Đề tài Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Nghệ An

Thành phố Vinh là trung tâm thương mại lớn với tốc độ phát triển kinh tế xã hội vào bậc nhất khu vực bắc miền trung. Những năm gần đây rất nhiều dự án đầu tư được thực hiện đem lại cho thành phố một diện mạo mới và một nền kinh tế vững mạnh. Chủ đầu tư của những dự án này phải tìm nguồn tài trợ bên ngoài cho dự án bởi vì nguồn vốn tự có khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu về vốn đầu tư. Kênh huy động vốn bên ngoài phổ biến nhất vẫn là đi vay. Mặt khác, các Ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An nói riêng là nguồn cung cấp vốn nhanh, hiệu quả nhất cho các chủ đầu tư. Các dự án thường dài hạn và cần một lượng vốn lớn nên rủi ro từ việc cho vay vốn dự án sẽ rất cao. Vì vậy các ngân hàng rất coi trọng công tác thẩm định dự án cũng như đánh giá tình hình tài chính của các chủ đầu tư trước khi quyết định cho vay vốn nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng thu lợi chủ yếu nhờ hoạt động cho vay. Chính vì vậy mỗi một khoản tín dụng được cấp ra nhất thiết phải mang lại hiệu quả, điều đó đồng nghĩa với việc đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được an toàn và hiệu quả. Vì vậy, điều ngân hàng quan tâm nhất là khả năng hoàn trả khoản vay cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Do đó, việc ngân hàng phải tiến hành thẩm định dự án trên mọi phương diện kỹ thuật, thị trường, tổ chức quản lý, tài chính là rất quan trọng, trong đó thẩm định tài chính dự án có thể nói là quan trọng nhất. Một dự án đầu tư đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, trong một thời gian dài, phần lớn vượt quá khả năng tài chính, khả năng tự tài trợ của các doanh nghiệp. Do vậy họ phải huy động nguồn tài trợ từ các Ngân hàng thương mại. Về phía Ngân hàng thương mại, cho vay theo dự án đầu tư là một nghiệp vụ kinh doanh truyền thống, có khả năng sinh lời cao nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Và để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, các Ngân hàng thương mại không có cách nào khác là phải tiến hành thẩm định các dự án đầu tư mà công việc quan trọng nhất ở đây là thẩm định tài chính dự án. Vai trò quan trọng của thẩm định tài chính dự án thể hiện ở chỗ nó chính là căn cứ chính yếu nhất để Ngân hàng thương mại đưa ra quyết định tài trợ của mình.

pdf55 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV : 0854027440 Tên đề tài : NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH NGHỆ AN SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 2 SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trang PHẦN 1: Tổng quan về ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Nghệ An ............ 3 1.1. Qúa trình hình thành và phát triển ..................................................................... 3 1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ ............................................................ 5 1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm gần đây ................ 7 PHẦN 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của đơn vị ........................................ 13 1. Quy trình thẩm định dự án tại BIDV .................................................................... 13 2. Kết quả thẩm định tại chi nhánh trong 3 năm gần đây .......................................... 15 2.1. Nội dung thẩm định tại chi nhánh ..................................................................... 15 2.2. Tình hình hoạt động thẩm định dự án của chi nhánh ......................................... 19 3. Minh họa dự án cụ thể ......................................................................................... 20 3.1. Mô tả dự án ...................................................................................................... 20 3.2. Kết quả thẩm định dự án tại BIDV .................................................................... 21 3.3. Nhận xét và hiệu chỉnh ..................................................................................... 30 4. Đánh giá công tác thẩm định................................................................................ 34 4.1. Ưu điểm............................................................................................................ 34 4.2. Nhược điểm ...................................................................................................... 35 4.3. Nguyên nhân .................................................................................................... 35 5. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay của ngân hàng BIDV .................................................... 38 5.1. Định hướng nhiệm vụ, mục tiêu cho hoạt động cho vay và thẩm định trong thời gian tới ............................................................................................... 38 5.2. Giải pháp .......................................................................................................... 40 5.2.1. Giải pháp về phương pháp thẩm định ............................................................. 40 5.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực.......................................................................... 41 5.2.3. Giải pháp về trang thiết bị, công nghệ ............................................................ 42 5.2.4. Giải pháp về tổ chức, điều hành ..................................................................... 42 5.3. Kiến nghị .......................................................................................................... 42 5.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ............................................................... 42 5.3.2. Kiến nghị với khách hàng .............................................................................. 43 5.3.3. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan ..................................... 43 5.3.4. Kiến nghị với ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và ngân hàng ĐT&PT Nghệ An ..................................................................... 44 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 45 SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV Nghệ An .................................... 7 Sơ đồ 2.1: Sự gia tăng của các dự án đã cho vay ............................................... 19 Bảng 1.1: Nguồn và sử dụng nguồn ................................................................. 8 Bảng 1.2: Doanh số cho vay thu nợ.................................................................. 9 Bảng 1.3: Chênh lệch thu phí dịch vụ .............................................................. 10 Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh ......................................................... 11 Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng qua các năm ............................................................ 18 Bảng 2.2: Tổng hợp hoạt động thẩm định ........................................................ 19 Bảng 2.3: Thông số đầu tư vào dự án ............................................................... 21 Bảng 2.4: Tỷ số tài chính ................................................................................ 22 Bảng 2.5: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn ............................................................ 23 Bảng 2.6: Tỷ số tài chính ................................................................................ 24 Bảng 2.7: Tổng mức vốn đầu tư ....................................................................... 26 Bảng 2.8: Doanh thu DA ................................................................................. 27 Bảng 2.9: Kết quả hoạt động kinh doanh DA ..................................................... 27 Bảng 2.10: Ngân lưu dự án theo quan điểm tổng đầu tư ..................................... 28 Bảng 2.11: Ngân lưu dự án theo quan điểm chủ đầu tư ...................................... 28 Bảng 2.12: Khảo sát độ nhạy ............................................................................. 29 Bảng 2.13: Dòng ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư đã hiệu chỉnh ................ 33 Bảng 2.14: Dòng ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư đã hiệu chỉnh ................. 34 SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - DAĐT Dự án đầu tư - ĐT&PT, BIDV Đầu tư và phát triển - TSCĐ Tài sản cố định - NH Ngân hàng - XDCB Xây dựng cơ bản - NHNN Ngân hàng nhà nước - QLRR Quản lí rủi ro - XD CTGT Xây dựng công trình giao thông - BGTVT Bộ giao thông vận tải - LNG/ DTT Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần - HĐQT Hội đồng quản trị - DVKHCN Dịch vụ khách hàng cá nhân -DVKHDN Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp - TTQT Thanh toán quốc tế - QLRR Quản lí rủi ro - NQH Nợ quá hạn - LNTT Lợi nhuận trước thuế - LNST Lợi nhuận sau thuế - TNDN Thu nhập doanh nghiệp SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 6 LỜI MỞ ĐẦU Thành phố Vinh là trung tâm thương mại lớn với tốc độ phát triển kinh tế xã hội vào bậc nhất khu vực bắc miền trung. Những năm gần đây rất nhiều dự án đầu tư được thực hiện đem lại cho thành phố một diện mạo mới và một nền kinh tế vững mạnh. Chủ đầu tư của những dự án này phải tìm nguồn tài trợ bên ngoài cho dự án bởi vì nguồn vốn tự có khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu về vốn đầu tư. Kênh huy động vốn bên ngoài phổ biến nhất vẫn là đi vay. Mặt khác, các Ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An nói riêng là nguồn cung cấp vốn nhanh, hiệu quả nhất cho các chủ đầu tư. Các dự án thường dài hạn và cần một lượng vốn lớn nên rủi ro từ việc cho vay vốn dự án sẽ rất cao. Vì vậy các ngân hàng rất coi trọng công tác thẩm định dự án cũng như đánh giá tình hình tài chính của các chủ đầu tư trước khi quyết định cho vay vốn nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng thu lợi chủ yếu nhờ hoạt động cho vay. Chính vì vậy mỗi một khoản tín dụng được cấp ra nhất thiết phải mang lại hiệu quả, điều đó đồng nghĩa với việc đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được an toàn và hiệu quả. Vì vậy, điều ngân hàng quan tâm nhất là khả năng hoàn trả khoản vay cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Do đó, việc ngân hàng phải tiến hành thẩm định dự án trên mọi phương diện kỹ thuật, thị trường, tổ chức quản lý, tài chính…là rất quan trọng, trong đó thẩm định tài chính dự án có thể nói là quan trọng nhất. Một dự án đầu tư đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, trong một thời gian dài, phần lớn vượt quá khả năng tài chính, khả năng tự tài trợ của các doanh nghiệp. Do vậy họ phải huy động nguồn tài trợ từ các Ngân hàng thương mại. Về phía Ngân hàng thương mại, cho vay theo dự án đầu tư là một nghiệp vụ kinh doanh truyền thống, có khả năng sinh lời cao nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Và để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, các Ngân hàng thương mại không có cách nào khác là phải tiến hành thẩm định các dự án đầu tư mà công việc quan trọng nhất ở đây là thẩm định tài chính dự án. Vai trò quan trọng của thẩm định tài chính dự án thể hiện ở chỗ nó chính là căn cứ chính yếu nhất để Ngân hàng thương mại đưa ra quyết định tài trợ của mình. Có thể nói thẩm định tài chính dự án là nội dung quan trọng nhất và phức tạp nhất trong quá trình thẩm định dự án. Bởi vì nó đòi hỏi sự tổng hợp của tất cả các biến số tài chính, kỹ thuật, thị trường…đã được lượng hoá trong các nội dung thẩm định trước nhằm phân tích, tạo ra những bảng dự trù tài chính, những chỉ tiêu tài chính phù hợp có ý nghĩa. Và những chỉ tiêu này, sẽ là những thước SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 7 đo quan trọng hàng đầu giúp Ngân hàng thương mại đưa ra quyết định cuối cùng: chấp thuận tài trợ hay không? Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề đối với hoạt động của ngân hàng nên em quyết định chọn đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nghệ An”.  Mục tiêu nghiên cứu đề tài Nghiên cứu hoạt động thẩm định dự án tại đơn vị để hiểu rõ hơn quy trình thẩm định dự án trước khi cho vay, những thành tựu hạn chế của đơn vị trong hoạt động thẩm định. Từ đó đề ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động thẩm định dự án tại đơn vị thực tập.  Phương pháp nghiên cứu Quan sát, tìm hiểu, thu thập những thông tin, số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu tại các phòng ban song song với việc tham khảo qua các phương tiện như sách vở, internet, báo đài… cùng với sự hướng dẫn từ giảng viên và cán bộ ngân hàng để hoàn thành báo cáo và bổ sung thêm kiến thức thực tế về lĩnh vực đang nghiên cứu.  Bố cục đề tài Phần 1: Tổng quan về ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Nghệ An Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của đơn vị. Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Bích Thủy – Giảng viên khoa Kinh tế Đại học Vinh cùng Ban lãnh đạo và cán bộ, nhân viên ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và góp ý cho em trong quá trình em thực tập và hoàn thành báo cáo này. Do kiến thức của em còn hạn chế, kèm theo đó là những khó khăn trong vấn đề tiếp cận nguồn thông tin nên bài báo cáo của em còn nhiều thiếu sót, mong cô góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 8 PHẦN 1 : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH NGHỆ AN 1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nghệ An Cùng với sự ra đời ngân hàng kiến thiết (NHKT) Việt Nam, ngày 27/5/1957, Bộ tài chính có quyết định thành lập các chi nhánh NHKT trong đó có chi nhánh Ngân hàng Kiến Thiết Nghệ An, tiền thân là phòng cấp vốn kiến thiết cơ bản nằm trong công ty tài chính Nghệ An Trong 55 năm qua, Ngân hàng ĐT&PT Nghệ An đã trải qua các thời kì sau: + Thời kì từ 1957-1965: Thời kì khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật ban đầu cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam với số vốn là 371,797 triệu, đã xây dựng một số công trình như: Nhà máy xay Vinh, Nhà bách hóa 2 tầng ngã tư Vinh, Khôi phục đường sắt Vinh,… Về tổ chức cán bộ: lúc đầu mới thành lập chỉ có 9 đồng chí, hầu hết từ ngành khác chuyển sang, chưa được đào tạo qua trường lớp của ngân hàng Kiến Thiết. + Thời kì 1956-1975: Thời kì vừa xây dựng vừa chống chiến tranh phá hoại miền bắc, cơ sở vật chất còn non yếu. Vốn cấp phát trong thời kì này là 1289,444 triệu tăng gấp 3 lần so với thời kì trước, chủ yếu là vốn đảm bảo giao thông, phục vụ chiến tranh, song song với việc ưu tiên cho thủy lợi, nông nghiệp và một số cở công nghiệp, hàng tiêu dùng. Như vậy NHKT đã góp phần thực hiện 2 nhiệm vụ chính trị quan trọng là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tình hình cho vay thời kì này: Doanh số cho vay là 438,787 triệu, doanh số thu nợ là 407,671 triệu, dư nợ đến 1975 là 31,913 triệu. Với những đómg góp trên, trong năm 1973 và 1975 NHKT Nghệ An được Bộ Tài Chính tặng cờ thi đua xuất sắc. + Thời kì 1976-1980: Thời kì khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đất nước thống nhất. Đầu năm 1976, NHKT Nghệ Tĩnh được thiết lập trên cơ sở hợp nhất NHKT Nghệ An và NHKT Hà Tĩnh. Thời kì này NHĐT&PT quản lí mỗi năm trên 200 công trình lớn nhỏ thuộc kinh tế trung ương, địa phương, 7 công trình xây dựng trên đất bạn Lào… Với nguồn vốn là 1537,128 triệu. Tình hình cho vay ngắn hạn trong thời kì này là: SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 9 Doanh số cho vay là 571,106 triệu, doanh số thu nợ là 513,723 triệu, dư nợ đến năm 1980 là 89,584. Về cơ chế tổ chức: hình thành 7 ngân hàng Kiến Thiêt khu vực, số lượng cán bộ lớn lên về số lượng và chất lượng. Với nỗ lực của chi nhánh, năm 1977 ngân hàng được chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng 3. + Thời kì 1981-1990: Nghị định 259 ngày 24/6/1981 của chính phủ đổi tên NHKT thành NHĐT&XD, mọi điều hành trực thuộc Tổng giám đốc NHNN Việt Nam( hiện nay là thống đốc NHNN) để góp phần đổi mới hệ thống tài chính- tiền tệ- tín dụng phục vụ cho nhiệm vụ kế hoạch hóa XDCB hàng năm và thực hiện có hiệu quả 3 chương trình kinh tế: lương thực-thực phẩm- hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Vốn huy động vay ngân hàng phải chịu chế độ lãi suất. Doanh số cho vay ngắn hạn lên tới 72,2 tỷ và dư nợ là 11,6 tỷ. Vốn cấp phát để XDCB các công trình phục vụ cho giao thông như quốc lộ 1A, cầu Bến Thủy, cầu Sông Gianh… + Thời kì 1990 – 2000: Năm 1990, theo yêu cầu của công cuộc đổi mới KTXH đòi hỏi ngân hàng cũng phải đổi mới theo 2 pháp lệnh ngân hàng: Nghị định 53 của hội đồng Bộ trưởng ngày 14/11/1990 đổi tên NHĐT&XD thành NHĐT&PT, đồng thời thống đốc NHNN Việt Nam cũng ban hành điều lệ NHĐT&PT Việt Nam nhằm từng bước chuyển dần cơ chế hoạt động từ bao cấp sang hạch toán kinh tế kinh doanh. Cuối năm 1994, khi được chính phủ cho thực hiện quyết định 654 là bàn giao nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư XDVB cho bộ tài chính quản lí thì trong một thời gian ngắn NHĐT&PT Nghệ An đã nhanh chóng triển khai thực hiện chức năng nhiệm vụ mới theo quyết định 293 NHNN của thống đố NHNN Việt Nam là từ ngày 1/1/1995 NHĐT&PT điều chỉnh lại chức năng nhiệm vụ ngoài chức năng huy động vốn trung dài hạn trong và ngoài nước để cho vay các dự án phát triển kinh tế kĩ thuật, kinh tế tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong kĩnh vực đầu tư phát triển được phép thực hiện các hoạt động ngân hàng thương mại quy định tại pháp lệnh ngân hàng, đồng thời NHĐT&PT còn đảm nhận nghiệp vụ tín dụng theo kế hoạch nhà nước hàng năm, thu nợ các dự án cũ và huy động các nguồn vốn khác để cho vay. + Thời kì từ 2000 tới nay: Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An đã đạt được những kết quả quan trọng thể hiện trên một số bình diện sau đây: BIDV luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an toàn và hiệu quả, giai đoạn 2006 – 2010, tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng bình SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 10 quân 24%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm và lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 45%/năm. BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BIDV cũng tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn. BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng. Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại: Một trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An trong giai đoạn này là: củng cố và phát triển mô hình tổ chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án cổ phần hoá. Tiếp tục thực hiện nội dung Đề án Hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động giai đoạn 2007 – 2010, năm 2008, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt động của khối ngân hàng. Từ tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Trụ sở chính và từ tháng 10/2008 bắt đầu triển khai tại chi nhánh. Mô hình tổ chức mới được vận hành tốt là nền tảng quan trọng để BIDV tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại. Cùng với quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, công tác quản lý hệ thống cũng đã liên tục được củng cố, tăng cường, phù hợp với mô hình tổ chức và yêu cầu phát triển mới. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng theo luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. 1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ hiện nay của chi nhánh Mô hình quản lí hiện nay của NHĐT&PT Nghệ An: Đơn vị thành viên của mô hình tổng công ty nhà nước(NHĐT&PT VN), hoạt động ngân hàng tại địa bàn Nghệ An. Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An đặt trụ sở tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ an, mô hình tổ chức theo khối cụ thể như sau: + Ban giám đốc: a. Khối quan hệ khách hàng (QHKH): Phòng QHKH 1, Phòng QHKH 2, Phòng QHKH 3, Phòng QLRR Nhiệm vụ: SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 11 - Phòng QHKH có nhiệm vụ thực hiện công tác tiếp thị và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng, chịu trách nhiệm thiết lập và phát triển quan hệ khách hàng, theo dõi hoạt động của ngân hàng, dám sát quy trình sử dụng vốn, đôn đốc KH trả nợ, phát hiện và xử lí rủi ro khi khách hàng không trả đúng thời hạn. - Phòng QLRR có nhiệm vụ phân tích rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh, giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng, xử lí nợ xấu… b. Khối dịch vụ khách hàng gồm: Phòng DVKHCN, Phòng DVKHDN, Phòng TTQT, Phòng quản trị tín dụng, Phòng tiền tệ, kho quỹ Nhiệm vụ: - Phòng DVKHCN và DVKHDN có nhiệm vụ trực tiếp quản lí tài khoản và giao dịch với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, bán sản phẩm tại quầy, giải ngân vốn… thực hiện phòn chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh… - Phòng tiền tệ kho quỹ: quản lí kho tiền và quỹ (các giao dịch thu chi xuất nhập..), tham mưu đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn kho quỹ… c. Khối quản lí nội bộ: Phòng tổ chức nhân sự, Văn p
Luận văn liên quan