Đề tài Một vài giải pháp kiến nghịnhằm nâng cao động lực lao động tại công ty Công nghiệp tàu thủy và xây dựng sông Hồng

Trong nền kinh tếthịtrường hiện nay, đểtồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp cần phải có sựquản lý khoa học và hiệu quảnhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhằm tạo lợi thế khi cạnh tranh trên thương trường. Một trong những nhân tốquan trọng nhất có vai trò quyết định tới sựthành công ấy là nhân tốcon người. Tuy nhiên trong thực tếhiện nay, các báo cáo, thống kê cho thấy, nguồn nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp khối nhà nước có trình độchuyên môn, bằng cấp cao hơn hẳn khu vực tưnhân hoặc khối doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài nhưng năng suất lao động của các doanh nghiệp quốc doanh lại thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp tưnhân hay các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài. Thực trạng này cho thấy việc sửdụng nguồn lực con người chưa hiệu quảcủa khối doanh nghiệp nhà nước. Qua thời gian thực tập, em đã tìm hiểu và nghiên cứu đểnhằm tìm ra giải pháp để cải thiện tình hình trên, Em nhận thấy nguyên nhân của thực trạng năng suất lao động còn thấp, đó chính là sự đãi ngộcủa doanh nghiệp chưa cao, do đó động lực làm việc của cán bộ, nhân viên còn thấp. Do đó, em đã quyết định đi vào tìm hiểu về động lực làm việc của nhân viên đểgóp phần đềxuất ý kiến của mình nhằm tạo động lực cho người lao động. Chuyên đề thực tập này cũng giúp em hiểu rõ hơn những kiến thức thực tếvềchuyên ngành kinh tếvà quản lý công mà em đã học, bởi vai trò của người quản lý là tạo động lực làm việc cho nhân viên, tổchức phân công một cách khoa học để hướng mọi thành viên vào m ục tiêu chung của công ty nhằm hoàn thành sứ mệnh của mình.

pdf84 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một vài giải pháp kiến nghịnhằm nâng cao động lực lao động tại công ty Công nghiệp tàu thủy và xây dựng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Một vài giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao động lực lao động tại công ty Công nghiệp tàu thủy và xây dựng sông Hồng ” Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 2 MỤC LỤC Mở đầu .......................................................................................................... 1 Chương I: Cơ sở lý luận về động lực và hệ thống công cụ nâng cao động lực cho người lao động trong doanh nghiệp. ............................................... 7 1. Động lực lao động ...................................................................................... 7 1.2. Các học thuyết về động lực lao động. ................................................. 11 1.2.1. Học thuyết nhu cầu của Maslow. .................................................. 11 1.2.2. Học thuyết về 2 nhóm yếu tố của Herzberg. ................................. 13 1.2.3. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom. ........................................ 14 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới động lực lao động. .......................................... 16 3. Các hình thức tạo động lực lao động......................................................... 18 3.1. Các công cụ tài chính. ........................................................................ 18 3.1.1. Tiền lương. ................................................................................... 18 3.1.2.Tiền thưởng. .................................................................................. 19 3.1.3. Các phúc lợi và dịch vụ khác. ....................................................... 20 3.2. Các công cụ phi tài chính. .................................................................. 21 3.2.1. Bản thân công việc. ...................................................................... 21 3.2.2. Môi trường làm việc. .................................................................... 22 3.2.3.Tổ chức các phong trào thi đua, văn nghệ, thể thao: ...................... 23 Chương 2 Thực trạng công tác tạo động lực đang áp dụng tại công ty công nghiệp tàu thủy và xây dựng sông Hồng. ......................................... 24 1. Những đặc điểm cơ bản về công ty. .......................................................... 24 1.1.Lịch sử phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty: ....................... 24 1. 2.Cơ cấu tổ chức:................................................................................... 26 1.2.1.Hệ thống tổ chức bộ máy. .............................................................. 26 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 3 1.2.2. Quản lý và phân cấp quản lý. ....................................................... 27 1.2.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. ..................................... 28 1.3.Đặc điểm về lao động. ......................................................................... 33 1.4.Đặc điểm sản xuất kinh doanh ............................................................. 34 2.Phân tích thực trạng tạo động lực cho cán bộ công nhân viên chức. .......... 35 2.1 – Các động lực tài chính. ..................................................................... 35 2.1.1 – Lương. ........................................................................................ 35 2.1.2 - Thưởng. ...................................................................................... 39 2.1.3 - Phụ cấp và quỹ phúc lợi. ............................................................. 43 2.2 - Động lực phi tài chính. ...................................................................... 47 2.2.1 - Bản thân công việc. ..................................................................... 47 2.2.1 - Môi trường làm việc. ................................................................... 50 2.2.3 - Các hoạt động phong trào. ........................................................... 52 2.3. Đánh giá công tác tạo động lực hiện đang áp dụng tại công ty. ........... 57 2.4. Những thuận lợi và khó khăn của công tác tạo động lực cho cán bộ công nhân viên công ty công nghiệp tàu thủy và xây dựng sông Hồng ...... 62 2.4.1. Thuận lợi: ..................................................................................... 62 2.4.2. Những khó khăn: .......................................................................... 63 Chương 3 : Một vài giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao động lực lao động tại công ty Công nghiệp tàu thủy và xây dựng sông Hồng. ............. 65 1.Cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp tạo động lực lao động ............ 65 1.1.Cơ sở khoa học liên quan đến điều kiện lao động. ............................... 65 1.2.Cơ sở khoa học liên quan tới sự đơn điệu trong lao động .................... 67 1.3.Cơ sở khoa học liên quan tới khả năng làm việc của con người .......... 67 2- Các giải pháp đề xuất ............................................................................ 68 2.1 - Tạo việc làm ổn định cho người lao động .......................................... 68 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 4 2.2 - Giải pháp để hoàn thiện công tác đánh giá công việc ........................ 70 2.3 – Hoàn thiện công tác trả lương ........................................................... 78 2.4 – Hoàn thiện công tác tiền thưởng tại công ty. ..................................... 80 2.5 - Các giải pháp hoàn thiện mức phúc lợi .............................................. 81 KẾT LUẬN....................................................................................................79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................80 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 5 Mở đầu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp cần phải có sự quản lý khoa học và hiệu quả nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhằm tạo lợi thế khi cạnh tranh trên thương trường. Một trong những nhân tố quan trọng nhất có vai trò quyết định tới sự thành công ấy là nhân tố con người. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, các báo cáo, thống kê cho thấy, nguồn nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp khối nhà nước có trình độ chuyên môn, bằng cấp cao hơn hẳn khu vực tư nhân hoặc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng năng suất lao động của các doanh nghiệp quốc doanh lại thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực trạng này cho thấy việc sử dụng nguồn lực con người chưa hiệu quả của khối doanh nghiệp nhà nước. Qua thời gian thực tập, em đã tìm hiểu và nghiên cứu để nhằm tìm ra giải pháp để cải thiện tình hình trên, Em nhận thấy nguyên nhân của thực trạng năng suất lao động còn thấp, đó chính là sự đãi ngộ của doanh nghiệp chưa cao, do đó động lực làm việc của cán bộ, nhân viên còn thấp. Do đó, em đã quyết định đi vào tìm hiểu về động lực làm việc của nhân viên để góp phần đề xuất ý kiến của mình nhằm tạo động lực cho người lao động. Chuyên đề thực tập này cũng giúp em hiểu rõ hơn những kiến thức thực tế về chuyên ngành kinh tế và quản lý công mà em đã học, bởi vai trò của người quản lý là tạo động lực làm việc cho nhân viên, tổ chức phân công một cách khoa học để hướng mọi thành viên vào mục tiêu chung của công ty nhằm hoàn thành sứ mệnh của mình. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 6 Trong thời gian thực tập vừa qua, em đã được sự hướng dẫn rất tận tình của cô giáo hướng dẫn và tập thể các cô chú đang công tác tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công nghiệp tàu thủy và xây dựng sông Hồng, tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn và kiến thức thực tế của bản thân còn hạn chế nên chuyên đề thực tập của em còn không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự góp ý của các cô giáo để em hoàn thiện đề tài thực tập của mình. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 7 Chương 1: Cơ sở lý luận về động lực và hệ thống công cụ nâng cao động lực cho người lao động trong doanh nghiệp 1. Động lực lao động 1.1.Khái niệm và vai trò của động lực lao động. Muốn hiểu thế nào là động lực lao động trước hết ta phải hiểu động cơ của người lao động là gì? Động cơ lao động biểu thị thái độ chủ quan của người lao động đối với hoạt động lao động. Nó phản ánh mục tiêu mà người lao động đặt ra một cách có ý thức và nó quyết định hành động để đạt được mục tiêu đó. Vậy mục tiêu của người lao động là yếu tố quyết định động cơ của người lao động. Nó thể hiện ở: (1) Mục tiêu thu nhập: đây là mục tiêu hàng đầu của người lao động khi họ tham gia vào quá trình lao động. Vì thu nhập là nguồn vật chất chủ yếu bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con người. (2) Mục tiêu phát triển cá nhân: là mục tiêu hoàn thiện nhân cách con người thông qua hoạt động xã hội. Khi thu nhập đã đảm bảo cuộc sống về mặt vật chất ở một mức độ nào đó thì người lao động có xu hướng học tập để nâng cao sự hiểu biết cũng như trình độ chuyên môn của mình. (3) Mục tiêu thoả mãn hoạt động xã hội: con người muốn được thể hiện mình thông qua tập thể. Khi các mục tiêu thu nhập và mục tiêu phát triển cá nhân đã được đáp ứng thì người lao động luôn có xu hướng tìm cách khẳng định vị trí của mình trong xã hội thông qua các hoạt động xã hội. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 8 Có hai loại động cơ lao động đó là: Động cơ lao động bên trong: là ý nguyện của người lao động được thể hiện thông qua mục tiêu mà người lao động đã xác định và nó trở thành động lực nội tại thúc đẩy con người hoạt động. Động cơ bên trong phụ thuộc vào giá trị cá nhân, nền văn hoá cộng đồng và nhận thức của người lao động về các vấn đề xã hội. Động cơ lao động bên ngoài: là điều kiện kích thích bên ngoài tạo nên cơ sở thúc đẩy động cơ bên trong phát triển. Động cơ bên ngoài của người lao động phụ thuộc chủ yếu vào tổ chức mà họ tham gia. Như vậy, có thể cho rằng sự hoạt động của tổ chức có thể củng cố và làm tăng cường động cơ làm việc của người lao động nhưng cũng có thể làm suy thoái động cơ làm việc đó của người lao động. Hoạt động của tổ chức tác động tới động cơ của người lao động trên các góc độ: Sự nhận thức và xác định của các nhà quản trị về động cơ của người lao động, sự nhận thức của người lao động về các chính sách của tổ chức, sự thực hiện các chức năng lãnh đạo và văn hoá tổ chức. Đến đây ta có thể hiểu động lực của người lao động như sau: “Động lực lao động là các nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức và của bản thân người lao động.”* Động lực gắn liền với mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi công việc và mục tiêu làm việc cụ thể. Tuy rằng động lực không phải là nhân tố duy nhất quyết định tới năng suất lao động và hiệu quả công việc nhưng khi có động *Đại học kinh tế quốc dân - Giáo trình Hành vi tổ chức - TS Bùi Anh Tuấn - Nxb Thống kê - 2004. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 9 lực, người lao động sẽ làm việc hăng say hơn, sáng tạo hơn. Họ sẽ bộc lộ hết tài năng của mình, phát huy mọi khả năng sẵn có của mình để hoàn thành tốt nhất công việc mà tổ chức giao cho. Khi có động lực, năng suất và hiệu quả công việc bao giờ cũng cao hơn so với lúc không có động lực làm việc. Ví dụ, đối với một sinh viên nếu không đam mê yêu thích ngành học của mình thì không thể học tốt được, khi đó họ học chỉ đối phó cho qua, hay xa hơn nữa là lấy được cái bằng đại học. Nhưng khi họ nhận biết được và yêu thích ngành học của mình họ sẽ say mê học để tiếp thu được nhiều kiến thức, để đạt được bằng khá giỏi chứ không chỉ lấy bằng. Người lao động cũng vậy, khi không có động lực họ vẫn có thể hoàn thành công việc và nhiệm vụ của mình nhưng họ làm việc với tâm lý ngại việc, không ổn định, họ coi công việc như là một nhiệm vụ chứ không phải sự yêu thích và say mê. Vì vậy họ có thể có xu hướng rời xa tổ chức và sẽ gây ra một thiệt hại không nhỏ cho tổ chức. Tạo động lực lao động: được hiểu là hệ thống các biện pháp, chính sách, thủ thuật quản lý mà nhà quản lý sử dụng để tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc. Vai trò của tạo động lực lao động. Mặc dù quá trình tạo động lực lao động không tạo ra hiệu quả tức thời, đòi hỏi nhiều chi phí về tiền bạc và công sức cũng như phải thực hiện liên tục trong thời gian dài nhưng nếu thực hiện tốt thì đem lại rất nhiều lợi ích, không chỉ cho bản thân người lao động mà còn cho cả tổ chức, cho cả xã hội nữa. *Đối với người lao động . - Động lực lao động là yếu tố thúc đẩy con người làm việc hăng say tích cực hơn, có nhiều sáng kiến từ đó nâng cao được chất lượng công việc, tăng năng Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 10 suất lao động và nhờ đó thu nhập của họ được tăng lên. Khi thu nhập tăng thì người lao động có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu của mình. - Động lực lao động còn giúp người lao động hiểu rõ và yêu công việc của mình hơn. *Đối với tổ chức. - Người lao động có động lực lao động là điều kiện để tổ chức nâng cao năng suất lao động, hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh. - Động lực lao động giúp người lao động hiểu và gắn bó hơn với tổ chức. Giúp tổ chức có một đội ngũ lao động giỏi, trung thành, có nhiều phát minh sáng kiến nhờ đó mà hiệu quả công việc của tổ chức tăng lên. - Góp phần nâng cao uy tín, làm đẹp hình ảnh của tổ chức. Qua đó thu hút nhiều nhân tài về cho tổ chức. - Cải thiện các mối quan hệ giữa người lao động với người lao động trong tổ chức, giữa người lao động với tổ chức, góp phần xây dựng văn hoá công ty được lành mạnh tốt đẹp. *Đối với xã hội. Động lực lao động là điều kiện để tăng năng suất lao động của cá nhân cũng như của tổ chức. Mà năng suất lao động của tổ chức tăng làm cho của cải vật chất tạo ra cho xã hội ngày càng nhiều và do vậy nền kinh tế có sự tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế lại là điều kiện cần cho sự phát triển kinh tế, giúp con người có điều kiện thoả mãn những nhu cầu của mình ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Qua đó động lực lao động gián tiếp xây dựng xã hội ngày một phồn vinh dựa trên sự phát triển của các tổ chức kinh doanh. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 11 Tạo động lực cho người lao động vừa là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu và trách nhiệm của nhà quản lý. Khi người lao động có động lực làm việc sẽ tạo ra khả năng nâng cao năng suất lao động và nâng cao hiệu quả công tác. Vì vậy các nhà quản lý phải tìm mọi cách nhằm thỏa mãn nhu cầu chính đáng của người lao động trong khả năng và điều kiện cho phép để làm cho người lao động thỏa mãn với công việc, từ đó tạo động lực lao động. Nếu làm được việc này thì doanh nghiệp đã củng cố được lòng trung thành của người lao động và tận dụng được khả năng tiềm ẩn của họ để phục vụ cho sự phát triển dài lâu của doanh nghiệp. 1.2. Các học thuyết về động lực lao động. 1.2.1. Học thuyết nhu cầu của Maslow. Trên thực tế học thuyết về tạo động lực được biết đến nhiều nhất là học thuyết thứ bậc nhu cầu của Abraham Maslow. Ông đặt ra giả thuyết rằng trong mọi con người đều tồn tại một hệ thống nhu cầu 5 thứ bậc sau đây: - Nhu cầu sinh lý: Bao gồm ăn, mặc, ở, đi lại và các nhu cầu thể xác khác. - Nhu cầu về an toàn: Bao gồm an ninh và bảo vệ khỏi những nguy hại về thể chất và tình cảm. - Nhu cầu xã hội: Bao gồm tình thương, cảm giác trực thuộc, được chấp nhận và tình bạn. - Nhu cầu về danh dự: Bao gồm các yếu tố bên trong như tự trọng, tự chủ và thành tựu và các yếu tố bên ngoài như địa vị, được công nhận và được chú ý. - Nhu cầu tự hoàn thiện: Động cơ trở thành những gì mà ta có khả năng, bao gồm sự tiến bộ, đạt được tiềm lực của mình và tự tiến hành công việc. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 12 Khi mà một trong số các nhu cầu này được thỏa mãn một cách căn bản thì nhu cầu tiếp theo sẽ chế ngự. Nếu mức độ nhu cầu của con người ngày càng lên cao, càng thể hiện sự phát triển của xã hội. Khi một nhu cầu nào đó được thỏa mãn thì lập tức nhu cầu ở mức cao hơn sẽ chế ngự, nhưng không có nghĩa là nhu cầu đã được thỏa mãn sẽ mất đi. Ví dụ như nhu cầu sinh lý được đảm bảo, con người có cơm ăn, áo mặc thì sẽ xuất hiện nhu cầu an toàn. Nhưng khi đó người ta lại xuất hiện nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp. Chính vì vậy không một nhu cầu nào có thể được thỏa mãn triệt để. Những nhu cầu đã được thỏa mãn thì nó không còn tác dụng tạo động lực lao động nữa, vấn đề của nhà quản lý là phải xác định được nhân viên của mình đang ở thứ bậc nhu cầu nào để có phương pháp kích thích tạo động lực lao động cho họ. Tuy nhiên ta không nên thỏa mãn tất cả các nhu cầu của họ vì khi đó sẽ không còn tác dụng tạo động lực lao động cho họ nữa, tất cả các nhu cầu của họ đã được thỏa mãn vì thế họ không còn hứng thú trong công việc nữa. Nhu cầu tự hoàn thiện NC được tôn trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu sinh lý Sơ đồ 1 - Hệ thống nhu cầu của Maslow Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 13 Học thuyết của Maslow đã được công nhận rộng rãi, đặc biệt trong giới quản lý và điều hành. Nó được chấp nhận do tính logic và tính dễ dàng mà nhờ đó người ta có thể dùng trực giác để hiểu lý thuyết này. Hệ thống nhu cầu thứ bậc của Maslow được nhiều nhà quản lý sử dụng làm công cụ hướng dẫn trong việc tạo động lực cho người lao động. Tuy vậy học thuyết của Maslow vẫn còn một số hạn chế. Học thuyết này chỉ đúng với các nước Phương tây còn đối với một số nước khác do quan điểm truyền thống nên việc nhận thức về nhu cầu sẽ thay đổi. Điều này đòi hỏi nhà quản lý cần phải biết được nhu cầu nào cần thoả mãn trước, nhu cầu nào thoả mãn sau và tìm các biện pháp để đáp ứng được những nhu cầu đó một cách hợp lý nhất. 1.2.2. Học thuyết về 2 nhóm yếu tố của Herzberg. Đây là học thuyết tạo động lực dựa trên cơ sở các yếu tố tạo nên sự thoả mãn và không thoả mãn của con người trong công việc. Theo ông các yếu tố đó được chia thành 2 nhóm. Nhóm các yếu tố thúc đẩy: Bao gồm những nhân tố tạo ra sự thoả mãn về công việc của người lao động như: thành tích, sự công nhận, bản thân công việc, trách nhiệm và sự thăng tiến. Nhóm các yếu tố duy trì: Bao gồm các chính sách của tổ chức, công tác quản trị, giám sát các điều kiện làm việc, các quan hệ nhân cách, sự an toàn và lương bổng. Theo ông các yếu tố duy trì chưa phải là những động lực thúc đẩy, nó chỉ mang đặc trưng là các yếu tố điều kiện. Nếu chúng tồn tại trong một môi trường làm việc với số lượng và chất lượng cao thì chúng không dẫn đến sự Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 14 không vừa lòng nhưng cũng không có tác dụng thúc đẩy hay mang lại sự thoả mãn. Tuy nhiên nếu thiếu sự tồn tại của chúng sẽ dẫn đến sự bất mãn. Theo ông để tạo động lực cho người lao động trong công việc của mình thì nên nhấn mạnh vào các yếu tố thúc đẩy. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng học thuyết của Herzberg cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo động lực lao động. Từ học thuyết này giúp cho các nhà quản lý cần quan tâm nhiều hơn đến cả hai nhân tố, kết hợp hai nhân tố để tạo động lực cho người lao động. Qua nghiên cứu cho thấy bên cạnh các lợi ích về vật chất như tiền lương, tiền thưởng còn có một loạt các yếu tố khác tạo động lực lao động như sự thăng tiến, bản thân công việc, thành tích, trách nhiệm…tất cả đều có tác động trực tiếp đến động lực lao động. Khi người lao động cảm nhận được vị trí công việc của mình, trách nhiệm của mình đối với tổ chức và cảm thấy mình được tôn trọng họ sẽ có trách nhiệm hơn với công việc làm việc nhiệt tình hăng say và hiệu quả hơn. 1.2.3. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom. Kỳ vọng chính là mong muốn nhận được cái gì sau khi hoàn thành một công việc hoặc một nhiệm vụ nào đó. Nếu ta biết được mong muốn của người lao động thì sẽ kích thích họ nỗ lực làm việc hơn từ đó sẽ tạo ra thành tích cao hơn. Nếu kích thích đúng thì sẽ tạo ra lợi ích cho cả hai phía là người lao động và tổ chức. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 15 Sơ đồ 2 - Mô hình kỳ vọng đơn giản hóa Nỗ lực của người lao động căn cứ vào phần thưởng sau khi t
Luận văn liên quan