Đề tài Một số hình thức xây dựng bố cục trong tranh của hội họa Việt Nam

Các thế hệ họa sĩ thế giới và trong nước đã để lại những kinh nghiệm quý báu về làm tranh bố cục. Nhiều kinh nghiệm đã được truyền lại cho các thế hệ sau theo kiểu truyênlf nghề hoặc viết thành sách. Ngày nay những kinh nghiệm đố đã trở thành những kiến thức cơ bản đặt nền móng cho nhận thức khác lạ và mới mẻ hơn mà bất kì người học vẽ nào cũng không thể bỏ qua. Chúng ta biết con người ưa khoáng đạt, tự do, khoáng đãng. Nếu như trong một căn phòng chật chội, tầm mắt hướng ra ngoài tự nhiên bị ngăn lại, con người sẽ cảm thấy bực bội , tức tối, khó chịu. Nếu như trong một bức tranh người ta cũng để hình vẽ quá chật chội trong khuôn tranh, bị dồn nén quá nhiều về tỉ lệ, bị cắt xén hầu hết các hình vẽ thì điều đó cũng gây lên sự bực bội và khó chịu như thế. Và như vậy vô hình chung bố cục không gây được hưng phấn mà còn gây khó chịu cho thị giác của người xem. Khi vẽ chúng ta nên chú ý tới điều đó. Tránh không để tỉ lệ các hình vẽ bị dồn nén, chật chội, phá vỡ sự hài hòa với khuôn khổ của tranh. Ngược lại nếu hình vẽ quá bé nhỏ, hình vẽ trong tranh quá trống, bồng bềnh, buồn tẻ sẽ tạo cảm giác cô đơn lạnh lẽo. Muốn tạo ra được một bức tranh đẹp, trước hết chúng ta phải quan tâm đến sự sắp xếp hợp lí các yếu tố trong một bố cục. Như vậy thế nào là sắp xếp hợp lí? Sắp xếp hợp lí có nghĩa là nhìn tổng thể một bố cục với những yếu tố cần nêu, cần đề cập. Những giá trị của hình thể và màu sắc nằm trong tầm nhìn của ta cũng như trên diện tích mà ta nhìn thấy không bị triệt phá nhau, không làm giảm giá trị của nhau mà làm cho giá trị đó được nâng cao và mối quan hệ của các hình thể với nhau không thể tách khỏi mối quan hệ tương phản chính - phụ. Ngay trong các mảng chính phụ, việc sắp xếp các vị trí cũng rất quan trọng. Mối quan hệ của hình với hình là mối quan hệ của sắp đặt các vị trí, các đường giao nhau, cắt nhau, là vị trí của hình so với đường khung của một bố cục. Những nguyên lí hàng lối sẽ tạo sự nhàm chán bởi các hình thể được sắp xếp theo thứ tự đều nhau với khoảng cách đường khung bằng nhau. Trong trường hợp này phải tạo ra độ nhấn gây sự tương phản. Sắp xếp hợp lí còn có nghĩa là phải cân bằng thị giác. Một bố cục chỉ làm cho ta thỏa mãn khi các lực của nó được sắp xếp hợp lí. Bởi khi quan sát một hình thể bao giờ chúng ta cũng phải xác định cho hình đó một tâm điểm để từ đó sắp xếp bố cục với không gian bao quanh. Một hình có diện tích lớn nhưng sắc độ mờ nhạt so với nền thì cũng bằng một hình có diện tích nhỏ có sắc độ đậm hơn nó. Trong việc vẽ tranh người họa sĩ nói chung, người vẽ tranh nói riêng cần quan tâm nhiều đến vấn đề bố cục. Đối với tôi, là một giáo viên dạy mĩ thuật ở trường tiểu học rất cần hiểu biết những kiến thức về bố cục tranh. Trong quá trình tìm hiểu tài liệu, xem những tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam và thế giới ở nhiều kênh thông tin khác nhau tôi đã nhận biết và hiểu được nhiều điều về bố cục tranh từ đó có thể rút ra những những kinh nghiệm khi vẽ tranh. Trên cơ sở đó tôi xin mạnh dạn tìm hiểu về vấn đề này

doc21 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2730 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số hình thức xây dựng bố cục trong tranh của hội họa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên