Đề tài Một số vấn đề về tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của nó và một số biện pháp để hoàn thiện tỷ giá hối đoái trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam

Cùng với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng sâu sắc và rộng lớn là xu hướng mở rộng các quan hệ kinh tế tài chính đa phương, nhiều chiều giữa các quốc gia và làm tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc được. Các quan hệ này đã làm cho hệ thống tỷ giá hối đoái thay đổi một cách sôi động. Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế gắn chặt với những biến động kinh tế của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ và mỗi giai đoạn phát triển. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế quốc gia. Nó vừa là nguyên nhân đồng thời là kết quả của nhiều nhân tố khác nhau trong nền kinh tế. Sự hoạt động có hiệu quả của các biện pháp, chính sách kinh tế sẽ có tác dụng điều hoà và làm lành mạnh tỷ giá hối đoái. Ngược lại, tỷ giá hối đoái lại kích thích và hoàn thiện các biện pháp, các chính sách giúp cho guồng máy kinh tế hoạt động một cách có hiệu quả và đạt được tốc độ phát triển mong muốn. Mọi biến động trên các thị trường tài chính quốc tế luôn luôn được các quốc gia theo dõi một cách sát sao nhằm tránh những tác động tiêu cực của những thay đổi trên thị trường tài chính thông qua hệ thống tỷ giá. Song không phải quốc gia nào cũng đạt được hiệu quả mong muốn bởi tỷ giá là vấn đề hết sức phức tạp, nó có quan hệ với các yếu tố bên ngoài quốc gia và sự tương tác của các quá trình, các chính sách kinh tế tài chính tiền tệ của mỗi nước. Nhận thức một cách đúng đắn và chính xác để từ đó xác định và đưa vào vận hành trong thực tế một tỷ giá hối đoái phù hợp nhằm biến nó như một công cụ quản lý nền kinh tế một cách tích cực là yêu cầu của các quốc gia. Để có thể hiểu biết thêm về tỷ giá hối đoái, về những ảnh hưởng của nó đến thị trường, đến nền kinh tế vĩ mô, trong khuôn khổ đề tài này, em xin trình bày “một số vấn đề về tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của nó và một số biện pháp để hoàn thiện tỷ giá hối đoái trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam”. Đề án được chia làm 3 chương: CHƯƠNG I : Tổng quan chung về hệ thống tỷ giá hối đoái. CHƯƠNG II : Hệ thống tỷ giá hối đoái ở Việt Nam. CHƯƠNG III: Những giải pháp hoàn thiện tỷ giá hối đoái.

doc44 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7486 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của nó và một số biện pháp để hoàn thiện tỷ giá hối đoái trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu C ùngvới quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng sâu sắc và rộng lớn là xu hướng mở rộng các quan hệ kinh tế tài chính đa phương, nhiều chiều giữa các quốc gia và làm tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc được. Các quan hệ này đã làm cho hệ thống tỷ giá hối đoái thay đổi một cách sôi động. Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế gắn chặt với những biến động kinh tế của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ và mỗi giai đoạn phát triển. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế quốc gia. Nó vừa là nguyên nhân đồng thời là kết quả của nhiều nhân tố khác nhau trong nền kinh tế. Sự hoạt động có hiệu quả của các biện pháp, chính sách kinh tế sẽ có tác dụng điều hoà và làm lành mạnh tỷ giá hối đoái. Ngược lại, tỷ giá hối đoái lại kích thích và hoàn thiện các biện pháp, các chính sách giúp cho guồng máy kinh tế hoạt động một cách có hiệu quả và đạt được tốc độ phát triển mong muốn. Mọi biến động trên các thị trường tài chính quốc tế luôn luôn được các quốc gia theo dõi một cách sát sao nhằm tránh những tác động tiêu cực của những thay đổi trên thị trường tài chính thông qua hệ thống tỷ giá. Song không phải quốc gia nào cũng đạt được hiệu quả mong muốn bởi tỷ giá là vấn đề hết sức phức tạp, nó có quan hệ với các yếu tố bên ngoài quốc gia và sự tương tác của các quá trình, các chính sách kinh tế tài chính tiền tệ của mỗi nước. Nhận thức một cách đúng đắn và chính xác để từ đó xác định và đưa vào vận hành trong thực tế một tỷ giá hối đoái phù hợp nhằm biến nó như một công cụ quản lý nền kinh tế một cách tích cực là yêu cầu của các quốc gia. Để có thể hiểu biết thêm về tỷ giá hối đoái, về những ảnh hưởng của nó đến thị trường, đến nền kinh tế vĩ mô, trong khuôn khổ đề tài này, em xin trình bày “một số vấn đề về tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của nó và một số biện pháp để hoàn thiện tỷ giá hối đoái trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam”. Đề án được chia làm 3 chương: Chương I : Tổng quan chung về hệ thống tỷ giá hối đoái. Chương II : Hệ thống tỷ giá hối đoái ở Việt Nam. Chương III: Những giải pháp hoàn thiện tỷ giá hối đoái. Chương i: tổng quan chung về hệ thống tỷ giá hối đoái i. tỷ giá hối đoái. 1. Khái niệm. 1.1. Tỷ giá hối đoái là gì? Về hình thức, (tỷ giá hối đoái) TGHĐ là giá cả đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia; là hệ số của một đồng tiền này sang đồng tiền khác và được xác định bởi mối quan hệ cung-cầu trên thị trường tiền tệ. Về nội dung, TGHĐ là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ, phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ (sự vận động của vốn, tín dụng....) giữa các quốc gia. Tỷ giá đồng Yên Nhật và của đôla Mỹ so với đồng Việt Nam ngày 05/09/ 2001 như sau: 1 USD = 119,83 JPY. 1 USD = 15.000 VND. Như vậy, TGHĐ thể hiện quan hệ về giá trị tiền tệ giữa hai đồng tiền khác nhau. 2. Các loại tỷ giá hối đoái . 2.1. TGHĐ giao ngay và TGHĐ kỳ hạn (Spot and Forward Rate). TGHĐ giao ngay là tỷ giá yết cho những giao dịch thực tế diễn ra tại thời điểm yết giá và việc thanh toán được thực hiện chậm nhất sau 2 ngày. Ví dụ: tỷ giá giao ngay USD/VND là 15.000 vào ngày 05/10/2001 áp dụng cho các giao dịch ngoại tệ trong ngày và việc thanh toán được thực hiện chậm nhất vào ngày 07/10/2001. TGHĐ kỳ hạn là tỷ giá ấn định cho một giao dịch ngoại tệ sẽ diễn ra trong tương lai. Ví dụ: Tỷ giá giao ngay USD/VND là 14.950 vào ngày 05/09/2001. Tỷ giá kỳ hạn 30 ngày ấn định ngày hôm đó là 14.990 nhưng được tiến hành thanh toán vào 30 + 2 ngày sau tức ngày 07/10/2001. Tỷ giá kỳ hạn thường có sự chênh lệch với tỷ giá giao ngay. Mức chênh lệch này phản ánh dự đoán của thị trường về xu thế biến động tỷ giá. 2.2. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế . ở nhiều nước, (Ngân hàng trung ương) NHTW can thiệp vào việc xác định TGHĐ và ấn định mức tỷ giá giao dịch hàng ngày. Tỷ giá đó được gọi là tỷ giá danh nghĩa. Tuy nhiên, các giao dịch thực tế trên thị trường có thể dựa trên một tỷ giá khác được xác định trên cơ sở cung-cầu trên thị trường. Tỷ giá đó gọi là TGHĐ trên thị trường. TGHĐ danh nghĩa là tỷ giá do NHTW công bố và ấn định, còn TGHĐ thị trường là tỷ giá giao dịch thực tế trên thị trường. 2.3. TGHĐ yết trực tiếp và TGHĐ yết gián tiếp . TGHĐ yết trực tiếp là tỷ giá được yết trên cơ sở tính giá trị một đơn vị nội tệ theo ngoại tệ. Hình thức yết giá này thường được sử dụng ở Anh-Mỹ nên còn được gọi là yết giá kiểu Anh-Mỹ. Tỷ giá này được ký hiệu là e. Ví dụ: Tại Anh người ta yết GBP/USD = 1,6669 còn tại Mỹ người ta yết USD/GBP = 0,5999. TGHĐ yết gián tiếp là tỷ giá được yết trên cơ sở tính giá trị một đơn vị ngoại tệ theo nội tệ. Tỷ giá này được ký hiệu là E . Ví dụ: Tại Việt Nam ta yết USD/VND = 14.980. (Nếu yết giá trực tiếp sẽ là: VND/USD = 1/14.980 = 0.0000667) 2.4. Tỷ giá hối đoái tính chéo (Cross Rate) . Trên thực tế, không phải tỷ giá giữa 2 đồng tiền nào cũng được yết giá trên thị trường ngoại tệ và thị trường hối đoái mà chủ yếu là tỷ giá của các đồng tiền với các đồng tiền mạnh (hard curency) như USD, GBP, FRF, JPY, DEM... tỷ giá giữa các đồng tiền yếu (soft curency) thường không được yết giá do tính kém chuyển đổi (inconvertibility) của chúng. Tuy nhiên trong thực tế, đôi khi người ta lại cần tính toán tỷ giá giữa các đồng tiền này, chẳng hạn giữa đồng Bath và đồng Việt Nam. Khi đó người ta sử dụng tỷ giá tính chéo. Tỷ giá tính chéo giữa 2 đồng tiền được xác định dựa trên cơ sở so sánh tỷ giá của chúng với một đồng tiền thứ 3 (thường là một đồng tiền mạnh). Chẳng hạn nếu: USD/VND = 14.890 và USD/Bath = 40 thì tỷ giá tính chéo Bath/VND = 14.890/40 = 372,25 . Ngoài những khái niệm trên, còn có một số loại tỷ giá khác như tỷ giá mua, tỷ giá bán, tỷ giá Big-Mac ... 3. Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái. Qua việc xác định trên, khi trình bày các khái niệm về TGHĐ, chúng ta có thể để ý thấy rằng có nhiều loại TGHĐ khác nhau cũng như giá trị của chúng cũng có thể không giống nhau. Và có thể ta cũng sẽ băn khoăn là tại sao và làm thế nào các NHTW lại ấn định tỷ giá chính thức? Thị trường quyết định tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn như thế nào? Tại sao tỷ giá USD/VND ngày 05/09/2001 lại là 14.950 chứ không phải 11.000 hay 17.000? Làm sao để xác định tỷ giá trao đổi giữa 2 loại tiền tệ? Trên thực tế người ta đã từng dùng nhiều phương pháp để xác định tỷ giá. 3.1.Ngang giá vàng. Để hiểu về ngang giá vàng, trước hết chúng ta cần nhớ lại rằng trước kia phương tiện trao đổi và thanh toán chính là vàng, lúc đầu là vàng thỏi (bullion), sau là tiền vàng đúc. Sau đó, tiền giấy ra đời thay thế cho vàng song vẫn được gắn giá trị vào vàng. Đó là chế độ bản vị tiền vàng (Gold Standard). Ví dụ: 1 USD = 0,888671 gram vàng, trong khi 1 GBP = 2,488281 gram vàng. Người ta đã lợi dụng ngay đặc điểm gắn giá trị của các đồng tiền vào vàng để xác định TGHĐ. Ngang giá vàng (gold parity) là phương pháp xác định TGHĐ dựa trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng của đơn vị tiền tệ mỗi nước. Giả định ta có hai loại đồng tiền là A và B. Tỷ giá này được xác định theo công thức sau: Hàm lượng vàng trong 1 đơn vị tiền A TGHĐ(Đồng A/ Đồng B)= Hàm lượng vàng trong 1 đơn vị tiền B Như vậy, với ví dụ trên thì tỷ giá GBP/USD = 2,488281/0,888671=2,8. Ngày nay, phương pháp tính tỷ giá này ít được áp dụng. 3.2. Đồng giá lãi suất (Interest Parity). Để hiểu phương pháp đồng giá lãi suất, trước hết chúng ta hãy xem xét ví dụ về 2 đồng tiền: D (nội tệ) và F (ngoại tệ); E, F lần lượt là tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn giữa 2 đồng tiền. RD và RF lần lượt là lãi suất (theo năm) của 2 đồng tiền. Nếu bắt đầu bằng 1 đồng D thì chúng ta sẽ có 2 phương án: - Phương án 1: + Gửi 1 đơn vị đồng tiền D lấy lãi sau 1 năm thu được (1+ RD)xD đồng tiền D. - Phương án 2: + Chuyển tiền D sang đồng tiền F theo tỷ giá giao ngay E được (1xE)xD đồng tiền F. + Gửi lấy lãi (1xE) đồng tiền F sau 1 năm thu được E(1+ RF) đồng tiền F. + Chuyển E(1+ RF) đồng tiền F sang đồng tiền D theo tỷ giá kỳ hạn F được E(1+ RF)xF Dđồng tiền D. Nếu E(1+ RF)xFD > (1+ RD) thì rõ ràng gửi tiền bằng tiền F có lãi hơn. Do số người muốn gửi tiền bằng đồng F tăng lên, lãi suất sẽ giảm xuống để cân đối nguồn vốn. Chỉ đến khi E(1+ RF)xFD < (1+ RD) thì gửi tiền bằng đồng tiền D có lợi hơn và gây ra làn sóng chuyển từ đồng F sang đồng D gửi lấy lãi. Tương tự, dòng di chuyển này chỉ dừng lại khi lãi suất của hai phương án cân bằng. Hay E(1+ RF)xFD = (1+ RD) hay E(1+ RF) = (1+ RD)/FD. Điều kiện này gọi là điều kiện ngang giá tiền lãi. Nó cho rằng trong điều kiện các nguồn vốn được chu chuyển tự do, lãi suất được hình thành trên cơ sở cung-cầu thị trường và bỏ qua các chi phí giao dịch thì lãi suất ở mọi nơi trên thế giới đều như nhau. Từ đó, người ta xây dựng phương pháp đồng giá lãi suất để xác định TGHĐ trên cơ sở cho rằng tỷ giá phải được xác định để đảm bảo sự đúng đắn của quy luật đồng giá lãi suất. Khi đó, tỷ giá được xác định bởi công thức: 1 + RD E - Eo RD - RF E = Eo x hay = 1 + RF Eo 1 + RF Trong đó: E là tỷ giá tại thời điểm nghiên cứu (cần tính) . Eo là tỷ giá tại thời điểm gốc. Từ công thức trên ta cũng thấy biến động tỷ giá phụ thuộc vào tương quan lãi suất giữa hai đồng tiền. Vì tỷ giá có thể biến động ngay khi có sự thay đổi lãi suất, xác định tỷ giá theo đồng giá lãi suất được xem là cách xác định TGHĐ ngắn hạn. 3.3. Quy luật một giá và thuyết đồng giá sức mua. Tương tự như đối với đồng giá lãi suất, để hiểu quy luật một giá chúng ta hãy xem xét giá cả của một mặt hàng là gạo ở 2 quốc gia có 2 đồng tiền lần lượt là D và F. Giá gạo tính bằng 2 đồng tiền lần lượt là PD và PF. Tỷ giá F/D là E. Nếu căn cứ vào đồng tiền D, bạn có 2 phương án chọn: - Phương án 1: Mua 1 kg gạo bằng đồng D hết PD . - Phương án 2: Mua 1 kg gạo bằng đồng F hết PF tức là phải bỏ ra (PFxE) đồng tiền D. Nếu (PFxE) < PD, mua gạo bằng đồng F sẽ rẻ hơn. Các nhà buôn lập tức đổ xô vào mua gạo tại nước F. Kết quả, giá gạo F tăng lên cho đến khi (PFxE) = PD . Ngược lại nếu (PFxE) > PD, mua gạo bằng đồng D sẽ có lợi, các nhà buôn lập tức chuyển sang mua gạo ở nước D đẩy giá gạo ở đây lên đến khi (PFxE) = PD. Nói tóm lại, do hoạt động kinh doanh của các nhà buôn, giá gạo tương đối tại hai quốc gia sẽ luôn cân bằng. Đó cũng là nội dung quy luật 1 giá. Quy luật này phát biểu rằng trên các thị trường cạnh tranh hoàn hảo, không có các chi phí giao dịch và vận tải, gia cả tương đối (giá tính theo cùng một loại tiền tệ) là như nhau đối với mọi loại hàng hoá giống nhau, bất kể chúng được sản xuất ở nước nào. Do đó, nếu giá gạo ở 2 nước là PD và PF thì tỷ giá hối đoái E phải được xác định bằng: E = PD / PF để đảm bảo quy luật 1 giá đúng với gạo. Dựa trên cách tiếp cận của quy luật 1 giá, Ricardo và nhiều nhà kinh tế đã đưa ra lý thuyết đồng giá sức mua (Purchasing Power Parity). Lý thuyết này phát biểu rằng, tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng tiền bằng tỷ số giữa các mức giá của giá hàng hoá 2 nước. Thuyết này tính toán sức mua của các đồng tiền thông qua giá cả của giá hàng hoá ở mỗi nước, sau đó so sánh chúng với nhau: Sức mua của đồng nội tệ E = Sức mua của đồng ngoại tệ Tính toán TGHĐ theo cách này gọi là đồng giá sức mua tuyệt đối (PPP tuyệt đối). Một hàm ý khác của thuyết đồng giá sức mua là đồng giá sức mua tương đối (PPP tương đối). PPP tương đối cho rằng sự thay đổi theo tỷ lệ phần trăm trong TGHĐ giữa 2 đồng tiền trong bất kỳ một điều kiện nào cũng bằng mức chệnh lệch giữa các thay đổi tỷ lệ phần trăm trong mức giá giữa các quốc gia. Nghĩa là: (E - Eo) / Eo = (CPID – CPIF) / CPID E CPID Eo x CPID = hay E = Eo CPIF CPIF Trong đó: Eo : tỷ giá tại thời điểm chọn gốc E : tỷ giá tại thời điểm nghiên cứu CPID : chỉ số giá trong nước CPIF : chỉ số giá nước ngoài Công thức trên được gọi là công thức Ricardo - Cassel (do David Ricardo và Gustav Cassel cùng đưa ra trong tác phẩm của mình). Công thức này gợi ý rằng nếu chúng ta biết TGHĐ tại một thời điểm lý tưởng là gốc thì ta có thể xác định được tỷ giá tại một thời điểm khác qua các mức giá 2 nước. Tỷ giá được xác định theo phương pháp này tạm gọi là TGHĐ đồng giá sức mua (PPP). Cũng từ công thức Ricardo-Cassel, chúng ta có thể xác định được tỷ giá trong đó bỏ qua yếu tố lạm phát. Tỷ giá đó gọi là tỷ giá thực (Real exchange rate or Effective rate) còn TGHĐ được yết hàng ngày là TGHĐ danh nghĩa. TGHĐ thực được xác định bởi công thức: CPIF ER = EN x CPID Trong đó: ER là TGHĐ thực EN là TGHĐ danh nghĩa Mặc dù lý thuyết đồng giá sức mua đã nêu bật được những nhân tố quan trọng nằm đằng sau sự vận động của TGHĐ nhưng nó cũng thể hiện là một phương thức phức tạp và chưa hoàn thiện ở chỗ: - Bao giờ cũng tồn tại chi phí giao dịch, vận chuyển hàng hoá. Do đó, không có gì bảo đảm giá của cùng một sản phẩm lại như nhau ở mọi nơi. - Do có những hàng rào ngăn trở nên mậu dịch và lưu thông hàng hoá không hoàn toàn tự do. Do vậy, thị trường không thể điều hoà giá cả trên phạm vị thế giới. - Các mặt hàng ở các nước khác nhau cũng không giống nhau. - Các điều kiện thu thập dữ liệu, số liệu và lựa chọn khác nhau; ngoài ra còn các sai số thống kê làm cho các kết quả thu được mất tính chính xác và không đủ điều kiện so sánh. 3.4. Xác định tỷ giá hối đoái theo quan hệ cung-cầu tiền tệ . Với những nhược điểm của phương pháp đồng giá lãi suất và đồng giá sức mua. Ngang giá vàng được coi là biện pháp có hiệu quả, song chỉ có tác dụng dưới chế độ bản vị vàng. Khi tiền giấy tách ra khỏi vàng, việc so sánh qua vàng trở nên không thể thực hiện được. Giá trị tiền giấy biến động liên tục và buộc việc xác định tỷ giá phải dựa trên những căn cứ mới. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta không biết xác định TGHĐ như thế nào, thì tỷ giá vẫn cứ tồn tại trong các giao dịch trên thị trường, nó được xác định theo quan hệ cung-cầu ngoại tệ. - Cầu về tiền của một nước xuất hiện trên thị trường ngoại hối khi người dân hay chính phủ nước khác muốn sử dụng tiền của nước đó để thanh toán, dự trữ hay đầu cơ. - Cung về tiền của một nước xuất hiện trên thị trường ngoại hối khi người dân hay chính phủ nước đó muốn sử dụng tiền của nước khác cho mục đích giao dịch, dự trữ hay đầu cơ. Và tỷ giá được xác định trên thị trường ngoại tệ trên cơ sở cân bằng giữa cung-cầu tiền tệ. Sự thay đổi của TGHĐ do thay đổi quan hệ cung cầu cũng giống như các hàng hoá thông thường khác. Khi cầu > cung, lập tức tỷ giá tăng lên để phân phối được lượng cung hạn chế. Do vậy, bất cứ tác động tăng cầu hay giảm cung nào cũng có tác động làm cho tỷ giá tăng lên. Khi cung > cầu, tỷ giá bị kéo xuống để phân phối hết lượng cung thừa. Do vậy, bất cứ tác động nào làm tăng cung hay giảm cầu đều có tác động kéo tỷ giá xuống. * Các yếu tố cấu thành cung - cầu ngoại tệ: 3.4.1. Cung ngoại tệ tạo thành từ các nguồn sau: - Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ ra nước ngoài. - Đầu tư nước ngoài: + Các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. + Các nguồn vốn vay ODA và vay nợ thương mại. + Các nguồn đầu tư gián tiếp qua các tài sản tài chính. - Các nguồn đầu cơ, giao dịch phi thương mại. - Nguồn tiền ròng từ nước ngoài qua con đường kiều hối, viện trợ không hoàn lại. 3.4.2. Cầu ngoại tệ hình thành từ các nguồn sau: - Thanh toán cho hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu. - Đầu tư nước ngoài: + Đầu tư trực tiếp. + Đầu tư gián tiếp. - Chu chuyển ngoai tệ ròng dưới hình thức chuyển lợi nhuận về nước, trả lãi ... - Dự trữ, đầu cơ, giao dịch, tỷ giá Tom-next ... 4. Các nhân tố tác động lên quá trình hình thành tỷ giá. Trên thực tế, sự hình thành quan hệ tỷ giá là tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Tuy có những mâu thuẫn trong phương pháp nghiên cứu, tiếp cận và đánh giá vai trò, tính chất, phương thức cường độ, tốc độ tác động của các yếu tố cụ thể, song nhìn chung có một số yếu tố quan trọng, trực tiếp cấu thành GNP và tác động lên quá trình hình thành TGHĐ, đó là: - Sức mua của các đơn vị tiền tệ và tốc độ lạm phát ở các nước. - Trạng thái cán cân thanh toán ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ, thông qua đó tác động lên mức tỷ giá và kéo theo sự dao động của tỷ giá lệch khỏi sức mua của đồng tiền. - Chênh lệch mức giá giữa các nước, giữa thị trường tín dụng nội địa và quốc tế. - Thực trạng hoạt động của các thị trường tài chính, ngoại hối và các xu hướng nghiệp vụ đầu cơ ảnh hưởng đến tỷ giá. - Hệ số tín nhiệm đối với các đồng tiền trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. - Các phương thức, công cụ điều chỉnh, các chính sách can thiệp của Nhà nước. - Các cú sốc kinh tế, chính trị xã hội và các chính sách lớn của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, tài chính tiền tệ. 5. Các phương pháp chủ yếu điều chỉnh tỷ giá hối đoái . Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng đã chấm dứt cơ chế tự điều tiết TGHĐ. Bởi tỷ giá ảnh hưởng tới nhiều biến số kinh tế vĩ mô khác nhau, hầu hết các chính phủ phải ít nhiều can thiệp vào TGHĐ nhằm đạt đợc các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế. Muốn vậy, họ phải sử dụng các công cụ can thiệp TGHĐ. 5.1. Lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu là lãi suất thông qua đó NHTW cho vay chiết khấu hay tái chiết khấu đối với các NHTM. Khi lãi suất chiết khấu giảm xuống, các ngân hàng sẽ vay chiết khấu nhiều hơn. Vì nguồn vốn vay bây giờ rẻ hơn nên lãi suất cho vay của các ngân hàng giảm xuống. Lãi suất của hàng loạt các tài sản chính cũng giảm theo. Do đó, NHTW có thể vận dụng công cụ lãi suất chiết khấu để điều chỉnh lãi suất thị trường. ở điều kiện bình thường, lãi suất được thiết lập đảm bảo sự cân bằng mức lãi ròng giữa trong nước và ngoài nước. Khi NHTW nâng cao mức lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trường tăng lên. Gửi tiền trong nước trở nên có lợi tạo ra dòng vốn ồ ạt chảy vào trong nước. Cung ngoại tệ tăng và tỷ giá theo đó giảm xuống. Ngược lại, khi muốn tăngTGHĐ, NHTW giảm lãi suất trong nước so với lãi suất bên ngoài. Luồng vốn chảy ra ngoài gây áp lực về cầu ngoại tệ và kéo tỷ giá lên. Tuy nhiên, tác động của lãi suất lên tỷ giá chỉ mang ý nghĩa gián tiếp. Tỷ giá phụ thuộc vào cung cầu ngoại tệ trên thị trờng trong khi lãi suất bị giới hạn bởi tỷ suất lợi nhuận bình quân. Hơn nữa, đôi khi lãi suất không phải là mục tiêu các của nhà đầu tư mà là tính an toàn vốn (đặc biệt khi đang xảy ra khủng hoảng tài chính chính tiền tệ). Mặt khác, ở nhiều quốc gia có những qui định hạn chế chu chuyển vốn. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, chính sách lãi suất hầu như không có ảnh hưởng đến tỷ giá. Vào thời kỳ 1971-1973, lãi suất ở thị trường New York cao gấp 1,5 lần thị trường London và gấp 3 lần thị trường Frankfurk nhưng vốn vẫn không chảy vào Mỹ mà lại chuyển sang Đức và Nhật. Lý do là trong thời kỳ này, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu lửa, kinh tế Mỹ sa sút nghiêm trọng tạo ra nguy cơ mất giá đồng đôla. Rủi ro hối đoái tăng lên quá cao đẩy lùi mọi ý tưởng mạo hiểm. Gần đây nhất, để đối phó với cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực, các chính phủ Thái Lan, Indonesia... đều đồng loạt nâng cao lãi suất nhằm giữ ổn định tỷ giá. Nhưng trước sự hủng hoảng lòng tin của dân chúng và các nhà đầu tư cũng như sự lo ngại về mất giá đồng tiền nên TGHĐ của các đồng tiền khu vực vẫn tiếp tục tăng vọt. Lãi suất tăng vọt trên mức lợi nhuận bình quân còn gây ra tình trạng khó khăn cho các doanh nghiệp muốn vay vốn và tình hình hoảng loạn trên thị trường tài chính do các nhà đầu tư ồ ạt bán ra các chứng khoán có lãi suất thấp. Dẫu vậy, lãi suất vẫn là công cụ ưa thích và có hiệu quả của các chính phủ, đặc biệt trong tình hình đồng bản tệ bị mất giá mạnh. 5.2. Nghiệp vụ thị trường hối đoái . Dường như có một cách đơn giản hơn để các chính phủ tác động vào TGHĐ đó là tham gia trực tiếp vào thị trường với vai trò là người bán hoặc người mua. Khi cung<cầu, gây sức ép tăng tỷ giá, chính phủ có thể bán ra ngoại tệ nhằm tăng cung để giữ vữngTGHĐ, chính phủ cũng có thể mua ngoại tệ vào để tăng cầu và kéo tỷ giá lên. Khi muốn thay đổi tỷ giá, các chính phủ chỉ việc lựa chọn nên đứng bên cung hay bên cầu (đứng bên cung khi muốn giảm tỷ
Luận văn liên quan