Đề tài Một số giải pháp nhằm góp phần mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Bình – Đồng Tháp

Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Thanh Bình - Đồng Tháp ra đời cùng với quá trình xây dựng và trưởng thành của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, ngân hàng luôn gắn bó chặc chẽ với sự chuyển đổi cơ cấu chung của Ngân Hàng. Trước năm 1988, Ngân Hàng Huyện Thanh Bình–Đồng Tháp hoạt động còn mang tính bao cấp và từ năm 1990 NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Thanh Bình-Đồng Tháp được công nhận là doanh nghiệp nhà nước dạng đặc biệt nhận khoán tự chủ về hoạt động tài chính trong kinh doanh. Năm 1991 Ngân Hàng đã chuyển hẳn sang Ngân Hàng thương mại hoạt động theo pháp luật và qui định của nhà nước đối với Ngân Hàng thương mại, trong thời gian đầu hoạt động Ngân Hàng gặp không ít khó khăn nhưng Ngân Hàng đã đưa ra đường lối hoạt động đúng đắn, cùng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên tập thể. Bên cạnh đó còn thực hiện đúng các đường lối của Huyện ủy, UBND huyện Thanh Bình đã khắc phục được khó khăn, tồn tại và phát triển ngày càng một tốt hơn.

doc13 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2182 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm góp phần mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Bình – Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH.. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT HUYỆN THANH BÌNH: 1.1. Tổng quan về NHNo&PTNT Huyện Thanh Bình 1.1.1Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Thanh Bình: Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Thanh Bình - Đồng Tháp ra đời cùng với quá trình xây dựng và trưởng thành của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, ngân hàng luôn gắn bó chặc chẽ với sự chuyển đổi cơ cấu chung của Ngân Hàng. Trước năm 1988, Ngân Hàng Huyện Thanh Bình–Đồng Tháp hoạt động còn mang tính bao cấp và từ năm 1990 NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Thanh Bình-Đồng Tháp được công nhận là doanh nghiệp nhà nước dạng đặc biệt nhận khoán tự chủ về hoạt động tài chính trong kinh doanh. Năm 1991 Ngân Hàng đã chuyển hẳn sang Ngân Hàng thương mại hoạt động theo pháp luật và qui định của nhà nước đối với Ngân Hàng thương mại, trong thời gian đầu hoạt động Ngân Hàng gặp không ít khó khăn nhưng Ngân Hàng đã đưa ra đường lối hoạt động đúng đắn, cùng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên tập thể. Bên cạnh đó còn thực hiện đúng các đường lối của Huyện ủy, UBND huyện Thanh Bình đã khắc phục được khó khăn, tồn tại và phát triển ngày càng một tốt hơn. 1.1.2.Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội huyện Thanh Bình có ảnh hưởng đến hoạt động của NHNo&PTNT Thanh Bình Vị trí địa lý : Thanh Bình là một huyện vùng sâu, thuộc vùng trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Đồng Tháp, phía tây bắc giáp Hồng ngự, phía tây và tây nam giáp An Giang, phía đông và đông bắc giáp Tam Nông, phía đông nam giáp Cao Lãnh. Tổng diện tích tự nhiên là 341,62 Km2, tổng số: 35.899 hộ, dân số 162.870 người, trong đó dân số ở nông thôn chiếm 148.815 người, thành thị chiếm 14.055 người, mật độ GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH.. dân số trung bình là 476 người/Km2, có 55 ấp. Huyện Thanh Bình được chia làm 13 đơn vị hành chính bao gồm: 01 thị trấn và 12 xã, trung tâm hành chính đặt tại thị trấn Thanh Bình (số liệu năm 2006). Địa hình: Thanh Bình là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, diện tích mặt nước khá lớn, đất đai phì nhiêu màu mỡ, Thanh Bình được phân định gồm 3 vùng: vùng cù lao, vùng ven và vùng sâu. Do vậy, việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các loại cây, con phục vụ cho công nghiệp chế biến rất thích hợp.Đặc biệt vùng bài bồi ven sông được tận dụng để nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Khí hậu, thủy sản Huyện Thanh Bình cũng như các địa phương khác của tỉnh Đồng tháp, có khí hậu mang đặc tính nhiệt đới gió mùa quanh năm, với 2 mùa mưa và nắng rõ rệt, mùa mưa thường từ tháng 5-11 và mùa khô từ tháng 12-4 của năm sau. Do có đặc điểm khí hậu thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển toàn diện về cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Chế độ thủy văn theo hai mùa: mùa lũ và mùa khô với 2 đỉnh thủy triều trong ngày. Mùa lũ thường từ tháng 7-11 và mùa kiệt từ tháng 12-6 năm sau. Đặc biệt với lợi thế diện tích mặt nước rộng lớn như bải bồi ven sông và diện tích mặt nước rông lớn vào mùa lũ là lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế như: Vùng nuôi cá tra, cá ba sa, xen canh nuôi tôm càng xanh, cá rô ( Với đặc điểm về vị trí địa lí, địa hình, khí hậu nêu trên đã phần nào cho thấy huyện đã và đang có những yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển về mặt kinh tế nói chung và hoạt động của ngân hàng trong địa bàn huyện nói riêng . Ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu sản xuất củng như phát triển kinh tế cho người dân nơi đây đó củng chính là yếu tố thúc đẩy họ tìm đến ngân hàng để tìm vốn vay đầu tư cho. việc phát triển sản xuất , tạo thêm sự gắn kết giữa ngân hàng và người đi vay GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH.. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận của chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Bình 1.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Thanh Bình Tỉnh Đồng Tháp là chi nhánh cấp 3 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam hiện nay có cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Huyện Thanh Bình. Nguồn: phòng tổ chức hành chánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Thanh Bình-ĐT. 1.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ: a. Ban Giám Đốc: - Giám Đốc: Giám Đốc thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn theo đúng qui định của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.Phụ trách chung tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng và chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ, các GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH.. phòng ban và công tác chính trị tư tưởng trong toàn đơn vị. Đồng thời Giám Đốc là người chịu trách nhiệm cá nhân về pháp lý trước Tổng Giám Đốc, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị NHNo&PTNT Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Huyện Thanh Bình Tỉnh Đồng Tháp. -Phó Giám Đốc phụ trách quản lý toàn bộ hoạt động của ngân hàng, và được phân quyền khi Giám Đốc đi vắng đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám Đốc. b. Phòng tổ chức hành chánh nhân sự. - Xây dựng các quy chế, nội quy làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn chi nhánh trực thuộc trên địa bàn huyện Thanh Bình. ( Sắp xếp, đề bạc các nhân viên trong đơn vị cụ thể như sau: ( Xây dựng công tác hàng quí, hàng tháng của chi nhánh Ngân Hàng và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc thực hiện các trương trình đã được Giám Đốc phê duyệt. Đồng thời tư vấn về pháp lý trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể và tham gia ký kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, hành chánh liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh và Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự phòng cháy, nổ tại cơ quan. ( Lưu trữ văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của ngân hàng nông nghiệp, thực hiện giao tiếp khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần thăm hỏi ốm đau của đội ngũ cán bộ nhân viên, thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của ban lảnh đạo chi nhánh Ngân Hàng và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công. c. Kiểm soát nội bộ. ( kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân Hàng về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng, và dịch vụ Ngân Hàng. ( Kiểm tra giám sát việc thực hiện các quá trình kinh doanh theo quy định của pháp luật và NHNo&PTNT Việt Nam. ( Kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, việc GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH.. tuân thủ nguyên tắc, chế độ và chính sách kế toán theo quy định của ngân hàng nhà nước. ( Giải quyết đơn từ, khởi tố liên quan đến hoạt động của chi nhánh trong phạm vi phân ủy quyền của giám đốc Ngân Hàng huyện Thanh Bình. d. Phòng khách hàng kinh doanh. Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 14 nhân viên. Trưởng phòng có nhiệm vụ kiểm tra xét duyệt hồ sơ cho vay, điều hành nhân viên làm những việc mà mình phân công và thực hiện các chỉ đạo của Giám đốc đưa xuống. Phó phòng cũng có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ cho vay và đồng thời được giao nhiệm vụ khi trưởng phòng đi vắng và cũng được quyền điều hành nhân viên do mình phân công đồng thời cũng thực hiện các chỉ đạo của giám đốc đề ra. e. Phòng kế toán – ngân quỹ. ( Thực hiện hạch toán kế toán thanh toán theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Tổng hợp thống kê, lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. ( Làm dịch vụ thu, chi tiền mặt, quản lý ngân quỹ và các loại giấy tờ có giá, giấy tờ thế chấp, các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán tiền gửi cho khách hàng và nhận tiền từ khách hàng. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỷ tiền lương đối với cán bộ, nhân viên trong Ngân Hàng. Thực hiện nộp các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Thực hiện việc giải ngân đối với khách hàng đi vay. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán quyết toán các báo cáo theo quy định tại ngân hàng 1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thanh Bình 1.2.1 .Công tác huy động vốn Công tác huy động vốn luôn là một nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì Ngân hàng cần GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH.. phải mở rộng hoạt động huy động vốn. Bởi vì hoạt động chính của Ngân hàng là "đi vay để cho vay" do đó công tác huy động vốn của mỗi Ngân hàng là hoạt động cơ bản để đánh giá hiệu quả của các chính sách huy động vốn, cơ cấu huy động vốn của mỗi Ngân hàng, bất kỳ Ngân hàng nào cũng rất chú trọng đến hoạt này.Nhận thức được điều đó nên ngay từ khi mới tái lập lại, NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thanh Bình đã có nhiều cố gắng trong việc khơi nguồn vốn huy động Đây là một trong những công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Một mặt, Ngân hàng thu hút được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư tạo thu nhập cho họ, mặt khác lại ổn định mở rộng quy mô tín dụng với các thành phần kinh tế nói chung và hộ nông dân nói riêng. Ngân hàng đã đa dạng hoá nhiều hình thức huy động của mình như nhận tiền gửi với nhiều thời hạn khác nhau giúp khách hành dễ lựa chọn và tính đến hiệu quả trong việc gửi tiền của mình. Ngoài ra, Ngân hàng còn phát hành kỳ phiếu để thu hút lượng tiền nhàn dỗi trong dân cư, các loại tiền gửi thanh toán của khách hàng, đồng thời Ngân hàng cũng linh hoạt trong việc áp dụng khung lãi suất phù hợp. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn nhận nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức kinh tế và làm "đại lý" cho Ngân hàng người nghèo để hưởng hoa hồng Theo bảng tổng kết nguồn vốn ta nhận thấy nguồn vốn đã có những biến động rõ rệt qua 3 năm. Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động là 111.30 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 16.48 triệu đồng với mức tăng 17.38% . Năm 2009 nguồn vốn huy động là 110 triệu đồng, giảm so với năm 2008 là 1.3 triệu đồng ( giảm 1.17%). Đến năm 2010 tổng nguồn vốn tăng khá nhanh đạt 123.68 triệu đồng so với năm 2009 tăng 13.68 triệu đồng , tỷ lệ tăng 12.44% và tăng 12.38 triệu đồng so với năm 2008. Biểu đồ sau đây sẽ thể hiện rõ hơn thực trạng này: GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH.. Biêu 1.1: Quy mô tăng trưởng nguồn vốn huy động 2008, 2009, 2010 Đơn vị: Triệu đồng  Nguồn: Báo cáo kết quả Kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 Lý do để NHNo& PTNT có thể đạt kết quả như trên là do mạng lưới giao dịch của ngân hàng NNo&PTNT Thanh Bình không ngừng mở rộng, chất lượng dịch vụ ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.. không chỉ phục vụ ở các khu dân cư thành thị mà đã hướng đến các đối tượng khách hàng ở nông thôn. Cùng với đó, các ngân hàng từng bước trang bị máy móc công nghệ cao, chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới có nhiều tiện ích... Với những đổi mới đó, đặc biệt là từ khi có dịch vụ thẻ ATM, lượng GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH.. khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng đông hơn, giao dịch tại các ngân hàng trở nên sôi động hơn. Trong vòng 5 năm trở lại đây, người dân huyện Thanh Bình đã quen thuộc với các dịch vụ ngân hàng, từ dịch vụ truyền thống cho vay, gửi tiền tiết kiệm đến các giao dịch hiện đại chuyển khoản, thanh toán… Từ các dịch vụ, ngân hàng đã thu hút một lượng khách hàng lớn, tăng cường nguồn huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư.    Giao dịch tín dụng ở một chi nhánh ngân hàng   Từ nguồn vốn huy động , ngân hàng đã đảm bảo đầu tư tín dụng, thanh toán, chi trả cho khách hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh, khó khăn hiện nay, ngân hàng đang nỗ lực thực hiện các giải pháp về đổi mới và chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ… hướng tới các nhu cầu của khách hàng. Đó cũng là điều kiện bắt buộc để tăng trưởng số dư huy động, đảm bảo các hoạt động thanh toán và. GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH.. đầu tư, tiếp tục thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển 1.2.2. Công tác sử dụng vốn Là một chi nhánh của NHNo & PTNT Đồng Tháp, hoạt động chủ yếu của NHNo Thanh Bình dựa trên đi vay và cho vay phần lớn là nông dân, hoạt động cho vay với mục đích phát kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.Nên công tác sử dụng vốn đã huy động được một cách có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất lại là điều vô cùng khó khăn đối với những người làm Ngân hàng cũng như đối với các công ty tài chính, tổ chức tài chính tín dụng… Trong năm 2010 hoạt động tín dụng của Ngân hàng có nhiều khởi sắc. Tổng dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2008 là 330.684 triệu đồng, cuối năm 2009 là 383.611 triệu đồng và năm 2010 là 398.452 triệu đồng .Biểu đồ sau đây sẽ thể hiện cụ thể sự tăng trưởng của nó. Biểu 1.2: Quy mô tăng trưởng dư nợ cho vay tại NHNo huyện Thanh Bình:  Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH.. Qua biểu 1.2 ta thấy hoạt động tín dụng đã có những chuyển biến tích cực. Trong đó năm 2010, dư nợ tín dụng ngắn hạn là 229.11 triệu đồng, chiếm 57,5% tổng dư nợ, tăng 14.456 triệu đồng so với năm 2009 và tăng 20.781 triệu đồng so với năm 2008. Trong khi đó, dư nợ trung và dài hạn năm 2010 là 169.34 triệu đồng, chiếm 42.5% tổng dư nợ tín dụng, so với năm 2009 tăng với số tiền là 2.300 triệu đồng và tăng 16.700 triệu đồng so với năm 2008 Hộ nông dân là khách hàng chủ yếu của Ngân hàng. Tính đến cuối năm 2008, dư nợ thuộc hộ nông dân là 195.10 triệu đồng, chiếm 59,0 % dư nợ theo thành phần kinh tế. Đến cuối năm 2009, dư nợ tại thành phần này đã tăng lên 296.6 triệu đồng, tăng 30,7 % so với năm 2008. Năm 2010 dư nợ tại hộ nông dân có giảm nhưng không đáng kể ( 200.42 triệu đồng), vẫn chiếm 50,3 % dư nợ theo thành phần kinh tế. Có thể nói trong ba năm qua hoạt động kinh doanh tín dụng của NHNo - PTNT Thanh Bình đã đạt được nhiều kết quả khả quan, Ngân hàng luôn bám sát mục tiêu, yêu cầu thực tại, mở rộng đầu tư với mọi thành phần kinh tế, sử dụng tối đa nguồn vốn vào tái đầu tư nhằm thu lợi nhuận nên tổng dư nợ của Ngân hàng ngày càng tăng cao. 1.3 Thuận lợi, khó khăn, phương thức phát triển *Thuân lợi: Về mặt kỹ thuật, đến nay NHNo&PTNT Thanh Bình đã được trang bị hệ thống mạng máy vi tính nối mạng với NHNo&PTNT Đồng Tháp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và công tác thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng. Nhiều ứng dụng công nghệ tin học đã được áp dụng trong các nghiệp vụ ngân hàng, thanh toán bù trừ, thanh toán nội bộ giữa các ngân hàng, thông tin báo cáo phục vụ cho công tác quản lý và các nghiệp vụ khác. công nghệ tin học cũng đã được áp dụng rộng rãi trong chuyển tiền điện tử, thông tin phòng GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH.. ngừa rủi ro, thanh toán giám sát từ xa…vì thế tốc độ chu chuyển rất nhanh giảm thời gian đọng vốn trong thanh toán, rút ngắn đáng kể thời gian chờ đợi của khách hàng, đảm bảo bí mật, an toàn và chính xác. Hệ thống ngân hàng cấp trên cũng đã xây dựng mới và sửa đổi các văn bản quy tắc nghiệp vụ phù hợp với điều kiện ứng dụng kỹ thuật mới, phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng vẫn đảm bảo được tính chặt chẽ và thông thoáng. Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con người quyết định mọi hoạt động của ngân hàng, NHNo&PTNT Thanh Bình đã đặc biệt coi trọng việc tạo nguồn nhân lực để đảm bảo vận hành có hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay và đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. Trên cơ sở tổ chức biên chế sẵn có NHNo&PTNT Thanh Bình đã đào tạo lại và phân công công tác hợp lý nên đã đáp ứng được các nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống thanh toán trong nội bộ ngân hàng hiện nay tương đối phát triển so với trước đây. Thanh toán qua hệ thống máy vi tính khá hoàn chỉnh và thực hiện quyết toán ngay trong ngày đối với các khoản chuyển tiền trong nội bộ hệ thống. Ngân hàng NHNo&PTNT Thanh Bình hoạt động trên địa bàn huyện Thanh Bình và rộng hơn là trên phạm vi tỉnh Đồng Tháp. Mặc dù đây là khu vực có trình độ dân trí chưa cao nên người dân khó tiếp thu những tiến bộ mới nhất của xã hội, mà một trong những tiến bộ đó là sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.Nhưng chắc rằng trong thời gian tới đây việc phát triển se dễ dàng nếu ta tạo nó thành thói quen cho khách hàng. Đồng thời, người dân ở đây có mức thu nhập trung bình nên việc đến với thanh toán không dùng tiền mặt củng có đôi chút khó khăn Hoạt động thương mại phát triển tạo môi trường thuận lợi cho công tác GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH.. thanh toán không dùng tiền mặt phát triển.Huyện Thanh Bình là nơi diễn ra các hoạt động cho vay củng như thu hồi nợ nên lưu lượng thanh toán là rất lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng NHNo&PTNT Thanh Bình phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Khó khăn: - Chi nhánh không được trực tiếp thanh toán bù trừ với các ngân hàng khác mà phải thông qua NHNo&PTNT Đồng Tháp mà nguyên nhân là do NHNo&PTNT Thanh Bình là một đơn vị hạch toán phụ thuộc NHNo&PTNT Đồng Tháp và điều kiện về quản lý và kỹ thuật chưa cho phép. - Chưa nối mạng giữa Ngân hàng với các khách hàng lớn và truyền thống mà nguyên nhân chủ yếu là chưa có điều kiện thuận lợi cả về vốn lẫn cộng nghệ. Khách hàng có tài khoản tại ngân hàng khi muốn biết những thông tin về tài khoản của mình thì phải gọi điện thoại tới ngân hàng để nhờ các nhân viên ngân hàng cung cấp các thông tin này chứ chưa thể theo dõi trực tiếp thông qua hệ thống mạng vi tính. Đây là một hạn chế mà ngân hàng NHNo&PTNT Thanh Bình cần kiến nghị với ngân hàng NHNo&PTNT Đồng Tháp và NHNo&PTNT Việt Nam để khắc phục trong thời gian sớm nhất bởi vì trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng hiện nay, một số ngân hàng như VIETCOMBANK đã đi trước trong vấn đề này. - Chưa nối mạng trực tiếp giữa các hệ thống ngân hàng với nhau. Đây còn là hạn chế chung của tất cả các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. - Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện tại ở Việt Nam còn nhiều bất cập, trong quá trình thực hiện còn cần nhiều chứng từ và thủ tục không cần thiết gây chậm trễ cho quá trình thanh toán. - Các văn bản pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn thiếu và chưa phù hợp nên chưa tạo môi trường và hành lang vững chắc cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt - Công nghệ thanh toán của Ngân hàng chưa hiện đại so với một vài ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn. GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH.. - Vì là một đơn vị hạch toán phụ thuộc NNNo&PTNT Đồng Tháp nên NHNo&PTNT Thanh Bình chưa chủ động trong việc thực hiện các giải pháp để mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của mình. GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCH431416NG 1.doc
  • doc2727873 c432417ng chi ti7871t 2737875 tamp224i th7921c t7853p ngamp785.doc
  • docCH431416NG 2.doc
  • docCH431416NG 3.doc
Luận văn liên quan