Trong dạy học lịch sử, nắm vững kiến thức khoa học, có nghĩa là phải nắm
vững các khái niệm khoa học, hệ thống các khái niệm khoa học.
Khái niệm lịch sử bao giờ cũng ở mức độ trừu tượng khá cao, vì nó không
chỉ phản một sự kiện đa dạng riêng rẽ hay một nhóm sự kiện mà còn phản ánh
những hiện tượng phức tạp đa dạng về mặt kinh tế, xã hội, chính trị , những
quan hệ của con người với thiên nhiên, của con người với nhau trong quá trình lao
động sản xuất và đấu tranh giai cấp.
7 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 3361 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số vấn đề về cách mạng tư sản trong dạy học lịch sử THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁCH
MẠNG TƯ SẢN TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ THCS
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong dạy học lịch sử, nắm vững kiến thức khoa học, có nghĩa là phải nắm
vững các khái niệm khoa học, hệ thống các khái niệm khoa học.
Khái niệm lịch sử bao giờ cũng ở mức độ trừu tượng khá cao, vì nó không
chỉ phản một sự kiện đa dạng riêng rẽ hay một nhóm sự kiện mà còn phản ánh
những hiện tượng phức tạp đa dạng về mặt kinh tế, xã hội, chính trị, những
quan hệ của con người với thiên nhiên, của con người với nhau trong quá trình lao
động sản xuất và đấu tranh giai cấp.
Trong dạy học chương trình lịch sử THCS nói chung, bộ môn lịch sử lớp 8
nói riêng, giáo viên và học sinh cũng bắt gặp không ít các khái niệm lịch sử như
“Cách mạng tư sản”, “cách mạng vô sản”, “cách mạng dân chủ tư sản”, “cách
mạng tư sản dân chủ tư sản kiểu mới”, Trong đó, khái niệm về “cách mạng tư
sản” là nội dung còn chứa đựng nhiều vấn đề đáng quan tâm cho nhiều giáo viên
hiện nay.
Vậy, cách mạng tư sản là gì? Tính chất, nhiệm vụ của cách mạng? giai cấp
nào lãnh đạo? động lực cách mạng là ai? Chính quyền nhà nước? và xu thế phát
triển của cách mạng?... Giải quyết được các vấn đề trên, giáo viên giúp cho học
sinh nhận biết được các hình thức, mức độ và bản chất của cuộc cách mạng tư sản.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong chương trình lịch sử thế giới cận đại lớp 8 THCS, nội dung các bài
cách mạng tư sản cũng không ít nhưng được coi là khó nhất về cả nội dung lẫn
phương pháp dạy khiến cho giáo viên THCS rất ái ngại, lúng túng khi trực tiếp
giảng dạy, thậm chí còn là mơ hồ, chung chung. Do đó, trong kiểm tra đánh giá
(cả về trắc nghiệm lẫn tự luận) kết quả mà học sinh đạt được thường không cao và
chưa rõ nét. Thậm chí là mơ hồ, không nhận thấy được đâu là cuộc cách mạng tư
sản và vì sao?
Trên cơ sở đó, tôi đưa ra các vấn đề sau xung quanh việc xác định rõ nội
dung và phương pháp giảng dạy trong bộ môn lịch sử về Cách mạng tư sản.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu trong chương trình lịch sử 8.
Phần 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Vài nét khái quát về cách mạng tư sản.
Trước tiên, giáo viên phải thừa nhận khái niệm đúng và chung nhất về cách
mạng tư sản, cụ thể là:
Cách mạng tư sản là phương thức chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội
phong kiến sang hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Nó được thực hiện
bằng cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giành chính quyền giữa tập đoàn phong
kiến phản động, bảo thủ với giai cấp tư sản tiến bộ, có sự tham gia của quần
chúng nhân dân. Như thế cách mạng tư sản không phải là hiện tượng ngẫu nhiên
vì nguyên nhân là một yêu cầu khách quan của lịch sử xã hội, mang tính tất yếu,
hợp quy luật. Cách mạng tư sản là một vấn đề lớn của nội dung thời kì lịch sử thế
giới cận đại. Nó đánh dấu sự thắng lợi và xác lập của chủ nghĩa tư bản thay thế
chế độ phong kiến. Tóm lại: cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư
sản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa, mở
đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
II. Một số cuộc cách mạng tư sản điển hình.
1. Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII.
1.1. Nguyên nhân bùng nổ.
1.1.1. Tiền đề về kinh tế.
Vào đầu thế kỉ XVII, nước Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, nhất là miền Đông Nam.
Các công trường thủ công sản xuất hàng len dạ, đồ dùng bằng sắt, bằn sứngày
càng tăng tiến về số lượng và chất lượng sản phẩm. Ngoại thương cũng phát triển,
kể cả việc buôn bán nô lệ da đen.
Nhưng nét nổi bật của kinh tế Anh là sự thâm nhập mạnh mẽ của chủ nghĩa
tư bản vào nền kinh tế nông nghiệp, nghĩa là nông thôn Anh sớm liên hệ với thị
trường, và hàng hóa chủ yếu để sản xuất không phải là lương thực mà là len dạ.
Ngành len dạ phát triển làm cho giá lông cừu tăng vọt và nghề nuôi cừu đem lại
nhiều lợi nhuận. Thế là nhiều địa chủ vốn quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo
lối tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền đi, biến ruộng đất thành đồng cỏ, rồi thuê nhân
công nuôi cừu lấy len cung cấp cho thị trường. Quá trình “rào đất cướp ruộng”,
hay như Tomats Mở đã miêu tả hiện tượng “cừu ăn thịt người” làm nảy sinh tầng
lớp quý tộc tư sản hóa và trở nên giàu có. Ngược lại hàng triệu nông dân bị mất
đất và phá sản phải bán sức cho nhà tư sản. Ăngghen cũng đã chỉ ra rằng, nếu
cuộc cách mạng trong nông nghiệp kiểu Anh nảy sinh tầng lớp quý tộc mới, đem
lại sự giàu có cho họ, thì ngược lại đã đem đến cho giai cấp nông dân tai họa
khủng khiếp ít thấy ở nơi khác.
Dừng lại ở tiền đề này, ta thấy: tính tư sản đã được nảy sinh, rằng các địa
chủ vốn là quý tộc đã kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, nhờ đó họ đã nhanh
chóng giàu lên – điều này có nghĩa không tồn tại trong phương thức sản xuất
phong kiến; bởi vậy đã làm nảy sinh và tăng mâu thuẫn giữa các giai cấp tầng lớp
ở nước Anh lúc bấy giờ. Điều này được thể hiện cụ thể tiền đề tiếp theo.
1.1.2. Tiền đề về xã hội:
Sự thay đổi về kinh tế đã làm làm nảy sinh và gay gắt thêm mâu thuẫn giữa
các giai cấp tầng lớp. Mâu thuẫn vốn có giữa nông dân và quý tộc địa chủ nay có
thêm mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên
chế. Tất yếu là bùng nổ cuộc cách mạng nhằm giải phóng lực lượng sản xuất mới,
xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mà đại diện cho phương thức sản xuất
mới là giai cấp tư sản.
Tuy nhiên, châm ngòi cho cuộc cách mạng là sự kiện nông dân nổi lên
chống lại việc Sáclơ I cưỡng bức họ theo Anh giáo. Vì cần tiền để đàn áp cuộc
khởi nghĩa, vua triệu tập quốc hội vào cuối năm 1640. Quý tộc, đã số quý tộc mới
không chuẩn y các loại thuế mới do vua đặt ra, công kích chính sách bạo ngược
của vua. Cuộc đụng độ giữa nhà vua (Sáclơ I) với quốc hội diễn ra. Sáclơ I chạy
lên miền Bắc dựa vào địa chủ quý tộc và tuyên chiến với quốc hội vào tháng
8/1642. Cuộc nội chiến bắt đầu.
Như vậy, xuất phát từ mâu thuẫn cơ bản giữa chế độ quân chủ chuyền chế -
đại diện của thức sản xuất cũ với chính sách hà khắc của nó đã làm cho đời sống
của nhiều tầng lớp phải cực khổ, điều đứng, nhất là nông dân. Lợi dụng lực lượng
đông đảo và sức mạnh của quần chúng, và cũng vốn mâu thuẫn sâu sắc không
kém với nhà vua, giai cấp tư sản – đại diện cho phương thức sản xuất mới đã cùng
với nhân dân tiến hành một cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ phong kiến. Tất
nhiên vài trò lãnh đạo chính là tư sản.
Với hai tiền đề trên, chung quy lại là sự nảy sinh và tồn tại mâu thuẫn giữa
các giai cấp, tầng lớp đối lập nhau bên cạnh hai phương thức sản xuất đối lập
nhau khó có thể điều hòa được, tất yếu bùng nổ cách mạng.
1.2. Tiến trình cách mạng.
Cách mạng diễn ra qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, quân quốc hội thua vì
quân đội của nhà vua được trang bị tốt lại thiện chiến. Giai đoạn hai, được sự ủng
hộ của nhân dân, với “đội quân sườn sắt” và tài thao lược của Ôlivơ Crômoen đã
đánh bại quân đội của nhà vua. Dưới áp lực của nhân dân, vua Sáclơ I bị đưa ra
xử tử (9/2/1649) tại Lâu đài trắng – một việc chưa từng thấy trong lịch sử nước
Anh. Anh trở thành nước cộng hòa.
Tuy nhiên, sau cách mạng mọi thành quả lại rơi vào giai tay giai cấp tư sản,
không đáp ứng được nguyện vọng của nông dân. Crômoen được đưa lên làm “Bảo
hộ công”, thiết lập chế độ quân sự độc tài.
Sau khi Crômoen chết, quý tộc mới và tư bản lại đưa con Sáclơ I lên làm
vua, thiết lập lại chế độ quân chủ. Trước tình hình đó, quốc hội tổ chức cuộc chính
biến và lật đổ dòng Xtiuớt, đưa Vinhem Ôrăngiơ lên làm vua. Chế độ quân chủ
lập hiến ra đời ở Anh. Như vậy, xu hướng quân chủ đã thắng xu thế cộng hòa và
thái độ của tư sản đã bộc lộ rõ khi quyền lợi đã được dung hòa trong chế độ quân
chủ lập hiến.
Tiến trình cách mạng cũng đã cho thấy tính chất phức tạp, vai trò “chủ đạo”
và biến cố của sự kiện là tư sản – tùy vào năng lực của mình.
2. Cách mạng Pháp (1789 – 1794)
2.1. Nguyên nhân.
2.1.1. Tiến đề kinh tế.
Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước phong kiến, và về cơ bản là một nước
nông nghiệp lạc hậu.Công cụ canh tác thô sơ, năng suất cây trồng thấp, gia súc
lớn hiếm, phân bón thiếu. Sự bóc lột phong kiến là gánh nặng đối với nông dân.
Công nghiệp Pháp đến cuối thế XVIII tuy còn kém Anh nhưng đã phát
triển. Các thành thị lớn lên cùng với việc sản xuất và và xuất khẩu tơ lụa, vải,
hàng thêu len, thảm, việc sử dụng máy móc đã phổ biến trong công nghiệp
Công nghiệp chiếm vị trí quan trọng nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm. Nội
thương cũng gặp nhiều khó khăn bởi chế độ thuế quan và hệ thống đo lường chưa
thống nhất.
2.1.2. Tiền đề về chính trị: Vua Lu-i có quyền tối cao và vô hạn.
2.1.3. Tiền đề về xã hội:
Nền quân chủ duy trì sự phân chia xã hội thành 3 đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc
và đẳng cấp thứ ba, được thể hiện ở sơ đồ sau:
Những đẳng cấp có đặc quyền đặc lợi, không phải đóng thuế
Tư sản Nông dân Thợ thủ công
Không có quyền chính trị, phải đóng mọi thứ thuế,
chịu mọi nghĩa vụ với phong kiến
Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp, tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân
thành thị. Tư sản là giai cấp có thế lực kinh tế và học thức nhưng không có quyền
chính trị, và vậy họ chống chế độ phong kiến chuyên chế, chống đặc quyền và có
ý thức về vai trò lãnh đạo nhân dân chống phong kiến của mình.
Tuy nhiên, hơn nhiều các mạng, cách mạng Pháp được dọn đường bởi cuộc
đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản đã tố
cáo sự áp bức, bóc lột của chế độ quan chủ chuyên chế và công khai đả kích giáo
hội Thiên chúa giáo. Các đại biểu của hệ tư tưởng này là Môngtexkiơ, Vônte,
Rútxô. Những quan điểm của họ được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Tư tưởng mới Quan điểm cơ bản
Môngtexkiơ
- Tự do về chính trị của công dân thể hiện ở chỗ: công dân
đó không phải lo sợ, ngược lại luôn cảm thấy an toàn. Để có
tự do chính trị, chính phủ phải được tổ chức để không một
ai có thể đe dọa người khác” – Tinh thần luật pháp
Vônte
- “Hãy đập tan tòa nhà của sự dối trá!”
- “Xéo nát bọn đê tiện” – Những lá thư triết học.
Rútxô
“Mọi người sinh ra tự do, nhưng ở khắp nơi họ đều mang
xiềng xích Tự do là quyền tự nhiên của con người” – Khế
ước xã hội.
Đẳng cấp quý tộc Đẳng cấp tăng lữ
Đẳng cấp thứ ba
Ba quan điểm trên chính là Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Nếu như cách
mạng Anh giữa thế kỉ XVII diễn ra ngọn cờ của tôn giáo thì cách mạng Pháp được
tiến hành dưới trào lưu của triết học ánh sáng – được coi là người đi trước dọn
đường cho cách mạng. Do đó, cách mạng tư sản Pháp triệt để hơn cách mạng tư
sản Anh.
Vào năm 1789, những mâu thuẫn nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến trở
nên gay gắt. tài chính của vương quốc cực kì nguy ngập, số nợ nhà nước vay lên
tới 5 tỉ Livơ. Lu-i XVII buộc phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp, hy vọng Hội
nghị sẽ thỏa thuận cho nhà nước vay tiền và đánh thuế mới.
Ngày 5 – 5 – 1789, tại Cung điện Véc-xai, Hội nghị được khai mạc. Diễn
văn khai mạc của nhà vua đã dội một gáo nước lạnh vào các đại biểu tư sản, chỉ vì
yêu cầu giải quyết vấn đề tài chính. Đại biểu đẳng cấp thứ ba, nhân danh 96% dân
tộc, tự tuyên bố là Quốc hội, xem đây là cơ quan duy nhất có thẩm quyền các đạo
luật về thuế má, chứ không phải nghe lệnh nhà vua. Ngày 9 – 7 – 1789, Quốc hội
tự xem là Quốc hội lập hiến, có quyền soạn thảo hiến pháp.
2.2. Diễn biến.
* Sự kiện ngày 14/7/1789 (phá ngục Ba-xti ):
Có lẽ, với sự kiện này, một số giáo viên còn ít đề cập cho học sinh, hoặc có
đề cập nhưng còn chung chung, chưa nổi bật. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng
bởi thông qua đó để thấy được tinh thần chiến đấu của nhân dân Pa-ri cũng như
nổi căm phẫn của nhân dân Pháp nói chung đối với Ba-xti – một biểu tượng sự tàn
bạo của chế độ chuyên chế. Chính đấu tranh này đã làm cho giai cấp tư sản nhận
thấy sức mạnh to lớn của quần chúng và càng mạnh dạn hơn trong cuộc đấu tranh
chống lại nhà vua.
Giáo viên miêu tả và tường thuật: “Pháo đài Ba-xti được xây dựng để bảo
vệ kinh thành Pa-ri, có hào sâu xung quanh ngăn cách, có cầu treo và đại bác
phòng giữ. Về sau pháo đài được dùng để giam cầm, giết hại những người chống
đối chế độ phon kiến. Ngục Ba-xti là tượng trưng cho uy quyền của chế độ phong
kiến. Sáng ngày 13/7, tiếng chuông cấp báo đánh thức cả Pa-ri dậy. Ngày 14/7,
khoảng 300 nghìn quần chúng Pa-ri cầm vũ khí kéo đến bao vây, tấn công ngục
Ba-xti. Cầu treo bị đóng. Người ta vượt hào mặc cho súng bắn. Cuối cùng cầu treo
bị phá. Ngục Ba-xti bị san bằng”.
“.Sự kiện 14/7 lan rộng toàn nước Pháp mà ngay cả giai cấp tư sản – đại
diện cho Quốc hội lập pháp cũng phải e sợ. Đây cũng là cơ sở để giáo viên đánh
giá về vai trò của quần chúng trong cách mạng.