Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mắc sốt rét tại 2 xã EATIR và EA NAM huyện EA H'LEO, tỉnh Đắk Lắk năm 2008

Bệnh sốt rét đã được Hippocrates mô tả chi tiết từ thế kỷ V trước Công nguyên [1]đến nay vẫn còn là một vấn đề sức khoẻ lớn của nhân loại. Kể từ khi Laveran phát hiện và mô tả ký sinh trùng sốt rét trong máu người đến nay, rất nhiều nghiên cứu về bệnh sốt rétđã được tiến hành, tất cả đều nhằm hiểu biết cặn kẽ quá trình phát sinh và phát triển của bệnh từ đó tìm kiếm những chiến lược, giải pháp tối ưu góp phần hạn chế tối đa những thiệt hại do bệnh sốt rét gây ra. Bệnh sốt rét là bệnh xãhội, là gánh nặng bệnh tật đối với nhiều nước trên thế giới [29]. Mặc dù đã cónhiều cố gắng kiểm soát trong suốt 50 năm qua nhưng sốt rét vẫn là một trong những vấn đề chính của sức khỏe cộng đồng. Từ năm 1955, Tổ chức y tế thế giới đã có nhiều nỗ lực nhằm phòng chống và tiêu diệt sốt rét trên toàn cầu với những yêu cầu, mục tiêu thích hợp cho từng quốc gia. Việt Nam đã tiến hành chiến lượctiêu diệt sốt rét từ năm 1958 đến năm 1961 ở miền Bắc và diệt trừ sốt rét ở miền Nam. Tháng 2/1991 chiến lược phòng chống sốt rét được đề xuất và hiệnnay là chiến lược đẩy lùi sốt rét theo xu hướng toàn cầu [4]. Với tất cả những nỗ lực nêu trên, tình hình sốt rét tại Việt Nam có những thay đổi đáng kể, số người chết do sốt rét tiếp tục giảm hàng năm. Đến năm 2007 toàn quốc chỉ có 20 người chết do sốt rét,giảm 86,5% so với năm 2000, tỷ lệ chết do sốt rét năm 2007 là 0,02/100.000 dân, giảm 89,5% so với năm 2000. Số người mắc sốt rét cũng giảm hàng năm. Năm 2007, có 70.910 bệnh nhân sốt rét, giảm 75,8% so với năm 2000, tỷ lệ mắc SR năm 2007 là 0,83/1.000 dân, giảm 78,4% so với năm 2000. Số bệnh nhân có ký sinh trùng SR (+) cũng giảm hàng năm. Năm 2007, có 16.389 bệnhnhân giảm 77,9% so với năm 2000, tỷ lệ ký sinh trùng (+) 0,19/1.000 dân, giảm 80,4% so với năm 2000. Năm 2007 chỉ có 01 vụ dịch SR. Mức độ và quymô dịch nhỏ ở thôn bản, không có người chết trong vụ dịch [62]. Tuy nhiên, những kết quả nói trên còn thiếu tính bền vững, những thách thức từ nhiều phía: Cộng đồng dân cư, muỗi truyền bệnh sốt rét, ký sinh trùng sốt rét, địa hình, địa bàn, mạng lưới y tế cơsở. và nguy cơ bùng phát dịch sốt rét luôn tiềm ẩn tại tỉnh ĐắkLắk, trong đóhuyện Ea H’Leo là một trong những vùng sốt rét lưu hành nặng của tỉnh. Theo số liệu lưu trữ của Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh ĐắkLắk, trong 3 năm 2005-2007 [56] so với toàn tỉnh thì huy ện Ea H’leo có tỷ lệ BNSR chiếm từ 16,43 đến 22,15%; KSTSR từ 14,70% đến 15,67%. Năm 2008, toàn tỉnh có 1871 BNSR tỷ lệ 1,13/1000DSC, KSTSR 603 ( 533 P.falciparum, 70 P.vivax) , trong đó huyện Ea H’leo đã có 356 BNSR và 89 KSTSR. Mặt khác, huyện Ea H’leo là huyện có biến động dân cư lớn, dân di cư tự do vào làm ăn sinh sống tại các xã Ea Tir, EaNam nhiều nên nguy cơ mắc và chết do SR của người dân tại các vùng này rất cao làm cho tình hình SR tại đây chưa ổn định.

pdf94 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1898 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mắc sốt rét tại 2 xã EATIR và EA NAM huyện EA H'LEO, tỉnh Đắk Lắk năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN HỒ TÂN TIẾN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ SỐT RÉT VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MẮC SỐT RÉT TẠI 2 XÃ EATIR VÀ EA NAM HUYỆN EA H'LEO, TỈNH ĐẮKLẮK NĂM 2008 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CHUYÊN NGÀNH KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG Tp Buôn Ma Thuột - Năm2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN HỒ TÂN TIẾN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ SỐT RÉT VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MẮC SỐT RÉT TẠI 2 XÃ EATIR VÀ EA NAM HUYỆN EA H'LEO, TỈNH ĐẮKLẮK NĂM 2008 CHUYÊN NGÀNH KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG MÃ SỐ : 607265 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học : PGS TS NGUYỄN XUÂN THAO Tp Buôn Ma Thuột - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi . Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác . HỒ TÂN TIẾN LỜI CẢM ƠN Với tất cả tấm lòng trân trọng, tôi xin cám ơn : - Ban giám hiệu Trường Đại học Tây Nguyên, Ban lãnh đạo Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy nhơn, Ban giám đốc Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh ĐắkLắk, Khoa Y Dược Trường Đại học Tây Nguyên, Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Tây nguyên đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này - PGS.TS Nguyễn Xuân Thao, Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên, là người Thầy trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này - GS.TS Đặng Tuấn Đạt, PGS.TS Phạm Văn Thân, PGS TS Trần Xuân Mai, PGS TS Triệu Nguyên Trung, TS Hồ Văn Hoàng, TS Phan Văn Trọng, TS Đào Mai Luyến, TS Lê Thành Đồng đã đóng góp những ý kiến qúi báu giúp tôi hoàn thành luận văn này . - Các anh chị đồng nghiệp Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn, Bộ môn Ký sinh trùng Khoa Y Dược Trường Đại học Tây Nguyên, Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh ĐắkLắk, Trung tâm y tế huyện Ea H’leo, Trạm y tế xã Ea Nam, xã Ea Tir huyện Ea H’leo tỉnh ĐắkLắk cùng bạn bè, gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn . HỒ TÂN TIẾN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT An. Anophelles BNSR Bệnh nhân sốt rét BSR Bệnh sốt rét c/đ/đ Con/ đèn/ đêm c/g/n Con/ giờ/ người c/n/đ Con/người/ đêm CS Cộng sự DCTD Di cư tự do DSC Dân số chung DTSR Dịch tễ sốt rét GB Giao bào KAP Kiến thức, thái độ, thực hành (knowledge, attitude, practice ) KSTSR Ký sinh trùng sốt rét KTV Kỹ thuật viên MT-TN Miền trung và Tây nguyên NXB Nhà xuất bản PCSR Phòng chống sốt rét SR Sốt rét SR-KST-CT Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng SRLS Sốt rét lâm sàng SRLH Sốt rét lưu hành TB Trung bình TCYTTG Tổ chức y tế thế giới TVSR Tử vong sốt rét TYT Trạm y tế MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Đặt vấn đề : 1 Chương 1: Tổng quan tài liệu 3 1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh sốt rét 3 1.1.1 Bệnh sốt rét 3 1.1.2 Ký sinh trùng sốt rét 3 1.2 Chu kỳ sinh sản và phát triển của ký sinh trùng sốt rét 4 1.2.1. Giai đoạn chu kỳ sinh sản vô giới ở cơ thể người 4 1.2.2. Giai đoạn chu kỳ sinh sản hữu giới ở muỗi 5 1.2.3. Sự khác nhau về chu kỳ của các loại Plasmodium 5 1.3 Quá trình lây truyền bệnh sốt rét 5 1.3.1 Mầm bệnh 7 1.3.2. Nguồn bệnh sốt rét 7 1.3.3.Trung gian truyền bệnh 7 1.3.4.Cơ thể cảm thụ 7 1.4 Lâm sàng bệnh sốt rét 8 1.4.1.Sốt sơ nhiễm 8 1.4.2.Những cơn sốt tái phát gần và tái phát xa 8 1.4.3.Sốt rét do Plasmodium vivax 8 1.4.4.Sốt rét do Plasmodium malariae 9 1.4.5.Sốt rét do Plasmodium falciparum 9 1.5. Yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét 9 1.5.1. Đối tượng nguy cơ 9 1.5.2. Yếu tố nguy cơ : 9 1.6. Những chỉ số ứng dụng trong dịch tễ học sốt rét 11 1.7. Đánh giá mật độ KSTSR trên tiêu bản máu nhuộm giemsa 12 1.7.1 Hệ thống dấu cộng 12 1.7.2 Phương pháp tính mật độ KSTSR/mm3 máu 12 1.8. Định nghĩa ca bệnh 12 1.9. Tình hình bệnh sốt rét 12 1.9.1. Bệnh sốt rét trên Thế Giới 12 1.9.2. Tình hình bệnh sốt rét tại Việt Nam 14 1.9.3. Tình hình bệnh sốt rét tại ĐắkLắk 14 1.10. Tổng quan về các kết quả nghiên cứu 15 1.10.1. Nghiên cứu về dịch tễ sốt rét 15 1.10.2. Nghiên cứu về vector truyền bệnh sốt rét 17 1.10.3. Nghiên cứu về yếu tố nguy cơ trong sốt rét 17 1.10.4. Nghiên cứu về kiến thức - thái độ - thực hành PCSR 18 Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21 2.1. Địa điểm nghiên cứu 21 2.2. Đối tượng nghiên cứu 23 2.3. Thời gian nghiên cứu 23 2.4. Phương pháp nghiên cứu 23 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 23 2.4.2. Cỡ mẫu 23 2.4.3. Cách chọn mẫu 24 2.4.4. Các kỹ thuật nghiên cứu 25 2.4.5. Các phương pháp thu thập số liệu 28 2.4.6. Các chỉ số nghiên cứu 29 2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu 31 2.4.8. Một số thuật ngữ dùng trong luận văn 31 2.4.9. Khái niệm về biết đúng, thái độ đúng và thực hành đúng trong điều tra KAP PCSR 32 2.4.10. Sai số có thể gặp và cách hạn chế sai số 33 2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 33 Chương 3 : Kết quả nghiên cứu 34 3.1. Tỷ lệ mắc sốt rét 34 3.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 34 3.1.2. Tỷ lệ mắc sốt rét 34 3.2. Kết quả điều tra KAP 38 3.2.1. Đặc điểm đối tượng điều tra KAP 38 3.2.2. Hiểu biết về bệnh SR 41 3.2.3 Thái độ về bệnh SR 44 3.2.4. Thực hành PCSR 46 3.3. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mắc sốt rét 52 3.3.1. Vector truyền bệnh sốt rét 52 3.2.2. Yếu tố nguy cơ đi rừng ngủ rẫy và mắc SR 54 3.3.3. Yếu tố nguy cơ ngủ màn và mắc SR 55 3.3.4. Các yếu tố sinh thái của vector truyền bệnh SR 55 3.3.5.Yếu tố nhà ở 55 Chương 4: Bàn luận 57 4.1. Tỷ lệ mắc SR 57 4.2. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mắc sốt rét 58 4.2.1. Vector truyền bệnh SR 58 4.2.2. Yếu tố nguy cơ mắc SR đối với người đi rừng, đi rẫy ngủ lại trong rừng hoặc ngủ rẫy 59 4.2.3. Yếu tố nguy cơ mắc SR đối với ngủ màn không thường xuyên 59 4.2.4. Yếu tố liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi PCSR 60 4.2.5. Yêú tố sinh địa cảnh đối với vector truyền bệnh SR 61 4.2.6. Yếu tố nhà ở 61 Kết luận 62 1. Tỷ lệ mắc sốt rét ở người dân 2 xã nghiên cứu 62 2. Một số yếu tố nguy cơ đến mắc sốt rét ở 2 xã nghiên cứu 62 - Trung gian truyền bệnh 62 - Người đi rừng, đi rẫy ngủ lại trong rừng hoặc ngủ rẫy. 63 - Nguy cơ mắc SR đối với không ngủ màn thường xuyên 63 - Liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi PCSR 63 - Nhà ở 63 Khuyến nghị 64 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang Bảng 2.2. Các chỉ số nghiên cứu 29 Bảng 3.1. Giới tính của đối tượng nghiên cứu 34 Bảng 3.2. Thành phần dân tộc của đối tượng nghiên cứu 34 Bảng 3.3. Bệnh nhân sốt rét tại 2 xã nghiên cứu 35 Bảng 3.4. Bệnh nhân sốt rét theo độ tuổi 35 Bảng 3.5. Bệnh nhân sốt rét theo giới tính 35 Bảng 3.6. Bệnh nhân sốt rét theo dân tộc 36 Bảng 3.7. Tỷ lệ KSTSR/ lam theo dân tộc 36 Bảng 3.8. Cơ cấu KSTSR 37 Bảng 3.9. Tỷ lệ lách to phân theo xã 37 Bảng 3.10. Tỷ lệ lách to phân theo dân tộc 38 Bảng 3.11. Đối tượng điều tra KAP theo giới tính và dân tộc 38 Bảng 3.12. Trình độ học vấn của đối tượng điều tra KAP 39 Bảng 3.13. Biết tiếng Kinh theo nhóm dân tộc 39 Bảng 3.14. Kênh truyền thông PCSR được tiếp nhận 40 Bảng 3.15. Tỷ lệ biết đúng về nguyên nhân gây bệnh sốt rét 41 Bảng 3.16. Tỷ lệ biết về tính chất lây truyền sốt rét 41 Bảng 3.17. Tỷ lệ biết đúng triệu chứng bệnh sốt rét 42 Bảng 3.18. Tỷ lệ biết đúng về thuốc điều trị bệnh sốt rét 42 Bảng 3.19. Tỷ lệ biết đúng về các biện pháp PCSR 43 Bảng 3.20. Tỷ lệ biết đúng cần phải xét nghiệm máu khi mắc SR 43 Bảng 3.21. Tỷ lệ người có thái độ đúng về sự nguy hiểm của bệnh SR 44 Bảng 3.22. Tỷ lệ người có thái độ đúng về điều trị khỏi bệnh sốt rét 44 Bảng 3.23. Tỷ lệ người có thái độ đúng về nơi điều trị khi mắc sốt rét 45 Bảng 3.24. Tỷ lệ người có thái độ đúng về việc phòng bệnh sốt rét 45 Bảng 3.25. Tỷ lệ người có thái độ đúng về việc ngủ màn PCSR 46 Bảng 3.26. Các điểm dịch vụ y tế người dân tiếp cận khi mắc SR 47 Bảng 3.27. Tỷ lệ người có hành vi đúng đến nơi điều trị khi mắc SR 47 Bảng 3.28. Loại thuốc người dân sử dụng để điều trị SR 48 Bảng 3.29. Tỷ lệ người có hành vi sử dụng đúng thuốc khi mắc SR 49 Bảng 3.30. Tỷ lệ gia đình có đủ màn 49 Bảng 3.31. Kiểu nhà ở 50 Bảng 3.32. Tường vách nhà ở 50 Bảng 3.33. Tỷ lệ ngủ màn thường xuyên 51 Bảng 3.34. Tỷ lệ người có hành vi đúng phòng chống muỗi đốt 51 Bảng 3.35. Số lượng và thành phần loài Anopheles 52 Bảng 3.36. Thành phần và mật độ loài Anopheles xã Ea Tir 53 Bảng 3.37. Thành phần và mật độ Anopheles xã Ea Nam 53 Bảng 3.38. Yếu tố nguy cơ mắc SR đối với ngươi đi rừng, đi rẫy, ngủ lại trong rừng, trong rẫy 54 Bảng 3.39. Yếu tố nguy cơ mắc SR đối với ngủ màn và không ngủ màn thường xuyên 55 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Nội dung Trang Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh ĐắkLắk 22 Hình 2.2. Bản đồ hành chính huyện Ea H’leo 22 Hình 3.1. Tỷ lệ người dân tiếp cận với các kênh truyền thông PCSR 40 Hình 3.2. Tỷ lệ các điểm dịch vụ y tế được người dân tiếp cận khi mắc SR 46 Hình 3.3. Loại thuốc người dân sử dụng để điều trị SR 48 Hình 3.9. Tường vách nhà ở của 3 dân tộc 50 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sốt rét đã được Hippocrates mô tả chi tiết từ thế kỷ V trước Công nguyên [1] đến nay vẫn còn là một vấn đề sức khoẻ lớn của nhân loại. Kể từ khi Laveran phát hiện và mô tả ký sinh trùng sốt rét trong máu người đến nay, rất nhiều nghiên cứu về bệnh sốt rét đã được tiến hành, tất cả đều nhằm hiểu biết cặn kẽ quá trình phát sinh và phát triển của bệnh từ đó tìm kiếm những chiến lược, giải pháp tối ưu góp phần hạn chế tối đa những thiệt hại do bệnh sốt rét gây ra. Bệnh sốt rét là bệnh xã hội, là gánh nặng bệnh tật đối với nhiều nước trên thế giới [29]. Mặc dù đã có nhiều cố gắng kiểm soát trong suốt 50 năm qua nhưng sốt rét vẫn là một trong những vấn đề chính của sức khỏe cộng đồng. Từ năm 1955, Tổ chức y tế thế giới đã có nhiều nỗ lực nhằm phòng chống và tiêu diệt sốt rét trên toàn cầu với những yêu cầu, mục tiêu thích hợp cho từng quốc gia. Việt Nam đã tiến hành chiến lược tiêu diệt sốt rét từ năm 1958 đến năm 1961 ở miền Bắc và diệt trừ sốt rét ở miền Nam. Tháng 2/1991 chiến lược phòng chống sốt rét được đề xuất và hiện nay là chiến lược đẩy lùi sốt rét theo xu hướng toàn cầu [4]. Với tất cả những nỗ lực nêu trên, tình hình sốt rét tại Việt Nam có những thay đổi đáng kể, số người chết do sốt rét tiếp tục giảm hàng năm. Đến năm 2007 toàn quốc chỉ có 20 người chết do sốt rét, giảm 86,5% so với năm 2000, tỷ lệ chết do sốt rét năm 2007 là 0,02/100.000 dân, giảm 89,5% so với năm 2000. Số người mắc sốt rét cũng giảm hàng năm. Năm 2007, có 70.910 bệnh nhân sốt rét, giảm 75,8% so với năm 2000, tỷ lệ mắc SR năm 2007 là 0,83/1.000 dân, giảm 78,4% so với năm 2000. Số bệnh nhân có ký sinh trùng SR (+) cũng giảm hàng năm. Năm 2007, có 16.389 bệnh nhân giảm 77,9% so với năm 2000, tỷ lệ ký sinh trùng (+) 0,19/1.000 dân, giảm 80,4% so với năm 2000. Năm 2007 chỉ có 01 vụ dịch SR. Mức độ và quy mô dịch nhỏ ở thôn bản, không có người chết trong vụ dịch [62]. Tuy nhiên, những kết quả nói trên còn thiếu tính bền vững, những thách thức từ nhiều phía: Cộng đồng dân cư, muỗi truyền bệnh sốt rét, ký sinh trùng sốt rét, địa hình, địa bàn, mạng lưới y tế cơ sở.. và nguy cơ bùng phát dịch sốt rét luôn tiềm ẩn tại tỉnh ĐắkLắk, trong đó huyện Ea H’Leo là một trong những vùng sốt rét lưu hành nặng của tỉnh. Theo số liệu lưu trữ của Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh ĐắkLắk, trong 3 năm 2005-2007 [56] so với toàn tỉnh thì huyện Ea H’leo có tỷ lệ BNSR chiếm từ 16,43 đến 22,15%; KSTSR từ 14,70% đến 15,67%. Năm 2008, toàn tỉnh có 1871 BNSR tỷ lệ 1,13/1000DSC, KSTSR 603 ( 533 P.falciparum, 70 P.vivax) , trong đó huyện Ea H’leo đã có 356 BNSR và 89 KSTSR. Mặt khác, huyện Ea H’leo là huyện có biến động dân cư lớn, dân di cư tự do vào làm ăn sinh sống tại các xã Ea Tir, Ea Nam nhiều nên nguy cơ mắc và chết do SR của người dân tại các vùng này rất cao làm cho tình hình SR tại đây chưa ổn định. Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mắc sốt rét tại 2 xã Ea Tir và Ea Nam huyện Ea H’leo, tỉnh ĐắkLắk năm 2008 ” với các mục tiêu 1. Xác định tỷ lệ mắc sốt rét của cộng đồng dân cư tại 2 xã Ea Tir và Ea Nam, huyện Ea H’leo, tỉnh ĐắkLắk ; 2. Mô tả một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mắc sốt rét ở người dân tại 2 xã nghiên cứu. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Bệnh SR là một bệnh truyền nhiễm, do 4 loài Plasmodium của người gây nên. Bệnh lây truyền theo đường máu do muỗi Anopheles truyền bệnh. Bệnh biểu hiện điển hình bằng những cơn SR với ba triệu chứng cơ bản: Rét run, sốt, ra mồ hôi; bệnh lưu hành từng địa phương, trong những điều kiện thuận lợi có thể phát thành dịch [25]. 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH SỐT RÉT 1.1.1. Bệnh SR: Bệnh sốt rét lưu hành rộng rãi trên thế giới, gây nhiều tác hại đến sức khoẻ con người, bệnh SR có ở Trung Quốc, Ấn Độ từ cổ xưa. Hyppocrates đã mô tả triệu chứng lâm sàng vào đầu thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Ở Việt Nam bệnh SR được nói đến trong các y văn của Tuệ Tĩnh và Hải thượng Lãn Ông [1]. 1.1.2. Ký sinh trùng sốt rét Năm 1880, Laveran lần đầu tiên tìm được KSTSR, năm 1886 Golgi phát hiện ra Pasmodium vivax và Plasmodium malariae. Năm 1897-1898 Ross và Grassi mô tả các giai đoạn của KSTSR trong cơ thể muỗi Anopheles. Năm 1891 Romanowsky nhuộm KSTSR bằng xanh methylen, eosin. Năm 1892 Mac Callum cắt nghĩa được 3 giai đoạn ký sinh trùng ở người, năm 1922 Stephens xác minh và mô tả Plasmodium ovale [1], [25]. KSTSR là những đơn bào cần có hai vật chủ là muỗi và người để hoàn thành chu kỳ sống, hiện nay chỉ mới phát hiện 4 loài KSTSR ký sinh trên người: P. malariae (Laveran, 1880), P. vivax (Grassi và Feletti, 1890) P. falciparum (Welch, 1897) và P. ovale (Stephens, 1922). 1.2. CHU KỲ SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KSTSR : Chu kỳ sinh sản và phát triển của các loại KSTSR đòi hỏi phải qua 2 vật chủ là người và muỗi. Người là vật chủ phụ, muỗi Anopheles là vật chủ chính đồng thời là vật chủ trung gian truyền bệnh. 1.2.1. Giai đoạn chu kỳ sinh sản vô giới ở cơ thể người: Diễn ra 2 thời kỳ kế tiếp nhau. - Thời kỳ phân chia trong tế bào gan ( Thời kỳ tiền hồng cầu ) KSTSR khi ở tuyến nước bọt của muỗi có dạng hình thoi gọi là thoi trùng hay thoa trùng. Khi muỗi đốt người thoa trùng vào máu ngoại biên của người. Sau 30 phút toàn bộ thoa trùng chui vào gan để phát triển trong tế bào gan. Trong tế bào gan thoa trùng cuộn tron lại rồi phát triển dần thành thể phân liệt. Thể phân liệt vỡ giải phóng ra các mảnh trùng. Từ một thoa trùng tạo ra một lượng lớn các mảnh trùng (P.falciparum có khoảng 40.000 mảnh trùng, P.vivax và P.ovale: 10.000-15.000 mảnh trùng, Pmalariae: 2000 mảnh trùng). Những mảnh trùng này sẽ vào máu ký sinh trong hồng cầu. + P.falciparum và P.malariae, toàn bộ các mảnh trùng vào máu cùng một lúc, chấm dứt giai đoạn tế bào gan. + Đối với P.vivax và P.ovale, do chúng có những chủng thoa trùng khác nhau về cấu trúc gen, ngoài sự phát triển tức thì của các thoa trùng để trở thành thể phân liệt còn có sự phát triển muộn hơn của một số thoa trùng khác. Những thoa trùng này tạo thành các thể ngủ (Hypnozoites) ở trong tế bào gan. Các thể ngủ này phát triển từng đợt thành phân liệt, vỡ ra và gải phóng những mảnh trùng vào máu gây những cơn sốt rét tái phát xa. - Thời kỳ phân chia ở hồng cầu (Thời kỳ hồng cầu) Các mảnh trùng từ gan xâm nhập vào hồng cầu, lúc đầu là thể tư dưỡng rồi phát triển thành thể phân liệt. Thể phân liệt phát triển đầy đủ (Phân liệt già) sẽ phá vỡ hồng cầu giải phóng ra những mảnh trùng (merozoites). Lúc này tương ứng với cơn sốt xảy ra trên lâm sàng. Hầu hết những mảnh trùng mang gen vô giới quay trở lại ký sinh trong những hồng cầu mới, tiếp tục phá vỡ HC gây những cơn sốt tiếp theo. Một số ít mảnh trùng mang gen hữu giới biệt hoá thành những giao bào đực và cái, mỗi giao bào nằm trong một HC. Những giao bào này nếu không được muỗi hút sẽ tự tiêu huỷ trong thời gian 45- 60 ngày, nếu được muỗi hút vào dạ dày muỗi sẽ tiếp tục phát triển trong cơ thể muỗi. 1.2.2. Giai đoạn chu kỳ sinh sản hữu giới ở muỗi. Muỗi hút máu người có giao bào tới dạ dày muỗi, giao bào cái thu gọn nhân và nguyên sinh chất thành giao tử cái trưởng thành. Giao bào đực kéo dài nguyên sinh chất thành 4-8 roi, mỗi roi dính một ít nhân thành các giao tử đực trưởng thành. Giao tử đực hoà hợp với giao tử cái tạo thành trứng thụ tinh (Zygote). Sau đó phát triển thành trứng di động (Ookynete) chui qua thành dạ dày muỗi tao thành trứng nang (Oocyste). Khi trứng nang phát triển thành trứng nang già bên trong có khoảng 10.000 thoa trùng. Trứng nang già vỡ, các thoa trùng mới tập trung về tuyến nước bọt của muỗi. Khi muỗi đốt người thoa trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể người để gây bệnh. 1.2.3. Sự khác nhau về chu kỳ của các loại Plasmodium 1.2.3.1. Giai đoạn ở gan: Giai đoạn phát triển ở gan của P.vivax và P.ovale giống nhau: Bên cạnh sự phát triển tức thì của các thoa trùng để thành thể phân liệt, còn có sự phát triển muộn hơn của một số thoa trùng khác đó là những thể ngủ (Hypnozoites). Vì vậy, bệnh nhân mắc 2 loại này gây ra sốt rét tái phát xa và bệnh có thể kéo dài dai dẳng. Riêng đối với P.falciparum do không có thể ngủ ở gan, nên bệnh do loại này không có sốt rét tái phát xa. 1.2.3.2. Giai đoạn ở hồng cầu: Thời gian để hoàn thành chu kỳ vô tính ở hồng cầu của Plasmodium, P.vivax và P.ovale là 48 giờ. Do vậy, nhịp độ cơn sốt của 3 loại KSTSR này là sốt cách nhật. Còn P.malariae cần 72 giờ để hoàn thành chu kỳ vô tính ở HC nên gây sốt cách 2 ngày một cơn. 1.2.3.3. Giai đoạn ở muỗi truyền bệnh. Để thực hiện được chu kỳ hữu giới ở muỗi, KSTSR cần phải có nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ tốt nhất để thoa trùng phát triển trong cơ thể muỗi là 28 – 30oc. Nhiệt độ tối thiểu cần thiết cho sự phát triển của từng loại Plasmodium là: - P.falciparum: 160c - P.vivax và P.ovale: 14,50c - P.malariae: 16,50c Tổng số nhiệt độ dư tích luỹ cần thiết của P.falciparum: 1110c, P.vivax và P.ovale: 1050c và P.malariae: 1440c Theo công thức Bodenheimer thì thời gian hoàn thành chu kỳ hữu giới ở muỗi là S sẽ thay đổi theo nhiệt độ môi trường và loại Plasmodium. - P.falciparum: Sf = 111/ t - 16 (ngày) - P.vivax và P.ovale: Sv,o = 105/ t- 14,5 (ngày) - P.malariae: Sm = 144/ t - 16,5 (ngày) t là nhiệt độ trung bình của những ngày theo dõi Khi nhiệt độ càng cao, thời gian hoàn thành chu kỳ hữu giới càng ngắn và khi nhiệt độ dưới mức tối thiểu, KSTSR không phát triển được trong cơ thể muỗi. 1.3. QUÁ TRÌNH LÂY TRUYỀN BỆNH SỐT RÉT Quá trình lây truyền SR liên quan đến mầm bệnh SR ( Gametocyte), nguồn bệnh SR (người chứa mầm bệnh), vật chủ trung gian truyền bệnh SR, người cản thụ. 1.3.1. Mầm bệnh Hiện nay, hầu hết các tác giả thống nhất có 3 loài KSTSR ký sinh ở người đó là: P. vivax, P. falciparum, P. ovale, còn P. malariae có thể ký sinh ở nhiều loài khỉ Châu Mỹ. 1.3.2. Nguồn bệnh SR - Bệnh nhân SR: Bệnh nhân SR có thể biểu hiện dưới các thể sau đây: Sốt rét thường, sốt rét nặng, sốt rét ác tính. - Người mang ký sinh trùng lạnh: Là người mang KSTSR (thể vô tính, hữu tính) nhưng biểu hiện triệu chứng SR. 1.3.3. Trung gian truyền bệnh Anopheles thuộc họ Culicidae, phân họ Anophelinae. Trên thế giới có khoảng 420 loài Anopheles, 70 loài là vector truyền bệnh SR. Trong số 60 loài Anopheles ở Việt Nam, có 15 loài đã được xác định là vector sốt rét chính , vector phụ và vector nghi ngờ. Các vector chính: An. minimus, An. dirus, An. sundaicus (An. epiroticus); các vector phụ: An. subpictus, An. jeyporiensis, An. maculatus, An. aconitus, An. sinensis, An. vagus, An. indefinitus.
Luận văn liên quan