Đề tài Nâng cao chất lượng cho học sinh yếu ở lớp 4

Thực hiện chủ trương của Đảng về”Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” để đáp ứng với thời kì CNH-HĐH đất nước. Để đào tạo thế hệ trẻ, một thế hệ “vừa hồng vừa chuyên”, việc dạy - học ở trường tiểu học giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Thực trạng hiện nay ở một số trường tiểu học vùng sâu tỉ lệ học sinh có học lực yếu còn tương đối cao so với các trường bên ngoài – những trường gần thị trấn hoặc thuộc thị trấn. Trường tiểu học Nguyễn Thái Bình, nơi mà tôi đã công tác 10 năm nay cũng không tránh khỏi tình trạng trên. Chúng ta phải thừa nhận rằng, một trường hay một địa phương có số lượng học sinh học yếu tương đối nhiều là do nhiều nguyên nhân như: Về trình độ dân trí, nhận thức của PHHS, điều kiện kinh tế của địa phương, giao thông, y tế Riêng trường tôi còn một yếu tố đặc thù đó là trường đóng trên địa bàn mà người dân tộc Hoa chiếm trên 80% dân số toàn xã. Phần đông các em vào lớp 1 là chưa qua nhà trẻ, mẫu giáo; PHHS ít quan tâm đến việc học tập của con em. Từ thực trạng trên vấn đề nâng cao chất lượng cho học sinh yếu – phụ đạo học sinh yếu là một vấn đề cấp thiết của trường chúng tôi cũng như bản thân tôi. Qua 10 năm công tác tại trường, bản thân tôi đã đúc rút được một số sáng kiến kinh nghiệm như sau.

doc6 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4232 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng cho học sinh yếu ở lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD -ĐT H.TRẢNG BOM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH. NGUYỄN THÁI BÌNH Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO HỌC SINH YẾU Ở LỚP 4” Người viết: Nguyễn Văn Hà. II/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Thực hiện chủ trương của Đảng về”Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” để đáp ứng với thời kì CNH-HĐH đất nước. Để đào tạo thế hệ trẻ, một thế hệ “vừa hồng vừa chuyên”, việc dạy - học ở trường tiểu học giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Thực trạng hiện nay ở một số trường tiểu học vùng sâu tỉ lệ học sinh có học lực yếu còn tương đối cao so với các trường bên ngoài – những trường gần thị trấn hoặc thuộc thị trấn. Trường tiểu học Nguyễn Thái Bình, nơi mà tôi đã công tác 10 năm nay cũng không tránh khỏi tình trạng trên. Chúng ta phải thừa nhận rằng, một trường hay một địa phương có số lượng học sinh học yếu tương đối nhiều là do nhiều nguyên nhân như: Về trình độ dân trí, nhận thức của PHHS, điều kiện kinh tế của địa phương, giao thông, y tế … Riêng trường tôi còn một yếu tố đặc thù đó là trường đóng trên địa bàn mà người dân tộc Hoa chiếm trên 80% dân số toàn xã. Phần đông các em vào lớp 1 là chưa qua nhà trẻ, mẫu giáo; PHHS ít quan tâm đến việc học tập của con em. Từ thực trạng trên vấn đề nâng cao chất lượng cho học sinh yếu – phụ đạo học sinh yếu là một vấn đề cấp thiết của trường chúng tôi cũng như bản thân tôi. Qua 10 năm công tác tại trường, bản thân tôi đã đúc rút được một số sáng kiến kinh nghiệm như sau. II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1.Nguyên nhân: - Học sinh trường tôi hầu hết là người dân tộc Hoa 453 em / 548 học sinh toàn trường chiếm tỉ lệ 82,7%. Riêng lớp 4B do tôi chủ nhiệm học sinh là người Hoa chiếm 82,6% (19/23 em). Hầu như các em chỉ dùng ngôn ngữ tiếng Việt khi giao tiếp với thầy cô ngoài ra là dùng tiếng Hoa để giao tiếp hằng ngày nên phần nhiều học sinh khi vào lớp 1 mà chưa nói thông thạo tiếng Việt, phát âm sai là phổ biến; thậm chí học sinh ở các lớp 4,5 phát âm sai vẫn còn nhiều. - Đa số dân cư ở đây sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp, một số gia đình không có ruộng rẫy phải đi làm mướn quanh năm nên điều kiện kinh tế chưa đảm bảo dẫn đến việc quan tâm đến việc học tập của con em còn hạn chế. - Một số PHHS có điều kiện kinh tế nhưng vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục con em; một số PHHS đã quan tâm đến việc học của con em nhưng chưa có phương pháp giáo dục đúng đắn, phù hợp. - Phần nhiều học sinh chưa qua lớp mẫu giáo nên chưa được làm quen với nền nếp học tập, chưa làm quen với mặt chữ, viết chữ. - Một số học sinh đi học khá xa (2-3 km) với đường rẫy gồ ghề khó đi nên rất vất vả cho các em nhất là vào mùa mưa. - Đa số con em người Hoa đều được gia đình cho đi học tiếng Hoa nên hằng ngày các em phải đi học 2 buổi dẫn đến tình trạng qúa tải gây mệt mỏi cho các em và không có thời gian học bài ở nhà. 2. Biện pháp: Trước những nguyên nhân và thực trạng trên, Ban giám hiệu cùng tập thể giáo viên trường chúng tôi đã đưa ra nhiều biện pháp để khắc phục – biện pháp phụ đạo học sinh yếu. Bản thân tội cũng đã nỗ lực, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng cho học sinh yếu ở lớp 4B- lớp tôi chủ nhiệm trong năm học 2005-2006. - Lớp 4B do tôi phụ trách có 23 học sinh trong đó dân tộc Hoa là 19 em. Qua 1 tháng giảng dạy và khảo sát chất lượng đầu năm, tôi đã phát hiện và phân loại có 4 học sinh có học lực yếu. 1 em yếu môn Toán, 1 em yếu môn Tiếng Việt và đặc biệt có 2 em yếu cả hai môn. + Em Hỷ Tống Dếnh rất chậm về môn Toán; về cộng, trừ, nhân, chia sai rất nhiều; do khả năng tư duy kém nên không hiểu được các bài toán có lời văn. + Em Phù A Sềnh lại biết làm toán cộng, trừ, nhân, chia nhưng lại yếu Tiếng Việt: đọc chậm, phát âm sai nhiều, lỗi chính tả nhiều, khả năng dùng từ đặt câu còn yếu. + Đặc biệt với 2 HS yếu cả hai môn Tiếng Việt và Toán là em Huỳnh Thín Sáng và em Phan Thành Luân. Hai em này có những điểm yếu giống nhau là đọc qúa chậm, đọc còn sai, chữ xấu lại sai nhiều, còn môn Toán tiếp thu rất chậm, làm tính sai nhiều. * Qua khảo sát thực tế trong các buổi học cũng như gặp gỡ PHHS để tìm hiểu nguyên nhân, tôi đã đưa ra những biện pháp thực hiện như sau: - Trao đổi với từng PHHS của từng em để bàn bạc và thống nhất biện pháp khắc phục; cả PHHS và giáo viên đều phải quyết tâm khắc phục tình trạng học yếu của con em mình. PHHS phải tạo điều kiện có góc học tập ở nhà cho con em, dành thời gian cho con em học thêm bài ở nhà, kiểm tra bài đôn đốc nhắc nhở thường xuyên, khuyến khích động viên các em… - Ở lớp, trước tiên xếp vị trí ngồi học cho các em thật hợp lí, 4 em có học lực yếu được ngồi 4 bàn đầu gần phía ngoài để giáo viên dễ theo dõi, giúp đỡ. + Về môn Tiếng Việt, những tiết học tập đọc, học thuộc lòng tôi quan tâm đặc biệt đến những học sinh yếu: cho các em phát âm nhiều những tiếng các em hay sai, hay lẫn; ưu tiên cho các em đọc nhiều lần trong tiết học nhưng không yêu cầu các em đọc dài, chỉ đọc 2-3 câu hoặc một đoạn ngắn để tránh tình trạng các em vừa mệt lại dễ chán. Trong những giờ học chính tả, cho các em phân biệt, so sánh những tiếng, từ hay sai; luyện viết vào bảng con, giấy nháp nhiều lần để khắc sâu cho các em. Rèn luyện, nhắc nhở các em viết rõ ràng, sạch sẽ, chữ viết đúng qui trình, trình bày bài khoa học. Điều này chữ mẫu của giáo viên cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết của các em nên tôi luyện viết chữ cho đúng, cho đẹp. Các tiết học Tập làm văn, Luyện từ và câu, tôi cũng quan tâm nhiều đến những em học yếu, yêu cầu các em đọc nhiều, tập đặt câu, viết văn… từ dễ đến khó để mở rộng vốn từ, khả năng dùng từ đặt câu, trình bày đoạn văn cho các em. + Đối với những học sinh yếu môn toán thường làm toán rất chậm, tư duy kém, tôi thường giảng giải thêm, cho làm bài với lượng ít hơn những học sinh khác. Khi các em làm bài tôi thường quan sát, theo dõi để hướng dẫn thêm, giảng thêm những chỗ các em còn lúng túng, tính toán sai. Những bài các em làm ở lớp chưa xong, tôi gợi ý cho các em hiểu và yêu cầu các em về nhà làm hôm sau tôi kiểm tra và chấm điểm. Đối với những bài toán có lời văn, tôi thường cho các em đọc đề nhiều lần, gợi ý để các em phân tích được bài toán. Tôi thường dùng các loại sơ đồ, hình vẽ… để các em dễ hiểu bài toán hơn từ đó các em thực hiện được việc giải bài toán. - Phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, tôi đã xếp chỗ ngồi cho 1 HS học khá gỏi ngồi bên cạnh 1 HS yếu và giao nhịêm vụ kèm cặp, giúp đỡ các bạn yếu để cùng tiến bộ. Khi có những bài toán mà bạn chưa hiểu hoặc tính toán sai phải giảng cho bạn nghe, gợi ý để cho bạn tự làm. Bạn đọc sai, viết chính tả lỗi nhiều phải chỉ cho bạn thấy để bản sửa chữa. - Phong trào học nhóm ở nhà, cứ 2-3 học sinh gần nhà nhau có thể đến nhà nhau để cùng học, em khá giỏi giúp đỡ bạn yếu. - Kết hợp với Tổng phụ trách đội, liên đội để giúp đỡ những HS yếu, HS có hoàn cảnh khó khăn. Tạo điều kiện để các em có thời gian đi học, có đồ dùng học tập. - Động viên khuyến khích các em khi có những tiến bộ, cố gắng. Mặc dù những tiến bộ nhỏ tôi vẫn động viên kịp thời để các em phấn khởi và hứng thú học tập. - Dạy phụ đạo ngoài giờ là một việc làm không thể thiếu đối với những HS yếu, vào những giờ giải lao hoặc cuối buổi học tôi thường dành một khoảng thời gian để giúp đỡ các em những bài các em chưa hiểu. - Hàng tháng, tôi khảo sát chất lượng để nắm tình hình đồng thời báo cho PHHS biếtnhững biểu hiện tiến bộ hay không tiến bộ của con em mình cho PHHS biết. Tuyên dương những HS thực hiện tốt phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, cuối tháng động viên khuyến khích bằng những phần thưởng cỏ thể là cuốn tập, cây viếtđược mua từ nguồn qũi lớp. - Một yếu tố quan trọng không kém đó là lòng nhiệt tình, sự gần gũi, tình yêu thương của giáo viên dành cho học sinh. Tôi luôn tin tưởng vào HS, tin tưởng vào sản phẩm của mình, từ sự tự tin và lòng nhiệt tình đó đã làm cho HS thấy được trách nhiệm của mình, trách nhiệm với bản thân, với thầy cô và bản thân tôi đã mạnh dạn can đảm vượt qua nhiều khó khăn thử thách. III/ KẾT QỦA: - Năm học 2005-2006 đã kết thúc, kết qủa giảng dạy của trường tôi, của cá nhân tôi đã được đánh giá bằng kết qủa học tập của học sinh. Cuối năm học số học yếu của trường tôi giảm đáng kể, còn rất ít học sinh yếu. Riêng lớp tôi không còn học sinh yếu, các em lên lớp thẳng 100%. - Những em học yếu môn toán đã tiến bộ nhiều, đã làm tính đúng các bài tính cộng, trừ, nhân, chia và làm được một số bài toán có lời văn. - Những em học yếu môn Tiếng Việt đã đọc tương đối trôi chảy, phát âm đúng, lỗi chính tả đã giảm và các em trình bày bài cũng rõ ràng sạch sẽ hơn nhiều. Những kết qủa trên là những thành công không chỉ của riêng tôi mà của nhiều người, nhiều giáo viên ngày ngày đang đứng trên bục giảng nhất là những giáo viên đang công tác tại những trường thuộc vùng sâu như trường chúng tôi nhằm đào tạo thế hệ trẻ xứng đáng là thế hệ tương lai của đất nước- một thế hệ “vừa hồng, vừa chuyên” mà lúc sinh thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh thường mong ước. Bàu Hàm, ngày 29 tháng 05 năm 2006 HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thanh Phong Nguyễn Văn Hà PHÒNG GD-ĐT H.TRẢNG BOM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH. NGUYỄN THÁI BÌNH Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc TỔ KHỐI 2,3 BẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO NGHIỆP VỤ” II/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Để thực hiện và đáp ứng việc đổi mới giáo dục tiểu học, đòi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ về nội dung, chương trình, phương pháp dạy học cũng như cơ sở vật chất … Muốn thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu qủa cao thì giáo viên phải không ngừng học tập, nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo, sách giáo khoa… Một vấn đề hết sức quan trọng cho tập thể giáo viên trong nhà trường nắm vững về phương pháp dạy học đó là tổ chức các chuyên đề. Tổ khối 2,3 trường tiễu học Nguyễn Thái Bình thực hiện nghiêm túc việc chỉ đạo của trường của ngành đã tổ chức tốt các chuyên đề nhằm trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm những phương pháp dạy học có hiệu quả cao phù hợp với tình hình học sinh của trường cũng như của từng lớp và đặc biệt học sinh vùng dân tộc. Sau đây là một vài sáng kiến kinh nghiệm về việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề của tổ khối 2,3 trường tiểu học Nguyễn Thái Bình. II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1/ Tình hình thực tế: Việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi phải có thời gian và sự cố gắng của toàn thể giáo viên. Phần lớn các giáo viên đã quen với lối giảng dạy theo phương pháp cũ. Giáo viên là trung tâm, đến lớp thầy giảng trò nghe là chính nên nhiều học sinh còn thụ động trong tiết học. Thực hiện theo phương pháp dạy học mới lấy học sinh là trung tâm hướng hoạt động chính là học sinh chứ không phải là giáo viên. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo tìm ra tri thức. Từ thưctế trên dẫn đến nhiều giáo viên còn rất bỡ ngỡ, còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp dạy học mới. 2/ Biện pháp: Tổ khối 2,3 thường xuyên sinh hoạt hằng tuần để trao đổi về chuyên môn. Tăng cường dự giờ các tổ viên. Đóng góp xây dựng giáo án vào các buổi họp chuyên môn. Tham gia thực hiện các đợt chuyên đề theo sự chỉ đạo của chuyên môn nhà trường, đặc biệt là nghiên cứu thảo luận tự học theo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III (2004-2007). Để đề ra các phương pháp dạy học có hiệu quả phù hợp đối với từng học sinh. Từ kết quả học tập nghiên cứu tài liệu và thảo luận, tổ khối lập ra kế hoạch chuyên đề như sau: Để tổ chức các tiết chuyên đề đạt hiệu quả cao trước khi thực hiện, tổ khối phải sinh hoạt chuyên môn bàn bạc đưa ra những ý kiến đóng góp để xây dựng chuyên đề phù hợp với đối tượng học sinh nhằm phát huy tính tích cực của các em. Sau khi thống nhất ý kiến khối trưởng phải soạn thuyết trình lý thuyết của các tiết chuyên đề đồng thời lập kế hoạch bài dạy và phân công giáo viên dạy để soạn giáo án thực hiện trong khối trướcsau đó đưa ra thực hiện toàn trường để đóng góp ý kiến. Sau khi chuyên đề được thống nhất đưa vào thực hiện. Khối trưởng kiểm tra dự giờ giáo viên việc thực hiện theo chuyên đề. Năm học 2005-2006 tổ khối 2,3 đã thực hiện tốt những chuyên đề: Toán, Tập đọc, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Luyện từ và câu. Ngoài ra tổ khối còn tổ chức một số chuyên đề trong khối để giúp giáo viên nâng cao nghiệp vụgiảng dạy đạt kết qủa tốt hơn. 3.Kết quả: Năm học 2005-2006 đã kết thúc qua các đợt thanh tra hội giảng các giáo viên trong tổ đều đạt kết quả tốt, kết quả học lưc học sinh trong khối tiến bộ rõ rệt số lượng học sinh khá giỏi tăng, số lượng học sinh yếu giảm nhiều. Kết quả đánh giá học sinh cuối năm: Học lực Giỏi Khá Trung bình Yếu Khối 2 10 33 40 1 Khối 3 21 38 34 3 Những kết qủa đạt được ở trên là những thành công do tổ khối 2,3 đã không ngừng học tập, nghiên cứa qua tài liệu bồi dưỡng thường xuyên và các buổi chuyên đề mà tổ khối 2,3 đã thực hiện trong năm học vừa qua. Bàu Hàm, ngày 29 tháng 05 năm 2006 HIỆU TRƯỞNG TM. TỔ KHỐI 2,3 Nguyễn Thanh Phong Nguyễn Thị Khánh
Luận văn liên quan