Đề tài Một số vấn đề về các trung tâm dịch vụ hành chính công

Trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, việc tiếp tục cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát của chương trình phát triển chiến lược do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Chính phủ cũng đã có nghị quyết về cải cách hành chính và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 (Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001). Trong quá trình triển khai Nghị quyết này và nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân, đầu năm 2002 đã xuất hiện một số trung tâm dịch vụ hành chính công được tổ chức thí điểm tại nhiều địa bàn ở nước ta. Phương thức xây dựng mô hình các trung tâm dịch vụ công ở nhiều nơi cũng có điểm khác nhau. Xung quanh tình hình này có nhiều diễn biến và vấn đề nảy sinh.

pdf19 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số vấn đề về các trung tâm dịch vụ hành chính công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời nói đầu Phần I Bối cảnh ra đời các trung tâm dịch vụ hành chính công 1. Hoàn cảnh ra đời 2. Các sự kiện liên quan Phần II Phân tích tình hình 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 2. Các mô hình trung tâm dịch vụ hành chính công 3. Các vấn đề cần giải quyết đối với các trung tâm dịch vụ hành chính công Phần III Kiến nghị Kết luận 2 Lời nói đầu Trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, việc tiếp tục cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát của chương trình phát triển chiến lược do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Chính phủ cũng đã có nghị quyết về cải cách hành chính và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 (Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001). Trong quá trình triển khai Nghị quyết này và nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân, đầu năm 2002 đã xuất hiện một số trung tâm dịch vụ hành chính công được tổ chức thí điểm tại nhiều địa bàn ở nước ta. Phương thức xây dựng mô hình các trung tâm dịch vụ công ở nhiều nơi cũng có điểm khác nhau. Xung quanh tình hình này có nhiều diễn biến và vấn đề nảy sinh. Tôi xin trình bày nội dung: "Một số vấn đề về các trung tâm dịch vụ hành chính công". 3 PHẦN I BỐI CẢNH RA ĐỜI CÁC TRUNG TÂM DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG 1. Hoàn cảnh ra đời Cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) và xác định lại trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và IX của Đảng. Việc này tuy không còn là một vấn đề mới mẻ nhưng lại đặt ra cấp bách trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội hiện nay của nước ta để mở đường cho sự đi lên của nền kinh tế. Do đó tháng 9 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001- 2010. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trên nhiều địa phương trong cả nước đã có những hành động và chuyển biến tích cực như:  rà soát, chỉnh sửa văn bản;  sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính  đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức  tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, v..v.. Trong bối cảnh ấy, một số địa phương đã có chương trình triển khai tổ chức thí điểm các trung tâm dịch vụ hành chính công. Có thể kể ra các trung tâm dịch vụ hành chính công đã được thành lập và hoạt động như:  Trung tâm Dịch vụ Hành chính công quận Tây Hồ, Hà Nội (đi vào hoạt động ngày 13 tháng 5 năm 2002, thành lập trên cơ sở quyết định số 23/2002/QĐ- UB ngày 25 tháng 2 năm 2002 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập thí điểm Trung tâm Dịch vụ hành chính công quận Tây Hồ); 4  Trung tâm Dịch vụ Hành chính công huyện Từ Liêm, Hà Nội (đi vào hoạt động ngày 23 tháng 5 năm 2002 theo quyết định số 21/2002/QĐ-UB ngày 25 tháng 2 năm 2002 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập thí điểm Trung tâm Dịch vụ hành chính công huyện Từ Liêm);  Các phòng công chứng trực thuộc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội (chuyển sang dịch vụ hành chính công từ tháng 5 năm 2002 theo quyết định số 22/2002/QĐ-UB ngày 25 tháng 2 năm 2002 của UBND thành phố Hà Nội về việc cho phép 03 phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp thành phố thực hiện thí điểm dịch vụ hành chính công);  Trung tâm Thông tin lưu trữ và Dịch vụ nhà đất thuộc Sở Địa chính - Nhà đất thành phố Hà Nội (thành lập từ tháng 5 năm 2002);  Dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế thuộc Cục Thuế T.P. Hồ Chí Minh (khai trương ngày 8 tháng 4 năm 2002 );  Dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực công chứng, chứng thực tại thành phố Đà Nẵng (tháng 6 năm 2002). Ngoài ra, còn có một số chương trình dự định sẽ được triển khai trong năm 2002 như:  Đề án Trung tâm Đăng bộ giao dịch Nhà và đất tại thành phố Hồ Chí Minh do ông Vũ Văn Thôn, nguyên giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh đề xuất  Dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế dự định tổ chức tại Cục Thuế Hải Phòng và Cục Thuế Đà Nẵng;  Đề án thành lập cơ quan đăng ký đất đai hay trung tâm giao dịch bất động sản tổ chức dưới dạng dịch vụ công. Đây là đề án do Tổng cục Địa chính thực hiện (nay thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường), nằm trong khuôn khổ chương trình Nâng cao năng lực quản lý đất đai ở Việt Nam do Thuỵ Điển tài trợ, sẽ được hoàn thành vào ngày 01 tháng 7 năm 2003; và 5  Các đề án khác. Các mô hình cung cấp dịch vụ hành chính công nói trên thường xuất hiện trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân và cần tiếp xúc trực tiếp với người dân. Đó là các lĩnh vực thường xuyên xảy ra sự quá tải trong nhu cầu của người dân như:  Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;  Cấp phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ;  Làm thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất;  Thông tin dữ liệu địa chính - nhà đất; và  Công chứng, chứng thực, v..v.. Mặc dù có cùng tên gọi và tính chất là dịch vụ hành chính công, nhưng cách xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ hành chính công ở từng địa phương, từng lĩnh vực quản lý có nội dung cụ thể tương đối khác nhau. Sự khác biệt này sẽ được làm rõ trong phần thứ hai của tiểu luận. 2. Các sự kiện liên q uan Khái niệm dịch vụ công không phải là mới mẻ ở các nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam gần đây vấn đề dịch vụ công mới nổi lên thành một vấn đề được dư luận quan tâm khi đầu năm 2002 có một số trung tâm dịch vụ hành chính công được thí điểm thành lập. Riêng tại địa bàn Hà Nội, trong tháng 5 năm 2002 đã xuất hiện 04 điểm dịch vụ hành chính công: 02 Trung tâm dịch vụ hành chính công thuộc UBND quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm, Trung tâm Thông tin lưu trữ và Dịch vụ nhà đất thuộc Sở Địa chính - Nhà đất, các phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp. Những bộ phận này thực hiện dịch vụ có thu tiền ở một số lĩnh vực và đã đáp ứng được một phần nhu cầu của nhân dân, góp phần giải quyết tình trạng quá tải và bức bách trong việc 6 thực hiện một số thủ tục hành chính. Trong vòng một tháng hoạt động, Trung tâm của Sở Địa chính đã nhận được hơn 400 lượt câu hỏi tư vấn, làm hợp đồng dịch vụ 30 hồ sơ; Trung tâm quận Tây Hồ hướng dẫn cho hàng trăm lượt người, nhận làm dịch vụ với 95 hồ sơ. Nhân dân qua đó có thể được hưởng dịch vụ với chất lượng cao hơn nhiều so với trước đây. Hoạt động của các trung tâm dịch vụ hành chính công đã gây được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đã có nhiều luồng thông tin về vấn đề này, thể hiện qua phóng sự, bản tin của các báo Lao động, Thanh niên, Tuổi trẻ, Người lao động, Truyền hình Việt Nam và các báo khác; ý kiến do nhân dân và các nhà chuyên môn phát biểu. Các cơ quan chuyên môn cũng tổ chức nhiều hội thảo liên quan như:  Hội thảo về dịch vụ pháp lý và dịch vụ công do Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 14 tháng 6 năm 2002;  Hội thảo về "Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công - thực trạng và giải pháp" do Học viện Hành chính quốc gia tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16 tháng 8 năm 2002. Tuy nhiên, bên cạnh một số tác động tích cực, xung quanh hoạt động của các trung tâm dịch vụ hành chính công còn có nhiều vấn đề nảy sinh và gặp sự phản đối gay gắt từ một số nhà chuyên môn. Qua nghiên cứu ý kiến của các nhà chuyên môn và những người trực tiếp tham gia sử dụng dịch vụ, cung cấp dịch vụ tại các trung tâm này, có thể tổng kết lại những vấn đề như sau:  Lo ngại về hiện tượng các trung tâm dịch vụ công được tổ chức để thực hiện hai luồng công việc: quản lý nhà nước theo thủ tục quy định của pháp luật, vừa thực hiện "dịch vụ công" sẽ dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử giữa những người tham gia vào quan hệ hành chính dưới dạng thông thường và dạng trả tiền dịch vụ;  Việc những người làm việc tại trung tâm dịch vụ hành chính công vừa thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước vừa thực hiện công tác dịch vụ dẫn 7 đến họ vừa được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, vừa có thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Điều này phải chăng trái với quy định của pháp lệnh Cán bộ Công chức và gây ra sự bất bình đẳng giữa các công chức thực hiện cùng một công việc trong bộ máy hành chính nhà nước;  Mức phí của một số trung tâm quá cao gây tâm lý bất ổn cho người dân và đặt dấu hỏi về tính phi lợi nhuận của các trung tâm. Việc thu phí của các trung tâm phải chăng trái với pháp lệnh về phí và lệ phí?  Trường hợp rất có thể xảy ra là khi chất lượng dịch vụ do các trung tâm cung cấp không thoả mãn yêu cầu của người dân hoặc khi phát sinh tranh chấp, người dân sẽ khởi kiện các trung tâm theo thủ tục giải quyết vụ án hành chính hay vụ án dân sự, quan hệ giữa người dân với các trung tâm là quan hệ hành chính hay dân sự ? Để tìm hiểu thực chất các luồng ý kiến nói trên, chúng ta sẽ nghiên cứu thực trạng tình hình trong phần II: Phân tích tình hình. 8 PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1 Cơ sở lý luận Như đã nêu ở phần trên, cải cách hành chính đã được Đảng và Nhà nước ta đặt ra là một trong những nhiệm vụ cấp bách từ nhiều năm nay. Để thực hiện nhiệm vụ này, gần đây vấn đề dịch vụ công đã được đề cập đến trong một số văn kiện quan trọng. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nêu rõ: "Hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận mà vì nhu cầu và lợi ích của nhân dân. Những tổ chức này có thể được Nhà nước uỷ quyền thẹc hiện một số nhiệm vụ, cung cấp một số dịch vụ công với sự giám sát của cộng đồng. Thông qua đó Nhà nước có thể tập trung thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng hơn. ". Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ cũng xác định một trong những mục tiêu của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 -2010 là "chuyển được một số công việc và dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan nhà nước thực hiện cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận". Trên cơ sở này, nhiều trung tâm dịch vụ hành chính công trong nhiều ngành nhiều lĩnh vực đã được tổ chức triển khai ở một số địa phương. Tuy nhiên, các văn kiện nói trên chỉ đưa ra đường lối chung nhất về dịch vụ công. Còn hiện nay ở nước ta chưa có văn bàn quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về dịch vụ hành chính công và các trung tâm dịch vụ hành chính công. Vì vậy, hoạt động của các trung tâm dịch vụ hành chính công nói trên mới chỉ được tổ chức thí điểm nhằm đúc rút kinh nghiệm để xem xét triển khai trên diện rộng. Để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động của các trung tâm dịch vụ hành chính công nói trên, chúng ta cần có cách hiểu thống nhất về dịch vụ công. Theo tham luận của Tiến sỹ Nguyễn Văn Thủ (Văn phòng Chính phủ) trong 9 hội thảo "Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công - thực trạng và giải pháp"1, dịch vụ công là các hoạt động thiết yếu, đáp ứng nhu cầu chung của xã hội, do nhà nước đứng ra chịu trách nhiệm cung cấp, không vì mục tiêu lợi nhuận, bị chi phối bởi cơ chế thị trường nhưng không tuân theo quy luật của thị trường. Dịch vụ công có thể được phân loại thành ba nhóm sau:  Các hoạt động nhằm bảo vệ sự án toàn chung của quốc gia, cộng đồng, xã hội như quốc phòng, an ninh quốc gia, y tế công cộng... Các dịch vụ này do Nhà nước trực tiếp đứng ra cung cấp;  Các dịch vụ hành chính công nhằm cung cấp những quy phạm và sự chứng thực của nền hành chính về những vấn đề liên quan tới quyền, lợi ích và tài sản của các cá nhân và tổ chức trong xã hội theo quy định của pháp luật. Đặc trưng cơ bản của loại dịch vụ này là tính chất "bắt buộc" của nó;  Các dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của dân sinh như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ môi trường, văn hoá, bảo hiểm, điện, nước, nhà ở, giao thông. Các dịch vụ này chịu sự chi phối mạnh của thị trường và có thể xã hội hoá, có thể chuyển giao một phần cho khu vực ngoài nhà nước. Các dịch vụ công có đặc trưng là phục vụ lợi ích chung và được thực hiện theo ý muốn của nhà nước bởi các cơ quan công quyền hoặc các chủ thể được nhà nước uỷ quyền. Do đó, việc thực hiện dịch vụ công phải đảm bảo các yêu cầu về tính liên tục, tính thích hợp (phù hợp với yêu cầu của xã hội tại thời điểm thực hiện), tính bình đẳng (mọi công dân đều bình đẳng trong việc hưởng thụ và sử dụng dịch vụ công do các cơ quan nhà nước cung cấp)2 1.2 Cơ sở thực tiễn Xã hội hóa dịch vụ công là một xu thế lớn trong việc cải cách bộ máy nhà nước. Thực tế, các nước phương Tây đã thực hiện quá trình này từ rất lâu mà thực 1 Tuổi trẻ Chủ nhật số 33 ngày 25 tháng 8 năm 2002 (tr.5) 2 Luật gia Ngô Ngọc Báu - "Thử bàn về dịch vụ công", trong Tạp chí Quản lý Nhà nước số 2 năm 2001 10 chất là thực hiện kinh doanh và quản lý theo cơ chế thị trường đối với việc cung ứng sản phẩm công cộng, trong đó, có cơ chế "người tiêu dùng trả lệ phí sử dụng". Chẳng hạn, tại Mỹ, 2/3 tổng số nhân viên cảnh sát của cả nước là thuộc các công ty bảo vệ tư nhân. Ở nước ta, xã hội hoá các dịch vụ công cộng có các thuận lợi sau:  Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu giao dịch của nhân dân ngày càng cao, việc tăng cường năng suất làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là những cơ quan trực tiếp giải quyết các công việc có tính chất thủ tục cho dân, để giải tỏa sự ứ đọng, quá tải là điều cần thiết và - trong một chừng mực nào đó - có thể bao gồm những hình thức và điều kiện mà người dân có thể chấp nhận được.  Trong một số trường hợp, việc có những dịch vụ đặc biệt phục vụ nhân dân trong việc thực hiện một số thủ tục hành chính là rất thuận tiện cho người dân như cử cán bộ công chứng đến tận nhà chứng thực di chúc của người già yếu.  Khi sự chênh lệch mức sống và phân công lao động trong xã hội ngày càng rõ nét, việc có các tổ chức hỗ trợ công dân trong việc thực hiên thủ tục hành chính là rất cần thiết và mang lại hiệu quả kinh tế nhiều hơn cho toàn xã hội.  Hiện nay khi thủ tục hành chính thông thường còn nhiều phức tạp, tình trạng tham nhũng và nhận hối lộ còn diễn ra phổ biến, việc tổ chức các trung tâm dịch vụ hành chính công phần nào hỗ trợ người dân tránh gặp phải tệ nạn này. Chính vì những ưu điểm kể trên mà không ít người ủng hộ việc thực hiện dịch vụ hành chính công như hiện nay và số lượng người đăng ký đông đảo ngay sau khi các trung tâm ra đời đã minh chứng cho tính phù hợp của hoạt động này. 2. Các mô hình trung tâm dịch vụ hành chính công tại Việt Nam Vì hiện nay chưa có văn bản quy định cụ thể về quy chế pháp lý cụ thể nên tất cả các trung tâm dịch vụ hành chính công đều đang tồn tại dưới dạng thí điểm. 11 Do đó cách tổ chức hoạt động của các trung tâm này tương đối đa dạng. Có thể chia các trung tâm này thành hai loại mô hình: mô hình cơ quan quản lý đồng thời làm dịch vụ và mô hình trung tâm chỉ cung cấp dịch vụ công. 2.1 Mô hình cơ quan quản lý đồng thời làm dịch vụ Điển hình của mô hình này là các trung tâm dịch vụ hành chính công thành lập tại thành phố Hà Nội. Trung tâm dịch vụ hành chính công quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm có hai chức năng: "một là giải quyết các công việc của Nhà nước đối với công dân như lâu nay vẫn làm, và thứ hai là làm dịch vụ nếu như có nhu cầu" (theo phát biểu của ông Chử Ngọc Tuất, chủ tịch UBND quận Tây Hồ)3 Chẳng hạn, trung tâm dịch vụ hành chính công quận Tây Hồ được tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu gồm 8 người được chuyển từ các phòng, ban chức năng của UBND quận Tây Hồ sang làm nhiệm vụ mới. Một mặt trung tâm tiếp nhận những nhu cầu "dịch vụ hành chính công" của người dân với hàng chục loại hình dịch vụ, một mặt vẫn đảm nhận các công việc theo mô hình một cửa mà quận đã áp dụng từ trước đối với những người dân không có nhu cầu sử dụng "dịch vụ hành chính công". Theo thủ tục hành chính thông thường, khi làm thủ tục xin giấy phép xây dựng (trong trường hợp đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) phải trải qua 15 giai đoạn, trong đó riêng giai đoạn khảo sát quy hoạch đã mất 10 ngày. Nếu sử dụng "dịch vụ hành chính" thì với mức phí dịch vụ từ 1.300.000 đến 1.650.000 đồng thì chỉ mất từ 13 đến 16 ngày. Tương tự như vậy, đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền UBND quận quyết định, khi sử dụng "dịch vụ hành chính", ngoài mức phí đăng ký kinh doanh thông thường phải nộp thêm phí dịch vụ là 300.000 đồng, thì thời gian thực hiện sẽ là 3 ngày (thay vì 7 ngày như thủ tục hành chính thông thường) Trung tâm thông tin và đăng ký nhà đất thuộc Sở Địa chính - Nhà đất thành phố Hồ Chí Minh giải quyết việc đăng ký nhà đất theo hai phương thức. Phương 3 Bản tin 23h VTV1 ngày 13 tháng 5 năm 2002 12 thức thứ nhất là tổ chức cá nhân tự mình đến trung tâm hoặc uỷ quyền cho người khác đến nộp hồ sơ và được giải quyết thưo quy định hành chính nhà nước. Phương thức thứ hai là yêu cầu được nộp và giải quyết hồ sơ theo quy định thực hiện dịch vụ công thông qua hợp đồng thực hiện dịch vụ hành chính. Với phương thức thứ nhất thì việc đăng ký nhà sẽ mất thời gian 5 ngày, hồ sơ phải trình UBND thành phố thì sẽ mất 40 ngày, nhưng nếu khách hànhc có yêu cầu ký hợp đồng dịch vụ hành chính (Sở Địa chính Nhà đất gọi là hồ sơ theo yêu cầu) thì hố sơ sẽ được giải quyết rất nhanh, có thể chỉ trong một buổi hoặc trong ngày, nếu phải trình UBND thành phố có thể trong khoảng 20 ngày. Đối với việc đăng ký đất, nếu ký hợp đồng dịch vụ sẽ được giải quyết chỉ trong một buổi hoặc trong ngày (thay vì 7 ngày như quy định), hồ sơ phải trình UBND thành phố thì sẽ được rút xuống còn 20 ngày (thay vì 40 ngày như quy định) Từ hai ví dụ về trung tâm dịch vụ hành chính công nêu trên, chúng ta có thể thấy cách hiểu về "dịch vụ hành chính" của các trung tâm này thực chất là dịch vụ hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính thông thường một cách đơn giản và nhanh hơn. Cách hiểu này khác với quan niệm phổ biến về dịch vụ hành chính công là loại dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện nhằm cung cấp những quy phạm và sự chứng thực của nền hành chính về những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bao gồm cả việc thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật. Vì thế ở các trung tâm này mới có sự phân biệt giữa "thủ tục hành chính thông thường" và "dịch vụ hành chính". Đây chính là mô hình gây tranh cãi nhất và có nhiều ý kiến phản đối gay gắt. Tại hội thảo về dịch vụ pháp lý và dịch vụ công do Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 14 tháng 6 năm 2002, luật sư Nguyễn Đăng Trừng, chủ tịch đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh nêu rõ ý kiến không đồng tình với mô hình này vì trái pháp luật và có thể gây hậu quả xấu cho xã hội. Luật sư Nguyễn Văn 13 Trung cho rằng việc thành lập các trung tâm theo mô hình này là đi ngược lại chủ trương cải cách hành chính và pháp lệnh chống tham nhũng hiện nay. Nguyên nhân chính của những ý kiến phản đối trên đây là do những mẫu thuẫn trong việc tổ chức các trung tâm: trung tâm dịch vụ hành chính công đồng thời là cơ quan quản lý nhà nước. Cùng trong một cơ quan hành chính nhà nước lại có hai bộ phận tiếp nhận hai luồng công việc từ hai nhóm đối tượng khác nhau: nhóm đóng tiền dịch vụ làm nhanh và nhóm làm theo thủ tục thông thường. Với các vụ việc có cùng bản chất như nhau thì có hai cách làm với hai mức phí khác nhau. Ngoài ra còn có vấn đề được dư luận nêu ra là mức phí quá cao, trong khi các trung tâm sử dụng nhân sự và cơ sở vật chất của nhà nước. Điều này dẫn đến khả năng không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong sử dụng dịch vụ công, nghĩa là cùng một công việc lẽ ra mọi công dân p