Đề tài Một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, “bị” quốc tế đánh giá là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Mặc dù những năm cuối của thế kỷ XX, đặc biệt dưới tác động của công cuộc đổi mới hơn một thập niên trở lại đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng mừng với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tương đối cao (6-7%, đứng thứ hai sau Trung Quốc), đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Nhưng do xuất phát điểm quá thấp, vốn là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, cộng với điều kiện tự nhiên ít thuận lợi, thiên tai thường xuyên xảy ra, hơn nữa trong lịch sử phát triển của đất nước, dân tộc ta luôn phải chống giặc ngoại xâm, đặc biệt là các cường quốc hùng mạnh như Pháp, Mỹ, đã gây tổn thất rất lớn, kéo sự phát triển của nước ta lùi lại hàng thế kỷ. Do vậy tới nay, bộ mặt kinh tế-xã hội của nước ta chưa được mấy sáng sủa, tỷ lệ đói nghèo còn cao (đến 7/1998, theo Tổng cục thống kê, cả nước còn 17,4% hộ đói nghèo, nhưng theo tính toán của Ngân hàng thế giới(WB) thì con số đó còn cao hơn nhiều). Mặt khác, đến nay vẫn còn 80% dân số và trên 70% lực lượng lao động của cả nước sống ở khu vực nông thôn và như vậy, vấn đề nguồn nhân lực, vật lực, tiềm năng đất đai, điều kiện tự nhiên nước ta gắn với vùng nông thôn rộng lớn. Tuy nhiên, chúng ta chưa chú trọng đầu tư phát triển một cách thoả đáng đối với khu vực nông thôn dẫn tới sự phát triển không đồng đều giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng. Kết quả tất yếu là số hộ đói nghèo tập trung phần lớn ở địa bàn nông thôn (trên dưới 90%), và con số ấy càng cao hơn đối với địa bàn nông thôn miền núi, trong đó cao nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc (xem phụ lục 1). Cái đói cái nghèo phản ánh từ những cái cụ thể nhất là miếng cơm manh áo. Khi mà những nhu cầu cơ bản của con người chưa được đáp ứng thì họ, những con người “một nắng hai sương” ấy không thể lo nghĩ về vấn đề lớn những lao hơn, đó là góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ta tươi đẹp hơn, giàu mạnh hơn. Nói theo khía cạnh khác, muốn đất nước ta phát triển, tăng trưởng bền vững, vấn đề thứ nhất là xoá đói giảm nghèo. Một chính trị gia đã nói: “Sự nghèo đói, dối nát, bệnh tật của một quốc gia còn tệ hại hơn cả nỗi nhục mất chủ quyền”, và trên thế giới này, không ai lại muốn sống trong “sự sỉ nhục”. Chính vì vậy, nhân dân Việt Nam, những người con cháu Lạc Hồng, đã, đang và sẽ ngày một quyết tâm hơn phấn đấu xây dựng một đất nước giàu mạnh, “xã hội chủ nghĩa”, có khả năng sánh vai với các cường quốc năm châu như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xoá đói giảm nghèo không những là một chủ trương sâu rộng của Đảng và nhà nước mà còn là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp, nên nội dung trong chuyên đề này không thể đề cập được hết những vấn đề đặt ra. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này và trên tinh thần thực sự cầu thị, em rất mong nhận được sự đánh giá, phê bình của các thầy cô.

doc44 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2194 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, “bị” quốc tế đánh giá là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Mặc dù những năm cuối của thế kỷ XX, đặc biệt dưới tác động của công cuộc đổi mới hơn một thập niên trở lại đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng mừng với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tương đối cao (6-7%, đứng thứ hai sau Trung Quốc), đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Nhưng do xuất phát điểm quá thấp, vốn là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, cộng với điều kiện tự nhiên ít thuận lợi, thiên tai thường xuyên xảy ra, hơn nữa trong lịch sử phát triển của đất nước, dân tộc ta luôn phải chống giặc ngoại xâm, đặc biệt là các cường quốc hùng mạnh như Pháp, Mỹ, đã gây tổn thất rất lớn, kéo sự phát triển của nước ta lùi lại hàng thế kỷ. Do vậy tới nay, bộ mặt kinh tế-xã hội của nước ta chưa được mấy sáng sủa, tỷ lệ đói nghèo còn cao (đến 7/1998, theo Tổng cục thống kê, cả nước còn 17,4% hộ đói nghèo, nhưng theo tính toán của Ngân hàng thế giới(WB) thì con số đó còn cao hơn nhiều). Mặt khác, đến nay vẫn còn 80% dân số và trên 70% lực lượng lao động của cả nước sống ở khu vực nông thôn và như vậy, vấn đề nguồn nhân lực, vật lực, tiềm năng đất đai, điều kiện tự nhiên nước ta gắn với vùng nông thôn rộng lớn. Tuy nhiên, chúng ta chưa chú trọng đầu tư phát triển một cách thoả đáng đối với khu vực nông thôn dẫn tới sự phát triển không đồng đều giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng. Kết quả tất yếu là số hộ đói nghèo tập trung phần lớn ở địa bàn nông thôn (trên dưới 90%), và con số ấy càng cao hơn đối với địa bàn nông thôn miền núi, trong đó cao nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc (xem phụ lục 1). Cái đói cái nghèo phản ánh từ những cái cụ thể nhất là miếng cơm manh áo. Khi mà những nhu cầu cơ bản của con người chưa được đáp ứng thì họ, những con người “một nắng hai sương” ấy không thể lo nghĩ về vấn đề lớn những lao hơn, đó là góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ta tươi đẹp hơn, giàu mạnh hơn. Nói theo khía cạnh khác, muốn đất nước ta phát triển, tăng trưởng bền vững, vấn đề thứ nhất là xoá đói giảm nghèo. Một chính trị gia đã nói: “Sự nghèo đói, dối nát, bệnh tật của một quốc gia còn tệ hại hơn cả nỗi nhục mất chủ quyền”, và trên thế giới này, không ai lại muốn sống trong “sự sỉ nhục”. Chính vì vậy, nhân dân Việt Nam, những người con cháu Lạc Hồng, đã, đang và sẽ ngày một quyết tâm hơn phấn đấu xây dựng một đất nước giàu mạnh, “xã hội chủ nghĩa”, có khả năng sánh vai với các cường quốc năm châu như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xoá đói giảm nghèo không những là một chủ trương sâu rộng của Đảng và nhà nước mà còn là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp, nên nội dung trong chuyên đề này không thể đề cập được hết những vấn đề đặt ra. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này và trên tinh thần thực sự cầu thị, em rất mong nhận được sự đánh giá, phê bình của các thầy cô. PHẦN I: MẤY VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN ĐÓI NGHÈO 1. Khái niệm đói nghèo và chuẩn mực đói nghèo. Hiện nay, có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về đói nghèo, kể cả các tổ chức quốc tế. Ở đây, chỉ xin dẫn một định nghĩa về đói nghèo mà hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Bangkok-Thái Lan tháng 9/1993 đưa ra như sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội và phong tục tập quán của các địa phương”. Để hiểu rõ hơn về đói và nghèo có thể phân thành hai khái niệm: - Đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng hoặc được hưởng rất ít ỏi những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội và phong tục tập quán của các dân tộc ở các địa phương. - Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội và phong tục tập quán của các địa phương. Như vậy, ranh giới giữa đói và nghèo là không được hưởng hoặc được hưởng rất ít ỏi với không được thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Từ khái niệm chung ở trên, liên hệ với thực tiễn Việt Nam có thể hiểu về đối tượng đói nghèo như sau: - Hộ đói là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái thất học, ốm đau không có tiền chữa trị, nhà ở rách nát…. Nếu theo tiêu chí này thì những hộ có thu nhập bình quân đầu người quy đổi ra gạo dưới 13 kg/tháng được coi là hộ đói (Bộ Lao động – Thương binh và xã hội). Còn hộ nghèo là hộ thiếu ăn nhưng không đứt bữa, mặc không lành và không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất… Thu nhập bình quân đầu người quy ra gạo của những hộ này là dưới 25 kg/tháng ở nông thôn, hải đảo; dưới 20 kg/tháng ở nông thôn đồng bằng và dưới 25 kg/tháng ở thành thị. Theo quyết định số 170/2005/QĐ-Ttg của thủ tướng chính phủ về ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 như sau: 1. Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. 2. Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Ngoài ra, còn có mức chuẩn nghèo do Ngân hàng thế giới(WB) đưa ra và được xem là chuẩn nghèo quốc tế như sau: - Nước chậm phát triển:0,5 USD/tháng/người. - Nước đang phát triển: 1 USD/tháng/người. - Nước châu Mỹ: 2 USD/tháng/người. - Nước châu Âu: 4 USD/tháng/người. - Nước công nghiệp: 14,4 USD/tháng/người. Theo tiêu chuẩn này, nên xếp Việt Nam vào loại nước chậm phát triển thì mức chuẩn nghèo quy đổi ra VNĐ là khoảng 230.000VNĐ/tháng/người, cao hơn 1,5 lần so với chuẩn nghèo thành thị. Còn nếu xếp Việt Nam vào loại các nước đang phát triển thì mức chuẩn nghèo tương ứng là khoảng 460.000VNĐ/tháng/người, (giả sử tỷ giá là 15.000VND/1USD). Đây là nguyên nhân chính dẫn tới sự chênh lệch lớn về xác định tỷ lệ hộ nghèo giữa Tổng cục thống kê và WB. Xã nghèo là xã có trên 40% tổng số hộ nghèo đói, không có hoặc rất thiếu những cơ sở hạ tầng thiết yếu (theo quy định hiện nay gồm 7 loại công trình : đường ô tô và đường điện tới trung tâm xã, trường học cấp I, II; trạm y tế, nước sạch cho dân, chợ xã hoặc liên xã, thủy lợi nhỏ); trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao. Còn vùng ( vệt ) nghèo là những địa bàn tương đối rộng, nằm ở những khu vực khó khăn, hiểm trở, giao thông không thuận lợi, có tỷ trọng xã nghèo, hộ nghèo cao. 2. Sự tác động của đói nghèo tới phát triển kinh tế - xã hội : Đói nghèo là vấn đề có ý kinh tế - xã hội liên quan đến nhiều yếu tố, lĩnh vực. Khi đề cập tới đói nghèo ai cũng có thể hình dung được những tác động tiêu cực của nó, trước hết trong từng hộ gia đình. Một gia đình nghèo sẽ tạo ra những con người yếu kém về mặt thể chất do ăn uống thiếu thốn, dáng người thì nhỏ bé, suy dinh dưỡng, do vậy ít có khả năng miễn dịch với các bệnh lây lan, lại không có khả năng tiếp cận hay trả tiền cho các dịch vụ y tế. Những người nghèo thường bị cô lập với các dịch vụ xã hội cơ bản do không có khả năng nộp lệ phí, thiếu thông tin, phương tiện đi lại để tìm kiếm việc làm hay để sống gần trung tâm xã, gần những vùng kinh tế năng động. Rồi không có khả năng chi trả những khoản tốn kém hay những rủi ro bất thường và làm cho tình trạng vô quyền càng tồi tệ hơn vì của cải ít ỏi cùng với địa vị thấp, người nghèo không có tiếng nói. Như vậy với tiềm lực thấp kém và không đáng kể, những hộ gia đình nghèo sẽ có rất nhiều hạn chế trong sự phát triển. Và nếu nhìn rộng ra ở những phạm vi, qui mô lớn hơn như xã, huyện, vùng, thậm chí là một quốc gia thì những tác động hạn chế ấy có khác chăng cũng chỉ là ở độ phóng đại mà thôi. Ngoài ra, ta cũng cần phải nhìn nhận đói nghèo dưới góc độ thương mại, một vùng nghèo chắc chắn sẽ có sức mua ít (cầu thấp), do đó sẽ không kích thích được sản xuất nói riêng, kinh tế thị trường nói chung phát triển. Mặt khác cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, nếu không giải quyết thành công nhiệm vụ và yêu cầu xóa đói giảm nghèo (đặc biệt đối với nông dân, nông thôn) sẽ làm gia tăng phân hóa giàu nghèo có nguy cơ đẩy tới phân hóa giai cấp với hậu quả là sự bần cùng hóa, do đó đe dọa sự ổn định chính trị - xã hội, làm chệch định hướng xã hội chủ nghĩa, không thực hiện được công bằng xã hội. 3.Những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo: Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến xung quanh việc xác định nguyên nhân của đói nghèo. Trên thực tế, không có một nguyên nhân biệt lập riêng rẽ, nhất là khi xét đói nghèo trên diện rộng có tính chất xã hội mà các nguyên nhân thường đan xen lẫn nhau giữa khách quan với chủ quan, giữa tất yếu với ngẫu nhiên, cơ bản với tức thời, trực tiếp với gián tiếp. Nói cách khác, sự đói nghèo của một số gia đình thường không xuất phát từ một nguyên nhân mà từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung chúng đều nằm trong những cụm nguyên nhân chính sau: 3.1 Do xa cách: Về địa lý: Phần lớn hộ đói nghèo tập trung ở những địa bàn xa xôi, hẻo lánh, rừng sâu, núi cao. Ở đó hệ thống hạ tầng cơ sở rất yếu kém. Ví dụ, đường ô tô tới trung tâm xã riêng miền núi phía Bắc có trên 400 xã chưa có, chiếm 2/3 số xã miền núi trong toàn quốc; còn đối với vùng cao chủ yếu là những con đường mà chỉ có ngựa thồ và người đi bộ mới đi được. Các chòm xóm, bản, các hộ ở cách xa nhau trong điều kiện đi lại khó khăn là đặc điểm bắt buộc của những cư dân sống bằng nương rẫy. Họ thực hiện những hoạt động của một nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc (chủ yếu là lương thực). Hầu như họ rất ít đi chợ, mỗi lần đi chợ họ mua dự trữ những mặt hàng thiết yếu như dầu thắp, muối ăn và sản phẩm thiết yếu khác. Việc đi lại cách trở, xa các chợ, thị tứ, thị trấn đã làm cho người dân khó tiếp cận với các dịch vụ công cộng, phúc lợi xã hội như: y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin, tín dụng, các chương trình khuyến nông, khuyến lâm…Vì vậy, trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức sản xuất lẫn kiến thức về kinh tế, khả năng tính toán kém dẫn tới làm ăn kém hiệu quả, năng suất thấp, chi tiêu không có kế hoạch thường gây lãng phí…hậu quả cuối cùng là không thúc đẩy kinh tế - xã hội trong vùng phát triển. Về xã hội Do yếu tố xa cách về mặt địa lý mà người dân không có hoặc thiếu hoặc chậm thông tin về các mặt hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa ngoài xã hội kể cả ở địa phương, khu vực quốc gia và quốc tế. Trong khi đó, phong tục tập quán và những hủ tục lạc hậu đó đây còn khá nghiêm trọng. Do vậy, đã hình thành nên những con người thiếu năng động, sáng tạo và gắn liền là sự đánh mất cơ hội, gặp nhiều rủi ro ngoài ý muốn trong sản xuất và đời sống. Về ngôn ngữ Đây là một vấn đề bức xúc trong giải quyết đói nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc vì tại đây tập trung khoảng 30 dân tộc thiểu số chiếm trên 50% số dân trong vùng, với 7 nhóm ngôn ngữ chính. Sự bất đồng về ngôn ngữ đem lại nhiều thiệt thòi cho đồng bào dân tộc như về giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, khả năng tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội khác. Bộ giáo dục đào tạo đã có chủ trương mở rộng các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, lớp ghép… nhằm từng bước hòa nhập đời sống xã hội của các đồng bào dân tộc thiểu số. Các chương trình xóa mù chữ, dạy tiếng Việt để rèn kĩ năng đọc và viết, nhằm mở rộng sự hiểu biết thông qua các phương tiện sách báo, thông tin đại chúng, được phát triển ở các vùng dân tộc thiểu số khá tốt nhưng việc tái mù chữ vẫn xảy ra. Thầy giáo kết thúc lớp xoá mù chưa được bao lâu thì phần đông học trò tái mù chữ trở lại, họ không thể đọc và viết được. Vấn đề đặt ra là ở vùng sâu vùng xa họ rất ít có cơ hội tiếp xúc với người Kinh cũng như các phương tiện văn hoá thông tin để ôn lại, hàng ngày họ vẫn trao đổi với nhau bằng tiếng dân tộc của mình (một phần họ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học ngôn ngữ tiếng Việt). Từ thực trạng đó dẫn tới sự kém hiệu quả trong phổ biến các chủ trương, chính sách, chương trình dự án mà họ là những đối tượng tác động. Không những thế, do sự mù chữ, thiếu hiểu biết nên họ dễ bị lợi dụng, dễ phải mua đắt bán rẻ hay khai thác gỗ trái phép để bán cho thương lái với giá rẻ nhằm duy trì cuộc sống làm huỷ hoại môi trường… Tóm lại, những cách biệt trên làm cho người dân ở đây có quan hệ với tự nhiên nhiều hơn là quan hệ với xã hội, gắn với kinh tế tự nhiên nhiều hơn là gắn với kinh tế hàng hoá. Đó là sự thiệt thòi lớn của cư dân, của nông hộ đói nghèo những nơi xa cách. Vì vậy cần phải có chính sách hữu hiệu xoá bỏ sự xa cách trên. 3.2. Áp lực về nhân khẩu và lao động: Đây là một hạn chế lớn ở hầu hết các vùng nông thôn, trong khi đó tốc độ tăng tự nhiên của dân số vẫn còn ở mức cao làm cho nguồn lực bình quân đầu người ngày càng giảm. Do đó việc tranh chấp trong khai thác tài nguyên và hưởng thụ những thành quả mang lại là một hệ quả tất yếu. Mặt khác với khả năng tự thân quá yếu kém họ không thể tạo được sức cạnh tranh cao và gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực thoát khỏi đói nghèo. Sức ép về tăng dân số làm gia tăng việc di dân tự do từ những nơi đất đai cạn kiệt tới những nơi còn màu mỡ, còn khả năng canh tác dẫn tới phá rừng, huỷ hoại môi trường, làm tăng diện tích đất trống đồi núi trọc. Cũng cần lưu ý rằng, diện tích gieo trồng 1 ha vùng núi chỉ bằng 1/2 ha vùng đồng bằng, năng suất chỉ bằng 1/3 vì đất kém màu mỡ, đất lẫn đá và gốc cây. Vì vậy, bình quân mỗi hộ phải có từ 2 ha nương rẫy (tức là 2 - 4 héc ta đất rừng) mới đủ lương thực chi dùng. Mặt khác, tỉ lệ gia tăng dân số cao nên trẻ em chiếm một tỉ lệ lớn trong gia đình làm cho nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn, túng quẫn. Theo thống kê năm 2001, số người trong độ tuổi lao động bình quân hộ ở Đông Bắc là 2,4; Tây Bắc là 2,6 trong khi số nhân khẩu bình quân hộ tương ứng là 4,6 và 5,3. Đối với các hộ nghèo, bình quân nhân khẩu thường cao hơn từ một đến hai người, nhưng tỉ lệ trẻ em lại lớn. Đây là do trình độ dân trí thấp, nhận thức không đúng đắn về việc sinh đẻ có kế hoạch, quan niệm lệch lạc (đẻ nhiều con để có nhiều lao động), tập quán sinh con trai con gái. Do đông con nên phải chăm sóc nhiều, vất vả, ốm đau, con cái do điều kiện thiếu thốn cũng thường ốm đau bệnh tật, dẫn đến tốn tiền thuốc, thời gian lao động giảm, kết quả sản xuất thấp, đời sống càng khó khăn hơn. 3.3 Thiếu nguồn lực: Nguồn lực bao gồm tất cả các khâu thuộc đầu vào để tạo ra nguồn thu nhập hay đầu ra. Đối với người nông dân có 3 nguồn lực chính yếu sau: đất đai, vốn, lao động. Muốn người dân thoát khỏi đói nghèo phải cung cấp cho họ những điều kiện trên tuỳ theo đặc trưng của vùng. Hiện tại, ở vùng núi phía Bắc những điều kiện này còn rất thiếu. Đối với người dân miền núi, nhất là vùng cao, điều quan tâm nhất của họ trong đời sống là cái ăn, có được sự an toàn về lương thực là ưu tiên số một. Nhìn lại mấy chục năm qua, tình trạng thiếu lương thực luôn là một gánh nặng. Nguyên nhân chính là thiếu đất canh tác, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người rất thấp. Chất lượng đất kém nên hiệu quả không cao chỉ bằng 1/7 đến 1/5 so với vùng đồng bằng. Hơn nữa có nhiều hộ nghèo do nhiều nguyên nhân khác nhau chịu nợ sản phẩm của hợp tác xã nên bị rút đất. Thêm vào đó, họ ít có điều kiện thâm canh, ứng dụng những kĩ thuật tiên tiến, chỉ sử dụng cây, con truyền thống, kết quả là năng suất, sản lượng thấp. Những hộ nông dân nghèo thường xuyên đói lương thực và bị đe doạ đứt bữa vào những kì giáp hạt. Do thiếu đất nên nạn du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy là một trong những hệ quả tiêu cực tất yếu xảy ra. Có đất đai cần phải có sức lao động. Nhưng nhìn chung, chất lượng lao động thấp thể hiện ở hai khía cạnh chính là thể trạng yếu (do suy dinh dưỡng ăn không đủ chất là chính) và kĩ năng lao động kém, thiếu kiến thức canh tác tiên tiến. Điều này có nguyên nhân từ thiếu đói lương thực, ăn uống thiếu vệ sinh, nhà ở dột nát, ẩm thấp gây bất lợi cho sức khoẻ, nguồn nước ô nhiễm, phụ nữ đẻ nhiều, ít tiếp xúc với các dịch vụ y tế, dịch vụ khoa học, tư vấn sản xuất… Vốn cũng là một nguồn lực không kém phần quan trọng để sản xuất cũng như tái sản xuất mở rộng nhằm nâng cao thu nhập. Nhưng đại bộ phận người nghèo ở nông thôn sống bằng nghề nông hiệu quả không cao. Vấn đề tiêu thụ nông sản lại có nhiều khó khăn, “khi được mùa thì mất giá, khi được giá thì mất mùa” trong khi giá các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp vẫn tăng cao làm giảm nguồn thu nhập chính của người nông dân. Cùng với tác động của giá cánh kéo giữa hàng hoá nông nghiệp và hàng hoá công nghiệp nên đời sống của người nông dân khó được cải thiện. Những nghịch lý này làm cho khả năng tích luỹ vốn thấp. Trước thực trạng thiếu vốn của người nông dân, Nhà nước đã có những chính sách tín dụng ưu đãi nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Có một nghịch lý là vốn ngân hàng cho người nghèo vay còn nhiều mà các hộ nghèo vẫn phải đi vay mượn của tư nhân, phải chịu cảnh vay nặng lãi. Xuất phát từ thực tế là nhu cầu vay thường có tính chất đột xuất (chủ yếu là nhu cầu phi sản xuất) và không phù hợp với cơ chế vay vốn của ngân hàng. Do vậy, không ít hộ đã phải bán lúa non để lo lót các khoản chi tiêu bắt buộc. Thực tế nghiệt ngã ấy đã đẩy họ vào cuộc sống nghèo đói hơn. Còn về vấn đề cho vay vốn sản xuất, ở nhiều nơi người dân (nhất là người dân nghèo có trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết) không dám sử dụng vốn cho vay của Nhà nước vì một lí do đơn giản “sợ không trả nợ được Nhà nước”. 3.4 Do những rủi ro, thiên tai, địch hoạ: Đây là nguyên nhân làm cho người dân từ không nghèo trở thành nghèo, đã nghèo lại càng nghèo. Những rủi ro hay những tai hoạ đột xuất như: lũ lụt, hạn hán, mất mùa, hoả hoạn, ốm đau… làm cho họ cùng quẫn, không còn khả năng lao động, tạo ra thu nhập hay xây dựng lại cơ nghiệp ban đầu. Đối với người nghèo, họ ít có khả năng phòng tránh và khi xảy ra hoàn cảnh của họ càng thảm hại hơn. Còn đối với người giàu, người khá giả họ có sẵn dự trữ khi thiếu đói, mất mùa và đầu tư trở lại vào vụ sản xuất mới nhằm gỡ lại sự mất mát, cuộc sống cũng sớm được ổn định. Còn người nghèo họ chỉ biết trông chờ vào trợ cấp hoặc nguồn vốn vay. Nhưng nhiều người còn tự ti, suy nghĩ nông cạn không dám vay vì sợ rủi ro lại đến thì gánh nặng nợ nần chồng chất hơn. “Cái khó bó cái khôn” là vậy, đã nghèo thì càng dễ bị sự thiếu thốn và rủi ro chi phối đời sống. 3.5 Do tham nhũng: Tham nhũng tác động gián tiếp một cách tiêu cực đối với tình cảnh của những nông hộ đói nghèo khiến họ khó vượt qua, thậm chí là tăng thêm đói nghèo, ảnh hưởng lớn tới kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo. Những kẻ tham nhũng đã dùng chức quyền, lợi thế của mình để ăn chặn nhiều khoản vốn tài trợ, vốn ngân hàng phục vụ người nghèo, vốn cho vay ưu đãi với lãi suất thấp hay không lấy lãi, vốn dự án, vốn các chương trình lồng ghép để xoá đói giảm nghèo. Vậy chúng ta suy ngẫm gì? Và phải làm gì cho những người “một nắng hai sương” đương đói nghèo khi đồng vốn chính sách xóa đói giảm nghèo đã và đang bị một số cán bộ lợi dụng chiếm đoạt? Tổng hợp về nguyên nhân đói nghèo của các hộ gia đình, kết quả của một cuộc điều tra như sau: Thiếu vốn: 70 - 80%. Đông con: 50 - 60%. Thiếu kinh nghiệm: 40 - 50% Thiếu ruộng, việc làm: 20 - 30% Rủi ro, ốm đau: 10 - 15% Thiếu lao động, neo đơn: 6 - 15% Lười lao động, chi tiêu lãng phí: 5 - 6% Mắc tệ nạn xã hội: 2 - 3%. Như vậy, theo kết quả điều tra các nguyên nhân thiếu vốn, đông con, thiếu kinh nghiệm được xét là quan trọng, phổ biến nhất. 4. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi: Xoá đói - giảm nghèo là một trong những chính sách lớn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Ngay từ khi nước ta mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định nghèo đói cũng là một thứ “giặc” như giặc dốt, giặc ngoại xâm nên đã đưa ra mục tiêu phấn đấu làm sao để nhân dân thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn, việc làm, đời sống hạnh phúc. “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, Người đủ ăn thì khá, giàu Người khá, giàu thì giàu thêm” Thực hiện tư tưởng đó của Người, Đảng và Nhà n
Luận văn liên quan