Cùng với sự phát triển của loài người, các hoạt động kinh tế diễn ra với
quy mô ngày càng lớn, trong đó phải kể đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là
một hoạt động rất quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, bởi lẽ không
một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không có hoạt động trao đổi
hàng hóa với bên ngoài.
Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế đang đứng trước
nhiều cơ hội và thách thức, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Để phát
triển kinh tế đất nước thì chúng ta càng phải quan tâm phát triển hoạt động
xuất nhập khẩu. Trong những năm vừa qua, cùng với sự tăng trưởng mạnh
của toàn bộ nền kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta cũng tăng
mạnh, nhưng thực sự chưa phản ánh được tiềm năng và phát huy tốt ảnh
hưởng của nó tới sự phát triển chung của nền kinh tế. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến tình trạng này, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đó là
sự hạn chế của các nguồn tài trợ xuất nhập khẩu, mà quan trọng nhất là cho
vay tài trợ xuất nhập khẩu.
Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu đã
được Ngân hàng Quân Đội (MB) đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh phát triển,
và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, đây là một hoạt động hết
sức phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro, nên hoạt động cho vay tài trợ xuất
nhập khẩu tại MB còn nhiểu hạn chế. Sau một thời gian thực tập tại Ngân
hàng MB chi nhánh Nghệ An, em đã nhận thấy tầm quan trọng của việc
nghiên cứu nhằm đưa ra những biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động
cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, nên đây là lý do mà em chọn đề tài: “ Nâng
cao chất lượng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội chi nhánh Nghệ An”.
49 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHOA
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay tài trợ xuất nhập
khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Nghệ An
Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế
SV: Nguyễn Thị Thắm Lớp: 49B2-TCNH 1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỀU ....................................................................
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................... 1
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2
5. Kết cấu đề tài .................................................................................................... 2
NỘI DUNG ............................................................................................................ 3
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN
ĐỘI CHI NHÁNH NGHỆ AN ................................................................................ 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................. 3
1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức .......................................................... 4
1.2.1 Đặc điểm hoạt động ........................................................................................ 4
1.2.1 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................ 5
1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm gần đây. ....... 7
1.3.1 Hoạt đông huy động vốn ................................................................................ 8
1.3.2 Hoạt động cho vay .................................................................................. 10
1.3.3 Hoạt động khác ............................................................................................. 13
1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh....................................................................... 14
PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO
VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH
NGHỆ AN ............................................................................................................. 16
2.1. Thực trạng về chất lượng cho vay tài trợ Xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội chi nhánh Nghệ An ................................................................................ 16
2.1.1 Hệ số sử dụng vốn vay .................................................................................. 16
2.1.2 Tỷ trọng cho vay tài trợ XNK ....................................................................... 17
2.1.3 Tốc độ tăng trưởng cơ cấu tín dụng ............................................................... 18
2.1.4 Tình hình thu nợ ........................................................................................... 23
2.1.5 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay từ hoạt động cho vay tài trợ XNK .............. 24
2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tài trợ XNK tại Ngân hàng .................. 25
2.2.1 Kết quả đạt được ........................................................................................... 25
2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................... 27
2.2.2.1 Hạn chế ...................................................................................................... 27
2.2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................ 28
2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tài trợ XNK tại Ngân hàng TMCP Quân
đội ......................................................................................................................... 31
2.3.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Nghệ
An trong thời gian tới ............................................................................................ 31
2.3.1.1 Định hướng phát triển chung ...................................................................... 31
2.3.1.2 Định hướng phát triển tín dụng xuất nhập khẩu tại NHTMCP Quân đội
Nghệ An trong thời gian tới ................................................................................... 31
2.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHTMCP Quân
Đội chi nhánh Nghệ An ......................................................................................... 32
2.3.2.1. Thực hiện đa dạng hoá các loại sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu ............... 32
2.3.2.2. Nâng cao hệ thống thông tin, cơ sở vật chất của Ngân hàng ...................... 34
2.3.2.3. Nâng cao chất lượng cán bộ quan hệ khách hàng. ..................................... 35
2.3.2.4 Xây dựng các chiến lược kinh doanh một cách hợp lý................................ 36
2.3.2.5 Nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá phương án kinh doanh ........... 37
2.3.2.6 Chính sách khách hàng .............................................................................. 37
2.3.2.7 Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong cho vay tài trợ XNK .................. 38
2.3.3 Một số kiến nghị ........................................................................................... 38
2.3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ........................................................... 38
2.3.3.3 Kiến nghị đối với NHQĐ hội sở................................................................ 40
2.3.3.3 Kiến nghị đối với NHQĐ chi nhánh Nghệ An ......................................... 41
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 44
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
TMCP Thương mại cổ phần
NHQĐ Ngân hàng Quân đội
TD Tín dụng
XNK Xuất nhập khẩu
TTQT Thanh toán quốc tế
TSĐB Tài sản đảm bảo
QHKH Quan hệ khách hàng
DN Doanh nghiệp
TG Tiền gửi
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỀU
Sơ đồ 1.2 : Cơ cấu tổ chức NHQĐ chi nhánh Nghệ An ........................................... 6
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại MB Nghệ An ...................... 9
Bảng 1.2 Tốc độ tăng trưởng cho vay tại MB Nghệ An ......................................... 11
Bảng 1.3 Doanh thu cung cấp dịch vụ NHQĐ Nghệ An ........................................ 13
Bảng 1.4 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Quân đội năm
2009-2011 ............................................................................................................. 14
Bảng 2.1 Hệ số sử dụng vốn vay tại NHQĐ chi nhánh Nghệ An năm 2009-2011 .. 16
Bảng 2.2 Tỷ trọng cho vay tài trợ XNK trong tổng dư nợ cho vay tại Ngân hàng
TMCP Quân Đội chi nhánh Nghệ An .................................................................... 17
Bảng 2.3 : Cơ cấu cho vay XNK theo kỳ hạn......................................................... 19
Bảng 2.4: Cơ cấu cho vay XNK theo đối tượng .................................................... 20
Bảng 2.5 Cơ cấu cho vay xuất khẩu- nhập khẩu tại NHQĐ Nghệ An ..................... 21
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng ........................................................ 22
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu ................................................................ 23
Bảng 2.6 Tình hình nợ quá hạn tại NHQĐ chi nhánh Nghệ An .............................. 23
Bảng 2.7 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tài trợ XNK .......................................... 24
Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế
SV: Nguyễn Thị Thắm Lớp: 49B2-TCNH 1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của loài người, các hoạt động kinh tế diễn ra với
quy mô ngày càng lớn, trong đó phải kể đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là
một hoạt động rất quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, bởi lẽ không
một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không có hoạt động trao đổi
hàng hóa với bên ngoài.
Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế đang đứng trước
nhiều cơ hội và thách thức, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Để phát
triển kinh tế đất nước thì chúng ta càng phải quan tâm phát triển hoạt động
xuất nhập khẩu. Trong những năm vừa qua, cùng với sự tăng trưởng mạnh
của toàn bộ nền kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta cũng tăng
mạnh, nhưng thực sự chưa phản ánh được tiềm năng và phát huy tốt ảnh
hưởng của nó tới sự phát triển chung của nền kinh tế. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến tình trạng này, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đó là
sự hạn chế của các nguồn tài trợ xuất nhập khẩu, mà quan trọng nhất là cho
vay tài trợ xuất nhập khẩu.
Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu đã
được Ngân hàng Quân Đội (MB) đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh phát triển,
và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, đây là một hoạt động hết
sức phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro, nên hoạt động cho vay tài trợ xuất
nhập khẩu tại MB còn nhiểu hạn chế. Sau một thời gian thực tập tại Ngân
hàng MB chi nhánh Nghệ An, em đã nhận thấy tầm quan trọng của việc
nghiên cứu nhằm đưa ra những biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động
cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, nên đây là lý do mà em chọn đề tài: “ Nâng
cao chất lượng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội chi nhánh Nghệ An”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân
hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Nghệ An nhằm đánh giá những thành tựu
cũng như những tồn tại trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này.
Từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng của đề tài là việc nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ xuất
nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Nghệ An.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tình hình thực tế tại Ngân hàng trong các
năm 2009, 2010, 2011.
Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế
SV: Nguyễn Thị Thắm Lớp: 49B2-TCNH 2
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp cơ bản để nghiên cứu là vận dụng các phương pháp nghiên
cứu tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê…
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo được chia làm hai phần:
Phần 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Nghệ An.
Phân 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu
tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Nghệ An.
Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế
SV: Nguyễn Thị Thắm Lớp: 49B2-TCNH 3
NỘI DUNG
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH NGHỆ AN
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Từ chủ trương xây dựng một định chế tài chính phát triển của các
doanh nghiệp Quân đội, ý tưởng thành lập Ngân hàng TMCP Quân Đội đã
được hình thành. Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập vào ngày 14
tháng 9 năm 1994 theo quyết định số 00374/GP-UB của Uỷ ban nhân dân
thành phố Hà Nội và hoạt động theo giấy phép số 0054/ NH-GP do thống đốc
ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động
ngày 04 tháng 11 năm 1994 tại trụ sở số 28, Điện Biên Phủ, Hà Nội. Ngân
hàng TMCP Quân Đội được hình thành từ vốn góp của 6 cổ đông chính: công
ty vật tư công nghệ Bộ quốc phòng, tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam, tổng
công ty xây dựng Trường Sơn, công ty Tân Cảng, Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam và cổ đông mới nhất là Viettel
Tên giao dịch quốc tế của ngân hàng là Military Commercial Joint
Stock Bank viết tắt là Military Bank hay MB.
Trụ sở chính của ngân hàng TMCP Quân Đội là số 3 Liễu Giai, Ba
Đình, Hà Nội.
Chỉ với số vốn điều lệ 20 tỷ đồng đầu tiên và 25 cán bộ nhân viên, sau
hơn 15 năm với uy tín về hiệu quả hoạt động và sự vững vàng trong hoạt
động kinh doanh, MB đã gây dựng được hơn 400000 khách hàng, trong đó
khách hàng doanh nghiệp là trên 15000 và trên 350000 khách hàng cá nhân
trên khắp hệ thống MB. Tổng số vốn chủ sở hữu của Ngân hàng đã lên đến
15000 tỷ đồng, số lượng nhân viên của toàn hệ thống là 3500.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Ngân hàng Quân Đội liên tục mở rộng
mạng lưới hoạt động với 173 chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động trên khắp
cả nước. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng rất chú trọng đến việc mở rộng quan
hệ hợp tác và mạng lưới giao dịch với các Ngân hàng trên thế giới. Cho đến
nay mạng lưới các Ngân hàng đại lý của Ngân hàng đã mở rộng tới hơn 300
Ngân hàng trên 56 quốc gia, đảm bảo thanh toán và giao dịch với tất cả các
châu lục trên thế giới. Ngày 30/12/2010, Ngân hàng đã chính thức khai trương
hoạt động chi nhánh tại Lào, đánh dấu bước khởi đầu chiến lược mở rộng
mạng lưới tại bán đảo Đông Dương. Tháng 12/2011, chi nhánh tại Campuchia
được khai trương với số vốn pháp định 39 triệu đô la Mỹ.
Ngày 10/10/2008, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội đã khai
trương Chi nhánh MB Nghệ An tại địa chỉ số 72 đường Lê Lợi, thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An. Đây là điểm giao dịch thứ 85 của MB trên cả nước và là
Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế
SV: Nguyễn Thị Thắm Lớp: 49B2-TCNH 4
Ngân hàng Thương mại cổ phần thứ 6 đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ
An. Địa điểm hoạt động của Ngân hàng rất thuận lợi, bởi đây là khu vực có
mật độ dân cư đông đúc, tập trung nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ.
NHQĐ Nghệ An là chi nhánh thuộc Hội sở MB và là nơi cung cấp đa
dạng các sản phẩm dịch vụ phục vụ mọi đối tượng khách hàng tại địạ bàn tỉnh
Nghệ An. Chi nhánh được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các điểm
giao dịch trong toàn hệ thống nên khách hàng có thể được gửi tiền và rút tiền
mọi nơi trong hệ thống MB.
Những ngày đầu thành lập, đội ngũ nhân viên của chi nhánh chỉ có 25
người, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, máy móc thiết bị chưa được trang
bị đầy đủ. Nhưng sau gần 4 năm hoạt động, số lượng nhân viên đã tăng lên
hơn 60 người, mở thêm 2 phòng giao dịch là phòng giao dịch chợ Vinh và
phòng giao dịch Trung Đô. Ngoài ra NHQĐ chi nhánh Nghệ An cũng được
trang bị các dịch vụ ngân hàng điện tử với nhiều tính năng để lựa chọn như
home banking, internet banking, mobile banking, sms banking, bank plus…
nhằm phục vụ những tiện tích tốt nhất đến với khách hàng bằng việc có thể
truy vấn thông tin về tài khoản và các thông tin ngân hàng khác tại bất cứ thời
điểm nào trong ngày mà không phải đến các điểm giao dịch của MB.
1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức
1.2.1 Đặc điểm hoạt động
Mục tiêu của NHQĐ là trở thành một trong những ngân hàng thương
mại cổ phần hàng đầu Việt Nam trong mảng thị trường đã lựa chọn, hoạt động
đa năng, hiện đại, an toàn và hiệu quả. Để tiếp tục thực hiện những mục tiêu
đã đề ra trong thời gian tới, NHQĐ sẽ tiếp tục phát triển đề án đổi mới, tăng
vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư phát triển nguồn nhân lực
đạt trình độ chuyên nghiệp cao, hiện đại hoá công nghệ và phát triển thêm
nhiều dịch vụ ngân hàng mới, đáp ứng sự tin tưởng của khách hàng.
Danh mục sản phẩm mà NHQĐ cung cấp rất phong phú và đa dạng, bao
gồm:
+ Sản phẩm tiền gửi: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi
tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm tích lũy.
+ Sản phẩm cho vay: cho vay tiêu dùng, cho vay đầu tư, cho vay du học, cho
vay sản xuất kinh doanh,...
+ Dịch vụ chuyển tiền kiều hối
+ Thanh toán xuất nhập khẩu
+ Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
+ Dịch vụ bảo lãnh
+ Và các sản phẩm dịch vụ khác
Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế
SV: Nguyễn Thị Thắm Lớp: 49B2-TCNH 5
NHQĐ đã đề ra phương châm hoạt động trở thành một đối tác tin cậy,
an toàn và trung thực, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên khách hàng và ngân
hàng bằng việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích và ưu việt, đảm bảo
lợi ích ngân hàng thông qua nhiều kênh phân phối thuận tiện, đảm bảo quyền
lợi và lợi ích của các cổ đông. NHQĐ không ngừng đổi mới, đa dạng hóa sản
phẩm phù hợp với xu thế thị trường và nhu cầu của khách hàng.
Giá trị cốt lõi của MB không nằm ở tài sản mà là ở những giá trị tinh
thần mà mỗi thành viên MB luôn coi trọng và phát huy bao gồm 6 giá trị cơ
bản: Hợp tác (Teamwork), Tin cậy (Trustworth), Chăm sóc khách hàng
(Customer Care), Sáng tạo (Creative), Chuyên nghiệp (Professional), Hiệu
quả (Performance-driven).
Sứ mạng mà MB định hướng là luôn dành mọi nỗ lực gây dựng một đội
ngũ nhân lực tinh thông về nghiệp vụ, tận tâm trong phục vụ nhằm mang lại
cho các doanh nghiệp, các cá nhân những giải pháp tài chính-ngân hàng khôn
ngoan với chi phí tối ưu và sự hài lòng mỹ mãn.
Với tầm nhìn đề ra luôn nỗ lực trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu ở
Việt Nam trong các mảng thị trường lựa chọn tại các khu vực đô thị lớn, tập
trung vào : Các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn kinh tế
và các doanh nghiệp lớn; Tập trung có chọn lọc doanh nghiệp vừa và nhỏ;
Phát triển các dịch vụ khách hàng cá nhân; Mở rộng các hoạt động kinh doanh
trên thị trường vốn; Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư; Liên kết chặt chẽ
giữa Ngân hàng và các thành viên để hướng tới trở thành tập đoàn tài chính
mạnh
1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Nghệ An như
sau:
- Giám đốc chi nhánh : Lê Xuân Mai
- 2 kiểm soát viên
- 62 cán bộ biên chế
- Các phòng nghiệp vụ: Phòng hành chính nhân sự, Phòng quan hệ khách
hàng, Phòng kế toán và dịch vụ, Phòng thẩm định cho vay.
Phòng quan hệ khách hàng gồm: 1 trưởng phòng, 2 phó phòng, 11 cán bộ
QHKH
Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế
SV: Nguyễn Thị Thắm Lớp: 49B2-TCNH 6
Sơ đồ 1.2 : Cơ cấu tổ chức NHQĐ chi nhánh Nghệ An
( Nguồn: Phòng quản trị và hỗ trợ hoạt động MB Nghệ An)
Nhiệm vụ cơ bản của từng phòng ban:
Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, điều hành thực hiện các nghiệp
vụ ngân hàng. Đồng thời quản lý, quyết định, kiểm tra, đôn đốc các nhân viên
dưới quyền của mình thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước
cũng như các chủ trương của ngân hàng Nhà nước và ngân hàng MB. Giám
đốc là người có thẩm quyền cao nhất trong việc phê duyệt các phương án hoạt
động kinh doanh của chi nhánh.
Phòng hành chính nhân sự :
+ Giám sát, theo dõi toàn bộ công nhân viên cũng như theo dõi chấm công lên
bảng lương
+ Soạn thảo các văn bản theo quy định
+ Kiểm tra thực thu thực chi theo chứng từ kế toán
+ Cân đối thanh khoản, điều chuyển vốn
Phòng hành
chính - nhân
sự
Phòng Quan
hệ khách hàng
Phòng kế toán
và dịch vụ
khách hàng
Giám đốc
Phòng thẩm
định tín dụng
Phòng giao dịch
Phòng giao dịch
Phòng giao dịch
Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế
SV: Nguyễn Thị Thắm Lớp: 49B2-TCNH 7
+ Xây dựng lịch hoạt động của ban giám đốc trong tuần
+ Kiểm tra lặp phiếu thu, phiếu chi đối với hồ sơ cho vay
+ Các nghiệp vụ có liên quan khác
Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng:
Hạch toán thu chi tiền gửi nội tệ, ngoại tệ có kỳ hạn, thu nợ nội tệ, hạch
toán các khoản mua bán, đổi ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến
quá trình thanh toán thu chi tiền theo yêu cầu của khách hàng, kế toán các
khoản thu chi trong ngày .
Phòng quan hệ khách hàng:
+ Trực tiếp giao dịch với khách hàng để khai thác vốn bằng VND hay ngoại
tệ
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh đối với khách hàng
+ Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng đồng thời giải quyết các vấn đề có liên
quan, tiến hành thẩm