Đề tài Một số giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam giai đoạn 2008-2013

Đến nay, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Chúng ta đang khơi dậy và phát huy mạnh mẽ sức mạnh nội sinh, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, chúng ta cũng cố gắng thu hút các nguồn đầu tư, viện trợ nước ngoài và sử dụng chúng một cách hợp lý, kịp thời, có hiệu quả. Cũng giống như các nước đang phát triển khác, trong chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một trong những nguồn vốn nước ngoài có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, vốn ODA không thể thay thế được vốn trong nước, mà chỉ là “chất xúc tác”, tạo điều kiện để khai thác tối đa và có hiệu quả mọi nguồn vốn phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá và hiệu đại hoá đất nước. Hơn nữa, kinh nghiệm thu hút sử dụng vốn từ bên ngoài của nhiều nước trên thế giới cho thấy không phải lúc nào ODA cũng mang lại hiệu quả tốt. ODA có hai mặt, nếu sử dụng khéo sẽ hỗ trợ thật sự cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Nếu ngược lại sẽ dẫn đến hậu quả gánh nặng nợ nần khó trả cho nhiều thế hệ. Trong một số trường hợp, viện trợ đã không làm giảm được tình trạng nghèo khổ, mà trái lại có khi nó còn làm trầm trọng thêm tình trạng này do tệ quan liêu, tham nhũng, cũng như việc xử lý và phân bổ không hợp lý nguồn viện trợ ở các nước nhận viện trợ. Vấn đề đặt ra là làm sao khai thác được mặt tốt của ODA và đồng thời cũng hạn chế được tác động và hậu quả không tốt của nó. Đề tài: "Một số giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013" chính là một sự lựa chọn nhằm góp phần tìm ra lời giải đáp cho vấn đề trên. Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đồng thời đánh giá khái quát thực trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ở Việt Nam trong những năm qua. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ở Việt Nam trong những năm tới. Nội dung của bài viêt gồm ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Chương II: Đánh giá tình hình sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA ở Việt Nam giai đoạn2000- 2007 Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý vốn ODA

doc85 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3595 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam giai đoạn 2008-2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan