mô số lớp đào tạo liên kết tại Trung tâm giảm dần.
7
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC MỞ LỚP LIÊN
KẾT ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM GDTX TỈNH
1- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của tập thể CBCC
Giải pháp này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn thể
CB,GV để mọi người thấy rõ được trách nhiệm của mình trong công tác khai
thác nguồn tuyển sinh mở lớp đào tạo, coi đó là công việc chung của toàn thể cơ
quan và gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ mỗi CB,GV. Giải pháp này càng có
hiệu quả cao khi mà toàn thể Cán bộ, giáo viên nhận thức một cách đầy đủ trách
nhiệm đối với tập thể thì bản thân họ sẽ trở thành một tuyên truyền viên làm
công tác tuyển sinh, theo đó thông tin tuyển sinh sẽ được lan tỏa nhanh chóng tới
người có nhu cầu học tập.
2- Tăng cường khảo sát nguồn tuyển sinh ở các sở ban ngành, các
huyện thị, xã phường, thị trấn.
Giải pháp này giúp nhà quản lý xây dựng được một kế hoạch tuyển sinh
sát thực và đáp ứng được nhu cầu xã hội và nhu cầu học tập của người học đồng
thời khắc phục tình trạng tuyển sinh kéo dài thậm chí không đủ số lượng người
học để mở lớp.
3- Tăng cường công tác thông tin, quảng cáo.
Đây là giải pháp quan trọng nhằm thông tin, tuyên truyền, quảng bá các
nội dung về việc mở các lớp liên kết đào tạo tới các tập thể và cá nhân có nhu
cầu học tập được biết. Giải pháp này có thể thực hiện một cách đồng bộ dưới
nhiều hình thức khác nhau như: Gửi thông báo tuyển sinh qua các học viên đang
theo học tại Trung tâm, qua CB,GV, gưỉ qua đường công văn tới các cơ quan
ban ngành cấp tỉnh cũng các huyện thị, xã phường trong tỉnh, thông báo trên Báo
và Đài truyền hình, đăng tải qua trang webside của Trung tâm và cử cán bộ trực
tiếp đi giao dịch, tiếp thị tuyển sinh tại các Sở, ban ngành và các địa phương
trong tỉnh...v...v..
4- Tăng cường mối quan hệ với UBND tỉnh, các Sở ban ngành và lãnh
đạo các địa phương.
Giải pháp này nhằm tạo ra sự ủng hộ , đồng tình và tạo điều kiện giúp đỡ
của các cấp, các ngành về thủ tục văn bản mở lớp cũng như việc cung cấp nguồn
nhân lực có nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để tham
gia học tập tại Trung tâm.
8
5- Hình thành mạng lưới cộng tác viên trong công tác khai thác nguồn
tuyển sinh:
Giải pháp này thực hiện dưới hai hình thức: Cộng tác viên tập thể và cộng
tác viên cá nhân.
+ Cộng tác viên tập thể: Có thể chọn một vài huyện có vị trí địa lý gần
nhau làm một điểm cộng tác viên, đó là nơi giúp Trung tâm quảng bá thông tin
tuyển sinh và là phát hành thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi cho Trung tâm .
Cộng tác viên cá nhân: Là hình thức các cá nhân ở mọi vùng miền trong
tỉnh làm có thể giúp Trung tâm trong việc giới thiệu và đăng ký người có nhu
cầu học tập tham gia các lớp đào tạo tại Trung tâm. Thông qua mạng lưới cộng
tác viên này mọi thông tin tuyển sinh sẽ đến được với người học ở mọi địa danh
vùng miền trong tỉnh được kịp thời và đầy đủ, từ đó sẽ thu hút thêm người học
kéo theo quá trình mở lớp được nhanh gọn (không quá kéo dài thời gian tuyển
sinh).
6- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích hợp lý.
Đây là giải pháp mang tính kích cầu trong công tác khai thác nguồn tuyển
sinh. Cần phải xây dựng một cơ chế khen thưởng đối với CB,GV làm tốt công
tác tuyển sinh và chế độ bồi dưỡng phù hợp đối với các cộng tác viên trong công
tác khai thác nguồn tuyển sinh (Giá trị trích thưởng tương ứng với số lượng hồ
sơ thu được của các cộng tác viên ).
7- Thành lập ban tuyển sinh:
Ban tuyển sinh do Giám đốc Trung tâm quyết định thành phần : Giám đốc
là trưởng ban, phó ban là phó giám đốc phụ trách đào tạo, ủy viên trực là trưởng
phòng Quản lý đào tạo, các thành viên là đại diện một số phòng ban chuyên môn
và cán bộ làm công tác tuyển sinh thuộc phòng Quản lý đào tạo. Ban này có
trách nhiệm tư vấn , tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm
và đưa ra các chủ trương, cơ chế hoạt động cũng như các phương thức tổ chức
thực hiện . Ban này hoạt động thường xuyên và báo cáo rút kinh nghiệm theo
từng quý, từng kỳ học trong năm, từ đó sẽ có sự chỉ đạo và điều phối kịp thời để
công tác tuyển sinh ngày đạt hiệu quả cao.
9
IV. KIỂM NGHIỆM ĐỐI CHỨNG
Qua thực tiễn tổ chức triển khai thực hiện một số các giải pháp trên và
từng năm có bổ sung thêm các giải pháp ( như đã nêu đầy đủ ở trên) nên công
tác khai thác nguồn tuyển sinh mở lớp mở lớp đào tạo,bồi dưỡng phát triển
nguồn nhân lực cho tỉnh tại trung tâm trong 2 năm gần đây đã thu được được
những kết quả rỏ rệt, số lượng lớp tuyển sinh tăng dần trong 2 năm gần đây khi
áp dụng và triển khai thực hiện các giải pháp trên
Nhìn chung công tác liên kết đào tạo từ năm 2009 đến nay gặp không ít
khó khăn do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan đưa lại đã ảnh hưởng rất nhiều
tới công tác tuyển sinh mở lớp.Trong năm 2010 -2011 số lớp tuyển mới còn ít
nhưng Trung tâm lại được tiếp nhận 1 số lớp chuyển về từ các cơ sở liên kết
không đủ các ĐK liên kết đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT ( có tổng số 9
lớp chuyển về Trung tâm nhưng tính đến nay đã có 7 lớp ra trường ). Kết quả đó
dẫn đến sự mất cân đối giữa số lớp ra trường nhiều hơn so với số lớp tuyển vào
trong các năm qua. Do vậy quy mô số lượng lớp liên kết đào tạo giảm nhiều.
Hiện tại tính đến thời điểm 12/2012 còn 26 lớp = 2034 HV .
Từ tình hình thực tiễn trên ngay từ đầu năm 2011 và 2012 dưới sự chỉ đạo
của Ban Giám đốc, Hội đồng tuyển sinh của Trung tâm được thành lập và họp
bàn hoạch định ra đường lối, phương hướng cho công tác tuyển sinh trong 2 năm
(2011 và 2012).Với sự tham mưu trực tiếp của lãnh đạo phòng QLĐT; Trung
tâm đã đưa ra được một số giải pháp bổ sung rất thiết thực và có hiệu quả trong
quá trình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tuyển sinh. Đã xây dựng được
mạng lưới cộng tác viên ở 10 Trung tâm GDTX các huyện và 1 số cá nhân đang
công tác tại các cơ quan , các địa phương khác nhau trong tỉnh, cộng vào đó là
biện pháp kích cầu trong công tác khai thác nguồn tuyển và có sự đổi mới tư
duy, phương pháp làm đối với đội ngũ CB làm công tác tuyển sinh.
Vì vậy thông tin tuyển sinh cũng như công tác tư vấn người học được
thông báo 1 cách sâu rộng hầu khắp tới các cơ quan ban ngành và địa phương
trong tỉnh, số lượng hồ sơ thu được từ các cộng tác viên tuy chưa nhiều (Tổng
cộng khoảng 280 hồ sơ và gần 200 hồ sơ 2 lớp ĐH Lâm nghiệp và ĐH Hành
chính) song hiệu quả của công tác trên chính là ở chổ người học biết được thông
tin và đến mua hồ sơ tại Trung tâm nhiều hơn hay nói 1 cách khác kết quả đó
được thể hiện ở số lớp mà chúng ta tuyển sinh được trong năm 2012 ( Riêng năm
2012 tuyển mới được 11 lớp, tuyển bổ sung cho 2 lớp Tài chính ngân hàng và Kế
10
toán Đông Á là 51 HV và 1 lớp ĐH Xây dựng Cầu đường chuyển từ T/C Nghề
GTVT. Tổng cộng là 13 lớp = 914 hv . Số lượng cụ thể các lớp tuyển sinh trong
năm 2011 và 2012 được thể hiện cụ thể trong bảng tổng hợp sau:
1.Tổng số các lớp đã tuyển sinh trong năm 2010
STT Chuyên ngành Đào tạo
Số lượng
HV
Trường đào tạo
1 ĐH Quản lý Giáo dục K1 70 Học viện Quản Lý GD
2 ĐHSP Mầm non K51D1 69 ĐH Vinh
3 ĐHSP Mầm non K51D 81 ĐH Vinh
4 ĐHSP Mầm non K51D3 132 ĐH Vinh
5 ĐHSP Tiểu học K51D 87 ĐH Vinh
Tổng cộng 369 HV
2.Tổng số các lớp đã tuyển sinh trong năm 2011
ST
T
Chuyên ngành Đào tạo
Số lượng
HV
Trường đào tạo
1 ĐH Quản lý Giáo dục K2 63 Học viên QLGD
2 ĐHSP Tiểu học K12 114 ĐHSP Hà nội
3 ĐH Quản lý đất đai 63 ĐH Tài nguyên-MT
4 ĐHSP Mầm non K52D1 89 ĐH Vinh
5 ĐHSP Mầm non K52D2 106 ĐH Vinh
6 ĐH Kế toán Đông Á 51 ĐH Đông Á
7 ĐH Kế toán K17 (Từ xa) 100 Viện ĐH Mở HN
8 ĐH QTKD K17 (Từ xa) 94 Viện ĐH Mở HN
9 ĐH Luật Kinh tế K11 (Từ xa) 98 Viện ĐH Mở HN
Tổng cộng 778 HV
11
3.Tổng số các lớp đã tuyển sinh trong năm 2012
ST
T
Chuyên ngành Đào tạo SL HV Trường đào tạo
1 ĐHSP Mầm non K53D1 120 ĐH Vinh
2 ĐHSP Mầm non K53D2 122 ĐH Vinh
3 ĐH Quản lý Giáo dục K3 69 Học viên QLGD
4 ĐHSP Tiểu học 58 ĐHSP Hà nội 2
5 ĐHSP Mầm non A 116 ĐHSP Hà nội 2
6 ĐHSP Mầm non B 106 ĐHSP Hà nội 2
7 ĐH Tài chính - Ngân hàng k4 54 ĐH Thành Tây
8 ĐH Quản lý Kinh tế K45 67 ĐH KTQD Hà nội
9 ĐH Công tác xã hội 50 ĐH Lao động XH
10 ĐH TC- NH K3 + bổ sung (14 ) 85 ĐH Thành Tây
11 ĐH Kế toán bổ sung 2 đợt 37 ĐH Đông Á
12 ĐH Xây dựng cầu đường 30 ĐH Đà nẵng
13 ĐH Hành chính Học viện HCQG
Tổng cộng 914 hv
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy : Khi áp dụng đồng bộ các giải pháp
trên kết quả tuyển sinh ngày một cao thể hiện rõ số lớp tuyển mới và theo đó là
số học viên tuyển mới hàng năm tăng dần lên rõ rệt:
* Số lượng lớp tuyển sinh năm 2010 : 5 lớp = 369 hv
* Số lượng lớp tuyển sinh năm 2011 : 9 lớp = 778 hv Trong đó có 3 lớp ĐH
Từ xa
* Số lượng lớp tuyển sinh năm 2012 : 13 lớp với tổng số 914 hv
Đánh giá chung về kế hoạch tuyển sinh trong năm 2011 và năm 2012 so
với năm 2010: