Đề tài Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

Thời đại hiện nay kà thời đại của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ điện tử, với xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ các dòng vốn đầu tư và sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc. Các quốc gia muốn phát triển kinh tế không thể thực hiện chính sách "Đóng cửa" mà phải đề ra chính sách kinh tế hợp lý, kết hợp một cách tối ưu các yếu tố phát triển bên ngoài và bên trong, đưa nền kinh tế hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nhân tố hết sức quan trọng, là xu hướng tất yếu khách quan đối với tất cả các nước trong đó có Việt Nam.

docx44 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2249 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Thời đại hiện nay kà thời đại của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ điện tử, với xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ các dòng vốn đầu tư và sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc. Các quốc gia muốn phát triển kinh tế không thể thực hiện chính sách "Đóng cửa" mà phải đề ra chính sách kinh tế hợp lý, kết hợp một cách tối ưu các yếu tố phát triển bên ngoài và bên trong, đưa nền kinh tế hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nhân tố hết sức quan trọng, là xu hướng tất yếu khách quan đối với tất cả các nước trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng em xin trình bầy đề tài "Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay". Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vì khả năng có hạn nên đề án không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sự chỉ bảo của các thầy và ý kiến đóng góp của các bạn đọc. CHƯƠNG I TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HIỆN NAY I - MỤC TIÊU CỦA VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HIỆN NAY 1. Khái quát cơ bản 1.1. Khái niệm vốn đầu tư: Vốn đầu tư các khoản tiền tệ được tích luỹ của nhà nước của các tổ chức kinh tế, các công dân và các khoản tiền tệ huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất mở rộng nền kinh tế quốc dân. Quá trình sử dụng vốn đầu tư, xét về bản chất là quá trình thực hiện chuyển vốn bằng tiền mặt (vốn đầu tư) thành vốn sản xuất (hiện vật) để tạo nên những yếu tố cơ bản của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt. 1.2. Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign direct investment - FDI) Đầu tư nước ngoài có biểu hiện là một hình thức của hoạt động kinh tế đối ngoại, là một quá trình trong đó tiền vốn của một nước này di chuyển sang nước khác nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận. Về nguyên tắc, đầu tư nước ngoài nhằm thu lợi nhuận cao hơn trong nước và lợi nhuận đó phải cao hơn lãi suất gửi ngân hàng. Hoặc theo điều I chương I của luật Đầu tư nước ngoài ngày 12/11/1996 quy định "Đầu tư trực tiếp ở nước ngoài" là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền mặt hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này. 1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp: * Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là văn bản ký kêt giữa hai bên hoặc nhiều bên (gọi là bên hợp doanh) để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả sản xuất kinh doanh cho mỗi bên. * Doanh nghiệp liên doanh: Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sỏ hợp đồng liên doanh ký kết giữa các bên hoặc các bên Việt Nam với các bên nước ngoài; giữa doanh nghiệp liên doanh với bên hoặc các bên nước ngoài hoặc trên cơ sỏ hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài nhằm hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp do các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư 100% vốn và được chính phủ Việt Nam cho phép thành lập tại Việt Nam. * Bot: Là văn bản ký kết giữa các tổ chức, cá nhân nước ngoài với có quan nhà nước có thẩm quyển của Việt Nam để xây dựng, khai thác kinh doanh công trình cơ sở hạ tầng trong một thời gian nhất định, hết thời hạn tổ chức cá nhân nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Chính phủ Việt Nam. Ngoài ra còn một số hình thức đang và sẽ áp dụng tại Việt Nam: Khu công nghiệp tập chung; khu công nghệ cao, hình thức "đổi đất lấy công trình - BO". 1.4. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp (FDI). - FDI không chỉ đưa vốn vào nước ngoài tiếp nhận mà cùng với vốn có cả kỹ thuật công nghê, lời quyết định kinh doanh, sản xuất năng lực Marketing. Chủ đầu tư khi đưa vốn vào đầu tư là để tiến hành sản xuất kinh doanh và sản phẩm làm ra phải được tiêu thụ ở thị trường nước chủ nhà hoặc dùng cho xuất khẩu. Do vậy phải đầu tư kỹ thuật cao, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. - Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tiếp nhận FDI không gây lên tình trạng nợ cho nước chủ nhà, mà trái lại họ có thể sử dụng nguồn vốn này để phát triển tiềm năng trong nước, tạo cơ sở cho xây dựng và phát triển kinh tế quốc dân. - Quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn. 2. Các nguồn hình thành vốn đầu tư của Việt Nam. Các nguồn vốn đầu tư tại Việt Nam có thể hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau tuỳu theo tiêu thức phân loại. Theo Nghị định số 177/CP ngày 20-10-1994 của chính phủ Việt Nam về việc ban hành điều lệ quản lý đầu tư xây dựng thì tại Việt Nam có các nguồn vốn đầu tư sau: + Vốn ngân sách nhà nước: Sử dụng để đầu tư theo kế hoạch của nhà nước đối với những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các dự án trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, công trình văn hoá xã hội, phúc lợi công cộng, quản lý nhà nước, khoa học, an ninh quốc phòng và dự án trọng điểm của nhà nước do Chính phủ quyết định mà không có khả năng trực tiếp thu hồi vốn. + Vốn tín dụng ưu đãi: Thuộc ngân sách nhà nước dùng để đầu tư cho các dự án, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các cơ sở của nhà nước trong từng thời kỳ (điện, xi măng, sắt thép, cấp thoát nước….) và một số dự án khác của các ngành có khả năng thu hồi vốn đã được xác định trong cơ cấu kế hoạch của nhà nước. Việc bố trí các dự án này do chính phủ quyết định cụ thể cho từng thời kỳ kế hoạch. + Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (offcial Developmen Assitance-ODA của các tổ chức quốc tế và chính phủ hỗ trợ trực tiếp cho Chính phủ Việt Nam). + Vốn tín dụng thương mại: dùng để đầu tư mới, cải tao, mở rộng, đổi mới kỹ thuật và công nghệ các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và có đủ điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành. + Vốn tự huy động của các doanh nghiệp Nhà nước: Dùng để đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. + Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là những khoản đầu tư do các tổ chức và cá nhân liên doanh với tổ chức và cá nhân trong nước theo quy định của LĐTNN tại Việt Nam. + Vốn góp của nhân dân bằng tiền, vật liệu hoặc công lao động cho các dự án đầu tư chủ yếu vào việc xây dựng các công trình phúc lợi công công phục vụ trực tiếp cho người góp vốn theo các điều kiện cam kết huy động vốn. + Vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh và vốn đầu tư của nhân dân thực hiện theo giấy phép kinh doanh, giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền… + Vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế và các cơ quan nước ngoài khác được phép xây dựng trên đất Việt Nam, thực hiện theo các khoản mục hoặc hiệp định ký kết giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước hoặc các tổ chức, cơ quan nước ngoài nêu trên Từ cách phân lợi theo như nghị định của Chính phủ ở trên, ta có thể chia các nguồn vốn đầu tư chủ yếu để thấy rõ được các tác động của từng loại vốn như sau: * Vón trong nước bao gồm: Vốn ngân sách; vốn tín dụng thương mại; vốn tự có: gồm vốn tự huy động của các doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế ngoài quóc doanh, vốn đóng góp của nhân dân. * Vốn nước ngoài bâo gồm: cả vốn nhà nước và vốn tư nhân, vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế và các cơ quan nước ngoài khác được phép liên doanh với Việt Nam. - Vốn nhà nước: phần lớn được thực hiện với các điều ưu đãi, hoặc trợ cấp, cho vay lãi suất thấp và thời hạn dài. _ Vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các bộ phận: + Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) + Đầu tư gián tiếp + Vay theo điều kiện thương mại + Một nguồn vốn nước ngoài nữa là các hãng xuất khẩu và các ngân hàng thương mại thường cấp các khoản tín dụng xuất khẩu cho những nước nhập khẩu với tính chất như một biện pháp khuyến khích bán sản phẩm bằng cách cho hoãn thanh toán. 3. Mục đích của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay Là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thu hút FDI vào việc phát triển kinh tế nước ta. Trên cơ sở phân tích thực trạng thu hút FDI trong thời gian qua tình hình triển khai các dự án co vốn FDI và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế để để xuất một số các kiến nghị và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI, đồng thời thực hiện tốt hơn việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. II. VAI TRÒ CỦA VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HIỆN NAY. Đầu tư nước ngoài là vấn đề phổ biến của mọi quốc gia trên thế giới và đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam - một nước nghèo mới bước vào thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Đây là một hoạt động rất mới ở nước ta, đang diễn ra sội động, có tác động tốt đến phát triển kinh tế, song cũng có nhiều khó khăn, phức tạp cả trong nhận thức lý luận và thực tiễn quản lý, đang cần được tiếp tục nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp. 1. Vai trò Đầu tư trực tiếp nước ngoài là mắt sích quan trọng nhất của vòng tròn tác động lẫn nhau giữa vốn, kỹ thuật và tăng trưởng. Trong đời sống kinh tế quốc tế. FDI có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với những nuớc có nền kinh tế kém phát triển . Trước hết, FDI cung cấp vốn bổ xung cho nước chủ nhà để bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn trong nước, mà hầu hết các nước phát triển đều có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn để thực hiện công nghiệp hoá. thực tế ở nhiều nước, nổi bật là các nước ASEAN và Đông á nhờ có FDI đã thực hiện thành công và trở thành những NIC (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông…) hay Soingapo. Thứ hai, Cùng với việc cấp vốn là công nghệ chuyển giao mà nước chủ nhà đã có và được cải tiến kỹ thuật tiến tiến, kinh nghiệm quan lý, đội ngũ lao động được đào tạo và bồi dưỡng về nhiều mặt. thứ ba, do tác động của vốn, của khoa học công nghệ, FDI tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế lạc hậu ở các nước kém và chậm phát triển. Thông qua FDI, cơ cấu ngành, cơ cấu kỹ thuật, cơ cấu sản phẩm và lao động sẽ được biến đổi heo chiều hướng tiến bộ. Thứ tư, FDI là một trong những hình thức đầu tư quốc tế mà thông qua nó mà nước chủ nha có thêm điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trong xu hướng hợp tác toàn cầu. 2. Các yêu cầu của việc thu hút trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay. Việc thu hút FDI là vấn đề còn mới mẻ và phức tạp, mặt khác nhiều vấn đề đã và đang nảy sinh ở thực tế Việt Nam. Những vấn đề lý luận cần làm sáng tỏ và đề ra hệ thống các giải pháp khắc phục những tồn tại trên nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI cho phát triển nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM (CHỦ YẾU TỪ NĂM 1988 ĐẾN NAY) Từ cuối những năm của thập kỷ 70, Việt Nam đã công bố điều lệ đầu tư nước ngoài nhưng về cơ bản không thực hiện được. Tháng 12 /1987 Luật đầu tư nước ngoài được ban hành, sau đó nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản hướng dẫn chi tiết, trong đó quan trọng nhất là Nghị định139/ HĐBT ra ngày 5/9/1988. Sau hơn một năm thực hiện; ngày 30/6/1990 Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi bổ xung luật đầu tư và có hiệu lực từ ngày 6/2/1991. Đến nay đã hoàn thành có bản hệ thống văn bản pháp lý về đầu tư nước ngoài cả về "chiều dọc lẫn chiều ngang". Đây là một cố gắng lớn về lĩnh vực luật pháp nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng. 1. Tình hình cấp giấy phép đầu tư nước ngoài từ 1988 đến nay. Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ ngày 27/12/1987 đến ngày 30/9/1997 Việt Nam đã cấp giấy phép cho 2010 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 29.849.680.650USD, trong đó có 300 dự án đã bị giải thể với tổng số vốn đầu tư là 2.367.729.603USD (chiếm 3% tổng số vốn đầu tư ), số dự án hết hạn hoạt động là 76 dự án (chiếm 3,1% tổng số dự án). Do vậy tính đến hết ngày 30/9/1997 có 1634 dự án có giấy phép đầu tư đang còn hiệu lực với tổng số vốn 27.185.174.972 USD được chia theo các năm ở bảng như sau: Bảng 1: Các dự án đã giải thể (tính đến ngày 30/9/1997) Đơn vị: triệu USD Năm  Số DA  Vốn ĐT  Vốn PĐ  Lao động  Doanh thu   1990  6  22.560  22.560  217  0.037   1991  36  9.260  96.260  23    1992  47  129.169  129.169  895  0,7   1993  34  50.135  50.135  574  11,747   1994  57  101.588  101.588  2.483  56.223   1995  58  272.744  272.744  1.577  29.537   1996  55  671.296  671.296  4.297  61.217   1997  7  16,440  5,699  113  0,375   Tổng cộng  300  1.306.429  1.295.688  9.933  59.836   Bảng 2: Các dự án đã hết hạn Đơn vị: Triệu Năm  Số DA  Vốn ĐT  Vốn PĐ  Lao động  Doanh thu   1989  5  3,214  3,214  7    1990  7  27,463  27,643     1991  3  6,838  6,838  10    1992  5  47,925  47,855  39  2,382   1993  14  50,260  47,279  288  43,318   1994  11  89,422  88,722  375  60,285   1995  13  90,067  11,867  229  10,551   1996  12  57,152  53,388  229  15,706   1997  6  5,432  5,123  203  2,717   Tổng cộng  76  296,773  291,749  1380  134,9332   Bảng 3: Các dự án đang hoạt động. Năm  Số DA  Vốn ĐT  Vốn PĐ  Lao động  Doanh thu  Mức sử dụng vốn   1988  11  52.924  33,379  3.074  169,025  41,338   1989  29  337.259  191,480  4.740  337,617  59,981   1990  49  594.397  517,861  8.180  371,212  52,869   1991  95  1.306,645  689,480  18.878  1.390,061  40,700   1992  158  2.233,426  1.418,317  34.117  898,405  48,584   1993  231  3.429,796  1.504,170  28.842  635,085  46,447   1994  317  3.429,237  1.786,996  33.155  463,323  35,048   1995  356  6.082,618  2.615,199  11.157  72,870  26,659   1996  234  8.471,421  2,932,221  3.683  1,082  19,343   1997  64  727,048  274,999  6.563   0,018   Tổng cộng  1634  27.185.141  11.964,102  153.119  4.338,683  370,987   Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư (Menceting of planing and invpstmen - MPI) Biểu đồ vốn đầu tư các dự án đang hoạt động 2. Tình hình thức hiện 2.1. Về quy mô và nhịp độ đầu tư. Nếu như năm 1988 - năm đầu tiên thực hiện luật đầu tư nước ngoài chỉ có 37 dự án với tổng số vốn đầu tư là 366 triệu USD thì đến hết năm 1999 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã câp 1984 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 28 tỉ USD cho hơn 900 công ty, tập đoàn từ hơn 50 nước và lãnh thổ thế giới, cho đến hết tháng 9 năm 1997 MPI đã cấp thêm 95 dự án với số vốn 1070 triệu USD và tổng số vốn đầu tư từ 1998 đến nay đã lên trên 29 tỷ USD với 1634 dự án trong hoạt động. Trong thời gian từ 1998 - 1996 nhịp độ và quy mô thu hút vốn đầu tư trực tiếp tăng khá nhanh, bình quân tăng hàng năm là trên 50% vốn bình quân một dự án qua 9 năm hoạt động đạt 14,1 triệu USD hơn hẳn Trung Quốc (1,3 triệu USD), Malaysia (3,5 triệu USD) Ấn Độ (7,2 triệu USD) trong thời kỳ (1987 - 1994). Nhìn một cách tổng quát thì các dự án có quy mô nhỏ (dưới 5 triệu USD) tuy chiếm số lượng lớn về dự án (72%) nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ về số vốn đầu tư (12%) bên cạnh đó có một số côg trình có quy mô rất lớn, có ý nghĩa then chốt như dự án Bắc Thủ Thiêm có tổng số vốn đầu tư 2,231 tỷ USD vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh. Việc phát triển hàng loạt các xí nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trong một số lĩnh vực vẫn là hướng đi thích hợp, vừa vận dụng có hiệu quả các cơ sỏ hiện có, tổ chức quản lý, đổi mới thiết bị và phương pháp sản phẩm để thích nghi với những thay đổi của thị trường. 2.2. Cơ cấu đầu tư Về cơ cấu ngành: Qua các năm, có cấu đầu tư theo các ngành có sự chuyển dịch lớn ngày càng phù hớp so với yêu cầu, nếu như trong những năm đầu khi LĐTNN mới ra đời thì vốn tập trung vào các ngành dầu khí (32,5%), khách sạn (20,6%) thì từ 1991, nhất là trong năm 1994, 1995, đầu tư vào công nghiệp tăng đáng kể (21,07%) lên 46% (tính riêng quí I năm 1996). Nếu tính cả ngành dầu khí đạt 52,4%, năm 1996 cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, cơ sở hạ tấng chiếm 80% tổng số vốn trong khi năm 1995 chỉ có 64%. Theo báo cáo của Bộ công nghiệp, toàn ngành tăng trưởng 14,1%/ năm trong đó riêng khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng 21,7%. Bảng 4: Phân bố FDI theo ngành - lĩnh vực (Tính đến ngày 15 - 4 - 1996) STT  Ngành - Lĩnh vực  Số dự án  Tổng vốn ĐT (triệu USD   1  Công nghiệp và dầu khí  929  65,7  11.090  56,6   2  GTVT và Bưu chính  47  3,3  1.100  5,6   3  Nông - Lâm - Ngư  60  4,2  372  1,9   4  Khách sạn và văn phòng  21  19,2  6,87  33,6   5  Các ngành khác  168  7,6  450  2,3    Tổng số  1.415  100  19.600  100   PHÂN BỔ VỐN FDI THEO NGÀNH Về cơ cấu lãnh thổ: Ngày càng được cân đối hơn, phần lớn các dự án với 84% tổng số vốn đầu tư ở 3 vùng kinh tế trọng điểm là: Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rìa - Vũng Tầu - Hải Phòng - Quảng Ninh; Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Bảng 5: Phân bố vốn FDI theo 3 miền Bắc - Trung - Nam  Số dự án  Tồng vốn Tổng số  Đầu tư (USD) % so với TS    Tổng số  % so với TS     Miền Bắc  389  26,9  6.010,2  32   Miền Trung  145  30,8  1.522,6  8   Miền Nam  907  63,0  11.309,7  60   Tổng số cả nước  1.441  100  18.842,7  100   Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tính hết ngày 31/5/1996) Nếu như trong những năm đầu thực hiện LĐTNN (từ 1988 - 1991), các tỉnh phía Bắc có 25 dự án với 20% tổng số vốn đầu tư của cả nước thì đến hết ngày 31/5/1996 các tỉnh phía Bắc đã thu hút được 26,9% số dự ánv ới 32% tổng số vốn đầu tư của cả nước. Sở dĩ như vậy là do mỗi địa phương đều có những thế mạnh riêng, nhưng quan trọng là do Nhà nước có những điều chỉnh kịp thời về chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư vào những vùng cần đầu tư theo hướng của Chính phủ. Bảng 6: Mười địa phương có số vốn đầu tư lớn nhất (tính đến ngày 15 - 05 - 1996) Đơn vị: Triệu STT  Địa phương  Số DA  Tổng số vốn đầu tư  Vốn pháp định   1  Tp Hồ Chí Minh  518  6000  3000   2  Hà Nội  226  3700  2000   3  Đồng Nai  149  2600  990   4  Bà Rịa - Vũng Tầu  47  774  486   5  Hải Phòng  51  827  350   6  Sông Bé  72  568  262   7  Quảng Nam- Đà Nẵng  38  527  239   8  Hải Dương  18  472  199   9  Kiên Giang  4  337  137   10  Thanh Hoá  6  420  137   2.3. Về đối tác đầu tư nước ngoài: Tính từ năm 1988 đến nay có hơn 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có dự án đầu tư và Việt Nam. Bảng 7: 10 Nước có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam (1988 - 1996) STT  Nước và vùng lãnh thổ  Số dự án  Vốn đầu tư   1  Singapre  148  4.735,18   2  Đài Loan  253  4.060,68   3  Hồng Kông  176  3.137,26   4  Hàn Quốc  176  2.391,08   5  Nhật Bản  158  2.279,90   6  Plitish nepin island  57  1.585,08   7  Malaysia  51  1.064,13   8  Mỹ  54  772,79   9  Thái Lan  70  735,34   10  Autralia  53  685,77   * Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - MPI Có thể thấy rằng Singapore, Đài Loan, Hồng Kông là những đối tác đầu tư quan trọng, song bên cạnh đó phải kể đến Nhật Bản đã vươn lên vị trí thứ 5 trong khi trước đây các nhà đầu tư Nhật Bản rất dè dặt khi đầu tư vào Việt Nam. Điều này chứng tỏ họ đã từng bước chấp nhận môi trường đầu tư ở Việt Nam. Đối với đối tác Mỹ cũng tăng lên đáng kể từ khi có bình thường hoá quan hẹ Việt
Luận văn liên quan