Đề tài Một số ý kiến đóng góp cho sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam

Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của từng thời kỳ cách mạng và công cuộc xây dựng Đất nước. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cuộc Cách mạng Tháng 8 lúc bấy giờ là phải từng bước xây dựng nền tiền tệ và hệ thống ngân hàng độc lập tự chủ. Nhiệm vụ đó đã trở thành hiện thực khi bước sang năm 1950, công cuộc kháng chiến chống Pháp ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường và mở rộng vùng giải phóng. Sự chuyển biến của cục diện cách mạng cũng đòi hỏi công tác kinh tế, tài chính phải được củng cố và phát triển theo yêu cầu mới. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính - kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2/1951) đã đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á để thực hiện 5 nhiệm vụ cấp bách: - Phát hành giấy bạc - Quản lý Kho bạc - Thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất - Phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ - Đấu tranh tiền tệ với địch. Trải qua 57 năm từ ngày thành lập ngành ngân hàng, quá trình ngân hàng Việt Nam được chia làm 4 giai đoạn chính: a. Thời kỳ 1951-1954: Trong thời kỳ này, Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên theo chủ trương của Đảng và nhà nước là: Phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách; phát tri ển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch. b. Thời kỳ 1954-1975: Tại Thông tư số 20/VP - TH ngày 21/1/1960 của Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia ký thừa uỷ quyền Thủ Tướng chính phủ, Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau; - Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế.

pdf53 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến đóng góp cho sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM ........ 1 1.1. Lịch sử hình thành ngành ngân hàng Việt Nam ................................................. 1 1.2. Nhiệm vụ, chức năng của ngân hàng trong quá trình phát triển đất nước .......... 5 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của NHNN VN ............................................................ 5 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của NHTM VN ............................................................ 5 1.3 . Khái quát tình hình hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam năm qua ........... 6 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA ....................................................................... 11 2.1. Những thành tựu và tồn tại của ngành ngân hàng Việt Nam trước thời kỳ hội nhập ............................................................................................................................................. 12 2.1.1. Những thành tựu đạt được ......................................................................... 12 2.1.2. Những tồn tại cần khắc phục ...................................................................... 13 2.2. Những cơ hội và thách thức trong thời gian tới .................................................... 14 2.2.1. Những cơ hội .............................................................................................. 14 2.2.2.Một số thách thức ........................................................................................ 17 2.3. Triển vọng phát triển của ngành trong tương lai .................................................. 19 2.3.1. Định hướng phát triển các ngân hàng trong thời gian tới ........................... 19 2.3.2. Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước so với các ngân hàng nước ngoài .......................................................................................................................... 21 2.3.3. Khả năng phát triển thị phần của ngành ngân hàng trong thời gian tới ...... 22 2.3.4. Khả năng tăng trưởng doanh thu và cắt giảm chi phí trong hoạt động của ngân hàng ........................................................................................................................... 23 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng ................................... 23 2.4.1. Nền kinh tế ................................................................................................. 23 2.4.2. Lãi suất ...................................................................................................... 24 2 2.4.3. Thị trường chứng khoán ............................................................................. 25 2.5. Đánh giá về cổ phiếu ngành ngân hàng ............................................................... 27 2.5.1. Vì sao cổ phiếu ngân hàng kém hấp dẫn nhà đầu tư? ................................. 28 2.5.2. Một số lưu ý khi đầu tư vào cổ phiếu ngành ngân hàng .............................. 29 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM .................................................................. 33 3.1. Lộ trình hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam ............................................... 33 3.2. Xây dựng một hệ thống pháp luật cho sự phát triển ngành ngân hàng .................. 35 3.3. Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên ngành nhân hàng và chuẩn bị nhân lực cho tương lai..................................................................................................................... 38 3.4. Nâng cao vai trò của Ngân hàng Trung Ương trong việc điều hành chính sách tiền tệ .................................................................................................................................. 39 3.5. Phân định một cách rõ ràng quyền lực của Ngân hàng nhà nước với Bộ tài chính .................................................................................................................................. 42 3.6. Phát triển thị trường liên ngân hàng Việt Nam..................................................... 43 3.7. Xây dựng các công cụ phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng ..................................... 46 3.8. Thiết lập các công cụ phòng ngừa rủi ro cho khách hàng ..................................... 47 3.9. Những việc cần làm trong thời gian tới của ngành ngân hàng Việt Nam:............. 47 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢC 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẰT NHNNVN : Ngân hàng nhà nước Việt Nam. NHTMVN : Ngân hàng thương mại Việt Nam. TTCK : Thị trường chứng khoán. TCTD : Tổ chức tín dụng. CK : Chứng khoán. CP : Cổ phiếu. FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FII : Đầu tư gián tiếp nước ngoài NHTW : Ngân hàng Trung Ương. NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần. NHLD : Ngân hàng liên doanh. IPO : Initial Public Offering (Phát hành CP ra công chúng lần đầu) WTO : World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới) ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. ROE : Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần. TC-NH : Tài chính ngân hàng. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ BẢNG BIỂU Đồ thị 1.1: Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán (trang 10) Đồ thị 1.2: Tốc độ tăng huy động vốn cho nền kinh tế (trang 10) Đồ thị 1.3: Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế (trang 12) Đồ thị 2.1: tỷ lệ nợ xấu ở các nhóm ngân hàng (trang16). Đồ thị 2.2: thị phần ngành ngân hàng (trang 26) Đồ thị2.3: ROA của một số ngân hàng năm 2007 (trang36). Đồ thị 2.4: ROE của một số ngân hàng năm 2007 (trang36). Đồ thị 2.5: chỉ số hoạt động của một số ngân hàng (trang37). Bảng 1.1: Phát triển NHTM VN từ 1991-1997 (trang 4) Bảng 1.2: Phát triển NHTM VN từ 1997-2001 (trang 5) Bảng 2.1: Số máy ATM của một số ngân hàng (trang14). Bảng 2.2: Kế hoạch vốn điều lệ của một số ngân hàng (trang20): Bảng 2.3: GDP qua các thời kì: (trang28) Bảng 2.4: Giá cổ phiếu của một số ngân hàng (trang32). 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM: 1.1 . Lịch sử hình thành của ngành ngân hàng Việt Nam: Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của từng thời kỳ cách mạng và công cuộc xây dựng Đất nước. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cuộc Cách mạng Tháng 8 lúc bấy giờ là phải từng bước xây dựng nền tiền tệ và hệ thống ngân hàng độc lập tự chủ. Nhiệm vụ đó đã trở thành hiện thực khi bước sang năm 1950, công cuộc kháng chiến chống Pháp ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường và mở rộng vùng giải phóng. Sự chuyển biến của cục diện cách mạng cũng đòi hỏi công tác kinh tế, tài chính phải được củng cố và phát triển theo yêu cầu mới. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính - kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2/1951) đã đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á để thực hiện 5 nhiệm vụ cấp bách: - Phát hành giấy bạc - Quản lý Kho bạc - Thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất - Phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ - Đấu tranh tiền tệ với địch. Trải qua 57 năm từ ngày thành lập ngành ngân hàng, quá trình ngân hàng Việt Nam được chia làm 4 giai đoạn chính: a. Thời kỳ 1951-1954: Trong thời kỳ này, Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên theo chủ trương của Đảng và nhà nước là: Phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách; phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch. b. Thời kỳ 1954-1975: Tại Thông tư số 20/VP - TH ngày 21/1/1960 của Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia ký thừa uỷ quyền Thủ Tướng chính phủ, Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau; - Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế. 5 - Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Miền Bắc và giải phóng Miền Nam. c. Thời kỳ 1975-1985: Là giai đoạn 10 năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và thống nhất nước nhà, là thời kỳ xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cách mạng; tiến hành thiết lập hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà (ở miền Nam) đã được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam - Bắc vào năm 1978. d. Thời kỳ 1986 đến nay: ngành ngân hàng Việt Nam trải qua 4 cuộc cải cách lớn: + Cải tổ hệ thống ngân hàng lần thứ nhất (1987 - 1990) : Cải tổ hệ thống ngân hàng lần thứ nhất bắt đầu từ năm 1987 nhằm làm cho hệ thống ngân hàng Việt Nam thích ứng với cơ chế mới: Cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Nhà nước bắt đầu trao quyền tự chủ tài chính cho các xí nghiệp, xoá bỏ bao cấp, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Có hai điểm nổi bật trong công cuộc cải tổ ngân hàng lần thứ nhất. Thứ nhất là việc tách bộ phận Quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước ra khỏi Ngân hàng Nhà nước để hình thành Hệ thống Kho bạc Nhà nước. Thứ hai là thành lập hệ thống Ngân hàng chuyên doanh và tách chức năng kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước giao về cho các ngân hàng chuyên doanh. Điều này được xem như là một bước cải tổ quan trọng vì bước đầu tách bạch rõ ràng được hai chức năng quản lý và kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước. Từ đó hệ thống ngân hàng Việt Nam được phân thành 2 cấp rõ rệt: Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng chuyên doanh. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng lúc bấy giờ vẫn còn chứa đựng nhiều nhược điểm khiến cho hệ thống ngân hàng không thích ứng được khi chuyển sang cơ chế thị trường: - Thứ nhất là hệ thống ngân hàng vẫn còn mang tính chất độc quyền Nhà nước, chưa cho phép các thành phần kinh tế khác tham gia hoạt động ngân hàng. - Thứ hai là hệ thống Ngân hàng này vẫn chưa chú trọng đến vai trò hoạt động như một ngân hàng trung ương của Ngân hàng Nhà nước. - Thứ ba là hệ thống ngân hàng tổ chức theo kiểu này chưa phù hợp với hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới. Điều này phần nào làm cản trở quá trình hội nhập và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 6 - Cuối cùng hệ thống ngân hàng này vẫn còn thiếu cơ sở pháp lý làm nền tảng cho hoạt động của cả hệ thống khiến cho cả hệ thống lâm vào tình trạng khó khăn vào năm 1990. Những nhược điểm như vừa nêu trên đòi hỏi một lần nữa phải cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Năm 1990 với sự ra đời của Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh các tổ chức tín dụng, hệ thống ngân hàng Việt Nam bước vào thời kỳ cải tổ lần thứ hai. + Cải tổ hệ thống ngân hàng lần thứ hai (1990 - 2000) Nhu cầu cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam xuất phát từ yêu cầu chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước cùng với chủ trương phát triển nền kinh tế đa thành phần. Ngày 23/05/1990 Hội Đồng Nhà nước ban hành pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về các tổ chức tín dụng. Hai pháp lệnh này đánh dấu thời kỳ cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam lần thứ hai. Với hai pháp lệnh này hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức gần giống hệ thống ngân hàng các nước có nền kinh tế thị trường, bao gồm: • Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò ngân hàng trung ương • Các tổ chức tín dụng, bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư phát triển, công ty tài chính và hợp tác xã tín dụng, đóng vai trò ngân hàng trung gian Hệ thống ngân hàng tổ chức theo pháp lệnh 1990 còn có ưu điểm nổi bật nữa là bắt đầu chú trọng đến vai trò ngân hàng trung ương của Ngân hàng Nhà nước thể hiện ở chỗ quy định và quản lý dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại. Điều này nhằm bảo đảm an toàn cho cả hệ thống ngân hàng, tránh những sự cố đổ vỡ như đã từng xảy ra trước khi có pháp lệnh. Cải tổ hệ thống ngân hàng năm 1990 đã góp phần đa dạng hoá hoạt động ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng như số lượng ngân hàng. Bảng 1 tóm tắt số lượng và hình thức sở hữu ngân hàng thương mại từ 1991 đến 1997. Bảng 1.1: Phát triển ngân hàng thương mại Việt Nam từ 1991 - 1997 Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước 1995 1996 1997 Ngân hàng quốc doanh 4 4 4 Ngân hàng cổ phần 4 41 48 Ngân hàng liên doanh 1 3 4 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 0 8 18 Tổng cộng 9 56 74 7 Mặc dù giai đoạn 1991 - 1997 với sự ra đời của pháp lệnh ngân hàng, hệ thống ngân hàng đã có những bước tiến đáng kể nhưng hệ thống ngân hàng kiểu này vẫn cần có một nền tảng pháp lý vững chắc hơn đó là luật ngân hàng. + Cải tổ hệ thống ngân hàng lần thứ ba (2000 - nay) Rút kinh nghiệm sau 7 năm thực hiện, Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh các tổ chức tín dụng đã được bổ sung sửa đổi và trở thành Luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và Luật Các Tổ Chức Tín Dụng được Quốc Hội thông qua ngày 12/12/1997 và được công bố ngày 26/12/1997. Theo Luật hiện hành, hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam bao gồm: • Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đóng vai trò ngân hàng trung ương • Các Tổ Chức Tín Dụng đóng vai trò định chế tài chính trung gian. Trong các loại hình tổ chức tín dụng vừa kể trên, ngân hàng thương mại là loại hình hoạt động mạnh nhất và đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh tiền tệ hiện nay. Sau khi Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng ra đời, số lượng ngân hàng thương mại tiếp tục giá tăng. Bảng 1.2: Phát triển ngân hàng thương mại giai đoạn 1997 - 2001 Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Mặc dù giai đoạn này có sự gia tăng mạnh số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là ngân hàng thương mại cổ phần, nhưng nhìn chung quy mô ngân hàng còn nhỏ bé nên hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh không cao. Đứng trước tình hình đó, một số ngân hàng thương mại cổ phần đã sáp nhập lại khiến cho số lượng ngân hàng thương mại giảm chỉ còn 39 ngân hàng vào năm 2001. Từ năm 2001 đến nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam bước vào thời kỳ cũng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng nhằm gia tăng sức cạnh tranh chuẩn bị tích cực cho thời kỳ hội nhập và tự do hoá hoạt động ngân hàng theo tinh thần Hiệp Định Thương Mại Việt Mỹ. 1997 1999 2001 Ngân hàng quốc doanh 5 5 5 Ngân hàng cổ phần 51 48 39 Ngân hàng liên doanh 4 4 4 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 24 26 26 Tổng cộng 84 83 74 8 1.2. Nhiệm vụ, chức năng của ngân hàng trong quá trình phát triển đất nước: 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của NHNN VN: * Nhiệm vụ cơ bản của NHNN nhằm duy trì ổn định giá cả, tăng sự ổn định trong hệ thống tài chính, tức là ổn định nền kinh tế. * Chức năng của NHNN: NHNN thực hiện chức năng của mình, vừa với tư cách là một bộ máy của chính phủ, cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng , vừa với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng. Do đó NHNN VN có các chức năng như sau: - Phát hành và điều tiết lưu thông tiền tệ: đây là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTW, thực hiện chức năng này có tác động rất lớn đến tình hình tài chính, tiền tệ của quốc gia. - Thực hiện chức năng ngân hàng của các ngân hàng: NHTW không trực tiếp giao dịch với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế và cá nhân mà chỉ giao dịch với các NHTM, các tổ chức tín dụng. Thực hiện chức năng này bao gồm các hoạt động sau: + Mở tài khoản và tiếp nhận dự trữ tiền của các NHTM và các TCTD. + Tiếp vốn cho các NHTM và các TCTD bằng nhiều hình thức như chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay bắt buộc trong thanh toán bù trừ. + Tổ chức và thực hiện hệ thống thanh toán bù trừ giữa các NHTM. + Tổ chức điều hành hoạt động thị trường mở, thị trường liên ngân hàng. + Kiểm soát tín dụng đối với các NHTM bằng nhiếu biện pháp và công cụ khác nhau… 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của NHTM VN: * Nhiệm vụ của NHTM: Nhiệm vụ cơ bản nhất của NHTM đó là huy động vốn và cho vay vốn. NHTM là cầu nối giữa cá nhân và tổ chức, “hút vốn” từ nơi nhàn rỗi và “bơm vào” nơi khan hiếm. * Chức năng của NHTM: - Chức năng trung gian tín dụng: đây là chức năng đặc trưng nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trung gian tài chính là hoạt động cầu nối giữa cung và cầu vốn trong xã hội, khơi nguồn vốn từ người có thể vì lý do gì đó không dùng nó một cách sinh lời sang những người có ý muốn dùng nó để sinh lợi. - Chức năng trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán: trong khi làm trung gian thanh toán , ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông tín dụng và độc quyền quản lý các công cụ đó (séc, giấy chuyển ngân, thể thanh toán..) đã tiết kiệm rất nhiều cho xã hội về chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa. Việc làm truung 9 gian thanh toán của ngân hàng ngày nay đã phát triển đến tầm mức rất đa dạng , không chỉ là trung gian thanh toán truyền thống như trước mà còn quản lý các phương tiện thanh toán. Đây là vai trò ngày càng chiếm vị trí quan trọng , phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của khoa học, kỹ thuật. Ở các nước phát triển, phần lớn công tác thanh toán đều được thực hiện thông qua séc, phần lớn séc thanh toán trong nước được thực hiện bằng thanh toán bù trừ thông qua NHTM. - Chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng cấp 2: quá trình tạo tiền của NHTM được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán trong hệ thống ngân hàng, trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống NHTW của mỗi nước. Các ngân hàng có khả năng tạo ra tiền khi họ cho vay hoặc đầu tư, tức là ngân hàng mở rộng cung tiền tệ bằng cách cho vay và đầu tư. Khi một ngân hàng cho một cá nhân hay doanh nghiệp vay, nó tạo ra trên sổ sách của nó một khoản tiền gởi dành cho quyền lợi của người đi vay. Tương tự như vậy, khi ngân hàng mua trái phiếu kho bạc hay các loại chứng khoán khác cho danh mục của mình thì tiền gởi được tạo ra cho quyền lợi của những người bán chứng khoán này. Nói một cách khái quát, ngân hàng có khả năng tạo ra tiền dưới chiêu bài tiền gởi mới bằng cách cấp phát tín dụnd cho khách hàng và đầu tư vào chứng khoán. - Chức năng làm dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác: ngày nay, ngân hàng cũng như hàng loạt các định chế tài chính khác đã và đang mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Những chức năng độc quyền của ngân hàng ngày càng thu hẹp, đồng thời ngân hàng từng bước thâm nhập vào chức năng của các tổ chức tài chính khác. Chẳng hạn ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực mô giới chứng khoán, kinh doanh bất động sản và bảo hiểm… - Chức năng tài trợ ngoại thương và nghiệp vụ ngân hàng quốc tế: một trong những chức năng quan trọng nhất do các ngân hàng thực hiện trong việc tham gia vào nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu và nền thương mại cho các quốc gia. * Vai trò của NHTM: vai trò của NHTM được xác định trên cơ sơ chức năng và trên cơ sở các nhiệm vụ của nó trong từng giai đoạn. Bởi chức năng là tính vốn có của NHTM và vai trò của NHTM cũng chính là sự vận dụng các chức năng đó vào hoạt động thực tiễn. Vai trò của NHTM thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội. Với các chức năng đã nêu trên vai trò của NHTM được
Luận văn liên quan