Đề tài Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường Trung học phổ thông Phú Lộc giai đoạn 2005 - 2010

Có thể nói, ngày nay phát triển giáo dục được thừa nhận như một tiền đề quan trọng của sự phát triển tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế - an ninh - quốc phòng, xuất phát từ luận điểm: "Con người được giáo dục tốt và biết tự giáo dục là động lực và mục tiêu của sự phát triển bền vững của đất nước". Giáo dục là một bộ phận hữu cơ, quan trọng nhất trong chiến lược, qui hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, trong đó mục tiêu giáo dục phải được xem là một trong những mục tiêu hàng đầu của sự phát triển "Giáo dục và đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai" (Nghị quyết TW 4 - khoá 7). Để phát triển xã hội điều quan trọng hàng đầu là sự phát triển con người, Đảng ta khẳng định: con người mục tiêu, là động lực của sự phát triển. Giáo dục- đào tạo có chức năng phát triển xã hội chủ yếu thông qua phát triển con người mà con người là giá trị cao nhất, giá trị sáng tạo mọi giá trị. Bởi lẽ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho một cơ sở hạ tầng xã hội, đó là dạng đầu tư có lãi nhất để chuẩn bị cho xã hội một nền dân trí cao, một đội ngũ nhân lực giỏi, một bộ phận nhân tài có đủ khả năng phát triển đất nước với tốc độ nhanh. Trong khi đó thực tế nhìn nhận được là tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam không thua kém các nước, con người Việt Nam thông minh, sáng tạo, dễ đào tạo, có năng lực tiếp thu nhanh trí thức mới, công nghệ mới. Song nguồn lực nước ta vẫn còn bất cập trước yêu cầu phát triển kinh tế tri thức. Phát triển kinh tế tri thức là vận hội lớn cho sự phát triển của nước ta, là thời cơ hội nhập vào thời đại. Để làm được điều đó phải thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, khâu trọng tâm nhất vẫn là xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo theo Chỉ thị số40/CT-TW của Ban Bí thư. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, là lực lượng nòng cốt biến mục tiêu giáo dục - đào tạo thành hiện thực. "Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng qui mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục". Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thể hiện vai trò lớn đó, nền giáo dục nước nhà đã không ngừng phát huy, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả.

doc18 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2525 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường Trung học phổ thông Phú Lộc giai đoạn 2005 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường THPT Phú Lộc giai đoạn 2005 - 2010 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. Có thể nói, ngày nay phát triển giáo dục được thừa nhận như một tiền đề quan trọng của sự phát triển tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế - an ninh - quốc phòng,… xuất phát từ luận điểm: "Con người được giáo dục tốt và biết tự giáo dục là động lực và mục tiêu của sự phát triển bền vững của đất nước". Giáo dục là một bộ phận hữu cơ, quan trọng nhất trong chiến lược, qui hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, trong đó mục tiêu giáo dục phải được xem là một trong những mục tiêu hàng đầu của sự phát triển "Giáo dục và đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai" (Nghị quyết TW 4 - khoá 7). Để phát triển xã hội điều quan trọng hàng đầu là sự phát triển con người, Đảng ta khẳng định: con người mục tiêu, là động lực của sự phát triển. Giáo dục- đào tạo có chức năng phát triển xã hội chủ yếu thông qua phát triển con người mà con người là giá trị cao nhất, giá trị sáng tạo mọi giá trị. Bởi lẽ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho một cơ sở hạ tầng xã hội, đó là dạng đầu tư có lãi nhất để chuẩn bị cho xã hội một nền dân trí cao, một đội ngũ nhân lực giỏi, một bộ phận nhân tài có đủ khả năng phát triển đất nước với tốc độ nhanh. Trong khi đó thực tế nhìn nhận được là tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam không thua kém các nước, con người Việt Nam thông minh, sáng tạo, dễ đào tạo, có năng lực tiếp thu nhanh trí thức mới, công nghệ mới. Song nguồn lực nước ta vẫn còn bất cập trước yêu cầu phát triển kinh tế tri thức. Phát triển kinh tế tri thức là vận hội lớn cho sự phát triển của nước ta, là thời cơ hội nhập vào thời đại. Để làm được điều đó phải thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, khâu trọng tâm nhất vẫn là xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo theo Chỉ thị số40/CT-TW của Ban Bí thư. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, là lực lượng nòng cốt biến mục tiêu giáo dục - đào tạo thành hiện thực. "Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng qui mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục". Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thể hiện vai trò lớn đó, nền giáo dục nước nhà đã không ngừng phát huy, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả. Trong các năm học gần đây, thực hiện quyết định của Chính phủ về chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, ngành giáo dục - đào tạo đã tích cực tiến hành triển khai thực hiện 07 nhóm giải pháp lớn bao gồm: Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình; Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp; Đổi mới quản lý giáo dục; Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, phát triển mạng lưới trường lớp ở các cơ sở; Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất. Đẩy mạnh xã hội hoá và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục. Trong những nhóm giải pháp đó thì nhóm giải pháp đổi mới phương pháp, phát triển đội ngũ nhà giáo và đổi mới quản lý giáo dục là khâu trọng tâm và đột phá nhất. Dù rằng trong thời đại ngày nay, việc xây dựng một xã hội học tập suốt đời đang là mục tiêu của mọi quốc gia với nhiều hình thức tổ chức học tập đa dạng, thích ứng, song hình thức cơ bản nhất và không thể thiếu, đặc biệt đối với đối tượng học nằm ở độ tuổi thanh thiếu niên thì hiệu quả nhất vẫn là hình thức học tập ở trường, ở lớp với sự dẫn dắt của thầy cô giáo. Người cán bộ giáo dục nói chung, người giáo viên nói riêng dù là ở trong hay ngoài Đảng đều là những người của Đảng trong việc nhận thức các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng đến thế hệ trẻ, cung cấp và hướng dẫn học sinh nắm bắt nguồn kiến thức, các kỹ năng cơ bản, hiện đại giúp cho các em tư duy và phát triển nhân cách toàn diện. Ngươi thầy giáo không chỉ dạy cho học sinh bằng những câu chữ, những hành vi ứng xử mà còn bằng cả tâm hồn và đạo lý làm người để các em trở thành những công dân, là nguồn lực cơ bản nhất nhằm thúc đẩy sư phát triển đất nước nhanh và bền vững. Quán triệt tinh thần và quan điểm trên, với trách nhiệm là một giáo viên đang làm công tác quản lý ở một đơn vị trường học, song song với việc triển khai thực hiện đồng bộ những chủ trương của Bộ giáo dục - đào tạo về đổi mới giáo dục cấp trung học phổ thông, bao gồm đổi mới về chương trình, nội dung sách giáo khoa, đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá thi cử v.v... thì việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đang là vấn đề cấp thiết mà nhà trường cần có đề án, chương trình cụ thể để giải quyết được những yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài của đơn vị mình, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục với mục tiêu đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng đề ra trong Chỉ thị số 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là: "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Vì thế căn cứ vào những yêu cầu, nội dung cần phải đặt ra đối với đội ngũ giáo viên hiện nay, bản thân tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường THPT Phú Lộc giai đoạn 2005 - 2010". Khi nói đến chất lượng đội ngũ giáo viên là nói đến những yêu cầu, nội dung cần phải có ở người thầy, phải được thể hiện ở người thầy để giúp người thầy giáo chủ động làm tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục. Chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo, là sự đáp ứng mục tiêu đã được đề ra trong chỉ thị số 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Vì thế chất lượng đội ngũ không đơn thuần chỉ nói đến chuẩn được đào tạo là đủ. Thực tế nhiều giáo viên được đào tạo đúng chuẩn có khi vượt chuẩn (được đào tạo và bồi dưỡng đầy đủ kiến thức từ các trường Sư phạm) song khả năng, hiệu quả giảng dạy chưa tương xứng, vì ngoài chuẩn kiến thức và nghiệp vụ cơ bản, người giáo viên cần phải có một hệ thống phẩm chất và năng lực khác nữa mà cốt lõi là quan điểm chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm, trình độ hiểu biết và năng lực tổ chức vận dụng, thực hiện. Những phẩm chất năng lực này chỉ được hình thành thông qua quá trình nhận thức, học tập và rèn luyện. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, những tri thức của nền văn minh hiện đại là vô cùng, không thể thiếu đối với môi con người nhất là đối với người giáo viên giảng dạy ở cấp trung học phổ thông. Cấp học vừa trực tiếp đào tạo nguồn cho bậc cao đẳng, đại học, vừa tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước. Xu thế hội nhập và nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi người giáo viên phải có vốn ngoại ngữ để giao tiếp, học tập. Có kiến thức tin học để truy cập và xử lý thông tin, ứng dụng được công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giờ lên lớp, ngay cả trong nhận thức về chính trị xã hội cũng phải thay đổi cho phù hợp với xu thế phát triển mới. Điều đó đòi hỏi người quản lý giáo dục, nhất là người lãnh đạo trường học phải có những giải pháp để giúp đỡ và động viên đội ngũ giáo viên không ngừng học tập, rèn luyện nhằm thích ứng và đáp ứng với nhu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. 2. Mục đích nghiên cứu. Cụ thể hoá một số giải pháp cần phải được thực hiện nhằm xây dựng và phát huy tốt đội ngũ giáo viên của trường mình (Trường THPT Phú Lộc) trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của người Hiệu trưởng, được quy định ở điều lệ nhà trường phổ thông để tổ chức, quản lý, thực hiện có hiệu quả việc đổi mới giáo dục đang đặt ra hiện nay ở nhà trường trong giai đoạn 2005-2010 cụ thể là: + Xây dựng đội ngũ giáo viên nhà trường đạt được chuẩn đào tạo của ngạch giáo viên Trung học phổ thông, có kế hoạch để có giáo viên vượt chuẩn hàng năm ngay từ năm học 2006-2007 và từng bước tạo sự ổn định để phát triển đến năm 2010. + Đảm bảo cho đội ngũ có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới giáo dục đang đặt ra hiện nay đối với nhà trường. + Chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, nâng cao phẩm chất đạo đức cho đội ngũ. Thể hiện rõ tính Đảng, tính tiến công cách mạng trong nhà trường. Tăng cường công tác phát triển Đảng viên, không để xảy ra các biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội và phạm pháp. Giáo dục để mỗi giáo viên đều có ý thức cầu tiến và toàn tâm toàn ý với nhiệm vụ dạy học. Không mắc bệnh hình thức trong giáo dục. Nâng tỷ lệ Đảng viên trong trường đạt trên 40% vào năm 2010 để xây dựng được Đảng bộ. + Nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và cho đội ngũ. Phấn đấu trong năm học 2006-2007 mọi giáo viên của trường đều biết vi tính và phục vụ tốt vào dạy học từ năm học 2007-2008. + Nâng cao năng lực giảng dạy và giáo dục học sinh, tích cực thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, đảm bảo 100% giáo viên xếp loại khá tốt theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ nội vụ vào năm 2010. + Xây dựng đội ngũ giáo viên đoàn kết, tận tuỵ vơi công việc, gắn bó với trường lớp và cố gắng để có giáo viên ổn định tương đối lâu dài nhằm giảm bớt đi sự biến động hàng năm ở một số bộ môn do giáo viên xin chuyển công tác về gần gia đình. Thực hiện mọi công việc nhà trường có kỷ cương kỷ luật. Quan tâm nhiều hơn những giáo viên có khó khăn, trình độ, khả năng còn hạn chế để tạo sự đồng bộ trong đội ngũ. Cán bộ môn, các mặt hoạt động đều có giáo viên nòng cốt. Xây dựng được đội ngũ kế cận có đầy đủ tiêu chuẩn trước khi bổ nhiệm. + Tham mưu, đề xuất để ngành bổ sung đủ số lượng giáo viên theo quy định, đảm bảo sự cân đối hài hoà khi phân công giảng dạy ở các ban. 3. Đối tượng nghiên cứu. Là đội ngũ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở đơn vị mình tại thời điểm tháng 9/2005 và chỉ đi vào việc đề ra một số giải pháp tổng thể, không đi sâu vào nội dung, phương pháp. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu là điều tra, khảo sát, đánh giá. Phần Nội DUNG Chương 1 Cơ sở lý luận và pháp lý của việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT 1. Cơ sở lý luận. Nhiệm vụ nhà trường phổ thông là đào tạo ra nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại mới, vì thế không được phép tạo ra những "sản phẩm phế phẩm" mà phải là những con người nhân văn, con người công nghệ, có khả năng thích ứng cao phù hợp với những đòi hỏi của giai đoạn phát triển mới của đất nước. Muốn thực hiện được điều đó phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố cấu thành trong đó đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, là lực lượng nòng cốt biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực. Hiệu quả và sản phẩm lao động sư phạm của người giáo viên là chất lượng thực hiện mục tiêu đào tạo. Nó được biểu hiện cụ thể ở nhân cách của người học sinh: trình độ được giáo dục, trình độ lĩnh hội các kiến thức khoa học,… Bởi lẽ một tác động của người thầy đến học sinh nhằm hình thành nhân cách và phát triển toàn diện học sinh. Vì vậy giáo viên THPT càng nhận thấy rõ vị trí, vai trò của mình trong nhà trường, là nhân tố quyết định đến việc tạo ra sản phẩm con người trong hoạt động lao động dạy học. Đội ngũ nhà giáo phải có đủ sức, đủ tài để chấn hưng nền giáo dục nước nhà, là những người có năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao. Đội ngũ giáo viên THPT là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo mọi thành công của chủ trương đổi mới giáo dục, đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu của giáo dục THPT. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên không những chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành giáo dục nói chung và nhu cầu phát triển của giáo dục THPT nói riêng, và mỗi trường THPT muốn phát triển trước hết phải có một đội ngũ giáo viên giỏi, còn là sự đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, giáo viên, đáp ứng nhu cầu của học sinh. Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: "Đối với mình: luôn luôn cầu tiến bộ, không tiến bộ tức là ngừng lại", "Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời… không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, đã biết hết rồi…". Vì lẽ đó càng khẳng định tầm quan trọng của công tác xây dựng và phát triển đội ngũ trong trường THPT là khâu trọng tâm trong chiến lược phát triển giáo dục từ 2005 đến 2010. 2. Cơ sở pháp lý. Xây dựng và phát triển đội ngũ là thực hiện quan điểm về "giáo dục là quốc sách" và thực hiện nghị quyết Trung ương IV, khoá 8: "Khâu then chốt đó thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục và chính trị, đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn". Điều lệ trường phổ thông "Nhà giáo phải có trách nhiệm rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng chất lượng và hiệu quả giảng dạy, giáo dục". Quyết định số 6/2006/QĐ-BNV thực hiện qui định về bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt chuẩn. Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban Bí thư ra ngày 15/06/2004 "phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là mọt trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng". Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THPT, đội ngũ cán bộ quản lý đặc biệt là hiệu trưởng phải quan tâm tới công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Phải đảm bảo kết hợp hài hoà giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài, thực hiện yêu cầu lâu dài là sự đảm bảo vững chắc cho tương lai của từng giáo viên và cả đội ngũ của trường nói riêng, cả ngành học nói chung. Đó cũng chính là vai trò quản lý và ý thức trách nhiệm của người quản lý trong công tác bồi dưỡng. Trên cơ sở đó mỗi cá nhân có kế hoạch bồi dưỡng cho mình, xem đó là mục tiêu phấn đấu, là chương trình hành động, đồng thời là một chỉ tiêu thi đua của các cá nhân. Đó là nhu cầu, mục đích sống của bản thân. Chương 2 thực Trạng Đội Ngũ Giáo VIÊN Của Trường THPT Phú Lộc I. Đặc điểm, tình hình chung Trường THPT Phú Lộc. 1. Tình hình Trường THPT Phú Lộc. Là trường phổ thông công lập được tách ra từ trường cấp 2-3 Phú Lộc vào năm 1999, trường đóng tại trung tâm huyện lỵ Phú Lộc, cách quốc lộ 1A 400m và cách tỉnh lị Thừa Thiên Huế chừng 40km về phía nam. Do xa xôi nên có sự bất cập về chất lượng cũng như số lượng giáo viên, hàng năm mặc dù đã được sự phân bổ của Sở nhưng giáo sinh mới đến nhận nhiệm sở không đủ, nên năm nào trường cũng thiếu. Vào đầu năm học 2005-2006 trường THPT Phú Lộc có 27 lớp với 56 cán bộ giáo viên, trong đó giáo viên có 51, nữ 25. - Về độ tuổi: + Trên 50 : 01 nữ 00 + Từ 45-49 : 03 nữ 02 + Từ 40-44 : 06 nữ 01 + Từ 35-39 : 05 nữ 03 + Từ 30-34 : 10 nữ 04 + Từ 25-29 : 17 nữ 11 + Dưới 25 : 09 nữ 04 - Về trình độ chính trị: + Lí luận trung cấp : 11 (Thông qua việc học từ trường Đại học), không có trên trung cấp, không có đào tạo theo trường lớp, hầu hết là sơ cấp. + Đảng viên 13, đoàn viên TNCS-HCM: 26 - Vê trình độ đào tạo: + Đại học Sư phạm : 46 + Đại học tổng hợp : 03 + Đại học TDTD : 01 + Trung cấp TDTT : 01 - Khả năng tin học: + Đại học Toán Tin : 04 + Tin học văn phòng : 04 + ứng dụng được các phần mềm dạy học, sử dụng PowerPoint, sử dụng được máy tính, mạng Internet : 12 - Khả năng ngoại ngữ: + Đại học anh văn : 05 + Tiếng anh C : 03 + Tiếng anh B : 03 + Tiếng anh A : 05 So với chuẩn hiện còn 04 giáo viên chưa qua đào tạo sư phạm, 01 giáo viên chưa đạt chuẩn. - So với định biên: Trường hiện còn thiếu 06 trong đó chủ yếu là các môn đặc thù như kỹ thuật công nghiệp thiếu 02, thể dục 01, văn 01, toán 01. - Về cuộc sống, hoàn cảnh gia đình: Đảm bảo ổn định về vật chất tinh thần, có 01 trường hợp đặc biệt đang đề xuất Sở giáo dục và đào tạo cho thuyên chuyển. - Mức lương bình quân: 1,35 triệu đồng/người. - Các nguồn thu nhập khác: không. - Về bộ môn: Giáo viên bộ môn Số lượng Tương đối ổn định Số đảng viên Số GV còn thiếu Chất lượng 02 mặt của GV, Theo quyết định 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 X.sắc Khá TB Kém Toán 10 05 05 01 04 04 02 0 Vật lý 06 03 x 04 02 0 Hoá 04 04 02 02 02 0 Sinh 03 01 x 02 01 0 Văn 08 05 02 01 02 04 02 0 Sử 03 01 x 01 02 0 Địa 03 01 01 01 02 0 Anh văn 05 02 x 01 04 01 0 GDCD 02 01 x 02 00 0 KTNN 01 00 x 01 0 KTCN 00 00 x 01 0 Thể dục 03 01 01 01 01 01 01 0 GDQP 00 00 x 01 0 Tin học 03 02 x 03 0 Cộng 51 26 11 06 10 29 12 0 2. Đánh giá 02 mặt chất lượng: a) Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống: Theo quyết định Bộ nội vụ số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 về đánh giá xếp loại giáo viên phổ thông công lập. Loại tốt: 24; Loại khá: 25; Loại TB: 02; Loại kém: 0. b) Về chuyên môn nghiệp vụ: Theo hướng dẫn của Bộ giáo dục-đào tạo số 3040/BGD&ĐT-TCCB ngày 17/4/2006 về đánh giá xếp loại giáo viên phổ thông công lập. Loại tốt: 12; Loại khá: 35; Loại TB: 04; Loại kém: 0. c) Đánh giá những mặt mạnh về đội ngũ: - Đội ngũ giáo viên hầu hết được đào tạo có bài bản, được bổ sung hàng năm tương đối đồng bộ về cơ cấu bộ môn. Đủ điều kiện và năng lực để đảm nhận công việc, không có dôi dư, không cần phải đào tạo lại, trong đó lực lượng trẻ chiếm khá đông, hầu hết đều có ý thức chấp hành, cầu tiến và hăng hái với công việc. - Tuy ở một số bộ môn kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp, giáo dục quốc phòng chưa được ngành đào tạo bổ sung, song giáo viên các bộ môn này đã tích cực nghiên cứu, đảm nhận giảng dạy và giảng dạy ngày càng có hiệu quả. Việc cải tiến phương pháp đã được thực hiện cố gắng, tích cực. Hàng năm mọi giáo viên đều có đăng ký giờ dạy tốt học tốt, thao giảng dự giờ để học tập kinh nghiệm, triển khai học tập nhiều chuyên đề về chuyện môn nghiệp vụ thiết thực như các chuyên đề về dạy học thực hành, về ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng các phần mềm dạy học v.v... Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá cho học sinh và tham gia nhiều hoạt động giáo dục khác như hoạt động xã hội, cứu trợ nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia đầy đủ và đạt thành tích cao các đợt dự thi tìm hiểu, thi giáo viên dạy giỏi, thi tiếng hát hay... do ngành phát động. Các phong trào hiến máu nhân đạo, hoạ động xã hội, công tác tuyên truyền vận động giáo dục quần chúng nhân dân địa phương cũng được đội ngũ hưởng ứng nhiệt tình, đưa nhà trường vươn lên đạt thành tích cao trong các năm học gần đây. - Đã xây dựng được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ai, chấp hành kỷ cương kỷ luật. Thực hiện khá đảm bảo mọi quy định, quy chế chuyên môn về soạn, giảng, chấm chữa đánh giá vào điểm cho học sinh kịp thời. Các tổ chuyên môn đã cố gắng thực hiện sinh hoạt đúng định kỳ 02 lần/tuần và đã giải quyết nhiều vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ. Toàn thể giáo viên của trường chưa hề có hành vi tiêu cực, vi phạm Pháp luật. Mối quan hệ thầy trò gần gũi, thân ái, đã chủ động tham gia thường xuyên các buổi học tập chính trị và chuyên môn nghiệp vụ khá tốt. Đặc biệt số giáo viên là học sinh củ của trường trở về công tác chiếm tỷ lệ khá lớn trong những năm gần đây nên đã góp phần tương đối ổn định như ở các bộ môn toán, hoá, văn, tin học và đó cũng là những bộ môn có giáo viên giảng dạy khá vững, chu đáo và có nhiều kinh nghiệm. Phần lớn giáo viên trẻ đều có nguyện vọng muốn được tạo điều kiện để nâng cao kiến thức chuyên môn. Một số giáo viên đã chủ động tự học tin học, ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công tác. Một sự cố gắng lớn nhất đã thực hiện được trong năm học qua đã có 02 giáo viên thi đậu cao học ở bộ môn Toán và Hoá. - Nhận thức tư tưởng chính trị chưa có những biểu hiện gì sai lệch, hầu hết anh chị em giáo viên trong trường đều thể hiện rõ p
Luận văn liên quan