Đề tài Một số quy trình thu hồi và tái chế chất thải rắn

Trong xã hội công nghiệp ngày càng phát triển, CTR phát sinh trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất, từ khâu khai thác cho đến các khâu cuối cùng là thành sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng. Sản phẩm sau khi sử dụng có thể được thu hồi và tái chế hoặc đổ bỏ. Với tốc độ phát triển công nghiệp như ngày nay thì tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy kiệt chính vì thế mà rác hay CTR cũng là một loại tài nguyên đối với con người. Trong thứ bậc ưu tiên của công tác quản lý tổng hợp CTR thì tái chế là yếu tố xếp bậc thứ hai sau giảm thiểu tại nguồn, yếu tố tái chế là yếu tố quan trong làm giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên và giảm khối lượng CTR phải chôn lấp. Từ 6/2007 Việt Nam đã có tổng cộng 729 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), 4 đô thị loại I (thành phố), 13 đô thị loại II (thành phố), 43 đô thị loại III (thành phố), 36 đô thị loại IV (thị xã), 631 đô thị loại V (thị trấn và thị tứ). Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp. Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%). Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị. Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị. Bên cạnh những khó khăn nhất định trong việc triển khai các biện pháp kỹ thuật và công nghệ xử lý nước thải, khí thải thì chất thải rắn đang thực sự là một mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng vì lượng thải ngày càng gia tăng đặc biệt là chất thải nguy hại ngày càng phong phú về số lượng lẫn chủng loại.Tình trạng thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị và sức khỏe cộng đồng. Tái chế CTR được xếp thứ tự ưu tiên thứ hai sau giảm thiểu tại nguồn trong hệ thống quản lý CTR tổng hợp. Ưu điểm của tái chế là tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp có giá trị cho công nghiệp, ngăn ngừa sự phát tán những chất độc vào môi trường. Hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. - Tái chế vật liệu: bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ dòng rác, xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để tái sản xuất các sản phẩm mới hoặc sản phẩm khác. - Tái chế nhiệt: bao gồm các hoạt động khôi phục năng lượng từ rác thải. - Củng có thể coi hoạt động tái chế như hoạt động tái sinh lại chất thải thông qua: Tái sinh sản phẩm chuyển hóa hóa học, chủ yếu dùng phương pháp đốt để thành các sản phẩm khí đốt, hơi nóng và các hợp chất hữu cơ. - Tái sinh các sản phẩm chuyển hóa sinh học: chủ yếu thông qua quá trình lên men, phân hủy chuyển hóa sinh học, để thu hồi các sản phẩm như: phân bón, khí mêtan, protêin, các loại cồn và nhiều hợp chất hữu cơ khác. Trong bài cáo này chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan về Công nghệ thu hồi và tái chế vật liệu từ chất thải rắn và các vấn đề liên quan. 1. Nhu cầu tái chế chất thải và sự ra đời của ngành tái chế trên thế giới: 1.1. Nhu cầu về tái chế chất thải rắn: Với thực trang tài nguyên, nhu cầu phát triển kinh tế đe dọa lên tài nguyên. Sự ra đời của tái chế xuất phát từ sức ép mạnh mẽ của xã hội. Như sự phát triển không ngừng của dân số, của công nghiệp hóa . Theo báo cáo Tình hình Dân số Thế giới 2010 của Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam hiện là 89 triệu người và sẽ tăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050. Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở gần nhất của Việt Nam là vào năm 2009 và được Tổng cục Thống kê công bố chính thức ngày 21 tháng 7 năm nay cho thấy bình quân mỗi năm dân số Việt Nam tăng 952.000 người.Mặc dù dân thành thị hiện chiếm 30% tổng dân số ở Việt Nam nhưng lại đang tăng nhanh với tốc độ trung bình 3,4%/năm. Khu vực miền Đông Nam Bộ là nơi có mức đô thị hóa cao nhất. Nguyên nhân chính là do thị trường lao động mở rộng. Mật độ dân số ở Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, có sự phân bố rất chênh lệch và mức gia tăng không đồng đều. Cụ thể khu vực đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc đông nhất trên cả nước (25 triệu người) trong khi vùng Tây nguyên chỉ hơn 5 triệu người. Một số tỉnh như Nam Định, Thanh Hóa. tỉ lệ tăng dân số không đáng kể vì số người di cư vào các tỉnh thành phía Nam (chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh) để làm ăn sinh sống. Ước tính trong năm năm 2004-2009 có tới 9,1 triệu người di cư. Do những vấn đề về dân số ngày càng cấp bách vì thế mà ngành tái chế ra đời như một giải pháp to lớn bảo vệ môi trường sống cũng như giải pháp cho sự khan hiếm tài nguyên. Tái sử dụng CTR là một giải pháp có nhiều ưu điểm như: - Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô cho sản xuất. - Giảm lượng rác thải phải chôn lấp thông qua việc giảm đổ bỏ và giảm tác động môi trường. - Cung cấp nguồn nguyện liệu thứ cấp cho giá trị công nghiệp với chi phí thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cho người tái chế. - Ngăn ngừa sự phát tán các chất độc hại vào môi trường và tránh phải thực hiện các quy trình mang tính chất bắt buộc như tiêu hủy hoặc chôn lấp chất thải. - Tiết kiệm diện tích đất phục vụ cho bải chôn lấp (giảm thiểu khối lượng chất thải đi vào BCL- BCL có thể kéo dài khả năng hoạt động). Có thể sử dụng diện tích BCL nhanh hơn do chôn lấp thành phần chất thải hữu cơ dễ phân huỷ sinh học riêng rẽ. - Một lợi ích là có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế; hoạt động tái chế lúc này sẽ mang tính kinh doanh và vì thế có thể giải thích tại sao các vật liệu có thể tái chế được thu gom ngay từ nguồn phát sinh cho tới khâu xử lý và tiêu huỷ cuối cùng. - Khi có tái sinh tái chế chất thải lượng chất thải giảm trong các bãi chôn lấp - diện tích cần thiết cho BCL giảm đi- giảm nước rò rỉ sinh ra từ BCL. Giảm thiểu lượng khí sinh ra từ BCL do khối lượng rác giảm, đặc biệt giảm hàm lượng khí mêtan có khả năng gây hiệu ứng nhà kính.

doc34 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4471 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số quy trình thu hồi và tái chế chất thải rắn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trong xã hội công nghiệp ngày càng phát triển, CTR phát sinh trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất, từ khâu khai thác cho đến các khâu cuối cùng là thành sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng. Sản phẩm sau khi sử dụng có thể được thu hồi và tái chế hoặc đổ bỏ. Với tốc độ phát triển công nghiệp như ngày nay thì tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy kiệt chính vì thế mà rác hay CTR cũng là một loại tài nguyên đối với con người. Trong thứ bậc ưu tiên của công tác quản lý tổng hợp CTR thì tái chế là yếu tố xếp bậc thứ hai sau giảm thiểu tại nguồn, yếu tố tái chế là yếu tố quan trong làm giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên và giảm khối lượng CTR phải chôn lấp. Từ 6/2007 Việt Nam đã có tổng cộng 729 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), 4 đô thị loại I (thành phố), 13 đô thị loại II (thành phố), 43 đô thị loại III (thành phố), 36 đô thị loại IV (thị xã), 631 đô thị loại V (thị trấn và thị tứ). Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp. Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị. Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị. Bên cạnh những khó khăn nhất định trong việc triển khai các biện pháp kỹ thuật và công nghệ xử lý nước thải, khí thải thì chất thải rắn đang thực sự là một mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng vì lượng thải ngày càng gia tăng đặc biệt là chất thải nguy hại ngày càng phong phú về số lượng lẫn chủng loại.Tình trạng thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị và sức khỏe cộng đồng. Tái chế CTR được xếp thứ tự ưu tiên thứ hai sau giảm thiểu tại nguồn trong hệ thống quản lý CTR tổng hợp. Ưu điểm của tái chế là tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp có giá trị cho công nghiệp, ngăn ngừa sự phát tán những chất độc vào môi trường. Hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Tái chế vật liệu: bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ dòng rác, xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để tái sản xuất các sản phẩm mới hoặc sản phẩm khác. Tái chế nhiệt: bao gồm các hoạt động khôi phục năng lượng từ rác thải. Củng có thể coi hoạt động tái chế như hoạt động tái sinh lại chất thải thông qua: Tái sinh sản phẩm chuyển hóa hóa học, chủ yếu dùng phương pháp đốt để thành các sản phẩm khí đốt, hơi nóng và các hợp chất hữu cơ. Tái sinh các sản phẩm chuyển hóa sinh học: chủ yếu thông qua quá trình lên men, phân hủy chuyển hóa sinh học, để thu hồi các sản phẩm như: phân bón, khí mêtan, protêin, các loại cồn và nhiều hợp chất hữu cơ khác. Trong bài cáo này chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan về Công nghệ thu hồi và tái chế vật liệu từ chất thải rắn và các vấn đề liên quan. Nhu cầu tái chế chất thải và sự ra đời của ngành tái chế trên thế giới: Nhu cầu về tái chế chất thải rắn: Với thực trang tài nguyên, nhu cầu phát triển kinh tế đe dọa lên tài nguyên. Sự ra đời của tái chế xuất phát từ sức ép mạnh mẽ của xã hội. Như sự phát triển không ngừng của dân số, của công nghiệp hóa…. Theo báo cáo Tình hình Dân số Thế giới 2010 của Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam hiện là 89 triệu người và sẽ tăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050. Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở gần nhất của Việt Nam là vào năm 2009 và được Tổng cục Thống kê công bố chính thức ngày 21 tháng 7 năm nay cho thấy bình quân mỗi năm dân số Việt Nam tăng 952.000 người.Mặc dù dân thành thị hiện chiếm 30% tổng dân số ở Việt Nam nhưng lại đang tăng nhanh với tốc độ trung bình 3,4%/năm. Khu vực miền Đông Nam Bộ là nơi có mức đô thị hóa cao nhất. Nguyên nhân chính là do thị trường lao động mở rộng. Mật độ dân số ở Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, có sự phân bố rất chênh lệch và mức gia tăng không đồng đều. Cụ thể khu vực đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc đông nhất trên cả nước (25 triệu người) trong khi vùng Tây nguyên chỉ hơn 5 triệu người. Một số tỉnh như Nam Định, Thanh Hóa... tỉ lệ tăng dân số không đáng kể vì số người di cư vào các tỉnh thành phía Nam (chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh) để làm ăn sinh sống. Ước tính trong năm năm 2004-2009 có tới 9,1 triệu người di cư. Do những vấn đề về dân số ngày càng cấp bách vì thế mà ngành tái chế ra đời như một giải pháp to lớn bảo vệ môi trường sống cũng như giải pháp cho sự khan hiếm tài nguyên. Tái sử dụng CTR là một giải pháp có nhiều ưu điểm như: Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô cho sản xuất. Giảm lượng rác thải phải chôn lấp thông qua việc giảm đổ bỏ và giảm tác động môi trường. Cung cấp nguồn nguyện liệu thứ cấp cho giá trị công nghiệp với chi phí thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cho người tái chế. Ngăn ngừa sự phát tán các chất độc hại vào môi trường và tránh phải thực hiện các quy trình mang tính chất bắt buộc như tiêu hủy hoặc chôn lấp chất thải. Tiết kiệm diện tích đất phục vụ cho bải chôn lấp (giảm thiểu khối lượng chất thải đi vào BCL- BCL có thể kéo dài khả năng hoạt động). Có thể sử dụng diện tích BCL nhanh hơn do chôn lấp thành phần chất thải hữu cơ dễ phân huỷ sinh học riêng rẽ. Một lợi ích là có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế; hoạt động tái chế lúc này sẽ mang tính kinh doanh và vì thế có thể giải thích tại sao các vật liệu có thể tái chế được thu gom ngay từ nguồn phát sinh cho tới khâu xử lý và tiêu huỷ cuối cùng. Khi có tái sinh tái chế chất thải lượng chất thải giảm trong các bãi chôn lấp - diện tích cần thiết cho BCL giảm đi- giảm nước rò rỉ sinh ra từ BCL. Giảm thiểu lượng khí sinh ra từ BCL do khối lượng rác giảm, đặc biệt giảm hàm lượng khí mêtan có khả năng gây hiệu ứng nhà kính. Sự ra đời của ngành tái chế chất thải trên thế giới: Trên thế giới, tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển đã xây dựng một chiến lược quản lý chất thải mà trong đó chính sách thu hồi và tái sinh chất thải đóng vai trò tất yếu trong toàn bộ hệ thống. Năm 1989, Liên Hiệp Châu Âu đã lãnh đạo hệ thống quản lý này và ưu tiên thực hiện công tác ngăn ngừa phát sinh chất thải, thu hồi và giảm thiểu thải bỏ cuối cùng. Tháng 8/1996 Liên Hiệp Châu Âu đã thông báo một chiến lược quản lý chất thải mới dựa trên hệ thống luật định quản lý chất thải của năm 1989, đó là việc tái sử dụng sản phẩm và tái chế chất thải đóng vai trò ưu tiên nhất trong hệ thống, hỗ trợ cho việc đốt chất thải nhằm thu hồi năng lượng. Để đảm bảo nguyên tắc được thực hiện Liên Hiệp Châu Âu đẩy mạnh hoạt dộng sản xuất sạch, công nghệ sạch nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất và nhất là ngăn ngừa việc phát sinh chất thải nguy hại bằng cách giới hạn hoặc nghiêm cấm sử dụng kim loại nặng trong quy trình sản xuất và sự có mặt của nó trong sản phẩm cuối cùng, khuyến khích sử dụng các công cụ kinh tế liên quan đến việc ngăn ngừa chất thải phát sinh, phát huy việc áp dụng các phương pháp kiểm toán môi trường và cấp nhãn môi trường. Thay vào đó Liên Hiệp Châu Âu đề nghị sự gia tăng hợp tác giữa các nước thành viên nhằm giảm thiểu xuất nhập khẩu bất hợp lý và các họat động phát sinh chất thải nguy hại. Điều này được xem như một phần của công tác quản lý chất thải, những nhà sản xuất ở những nước này phải luôn tính đến khả năng tái sinh phế phẩm của mình như một mục tiêu được đặt ra đấu tiên trong kế hoạch thiết kế sản phẩm, sản xuất và mua bán… Hệ thống quản lý này được nhiều quốc gia trên thế giới hưởng ứng và áp dụng cho việ quản lý chất thải rắn như: Pháp, Mỹ, Hà Lan, Đức. Vấn đề tái chế ở một số nước: Singgapo: Những nước đang phát triển trong khu vực đã quan tâm từ rất sớm việc xử lý chất thải rắn. Singapore là một ví dụ điển hình. Là một nước nhỏ, Singapore không có nhiều đất đai để chôn lấp rác như những quốc gia khác nên đã kết hợp xử lý rác bằng phương pháp đốt và chôn lấp. Cả nước Singapore có 3 nhà máy đốt rác. Những thành phần chất thải rắn không cháy được chôn lấp ở bãi rác ngoài biển. Bãi chôn lấp rác Semakau được xây dựng bằng cách đắp đê ngăn nước biển ở một đảo nhỏ ngoài khơi Singapore. Rác thải từ các nguồn khác nhau saukhi thu gom được đưa đến trung tâm phân loại rác. Ở đây rác được phân loại ra những thành phần cháy được và thành phần không cháy được. Những chất cháy được được chuyển tới các nhà máy đốt rác còn những chất không cháy được được chở đến cảng trung chuyển, đổ lên xà lan để chở ra khu chôn lấp rác. Ở đây rác thải lại một lần nữa chuyển lên xe tải để đưa đi chôn lấp .Các công đoạn của hệ thống quản lý rác của Singapore hoạt động hết sức nhịp nhàng và ăn khớp với nhau từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển đến tận khi xử lý bằng đốt hay chôn lấp. Xử lý khí thải từ các lò đốt rác được thực hiện theo qui trình nghiêm ngặt để tránh sự chuyển dịch ô nhiễm từ dạng rắn sang dạng khí. Xây dựng bãi chôn lấp rác trên biển sẽ tiết kiệm được đất đai trong đất liền và mở rộng thêm đất khi đóng bãi. Tuy nhiên việc xây dựng những bãi chôn lấp rác như vậy đòi hỏi sự đầu tư ban đầu rất lớn. Mặt khác, việc vận hành bãi rác phải tuân theo những qui trình nghiêm ngặt để đảm bảo sự an toàn của công trình và bảo vệ môi trường. Hình 1.3: Bãi chôn lấp rác Semakau Singapore Ở Thái Lan: sự phân loại rác được thực hiện ngay từ nguồn. Người ta chia ra 3 loại rác và bỏ vào 3 thùng riêng: những chất có thể tái sinh, thực phẩm và các chất độc hại. Các loại rác này được thu gom và chở bằng các xe ép rác có màu sơn khác nhau. Rác tái sinh sau khi được phân loại sơ bộ ở nguồn phát sinh được chuyển đến nhà máy phân loại rác để tách ra các loại vật liệu khác nhau sử dụng trong tái sản xuất. Chất thải thực phẩm được chuyển đến nhà máy chế biến phân vi sinh. Những chất còn lại sau khi tái sinh hay chế biến phân vi sinh được xử lý bằng chôn lấp. Chất thải độc hại được xử lý bằng phương pháp đốt. Một trung tâm xử lý rác hoàn thiện của Thái Lan bao gồm tất cả các đơn vị nói trên (chẳng hạn trung tâm xử lý rác On-Nuch ở Bangkok). Ngoài ra Thái Lan còn kết hợp các quá trình xử lý rác trên đây với phương pháp đốt. Chẳng hạn lò đốt rác ở Phukhet có công suất trên 250 tấn rác/ngày hoạt động kèm theo bãi chôn lấp rác nhỏ để chôn lấp tro và những chất không cháy được. Việc thu gom rác ở Thái Lan được tổ chức rất chặt chẽ. Ngoài những phương tiện cơ giới lớn như xe ép rác được sử dụng trên các đường phố chính, các loại xe thô sơ cũng được dùng để vận chuyển rác đến các điểm tập kết. Rác trên sông, rạch được vớt bằng các thuyền nhỏ của cơ quan quản lý môi trường. Rác thải được thu gom và vận chuyển đến các trung tâm xử lý rác hằng ngày từ 18h00 tối hôm trước đến 3h00 sáng hôm sau. Các địa điểm xử lý rác của Thái Lan đều cách xa trung tâm thành phố ít nhất 30km. Kinh nghiệm của các nước điển hình trên đây cho chúng ta những ý tưởng bổ ích trong qui hoạch và xử lý chất thải rắn. Những yếu tố cơ bản cần được xem xét để quyết định phương án xử lý chất thải rắn là thành phần chất thải, khả năng đầu tư và các tiêu chí liên quan đến ô nhiễm môi trường. Hồng Kông: Kinh ngiệm thu hồi và tái sinh chất thải ở đây là một tiêu biểu hợp lý cho các nước phát triển chậm nhưng lại mở rộng nhanh chóng ở nền kinh tế… Trong những năm 1990 sự chuyển đổi tái sinh từ chât thải công nghiệp và đô thị trở thành một họat động sản xuất khá phổ biến, nó cung cấp một lượng lớn nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp tái sinh trong và ngoài nứớc. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Hồng Kông đã xuất khẩu 1,6 triệu tấn vật liệu tái sinh vào năm 1995, ngành công gnhiệp tái sinh nội địa đã tăng lên 600.000 tấn chủ yếu là phế liệu giấy, kim loại và plastic. Họat động xuất khẩu sản phẩm tái chế này đã đem về cho Hồng Kông 28 tiệu USD năm 1995 và chu cấp một lượng dư cho trên 40% sản phẩm thải. Một văn phòng cố vấn nghiên cứu về giảm thiểu chất thải rắn từ năm 1993-1995 cho biết: tái sinh phế liệu và thêu đốt chất thải rắn để thu hồi năng lượng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược giảm thiểu chất thải tổng thể. NHẬT BẢN: là một trong những quốc gia có trình độ phát triển đứng vào hàng đầu trên thế giới và vấn đề xử lý các chất thải công nghiệp cũng là một trong các công tác được nhà nước quan tâm hang đầu. Nhật Bản cũng là một trong các quốc gia đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp, và song song việc này Nhật Bản cũng đã phát triển những công nghệ tái chế và tái sử dụng chất thải. Theo con số thống kê của Nhật năm 2001: số lượng sản phẩm PET được thu hồi tái chế khoảng 109.190 tấn(25%), 50% giấy phế liệu được thu hồi và tái chế, 100% các chai miểng thủy tinh và 75% tổng lượng vỏ kim loại, đồ hộp được thu hồi và tái chế. Các họat động tái chế ở Nhật được hỗ trợ bởi các hệ thống lọc và các quy định liên quan đến viện quản lý chất thải như: luật tái chế vỏ hộp và bao bì được ban hành năm 1996, luật tái chế thiết bị điện năm 1998. Vào cuối những năm 1990, ở Nhật có khoảng 14000 nhà máy họat động trong lĩnh vực xử lý trung gian cũng như thực hiện việc tái chế các loại chất thải công nghiệp. Ở Đức: từ đầu năm những năm 1991, Đức coi 3R- giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải là khái niệm quản lý chất thải tổng hợp và sau đó trở thành nguyên tắc trong các chính sách và pháp luật củ Đức về quản lý chất thải. Năm 1996, Đức đã ban hành luật “quản lý và khép kín vòng tuần hoàn chất thải” quy định rõ các nghĩa vụ quản lý, tái chế chất thải an toàn và chất lượng cao. Năm 2001, ngành công nghiệp giấy tái sử dụng tới 80%, bao bì có thể tái sử dụng 61%. Năm 2002, Đức ban hành luật quy định các hảng sản xuất ô tô thu hồi xe cũ trong cả nước. Theo ước tính, 85% xe cũ tính theo trọng lượng sẽ được thu hồi vào năm 2006 và tỷ lệ tái chế, tái sử dụng vật liệu của các xe cũ đạt 80%. Đức đặt mục tiêu tái chế và tái sử dụng xe cũ là 95% vào năm 2015. Hình 1: Sơ đồ hệ thống tái chế chất thải ở Đức Tổng quan một số quy trình công nghệ thu hồi và tái chế chất thải: Trong xã hội công nghiệp ngày càng phát triển, CTR phát sinh trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất, từ khâu khai thác cho đến các khâu cuối cùng là thành sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng. Sản phẩm sau khi sử dụng có thể được thu hồi và tái chế hoặc đổ bỏ. Với tốc độ phát triển công nghiệp như ngày nay thì tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy kiệt chính vì thế mà rác hay CTR cũng là một loại tài nguyên đối với con người. Trong thứ bậc ưu tiên của công tác quản lý tổng hợp CTR thì tái chế là yếu tố xếp bậc thứ hai sau giảm thiểu tại nguồn, yếu tố tái chế là yếu tố quan trong làm giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên và giảm khối lượng CTR phải chôn lấp. Công nghệ thu hồi và tái chế chất thải rắn thông thường: các chất thải rắn thường gặp chất thải rắn đô thị như nhựa, giấy, thủy tinh, kim loại màu, cao su…Tái chế là hoạt động thu hồi lại các thành phần có thể sử dụng chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng cho các hoạt động và sản xuất. Tái chế vật liệu: bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ dòng rác, xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để tái sản xuất các sản phẩm, mới hoặc sản phẩm khác. Hoạt động tái chế và thu hồi chất thải được thực hiện thông qua hệ thống thu gom chất thải rắn thao mạng lưới 3 cấp gồm: Người thu gom, đồng nát và buôn bán phế liệu. Công nghiệp thu hồi có 3 cấp được chia làm 6 nhóm nghề: Cấp thứ nhất: người đồng nát và người nhặt rác. Cấp thứ 2: gồm những người thu mua đồng nát và người thu mua phế liệu từ người thu nhặt tại bãi rác, người đồng nát và người nhặt rác trên vỉa hè trong toàn thànhphố. Cấp thứ ba: gồm những người buôn bán hoạt động kinh doanh với quy mô lớn hơn ở nhiều địa điểm cố định và các đại lý thu mua. Việc chế biến lại chất thải để lấy lại một vật liệu thô sơ khai trước đây gọi là sự tận dụng lại phế thải và hiện nay được gọi là tái sinh. Ở mức thấp nhất của nó và phần lớn cách tiếp cận công nghệ, các vật liệu thải đòi hỏi phải được phân loại ngay tại nguồn bởi chính người tiêu thụ. Đây là mức tiếp cận lớn nhất bởi vì nó đòi hỏi phí tổn năng lượng nhỏ nhất. Đặc điểm của mỗi loại vật liệu tái chế khác nhau thì quy trình tái chế lại khác nhau do tính khan hiếm của vật liệu hoặc do tính chất của vật liệu như nhôm phế liệu khi đưa vào tái chế thì chất lượng của nó chỉ giảm 5% so với nhôm nguyên chất. Có những vật liệu khi tái chế rất đơn giản như giấy hay thủy tinh còn có những quy trình tái chế vật liệu phức tạp hơn như sắt thép, nhựa, cao su… Cộng nghệ tái chế các phế thải thông thường: Tái chế nhựa: Một điều cần lưu ý là nhựa tái sinh luôn giảm dần chất lượng. Nói cách khác, không nên làm hũ sữa chua cũ thành hũ sữa chua mới. Nhựa từ bao bì nguyên sinh đem đi tái sinh thành loại sản phẩm khác, chứ không được dùng cho cùng một mục đính hai lần. Bước đầu tiên trong quy trình tái sinh nhựa là phân loại nhựa trong nhà máy tái sinh. Nhiều nơi chỉ tái sinh 1 loại nhựa duy nhất trong các loại nhựa được thu gom, vì thế điều cần thiết đầu tiên là phân loại cơ bản như giấy, nhựa, kim loại. Tiếp theo là phân loại nhựa và chọn lựa loại nhựa cần tái sinh. Sau khi phân loại, nhựa được bằm nhỏ thành miếng nhỏ hay vẩy nhựa (flakes). Tại giai đoạn này, nhựa thường trộn lẫn với các chất bẩn, dính các nhãn bao bì… Vì thế cần rửa sạch trong bồn nước, giúp nhựa sạch trước khi làm khô và đem đi nung chảy. Khi được nung chảy, nhựa được ép qua một máy đùn, một loại máy ép nhựa thành những sợi như sợi bún hay những hạt nhỏ và được định hình thành hạt nhựa. Hạt nhựa này có thể đem đi bán cho các nhà sản xuất khác. Ví dụ: hạt nhựa này được kéo thành sợi để sản xuất những sản phẩm như vải len nhân tạo, làm thảm hay sản phẩm giả gỗ dùng trong công nghiệp, xây dựng, hay làm ngói, gạch hoặc tấm lót sàn. Nhiều công ty có nhu cầu nhựa tái sinh có thể mua về hằng xe tải để phục vụ cho nhiều ứng dụng khác nhau. Tái chế chai lọ thủy tinh: Gồm các giai đọan: Loại trừ phế liệu: thủy tinh phế liệu từ các vựa vận chuyển về được phân loại theo mẫu và mức độ tinh khiết, sau đó được rửa sạch và đập vụn. Nung và sản xuất sản phẩm: thủy tinh vụn được đở vào lò nung, lò nung phải được làm sạch bằng gạch chịu lửa và một cửa đổ thủy tinh phế liệu vào nồi. Khi nhiệt độ lò tăng cao, thủy tinh nóng sẽ chảy theo các máng để ra khuôn. Sản phẩm lấy ra khỏi khuôn tiếp tục được định hình trên
Luận văn liên quan