Công nghệ thông tin ngày càng khẳng định được tính hữu dụng và sức mạnh trong mọi phương diện, mọi ngành nghề của cuộc sống, nhất là trong thời đại ngày nay. Với ngành giáo dục, công nghệ thông tin đã, đang và sẽ tạo nên những cuộc “cách mạng” trong công tác dạy - học. Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
Thời gian gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí đã được nhiều cán bộ, giáo viên hưởng ứng tích cực. Đây được coi là con đường ngắn nhất để đi đến đích của chất lượng dạy học và quản lí tại các nhà trường. Trong những năm học qua, tập đoàn Intel cũng đã phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo để tổ chức các đợt bồi dưỡng kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí các trường. Tuy nhiên, trên thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí ở một số trường tiểu học vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vẫn còn mang nặng tính hình thức, nhẹ về hiệu quả và chưa được đội ngũ lãnh đạo các trường khai thác triệt để. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do đội ngũ cán bộ, giáo viên không được đào tạo hoặc bồi dưỡng chuyên sâu về công nghệ thông tin, hoặc do việc tự học, tự rèn nâng cao trình độ về Tin học của cán bộ, giáo viên vẫn còn hạn chế nên hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục vẫn là một vấn đề cần giải quyết.
Để góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo nói chung và góp phần nâng cao chất lượng dạy học và quản lí ở trường Tiểu học Trần Bình Trọng nói riêng, nhiều năm qua bản thân tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ về công nghệ thông tin để ứng dụng trong công tác giảng dạy và giáo dục.
Với tư cách một Chủ tịch Công đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Thi đua-khen thưởng trường, ý thức sâu sắc trách nhiệm của mình với tập thể, cộng với niềm đam mê công nghệ thông tin và với tình cảm của một giáo viên nhiều năm gắn bó nhà trường, trong những năm học qua tôi đã luôn hỗ trợ và vận động các cán bộ, giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí, góp phần thực hiện nhiệm vụ “Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí” của ngành. Đây cũng chính là lí do tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm hỗ trợ CBGV trường Tiểu học Trần Bình Trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí ” để giới thiệu với quý thầy cô và các anh chị đồng nghiệp. Rất hy vọng được quý thầy cô và các anh chị đồng nghiệp chia sẻ và góp ý.
28 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2715 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm hỗ trợ cán bộ giáo viên trường Tiểu học Trần Bình Trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
A. Phần mở đầu
2
B. Phần nội dung
4
1. Mục đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí ở trường tiểu học
4
2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí ở trường Tiểu học Trần Bình Trọng trong những năm qua
5
3. Một số kinh nghiệm hỗ trợ CBGV ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí
9
4. Kết quả đạt được
16
C. Phần kết luận
19
D. Kiến nghị
20
E. Phụ lục
21
PHẦN MỞ ĐẦU
Công nghệ thông tin ngày càng khẳng định được tính hữu dụng và sức mạnh trong mọi phương diện, mọi ngành nghề của cuộc sống, nhất là trong thời đại ngày nay. Với ngành giáo dục, công nghệ thông tin đã, đang và sẽ tạo nên những cuộc “cách mạng” trong công tác dạy - học. Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
Thời gian gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí đã được nhiều cán bộ, giáo viên hưởng ứng tích cực. Đây được coi là con đường ngắn nhất để đi đến đích của chất lượng dạy học và quản lí tại các nhà trường. Trong những năm học qua, tập đoàn Intel cũng đã phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo để tổ chức các đợt bồi dưỡng kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí các trường. Tuy nhiên, trên thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí ở một số trường tiểu học vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vẫn còn mang nặng tính hình thức, nhẹ về hiệu quả và chưa được đội ngũ lãnh đạo các trường khai thác triệt để. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do đội ngũ cán bộ, giáo viên không được đào tạo hoặc bồi dưỡng chuyên sâu về công nghệ thông tin, hoặc do việc tự học, tự rèn nâng cao trình độ về Tin học của cán bộ, giáo viên vẫn còn hạn chế nên hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục vẫn là một vấn đề cần giải quyết.
Để góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo nói chung và góp phần nâng cao chất lượng dạy học và quản lí ở trường Tiểu học Trần Bình Trọng nói riêng, nhiều năm qua bản thân tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ về công nghệ thông tin để ứng dụng trong công tác giảng dạy và giáo dục.
Với tư cách một Chủ tịch Công đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Thi đua-khen thưởng trường, ý thức sâu sắc trách nhiệm của mình với tập thể, cộng với niềm đam mê công nghệ thông tin và với tình cảm của một giáo viên nhiều năm gắn bó nhà trường, trong những năm học qua tôi đã luôn hỗ trợ và vận động các cán bộ, giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí, góp phần thực hiện nhiệm vụ “Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí” của ngành. Đây cũng chính là lí do tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm hỗ trợ CBGV trường Tiểu học Trần Bình Trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí ” để giới thiệu với quý thầy cô và các anh chị đồng nghiệp. Rất hy vọng được quý thầy cô và các anh chị đồng nghiệp chia sẻ và góp ý.
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí ở trường tiểu học:
Mục đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí nhà trường; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho học sinh kiến thức về công nghệ thông tin, học sinh sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì hiện đại hoá.
Cụ thể, lãnh đạo các trường tiểu học có thể sử dụng công nghệ thông tin để quản lí hồ sơ nhà trường, hồ sơ đội ngũ, hồ sơ học sinh; quản lí thời khoá biểu, điểm kiểm tra của giáo viên và học sinh, soạn thảo và quản lí các văn bản chỉ đạo, các báo cáo của nhà trường... Lãnh đạo các trường cũng có thể sử dụng công nghệ thông tin để minh họa các bài báo cáo, các tham luận, các hội thảo, hội nghị. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão thì việc liên lạc và trao đổi thông tin qua website, qua email hay qua các “văn phòng không giấy” (văn phòng ảo) là một công việc không thể thiếu đối với các nhà quản lí.
Giáo viên sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm và chia sẻ thông tin, trao đổi tư liệu và kinh nghiệm giảng dạy, soạn thảo các kế hoạch dạy học, các biểu mẫu chuyên môn hay thiết kế những bài trình diễn đa phương tiện để minh họa bài giảng... Giáo viên cũng có thể sử dụng công nghệ thông tin để quản lí học sinh, liên lạc với cha mẹ học sinh và trao đổi thông tin với lãnh đạo nhà trường, với đồng nghiệp. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên sẽ có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Học sinh sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm tài liệu học tập, tham gia các cuộc thi trên internet, liên lạc và chia sẻ thông tin với bạn bè, thầy cô giáo hoặc thư giãn sau những giờ học căng thẳng với các trò chơi hấp dẫn trên internet.
Như vậy, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, vì chỉ cần “bấm chuột”, trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh.
Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.
Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí là đổi mới công tác quản lí nhà trường, nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” theo kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích phát triển năng lực sáng tạo và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí ở trường Tiểu học Trần Bình Trọng trong những năm qua:
2.1 Tình hình cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin:
Theo các báo cáo tình hình ứng dụng công nghệ thông tin hằng năm của nhà trường, thực trạng cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin của nhà trường trong những năm học qua như sau:
CSVC phục vụ
ứng dụng CNTT
Năm học
2008-2009
Năm học
2009-2010
Năm học
2010-2011
Năm học
2011-2012
Số máy tính ở phòng Tin học phục vụ giảng dạy Tin học/ tập huấn cho CB.GV-HS
14 máy
2-3 hs
/1 máy
14 máy
2-3 hs
/1 máy
18 máy
2-3 hs
/1 máy
18 máy
2-3 hs
/1 máy
Số máy tính ở phòng Thư viện phục vụ việc truy cập thông tin của giáo viên và học sinh
3 máy
3 máy
3 máy
3 máy
Số máy tính ở các phòng chức năng, phòng làm việc
4 máy
4 máy
4 máy
5 máy
Số projector và laptop phục vụ công tác giáo dục và quản lí
1 projector và 1 laptop
1 projector và 1 laptop
1 projector và 1 laptop
1 projector và 3 laptop
Số tivi 42’’ ở các phòng học phục vụ ứng dụng CNTT trong bài giảng
/
/
1 tivi
6 tivi
Số máy tính kết nối internet
4 máy
4 máy
100%
máy tính
100%
máy tính
Bảng 1. Thống kê tình hình cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin
từ năm học 2008-2009 đến năm học 2011-2012
2.2 Trình độ Tin học và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của CB.GV :
Qua các phiếu điều tra thông tin cá nhân của đội ngũ cán bộ, giáo viên đầu năm học, có thể thống kê trình độ Tin học và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ CB.GV như sau:
2.2.1 Trình độ Tin học:
NĂM HỌC
SL
CBGV
Trình độ Tin học
Trung cấp
Chứng chỉ B
Chứng chỉ A
Chưa có chứng chỉ
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2008-2009
25
/
/
1
4.0%
5
20.0%
19
76.0%
2009-2010
25
/
/
2
8.0%
5
20.0%
18
72.0%
2010-2011
29
1
3.4%
3
10.3%
7
24.3%
18
62.0%
Bảng 2. Thống kê Trình độ Tin học của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên
từ năm học 2008-2009 đến năm học 2011-2012
2.2.2 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí của đội ngũ cán bộ quản lí & giáo viên đầu năm học 2008-2009:
Khả năng ứng dụng và sử dụng các thiết bị CNTT của đội ngũ CBQL & GV
Mức độ
Tốt
Khá
Không biết
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Sử dụng phần mềm M.Word để soạn thảo văn bản
4
16.0
10
40.0
11
44.0
Sử dụng phần mềm M.Powerpoint để thiết kế bài giảng điện tử
2
8.0
8
32.0
15
60.0
Sử dụng các phần mềm khác để hỗ trợ công tác dạy học và quản lí
2
8.0
4
16.0
19
76.0
Biết cách khai thác nguồn tài nguyên trên Internet để hỗ trợ công tác dạy học và quản lí
6
24.0
4
16.0
15
60.0
Biết trao đổi thông tin qua hệ thống email và website
6
24.0
4
16.0
15
60.0
Sử dụng được các thiết bị CNTT như projector, laptop, tivi kết nối laptop...
2
8.0
4
16.0
19
76.0
Bảng 3. Thống kê Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí
của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên đầu năm học 2010-2011
Qua số liệu các bảng thống kê có thể thấy rằng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí của các giáo viên và cán bộ quản lí đầu năm học 2008-2009 như sau:
- Đa số các giáo viên và cán bộ quản lí có trình độ Tin học rất hạn chế. - Số CBGV có thể sử dụng tốt phần mềm Word để soạn thảo văn bản chiếm con số khá khiêm tốn. Số CBGV có thể sử dụng tốt phần mềm Powerpoint hoặc các phần mềm khác để hỗ trợ công tác dạy học và quản lí lại càng khiêm tốn hơn.
- Số CBGV biết cách khai thác nguồn tài nguyên trên Internet để hỗ trợ công tác dạy học và quản lí, biết trao đổi thông tin qua hệ thống email và website quá ít.
- Số CBGV có thể sử dụng thành thạo các thiết bị CNTT rất ít.
2.3 Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lí những năm qua:
Thực trạng
ứng dụng CNTT
Cán bộ quản lí
Giáo viên
Học sinh
Các hoạt động có ứng dụng CNTT
- Soạn thảo các văn bản chỉ đạo, các báo cáo của nhà trường;
- Thiết kế những bài trình diễn đa phương tiện (như Báo cáo, Tham luận, Nội dung Hội thảo, Đại hội, Hội nghị…)
- Trao đổi thông tin; Chia sẻ các thông tin có liên quan trên website của nhà trường…
- Quản lí hồ sơ…
- Tìm kiếm và chia sẻ tư liệu, kinh nghiệm giảng dạy;
- Soạn thảo các kế hoạch dạy học, các biểu mẫu chuyên môn; Thiết kế bài giảng các môn học & các hoạt động GDNGLL;
- Trao đổi thông tin;
- Tham gia các cuộc thi sưu tầm dữ liệu phục vụ dạy học, thi thiết kế BGĐT…
- Học Tin học;
- Tham gia các
cuộc thi trên Internet;
- Tìm kiếm thông tin học tập trên Internet;
- Theo dõi, cập nhật các thông tin trên website của nhà trường;
- Thư giãn với các trò chơi online…
Mức độ
áp dụng
- Thường xuyên
- Thường xuyên (đối với GV có khả năng Tin học tốt);
- Thỉnh thoảng (đối với các GV có khả năng Tin học khá).
- Không thường xuyên
Hiệu quả
Tốt
Khá tốt
Trung bình
2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí:
a. Yếu tố khách quan:
- Ngân sách hằng năm được phân bổ cho hoạt động dạy học của nhà trường vẫn còn quá khiêm tốn nên việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường chưa đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
- Cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin hiện có quá cũ kĩ nên khả năng hoạt động kém.
- Các văn bản chỉ đạo về ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lí trong những năm học qua chưa đồng bộ và xa rời thực tế.
- Một số giáo viên chưa có máy vi tính ở nhà hoặc có máy vi tính nhưng chưa kết nối internet.
b. Yếu tố chủ quan:
- CBQL và giáo viên chưa nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải sử dụng các phương tiện CNTT trong dạy học và quản lí.
- Các hình thức khuyến khích ứng dụng CNTT trong dạy học của ngành và nhà trường chưa tạo động lực cho giáo viên.
- Việc tổ chức ứng dụng CNTT phục vụ đổi mới công tác dạy học và quản lí chưa được nhà trường thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc và có kế hoạch.
3. Một số kinh nghiệm của BCH Công đoàn trường đối với việc hỗ trợ CBGV ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí:
3.1 Nâng cao nhận thức cho CBGV về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí:
a. Mục đích: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn thể cán bộ, giáo viên về tinh thần công tác ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT vì đây là công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục.
b. Biện pháp:
Với nhiệm vụ “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục, xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước”, Ban chấp hành Công đoàn đã phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động như:
- Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về CNTT đến toàn thể cán bộ, giáo viên, gồm:
+ Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
+ Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012;
+ Các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT trong từng năm học của các cấp.
- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí thông qua các Hội nghị cán bộ-công chức, Hội thảo Nâng cao chất lượng giáo dục, các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn...
3.2 Tổ chức bồi dưỡng các kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí cho CBGV:
a. Mục đích: Nâng cao kiến thức, kĩ năng về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn trường.
b. Biện pháp:
Ban chấp hành Công đoàn phối hợp với lãnh đạo nhà trường tổ chức thực hiện các công việc sau:
- Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng định kì hằng tháng các kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí cho toàn thể cán bộ, giáo viên.
- Phát huy đội ngũ giáo viên có kiến thức và khả năng ứng dụng CNTT tốt tham gia bồi dưỡng các kiến thức về CNTT cho đồng nghiệp.
- Vận động CBGV tham gia tự học, tự rèn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt các kiến thức về công nghệ thông tin và ngoại ngữ nhằm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ “Đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục” của trường và của ngành.
c. Nội dung kiến thức CNTT bồi dưỡng cho CB.GV là:
c.1 Cách sử dụng các phần mềm cơ bản đã được cài đặt trong Microsoft Office như:
Phần mềm soạn thảo văn bản M.Word:
+ Mục đích: Giúp CB.GV có thể thiết kế các bài giảng, đề thi hoặc các văn bản, biểu mẫu chuyên môn khác trên phần mềm M.Word.
+ Nội dung cơ bản:
. Nhập và chỉnh sửa văn bản;
. Thay đổi định dạng văn bản;
. Chèn tranh ảnh vào văn bản;
. Thiết kế trang;
. Chèn bảng và làm việc với bảng.
Phần mềm bảng tính M.Excel:
+ Mục đích: Giúp CB.GV có thể thiết kế các sổ điểm và quản lí điểm của học sinh, tạo các danh sách và sắp xếp danh sách học sinh theo các tiêu chí hoặc tạo các biểu đồ minh họa các báo cáo, sáng kiến kinh nghiệm....
+ Nội dung cơ bản:
. Sử dụng các trang bảng tính;
. Nhập và làm việc với thông tin;
. Định dạng thông tin và các trang bảng tính;
. Sắp xếp thông tin;
. Sử dụng các công thức đơn giản để tính toán.
Phần mềm đa phương tiện M.Power Point:
+ Mục đích: Giúp CB.GV có thể thiết kế các bài trình diễn minh họa bài giảng, các báo cáo với cha mẹ học sinh, các hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc minh họa các hội thảo, hội nghị, các lễ kỉ niệm trong năm học...
+ Nội dung cơ bản:
. Tạo bài trình diễn;
. Định dạng cho các trang trình diễn;
. Thêm hình ảnh và các hiệu ứng nghệ thuật;
. Thêm âm thanh, phim ảnh và các liên kết;
. Thêm các hiệu ứng hoạt ảnh và các hiệu ứng đặc biệt;
. Thiết lập bài trình diễn.
Phần mềm soạn thảo bài giảng trực tuyến Violet:
+ Mục đích: Giúp CB.GV có thể xây dựng các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác...
+ Nội dung cơ bản:
. Sử dụng các công cụ chuẩn;
. Tạo các mẫu bài tập: Bài tập trắc nghiệm; bài tập ô chữ; bài tập kéo thả chữ;
. Các chức năng soạn thảo trang màn hình: Tạo hiệu ứng hình ảnh, hiệu ứng chuyển động và biến đổi, sao chép tư liệu, tạo các siêu liên kết;
. Các chức năng khác của Violet: Chức năng chọn trang bìa; chọn giao diện bài giảng, soạn thảo hình nền cho các trang bài giảng, đóng gói bài giảng;
. Sử dụng bài giảng đã đóng gói : Nội dung gói bài giảng và cách chạy, chỉnh sửa bài giảng sau khi đã đóng gói
. Nhúng Violet vào Power Point;
c.2 Cách sử dụng các phần mềm thiết kế flash, phim, ảnh:
Phần mềm thiết kế Album 3D:
+ Mục đích: Giúp CB.GV có thể tạo ra các file ảnh để minh họa các bài giảng hoặc lưu giữ hình ảnh hoạt động, hình ảnh học sinh…
+ Nội dung cơ bản:
. Cách tạo các album ảnh;
. Cách nhúng các album ảnh vào Power Point.
Phần mềm thiết kế Flash:
+ Mục đích: Giúp CB.GV có thể thiết kế các flash minh họa bài trình chiếu, lưu giữ hình ảnh hoạt động hoặc tạo banner cho website...
+ Nội dung cơ bản:
. Cách tạo các flash;
. Cách nhúng các flash vào Power Point hoặc nhúng vào website.
Phần mềm làm phim Window Movie Maker:
+ Mục đích: Giúp CB.GV có thể làm các phim đơn giản minh họa bài trình chiếu hoặc lưu giữ hình ảnh hoạt động...
+ Nội dung cơ bản:
. Cách thêm hình ảnh, âm thanh vào phim;
. Cách chỉnh sửa phim: thêm tên phim, phụ đề, hiệu ứng... cho phim;
. Cách nhúng các phim vào Power Point.
Phần mềm Adobe Presenter
+ Mục đích: Giúp CB.GV có thể tạo ra các bài giảng điện tử với đầy đủ các nội dung đa phương tiện chất lượng cao, tuân thủ các tiêu chuẩn về e-learning phổ biến và có thể sử dụng bài giảng để dạy học trực tuyến thông qua mạng Internet.
+ Nội dung cơ bản:
. Chèn Flash lên bài giảng;
. Ghi âm thanh, hình ảnh và lồng ghép âm thanh, hình ảnh vào các nội dung trình chiếu trong bài giảng.
. Chèn các câu hỏi tương tác lên bài giảng.
. Đóng gói và xuất bản bài giảng ra nhiều loại định dạng khác nhau (flash, website), tuân thủ các tiêu chuẩn về e-learning phổ biến.
c.3 Cách tìm kiếm và chia sẻ thông tin trên internet :
Cách sử dụng thư viện trực tuyến Violet:
+ Mục đích: Giúp CB.GV có thể tìm kiếm và chia sẻ thông tin trên thư viện trực tuyến Violet.
+ Nội dung cơ bản:
. Đăng ký thành viên và đăng nhập vào thư viện Violet;
. Truy cập tài nguyên trên thư viện;
. Xem và tải tài nguyên về máy tính;
. Gửi ý kiến đóng góp;
. Đưa tài nguyên (tư liệu ảnh, phim, flash, mp3, bài giảng, giáo án, đề thi... ) lên thư viện;
. Chỉnh sửa tài nguyên đã đưa lên.
Cách sử dụng e-mail để trao đổi và tiếp nhận thông tin:
+ Mục đích: Giúp CB.GV có thể trao đổi, tiếp nhận và lưu trữ thông tin qua e-mail;
+ Nội dung cơ bản:
. Trao đổi, tiếp nhận thông tin qua e-mail;
. Lưu trữ thông tin qua e-mail.
4. Cách tạo website trên Violet:
+ Mục đích: Giúp CB.GV có thể lưu trữ và chia sẻ dữ liệu, Xây dựng các bài giảng điện tử trực tuyến, Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm chuyên môn...
+ Nội dung cơ bản:
. Cách thiết kế banner cho website;
. Tạo giao diện cho website;
. Tạo menu cho trang;
. Quản lý thành viên;
. Quản trị thư mục: Tạo thư mục con, Sửa đổi thư mục, Xóa thư mục;
. Quản lý tài nguyên của trang;
. Đưa bà