Đề tài Nâng cao công tác quản lý trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Hiện nay một trong những nguyên nhân gây chậm trến tiến độ, tăng chi phí trong quá trình đầu tư xây dựng là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Đây là công tác phức tập, liên quan đến nhiều vấn đề. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhu cầu về đầu tư xây dựng cao, những dự án liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng nhiều do đó làm thê nào để nâng cao công tác này là một vấn đề cần giải quyết. Đề tài “Nâng cao công tác quản lý trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai “ ra đời nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy trình, trình tự cũng như các vấn đề liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng để việc thực hiện các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được hoàn thiện đúng yêu cầu được giao.

pdf66 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 3822 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao công tác quản lý trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ttk1204@gmail.com Tài liệu tham khảo PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay một trong những nguyên nhân gây chậm trến tiến độ, tăng chi phí trong quá trình đầu tư xây dựng là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Đây là công tác phức tập, liên quan đến nhiều vấn đề. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhu cầu về đầu tư xây dựng cao, những dự án liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng nhiều do đó làm thê nào để nâng cao công tác này là một vấn đề cần giải quyết. Đề tài “Nâng cao công tác quản lý trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai “ ra đời nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy trình, trình tự cũng như các vấn đề liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng để việc thực hiện các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được hoàn thiện đúng yêu cầu được giao. 2. Đối tượng nghiên cứu Dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai . 3. Phạm vi nghiên cứu Ông tác bồi thường giải phóng mặt bằng 4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nâng cao công tác quản lý trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết và luật quy định 6. Kết cấu của luận văn: NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Nội dung thực hiện và tài liệu thực hiện luận văn: Phần Mở đầu: - Tình hình quản lý trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - Sự cần thiết tiến hành đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về bồi thường giải phóng mặt bằng 1.1 Công tác đền bù giải phóng mặt bằng và các khái niệm liên quan 1.1 .1 Công tác đền bù giải phóng mặt bằng - Giải phóng mặt bằng: Là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định để trả lại mặt bằng thực hiện các quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới. Quá trình giải phóng mặt bằng được tính từ khi bắt đầu hình thành hội đồng giải phóng mặt bằng đến khi giải phóng xong và giao cho chủ đầu tư mới. Đây là một quá trình đa dạng và phức tạp thể hiện sự khác nhau giữa các dự án và liên quan trực tiếp đến các bên tham gia và của toàn xã hội. - Ý Nghĩa: Trong điều kiện nước ta hiện nay, “Giải phóng mặt bằng” là một trong những công việc quan trọng phải làm trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự cần thiết triển khai xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng, nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, theo đó các cơ sở văn hoá giáo dục, thể dục thể thao cũng đuợc phát triển, tốc độ đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng. Công tác giải phóng mặt bằng mang tính quyết định tiến độ của các dự án, là khâu đầu tiên thực hiện dự án. Có thể nói: “Giải phóng mặt bằng nhanh là một nửa dự án”. Việc làm này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, mà còn ảnh hưởng đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của người bị thu hồi đất - Vai trò của công tác giải phóng mặt bằng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước :  Đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng Ở mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế xã hội có một sự phát triển thích ứng của hạ tầng kinh tế xã hội. Với tư cách là phương tiện vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế xã hội lại trở thành lực lượng sản xuất quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội mà trong đó giải phóng mặt bằng là điều kiện tiên quyết để dự án có được triển khai hay không. - Về mặt tiến độ hoàn thành của dự án + Tiến độ thực hiện các dự án phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau như: Tài chính, lao động, công nghệ, điều kiện tự nhiên, tập quán của người dân trong diện bị giải toả Nhưng nhìn chung, nó phụ thuộc nhiều vào thời gian tiến hành giải phóng mặt bằng. + Giải phóng mặt bằng thực hiện đúng tiến độ đề ra sẽ tiết kiệm được thời gian và việc thực hiện dự án có hiệu quả. Ngược lại giải phóng mặt bằng kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình cũng như chi phí cho dự án, có khi gây ra thiệt hại không nhỏ trong đầu tư xây dựng. Chẳng hạn một dự án dự kiến hoàn thành đến hết mùa khô nhưng do giải phóng mặt bằng chậm, kéo dài nên việc xây dựng phải tiến hành vào mùa mưa gây khó khăn cho việc thi công cũng như tập trung vốn, lao động, công nghệ cho dự án này và ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án khác. - Về mặt kinh tế của dự án: Giải phóng mặt bằng thực hiện tốt giảm tối đa chi phí cho việc giải toả đền bù, có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho các công trình khác. giải phóng mặt bằng kéo dài dẫn đến chi phí bồi thường lớn, không kịp hoàn thành tiến độ dự án dẫn đến sự quay vòng vốn chậm gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Đặc biệt, các nhà đầu tư trong nước có nguồn vốn hạn hẹp thì việc quay vòng vốn là rất cần thiết để đảm bảo tận dụng cơ hội đấu thầu của các công trình khác.  Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nếu công tác giải phóng mặt bằng không được thực hiện tốt sẽ xảy ra hiện tượng “treo” công trình làm cho chất lượng công trình bị giảm, các mục tiêu ban đầu không thực hiện được, từ đó gây lãng phí rất lớn cho ngân sách Nhà nước. Mặt khác, khi giải quyết không thoả đáng quyền, lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi sẽ dễ dàng nỗ ra những khiếu kiện, đặc biệt là những khiếu kiện tập thể, làm cho tình hình chính trị - xã hội mất ổn định - Sự cần thiết của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Việc hoàn thiện chính sách phát luật quản lý đất đai nói chung, trong đó có chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu rõ Đảng và Nhà nước chủ trương rà soát lại toàn bộ hệ thống chính sách pháp luật về đất đai lấy mốc từ thời điểm năm 1987. Tháng 09 năm 2002 Trung ương Đảng giao cho Ban chỉ đạo về "Đổi mới chính sách pháp luật đất đai" có kế hoạch chuẩn bị đề án về chính sách đất đai và chuẩn bị đề cương báo cáo tổng kết chính sách đất đai, kiến nghị về chủ trương sửa đổi Luật Đất đai từ Trung ương đến các địa phương. Trên cơ sở đó, trong Nghị quyết về "Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" được thông qua tại Hội nghị lần thứ 7 (phần 2) Ban chấp hành Trung ương Đảng, đã khẳng định đường lối, chủ trương đổi mới chính sách và pháp luật đất đai của Đảng và Nhà nước đã từng bước đi vào cuộc sống, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị xã hội. Đồng thời chỉ rõ những hạn chế về hiệu quả sử dụng đất đai, những yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nguyên nhân của những hạn chế này là do một số chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng còn chưa được thể chế hoá hoặc văn bản pháp luật thể chế ban hành nhiều, nhưng còn thiếu đồng bộ. Đến năm 2003 Luật đất đai mới đã được Quốc hội thông qua thay thế Luật Đất đai 1993, trong Luật đã quy định đầy đủ hơn các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế; việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế của đất nước và quản lý quỹ đất thu hồi; chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế và những trường hợp thu hồi đất mà không bồi thường hoặc chỉ xử lý tiền sử dụng đất còn lại và giá trị tài sản trên đất.v.v Để hướng dẫn cụ thể quy định của Luật đất đai năm 2003 và chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách phục vụ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển đất nước, trong Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI Ngày 17 tháng 10 năm 2006 tại phần nhiệm vụ và giải pháp để tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đã nêu rõ chủ trương chỉ đạo của Chính phủ: “Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn; tiếp tục hỗ trợ thích hợp cho người dân ở những nơi Nhà nước đã thu hồi đất để sớm ổn định cuộc sống; kiểm tra chặt chẽ các dự án tái định cư bảo đảm cuộc sống của dân khi quyết định thu hồi đất”. Triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ về đổi mới hoàn thiện chính sách bồi thường, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 ; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư ; tại các nghị định này đã sửa đổi bổ sung một số quy định về chính sách bồi thường, quy định bổ sung các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế; sửa đổi quy định bồi thường đất, giá đất tính bồi thường, cơ chế hỗ trợ cho người bị thu hồi đất và cải cách trình tự thực hiện thu hồi đất, thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngày càng phù hợp với yếu cầu phát triển khinh tế - xã hội của đất nước. 1.1.2 Các khái niệm liên quan - Thu hồi đất: Là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định (trích theo khoản 5 điều 4 luật đất đai 2003). - Bồi thường: Là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất (trích theo khoản 6 điều 4 luật đất đai 2003). Bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây ra. Đền bù là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao. Như vậy, bồi thường là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao cho một chủ thể bị thiệt hại vì hành vi của một chủ thể khác. - Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất : Là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới (trích theo khoản7 điều 4 luật đất đai 2003). - Tái định cư: TĐC là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn. TĐC bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển. TĐC được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất, tinh thần tại đó. Như vậy, TĐC là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế - xã hội đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát triển chung. Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì người sử dụng đất được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau: - Bồi thường bằng nhà ở. - Bồi thường bằng giao đất ở mới. - Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở TĐC là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong chính sách GPMB. Các dự án TĐC cũng được coi là các dự án phát triển và phải được thực hiện như các dự án phát triển khác. 1.1.3 Cơ sở lý luận bồi thường Khi các công trình được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia được triển khai thì Nhà nước cần phải có mặt bằng để thực hiện dự án. Thế nhưng đất đai thuộc sở hữu toàn dân, với tư cách là người quản lý, nhằm đảm bảo được lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhân dân, khi đó Nhà nước sẽ ra quyết định thu hồi quyền sử dụng đất của người dân hoặc đất được Nhà nước giao quản lý. Theo điều 4, Luật đất đai năm 2003 “Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu hồi quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý”. Việc xây dựng những khu công nghiệp cho mục tiêu phát triển kinh tế, những con đường quốc gia để phục vụ lợi ích chung là rất cần thiết nhưng không vì thế mà phải hy sinh quyền lợi của những cá nhân, những nhóm người. Do đó, khi quyền sử dụng đất của người dân bị thu hồi thì Nhà nước sẽ bồi thường thiệt hại. Vậy, “ Bồi thuờng khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất ” “Bồi thường” là sự đền trả lại tất cả những thiệt hại mà chủ thể gây ra một cách tương xứng, trong quy hoạch xây dựng thiệt hại gây ra có thể là thiệt hại vật chất và thiệt hại phi vật chất. Trong giải phóng mặt bằng, cùng với chính sách hỗ trợ và tái định cư, chính sách bồi thường là một phần quan trọng trong chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Chính sách này nhằm giúp cho người bị thu hồi đất có thể tái lập, ổn định cuộc sống mới do những thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại phi vật chất do việc thu hồi đất gây ra, mặt khác giúp họ giải quyết được những khó khăn khi phải thay đổi nơi ở mới.  Bản chất của việc bồi thường Mục tiêu phát triển kinh tế và xây dựng đất nước của Đảng và Nhà nước ta đó là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong nhiều chiến lược phát triển của đất nước có chiến lược phát triển nhà ở nhằm tạo điều kiện cho nhân dân có chỗ ở rộng rãi hơn, tiện nghi hơn qua mỗi thời kỳ phát triển. Ăn và ở là hai nhu cầu tối thiểu của con người, trong đó nhu cầu về nhà ở có tầm quan trọng trong việc ổn đời sống của mỗi người dân. Câu nói tuy giản dị từ bao đời nay của ông cha ta “Có an cư, mới lạc nghiệp” nhưng trong hoàn cảnh nào cũng đúng vì sự du canh, du cư của con người khó làm nên sự nghiệp. Do đó trong quá trình thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, người dân phải di chuyển chỗ ở và kéo theo đó là những khó khăn mà họ sẽ, gặp phải trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai. không có chỗ ở ổn định thì con người sẽ không có điều kiện tốt nhất cho việc học tập, lao động, nghiên cứu khoa hoc Bài học của một số nước phát triển cho ta cách nhìn mới, đó là bên cạnh những công sở nguy nga tráng lệ, những cao ốc trọc trời là những khu nhà “ổ chuột” của dân lao động – công bằng và dân chủ không thể chỉ thông qua việc hô hào mà thực tế lại không thực hiện. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chúng ta không thể chỉ có những đô thị đẹp, hiện đại, những khu chế xuất khổng lồ, những công trình công cộng khang trang mà kèm theo đó chỗ ở của người dân phải được nâng cấp tiện nghi hơn, rộng rãi hơn Chính vì vậy phải tính một cách toàn diện, không thể có một hiện tượng một công trình mới ra đời lại kéo theo những người dân không có chỗ ở hoặc chỗ ở kém hơn nơi ở cũ. Nếu không nhìn rõ bản chất vấn đề, mỗi năm chúng ta có hàng ngàn dự án cần giải phóng mặt bằng, mỗi dự án chỉ kéo theo một gia đình không có chỗ ở thì đã có hàng ngàn gia đình thiếu chỗ ở hoặc chỗ ở tạm bợ. Như vậy là sự phát triển sẽ thiên lệch, lợi ích của quốc gia, lợi công cộng không hài hoà với lợi ích cá nhân, gia đình. Từ đó mục tiêu lớn của quốc gia sẽ không đạt được. Từ những nhận thức trên có thể giúp chúng ta hiểu được bản chất quan trọng của vấn đề, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng nói chung và chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng nói riêng cơ bản phù hợp với nguyện vọng chính đáng của người dân, nhưng để chính sách đi vào cuộc sống cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nghành, các cấp có liên quan. Đồng thời cần có sự chỉ đạo kịp thời, sự quan tâm đúng mức của những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc xảy ra những vướng mắc, khó khăn nhằm có những giải pháp phù hợp cho từng khu vực, từng dự án và cả từng hộ dân trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. 1.1.4 Cơ sở pháp lý về bồi thường giải phóng mặt bằng Sau một thời gian dài thực hiện Luật đất đai 1993 đã thấy những thiếu sót, những khó khăn về phạm vi bồi thường, nên đến Luật đất đai 2003 và cùng với đó Chính phủ ban hành Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 đã khắc phục được những thiếu sót, khó khăn trên. Hiện nay cùng với Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Nghị định 181/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP là sự ra đời của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ, trong đó công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã có nhiều thay đổi khi UBND cấp tỉnh có dự án được thoả thuận với người dân về mức bồi thường. Qua đó kéo gần thêm khoảng cách giữa chủ đầu tư với người có đất bị thu hồi, hạn chế những “dự án treo” trên giấy mà nguyên nhân chủ yếu là việc bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khăn. 1.2 Đặc điểm của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Giải phóng mặt bằng là quá trình đa dạng và phức tạp nó thể hiện khác nhau đối với mỗi dự án, nó liên qua đến lợi ích bên tham gia và lợi ích toàn xã hội. - Sự cấn thiết của công tác đền bù giải phóng mặt bằng: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, do đó chỉ có Nhà nước mới có quyền định đoạt đối với tài sản quốc gia này. Nhà nước có thể giao cho các đối tượng sử dụng theo quy định đã ghi trong luật đất đai nhưng khi cần nhà nước sẽ thu hồi lại để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nhu cầu sử dụng đất để xây dựng các công trình cở sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình kiến trúc khác luôn thay đổi. nhà nước giao đất cho các chủ sử dụng với một mục đích nhất định phù hợp với quy hoạch. Tuy nhiên khi quy hoạch thay đổi cũng đồng nghĩa với việc thay đổi mục đích sử dụng. Nhà nước phải thu hồi lại đất để phục vụ cho mục đích sử dụng mới. Ví dụ như các dự án sử dụng đất với mục đích xây dựng một tuyến đường giao thông trong một địa phương nào đó hoặc đường quốc lộ lớn, xây dựng các trung tâm kinh tế, khu vui chơi giải trí, sân vận động quốc gia, nhà thi đấu, ... nhằm mục đích phát triển kinh tế và phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Để thực hiện các dự án này cần có đất. Vì Nhà nước đã giao cho các đối tượng sử dụng, vì vậy đất đai thực hiện dự án Nhà nước phải thu hồi đất của người sử dụng. Sau khi thu hồi đất, Nhà nước sẽ giao lại cho chủ dự án sử dụng đất mới mà có dự án đã được nhà nước phê duyệt. Khi được nhà nước giao đất thì các đối tượng sử dụng có thể sử dụng vào nhiều mục đích theo đăng ký nhằm phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Họ có thể xây dựng nhà ở, các công trình kiến trúc, công trình phục vụ cho đời sống, những tài sản gắn với đất. Các tài sản đó thuộc sở hữu của người sử dụng. Do đó, khi nhà nước thu hồi đất người sử dụng không chỉ mất đi đất đai mà còn mất những tài sản được xây dựng trên mảnh đất đó. - Họ sẽ mất đi tư liệu sản xuất là đất đai, do đó mất đi nghề nghiệp và địa bàn sản xuất. Trên mảnh đất này trước đó họ có thể trồng trọt chăn nuôi và đất đai trong trường hợp này đóng vai trò là một tư liệu sản xuất, hoặc họ có thể xây dựng các công trình phục vụ cho sản xuất mà họ sở hữu. - Để sản xuất họ cần phải đt các yếu tố phục vụ sản xuất vào đất như hệ thống tưới tiêu, phân bón làm tăng độ phì của đất và các công trình phục vụ sản xuất khác. Do đó, Nhà nước phải đền bù cho
Luận văn liên quan