Dịch vụ Tư vấn đã xuất hiện và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam từ
nhiều năm trước đây, tuy vậy, tư vấn vẫn còn là một khái niệm rất mới ở Việt
Nam. Trước đây, trong các giới hữu quan ở Việt Nam, tư vấn thường được
hiểu một cách phổ biến như là "việc bán những lời khuyên nghề nghiệp" và
"thường có sự hiểu lẫn lộn giữa Tư vấn và Môi giới, giữa hoạt động tư vấn và
việc đưa ra những lời khuyên đơn giản". Việc định nghĩa "tư vấn là gì" vẫn
đang còn là vấn đề tranh cãi.
- Tư vấn (consulting), thuật ngữ "consulting" có thể có rất nhiều nghĩa,
tựu chung lại một ý tưởng chính là đưa ra các lời khuyên về nghiệp vụ. Công
ty tư vấn sẽ "tư vấn" một doanh nghiệp theo đúng cách mà một người đưa ra
lời khuyên cho bạn bè hay người thân lúc cấp thiết.
- Tư vấn là một dịch vụ trí tuệ, một hoạt động “chất xám” cung ứng cho
khách hàng những lời khuyên đúng đắn về chiến lược, sách lược, biện pháp
hành động và giúp đỡ, hướng dẫn khách hàng thực hiện những lời khuyên đó,
kể cả tiến hành những nghiên cứu soạn thảo dự án và giám sát quá trình thực
thi dự án đạt hiệu quả yêu cầu.
88 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao năng lực tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong quá trình hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Kinh tế TNTN và MT
Học viên: Tống Văn Phê Lớp CH 17KT
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TƯ VẤN XÂY DỰNG
1.1. Khái niệm về tư vấn, tư vấn xây dựng
Dịch vụ Tư vấn đã xuất hiện và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam từ
nhiều năm trước đây, tuy vậy, tư vấn vẫn còn là một khái niệm rất mới ở Việt
Nam. Trước đây, trong các giới hữu quan ở Việt Nam, tư vấn thường được
hiểu một cách phổ biến như là "việc bán những lời khuyên nghề nghiệp" và
"thường có sự hiểu lẫn lộn giữa Tư vấn và Môi giới, giữa hoạt động tư vấn và
việc đưa ra những lời khuyên đơn giản". Việc định nghĩa "tư vấn là gì" vẫn
đang còn là vấn đề tranh cãi.
- Tư vấn (consulting), thuật ngữ "consulting" có thể có rất nhiều nghĩa,
tựu chung lại một ý tưởng chính là đưa ra các lời khuyên về nghiệp vụ. Công
ty tư vấn sẽ "tư vấn" một doanh nghiệp theo đúng cách mà một người đưa ra
lời khuyên cho bạn bè hay người thân lúc cấp thiết.
- Tư vấn là một dịch vụ trí tuệ, một hoạt động “chất xám” cung ứng cho
khách hàng những lời khuyên đúng đắn về chiến lược, sách lược, biện pháp
hành động và giúp đỡ, hướng dẫn khách hàng thực hiện những lời khuyên đó,
kể cả tiến hành những nghiên cứu soạn thảo dự án và giám sát quá trình thực
thi dự án đạt hiệu quả yêu cầu.
- Tư vấn xây dựng (TVXD) là một loại hình tư vấn đa dạng trong công
nghiệp xây dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn... có quan hệ chặt
chẽ với tư vấn đầu tư, thực hiện phần việc tư vấn tiếp nối sau việc của tư vấn
đầu tư.
Tư vấn xây dựng giúp cho khách hàng - chủ đầu tư xây dựng, các cơ
quan và cá nhân có nhu cầu - quản lý dự án đầu tư xây dựng (XD): Tổ chức
việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng và tổ chức đấu thầu để mua sắm thiết
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Kinh tế TNTN và MT
Học viên: Tống Văn Phê Lớp CH 17KT
2
bị đầu tư, đấu thầu xây lắp công trình, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu
công việc đã hoàn thành.
- Tư vấn xây dựng còn có thể được hiểu là các kiến trúc sư, kỹ sư, v.v. ,
những chuyên gia xây dựng có kỹ năng đa dạng, cung cấp các dịch vụ thiết
kế, quản lý cho một dự án xây dựng thông qua các hợp đồng kinh tế. Cách
hiểu này phản ánh bản chất đa dạng của hoạt động tư vấn xây dựng, nó liên
quan đến nhiều lĩnh vực, trong mọi giai đoạn của dự án và đòi hỏi không
những khả năng về kỹ thuật, quản lý, mà còn phụ thuộc một cách quyết định
vào sự hiểu biết và những kỹ năng khác, bao gồm "cập nhật", "phát hiện",
"sáng tác", "lựa chọn", "chuyển giao".
1.2. Các loại hình dịch vụ tư vấn xây dựng
1.2.1. Các dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án:
Các công việc tư vấn chuẩn bị dự án bao gồm các dịch vụ như: Lập quy
hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, v.v
1.2.2. Các dịch vụ tư vấn quản lý và thực hiện dự án
- Khảo sát địa hình, địa chất
- Thiết kế, thẩm tra, lập dự toán, lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá
hồ sơ dự thầu...
- Quản lý điều hành dự án.
- Giám sát thi công xây dựng công trình.
- Khảo sát địa kỹ thuật, kiểm định chất lượng.
- Các dịch vụ thực hiện cho tư vấn nước ngoài: Chủ yếu là vẽ kỹ thuật,
thiết kế, tư vấn giám sát và khảo sát đo đạc.
1.2.3. Các dịch vụ tư vấn chuyên ngành khác
- Nghiên cứu khoa học công nghệ.
- Công tác đào tạo và chuyển giao công nghệ.
- Các dịch vụ về môi trường, đánh giá điều tra xã hội, dân cư, v.v
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Kinh tế TNTN và MT
Học viên: Tống Văn Phê Lớp CH 17KT
3
1.3. Các loại hình t ch c và quy trình hoạt động của TVXD quốc tế
1.3.1. Tập đoàn tư vấn đa quốc gia:
Đại bộ phận các tập đoàn đa quốc gia thuộc sở hữu tư nhân.
Hình 1-1: Sơ đồ tổ chức của tập đoàn tư vấn Scott Willson - Vương quốc Anh
Tập đoàn cổ phần
quốc tế Scott
Wilson
Công ty cổ phần
Scott Wilson
Công ty Scott
Wilson
Scottland
Công ty đường sắt
Scott Wilson
(Scottland)
Công ty Scott
Wilson &
Kirkpatrik
Công ty đường sắt
Scott Wilson
Công ty kỹ thuật
mặt đường Scott
Wilson
Công ty tư nhân
Scott Wilson&
Kirpatrik (Ấn độ)
Công ty Scott
Willson Châu phi
Công ty tư nhân
Scott Wilson
Zimbabwe
Công ty góp vốn
Scott Wilson
Bosnhia
Công ty góp vốn
Scott Wilson
Malawi
Công ty Scott
Wilson ở
Mozambic
Công ty Scott
Wilson Châu Á -
Thái bình dương
Công ty Scott
Wilson
Malaixia
Công ty Scott
Wilson &
Kirkpatrik
Thái Lan
Công ty quốc tế
Scott Wilson
Công ty tư nhân
Scott Wilson
Wilson Irwin
Johnston
Công ty Scott
Wilson
Hồng Kông
Công ty tư vấn kỹ
thuật Scott
Wilson Jiangsu
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Kinh tế TNTN và MT
Học viên: Tống Văn Phê Lớp CH 17KT
4
Đặc trưng cơ bản của mô hình đa quốc gia là tính đa ngành nghề trong
tập đoàn, thường cung cấp các dịch vụ trong các ngành nghề khác nhau như:
xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, giao thông; thủy lợi, cảng biển,
năng lượng, mỏ, môi trường Tập đoàn tư vấn có các chi nhánh trải rộng tại
nhiều nước trên thế giới. Các tập đoàn đa quốc gia thường có từ 1200 người
đến 3000 nhân viên. Công ty mẹ đặt tại nước sở tại, công ty con (hoặc chi
nhánh) có trụ sở chính ở các nước và các văn phòng đại diện tại các địa
phương của nước đó.
Đặc điểm của các tổ chức đa quốc gia:
a. Hình thành hệ thống các công ty trong nước và các công ty ở nước
ngoài. Các công ty ở nước ngoài được phân chia theo khu vực - tạm gọi là
công ty khu vực. Bên cạnh đó có các văn phòng đại diện cho công ty ở các
nước trong khu vực, các văn phòng này thực hiện công tác tiếp thị, tìm kiếm
dự án và chịu sự điều hành trực tiếp của các công ty khu vực. Khi dự án triển
khai, nhân lực có thể được điều động chủ yếu giữa các công ty trong khu vực
và tập đoàn (khi cần thiết).
b. Các công ty đa quốc gia cung cấp các dịch vụ đa chuyên môn thuộc các
lĩnh vực khác nhau như: nhà ở và công trình công cộng, công trình công nghiệp,
giao thông, thủy lợi, năng lượng và công trình biển Ứng dụng công nghệ
thông tin hiện đại, công ty mẹ có thể giao việc, điều hành và phối hợp các công
ty con chuyên ngành triển khai có hiệu quả các dự án theo yêu cầu của khách
hàng.
1.3.2. Tập đoàn tư vấn
Tại một số nước đã hình thành những tập đoàn tư vấn theo kiểu mô hình
công ty mẹ - công ty con. Ở đó, công ty mẹ chi phối công ty con bằng chế độ
kinh tế giao vốn và điều phối công việc của các công ty con trong việc thực
thi các dự án. Mỗi công ty con là một công ty tư vấn chuyên ngành, hoạt động
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Kinh tế TNTN và MT
Học viên: Tống Văn Phê Lớp CH 17KT
5
độc lập trong sự phối hợp với các công ty tư vấn khác cùng nằm trong một tập
đoàn để thực thi dự án.
Ví dụ: Singapore, có tập đoàn tư vấn JTC trực thuộc Bộ Thương mại và
công nghiệp. Tập đoàn JTC có các công ty thành viên là: Công ty tư vấn
Jurong; Công ty tư vấn cầu cảng jurong; Công ty tư nhân sân vườn Jurong;
Công ty giải trí Singapore. Ở Trung Quốc có tổng công ty tư vấn Thượng
Hải
1.3.3. Công ty tư vấn chuyên ngành
Là dạng mô hình khá phổ biến ở nhiều nước, có ba loại mô hình cơ bản
là: chuyên ngành kiến trúc, ngành dự toán và chuyên ngành kỹ thuật. Các
công ty chuyên ngành kỹ thuật thường đảm nhận các dịch vụ kỹ thuật cho
nhiều lĩnh vực xây dựng: dân dụng, công nghiệp, giao thông; thủy lợi, điện
lực; công trình biển Các công ty kiến trúc cung cấp các dịch vụ tư vấn kiến
trúc cho các ngành nêu trên. Việc áp dụng mô hình tư vấn chuyên ngành đã
tập hợp được những đội ngũ chuyên gia giỏi để thực thi một lĩnh vực chuyên
môn của dự án. Một số công ty tư vấn chuyên ngành kỹ thuật như:
- Beca Carter Holding & Ferner (S.E.Asia) Pte. Ltd. Lĩnh vực chuyên
ngành: cơ điện, kết cấu và công trình kỹ thuật.
- Squire Mech. Pte. Ltd. Lĩnh vực chuyên ngành: Cơ điện.
- Một số tư vấn chuyên ngành kiến trúc như: Daryl Jakson (Úc), Allies
and Morrison Architects (Anh).
Công ty tư vấn chuyên ngành dự toán như David Langdon & Everest
Ngoài ra một số công ty cung cấp các dịch vụ hỗn hợp (kiến trúc - kỹ
thuật)
- Heerim - Arch.& Eng. (Hàn Quốc) - Lĩnh vực hoạt động: Kiến trúc và
kỹ thuật.
- PCI (Nhật bản) - Lĩnh vực hoạt động: Dân dụng, kỹ thuật hạ tầng, thủy
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Kinh tế TNTN và MT
Học viên: Tống Văn Phê Lớp CH 17KT
6
lợi môi trường, công nghệ thông tin.
- Parsons Brinckerhoff (Mỹ) - Lĩnh vực hoạt động: Kiến trúc, kết cấu, cơ
điện, môi trường, hạ tầng, đường sắt, đường không, đường biển
- Jurong Consultants Singapore - Lĩnh vực hoạt động: Quy hoạch, kiến
trúc, kết cấu công trình, cơ điện, dự toán, quản lý dự án, đánh giá chất lượng
công trình
- ST Architects & Engineers (Singapore) - Lĩnh vực hoạt động: Quy
hoạch, kiến trúc, kết cấu, cơ điện, khảo sát
Như vậy có thể thấy hầu hết các công ty tư vấn chuyên ngành kỹ thuật
đều hoạt động trên các lĩnh vực xây dựng Điều đó đã tạo cho các công ty tư
vấn những thị trường đa dạng, nhiều tiềm năng với mục tiêu cuối cùng là thu
được nhiều lợi nhuận.
Các công ty thường đặt văn phòng ở các trung tâm hay thành phố lớn.
Mỗi văn phòng thường có quy mô từ vài chục đến 100 nhân viên. Việc chia
các văn phòng đại diện theo vùng lãnh thổ với quy mô tương đối gọn nhẹ có
thể hoạt động độc lập một mặt tạo cho công ty vừa có thể thực thi các dự án
vừa và nhỏ, mặt khác có thể dễ dàng huy động nhân lực thực thi các dự án
lớn. Một số công ty tư vấn chuyên ngành như: Davis langdon & Everest
(Anh) - Chuyên về kinh tế dự toán; Mae (Anh) chuyên về kiến trúc;
DarylJackson (Úc) - chuyên về kiến trúc; T.Y Lin South East Asion Pte.Ltd
(Singapore) - chuyên về kết cấu và hạ tầng, Squie mech (Singapore) - chuyên
về cơ điện; Beca Singapore - chuyên về cơ điện và kết cấu. Giữa các công ty
kiến trúc và kỹ thuật thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để thực thi dự
án. Việc thực thi một dự án với sự tham gia của nhiều công ty không có sự
khó khăn.
Về cơ cấu điều hành, mỗi một lĩnh vực đều có một chuyên gia có kinh
nghiệm phụ trách chung các dự án, mỗi một dự án chỉ định một chủ nhiệm dự
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Kinh tế TNTN và MT
Học viên: Tống Văn Phê Lớp CH 17KT
7
án.
Nhận xét chung:
- Hầu hết các công ty tư vấn nước ngoài là công ty trách nhiệm hữu hạn
hoặc công ty cổ phần.
- Lĩnh vực hoạt động rộng khắp trên tất cả các ngành nghề xây dựng cơ
bản, do đó việc điều hành hết sức linh hoạt và hiệu quả cao.
- Quy mô tập đoàn từ 1200 đến 3000 nhân viên. Quy mô công ty trung
bình từ 100 đến 300 nhân viên. Dưới 100 nhân viên là công ty nhỏ.
- Việc hình thành các công ty chuyên ngành cung cấp các dịch vụ cho
các ngành nghề khác nhau giúp cho việc mở rộng thị trường và tăng tính cạnh
tranh để có được sản phẩm tốt.
- Mỗi một công ty chuyên ngành đều có một bộ phận chịu trách nhiệm về
các dự án ở nước ngoài giúp cho việc điều phối nhân lực và xử lý công việc
được tập trung về một đầu mối.
- Tại mỗi một bộ phận (khu vực, phòng chức năng) do một người có
trình độ cao đứng đầu và toàn quyền quyết định những vấn đề do mình phụ
trách.
- Thực thi công việc theo cơ chế đội dự án với chủ nhiệm dự án có quyền
hạn và trách nhiệm rất cao đối với sản phẩm tư vấn của mình. Chỉ cần chữ ký
của chủ nhiệm đồ án là đủ điều kiện để xuất hồ sơ.
- Có lực lượng chuyên gia giỏi của từng chuyên ngành và khả năng phối
hợp cộng tác giữa các chuyên gia giỏi của từng chuyên ngành trong một dự
án.
1.4. Các loại hình t ch c và quy trình hoạt động của TVXD trong nước
1.4.1. Đặc điểm cơ bản của các t ch c tư vấn xây dựng
1. Khối doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa:
Những điểm mạnh:
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Kinh tế TNTN và MT
Học viên: Tống Văn Phê Lớp CH 17KT
8
- Đây là lực lượng nòng cốt, chủ yếu của tư vấn xây dựng Việt Nam
(chiếm 80%).
- Có lực lượng cán bộ tư vấn lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm với đầy đủ
lực lượng cán bộ các chuyên ngành có thể thực hiện các dự án lớn, đồng bộ.
- Tổ chức có bề dày truyền thống từ những năm còn là Viện thiết kế.
- Phạm vi cung cấp dịch vụ đa dạng.
- Có cơ chế chính sách để phát triển sản xuất và đầu tư chi phí cho công
tác đào tạo.
Những điểm yếu:
- Bộ máy quản lý không được gọn nhẹ. Số lượng lao động thường là
lớn từ (100 ÷ 500 người) khó tinh giảm bởi chế độ chính sách.
- Quyền chủ động của doanh nghiệp trên nhiều mặt bị hạn chế bởi cơ
chế của Nhà nước (như nhân sự, tiền lương ).
- Tổ chức tư vấn với quy mô vừa và nhỏ có doanh thu hàng năm từ vài
tỷ đến mấy trăm triệu chiếm 70%, thể hiện sự manh mún về mặt tổ chức, chỉ
đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt của từng doanh nghiệp, từng địa
phương, từng vùng mà trước hết là giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động.
2. Khối doanh nghiệp tư vấn ngoài quốc doanh
a. Những điểm mạnh:
- Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, điều hành năng động, tính tự
chủ cao.
- Tác phong làm việc công nghiệp, được trả lương thỏa đáng.
- Cơ chế huy động các chuyên gia giỏi luôn thích ứng với thị trường.
b. Những điểm yếu:
- Không đồng bộ các chuyên ngành, nên chỉ thích hợp với các công
trình có quy mô vừa và nhỏ.
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Kinh tế TNTN và MT
Học viên: Tống Văn Phê Lớp CH 17KT
9
- Không chủ động trong quá trình sản xuất do phải thuê chuyên gia bên
ngoài.
3. Các tổ chức tư vấn sự nghiệp có thu:
Là các đơn vị trong Viện nghiên cứu có chức năng tư vấn xây dựng và
các bộ phận tư vấn xây dựng thuộc trường đại học. Những tổ chức tư vấn
dạng này có các điểm mạnh, điểm yếu sau đây:
a. Những điểm mạnh:
- Phần lớn nhân viên được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, được
đảm bảo về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phúc lợi
khác.
- Có nhiều chuyên gia giỏi, chuyên sâu (của Viện - Trường đại học).
- Có nhiều lợi thế về chính sách thuế và lao động.
b. Những điểm yếu:
Phần nào hạn chế tính chuyên nghiệp do còn phải thực hiện nhiệm vụ
chính là công tác nghiên cứu, đào tạo,
1.4.2. Cơ cấu t ch c của đơn vị tư vấn xây dựng
1. Cơ cấu tổ chức quản lý ki u chức năng
Là kiểu cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng với những nhiệm vụ
quản lý được phân chia cho các đơn vị riêng biệt thực hiện dưới dạng các
phòng chức năng, hình thành nên các phân hệ chuyên môn hóa và những
người lãnh đạo chức năng. Đặc điểm cơ bản này là chức năng quản lý phân
chia thành từng đơn vị chuyên môn đảm nhận. Lãnh đạo cao nhất của tổ chức
làm nhiệm vụ phối hợp điều hòa các chức năng.
2. Cơ cấu tổ chức quản lý ki u trực tuyến:
Là dạng cơ cấu tổ chức quản lý chỉ có một cấp trên chỉ huy và một số
cấp dưới thực hiện. Toàn bộ vấn đề quản lý được giải quyết theo một kênh
liên hệ đường thẳng. Đặc điểm của cơ cấu này là người lãnh đạo của hệ thống
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Kinh tế TNTN và MT
Học viên: Tống Văn Phê Lớp CH 17KT
10
một mình phải thực hiện tất cả các chức năng quản lý và chịu hoàn toàn trách
nhiệm về mọi kết quả của đơn vị mình.
3. Cơ cấu tổ chức quản lý hỗn hợp:
Trong đó các nhiệm vụ quản lý giao cho những đơn vị chức năng riêng
biệt (các phòng chức năng) làm tham mưu tư vấn cho lãnh đạo cao nhất của tổ
chức. Đặc điểm của cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu kết hợp là lãnh đạo các
phòng chức năng tư vấn, chuẩn bị các quyết định quản lý và đưa tới cấp thực
hiện (các văn phòng, xưởng, xí nghiệp trực thuộc công ty) theo chỉ đạo của
lãnh đạo công ty. Việc điều hành quản lý vẫn theo trực tuyến.
1.4.3. Mô hình t ch c sản xuất sản phẩm tư vấn
Một trong những khâu quan trọng nhất của đơn vị tư vấn là việc tổ
chức dây chuyền sản xuất các sản phẩm tư vấn. Qua việc xem xét đã cho thấy
mỗi một tổ chức tư vấn có một cách thức tổ chức sản xuất riêng, tuy cơ cấu tổ
chức có khác nhau về số lượng các đơn vị chuyên môn và các phòng nghiệp
vụ nhưng tựu trung lại được quy về năm mô hình cơ bản sau đây:
1. Mô hình sản xuất theo chuyên môn hóa:
Phạm vi áp dụng loại mô hình này được áp dụng ở một số Công ty tư
vấn lớn trực thuộc Bộ. Cơ cấu tổ chức sản xuất này cho thấy những ưu điểm
và nhược điểm sau:
- Đây là mô hình có tính hiện đại, được áp dụng ở nhiều nước tiên tiến,
mang tính chuyên môn hóa theo các bộ môn.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, hội nhập với tư vấn nước
ngoài.
- Tập trung nguồn lực, chuyên gia giỏi để thực thi dự án cùng một lúc
với nhiều dự án và những dự án lớn để đáp ứng yêu cầu tiến độ của khách
hàng.
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Kinh tế TNTN và MT
Học viên: Tống Văn Phê Lớp CH 17KT
11
Hình 1-2: Mô hình sản xuất theo chuyên môn hóa
- Tạo ra môi trường thuận lợi cho việc học hỏi, trao đổi chuyên môn,
đào tạo cán bộ trẻ cho các bộ môn kỹ thuật.
- Thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị có cùng chuyên
ngành. Tích lũy lớn, lợi nhuận cao, tạo điều kiện cho phát triển doanh nghiệp.
G
iá
m
đ
ố
c
P
h
ó
G
iá
m
đ
ố
c
G
ia
o
t
h
ô
n
g
P
h
ò
n
g
T
à
i
v
ụ
P
h
ò
n
g
T
c
h
c
C
á
c
v
ă
n
p
h
ò
n
g
K
ết
c
ấ
u
C
á
c
D
ự
á
n
P
h
ò
n
g
k
ế
h
o
ạ
ch
P
h
ó
G
iá
m
đ
ố
c
X
â
y
d
ự
n
g
P
h
ó
G
iá
m
đ
ố
c
T
h
u
ỷ
lợ
i
Q
u
ả
n
l
ý
k
ỹ
t
h
u
ậ
t
C
á
c
v
ă
n
p
h
ò
n
g
V
ă
n
p
h
ò
n
g
K
ỹ
t
h
u
ậ
t
M
E
,
n
ư
ớ
c,
d
ự
t
o
á
n
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Kinh tế TNTN và MT
Học viên: Tống Văn Phê Lớp CH 17KT
12
- Đơn vị chủ trì đồ án và chủ nhiệm đồ án khó điều hành trực tiếp công
việc mà phải qua các đơn vị bộ môn chuyên ngành, do vậy tăng thêm đầu mối
xử lý công việc, kéo dài thời gian thực hiện.
- Việc trao đổi thông tin để phối hợp giữa các chủ trì thiết kế với chủ
nhiệm đồ án và giữa các chủ trì thiết kế với nhau chưa được kịp thời.
- Việc hình thành các đơn vị chuyên ngành, làm tăng đầu mối quản lý
và tăng chi phí hành chính.
2. Mô hình sản xuất theo hình thức tổng hợp các bộ môn
Hình 1-3: Mô hình sản xuất theo hình thức tổng hợp các bộ môn
Gi¸m ®èc
C¸c Phã gi¸m ®èc
kü thuËt
Tµi vô, KÕ ho¹ch,
Tæ chøc
Qu¶n lý kü thuËt
V¨n phßng 1
V¨n phßng 2
V¨n phßng 3
Dù ¸n
a
Dù ¸n
b
Dù ¸n
c
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Kinh tế TNTN và MT
Học viên: Tống Văn Phê Lớp CH 17KT
13
Phạm vi áp dụng: Mô hình sản xuất này cũng được áp dụng ở đa số các
tổ chức tư vấn (các công ty, tổng công ty và doanh nghiệp tư nhân). Mô hình
này có đặc điểm:
- Chu trình sản xuất được khép kín, đơn vị chủ trì đồ án và chủ nhiệm đồ
án hoàn toàn có thể chủ động, trực tiếp tổ chức triển khai công việc. Việc trao
đổi thông tin giữa các bộ môn diễn ra nhanh chóng, kịp thời. Tiến độ thực
hiện dự án được rút ngắn đáng kể.
- Chất lượng sản phẩm được chủ nhiệm dự án kiểm soát chặt chẽ trong
quá trình thiết kế. Hồ sơ thiết kế kiểm soát tốt và dễ dàng được điều chỉnh khi
có yêu cầu.
- Tiết kiệm chi phí hành chính nhờ giảm bớt đầu mối. Khá thích ứng với
việc triển khai công việc hiện nay.
- Việc thanh toán lương sản phẩm được nhanh chóng do quy về một đơn
vị chủ trì.
- Lực lượng cán bộ chuyên ngành bị dàn mỏng ra các đơn vị thiết kế nên
khó đáp ứng được các yêu cầu của những dự án lớn.
- Hạn chế việc trao đổi học hỏi kinh nghiệm chuyên môn của các bộ môn
ngay trong quá trình thiết kế.
Tuy có nhiều ưu điểm hơn so với mô hình chuyên môn hóa nhưng đây
vẫn chưa phải là mô hình tối ưu, chưa đáp ứng được tất cả các đòi hỏi của các
thể loại và quy mô dự án.
3. Mô hình sản xuất kết hợp chuyên môn hóa và tổng hợp:
Mô hình này áp dụng thích hợp với các công ty lớn.
Áp dụng mô hình này giúp khắc phục những hạn chế đã nêu ở hai mô
hình nói trên. Các đơn vị thiết kế tổng hợp có nhiệm vụ thực hiện các dự án
vừa và nhỏ (mà tỷ trọng loại này chiếm từ 50% ÷ 70% khối lượng công việc)
để đáp ứng yêu cầu của đại đa số các chủ đầu tư. Với những dự án lớn có yêu
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Kinh tế TNTN và MT
Học viên: Tống Văn Phê Lớp CH 17KT
14
cầu kỹ, mỹ thuật cao thì sử dụng các đơn vị chuyên ngành để thực hiện. Tùy