Phần mở đầu
1.Lý do chọn đề tài.
Trong hệ thống thông tin đại chúng hiện nay, phát thanh và truyền hình là một trong những phương tiện truyền thông giữ vai trò rất quan trọng trong mỗi quốc gia .Nó đang được đánh giá là tờ báo của thời đại công nghệ và kỹ thuật .Ra đời vào những năm 20 của thế kỷ, phát thanh đã nhanh chóng trở thành một lọai hình chuyển tải thông tin rất hữu hiệu trong đời sống xã hội. Phát thanh là hệ thống thông tin rất nhanh nhạy, phổ cập rẻ tiền, có khả năng truyền những thông tin nóng hổi về các sự kiện trên diện rộng của một quốc gia và có thể vượt khỏi biên giới quốc gia. Phát thanh cũng thực sự thu hút đông đảo công chúng không chỉ là người phổ biến thông tin tức thời, mà còn phục vụ nhu cầu học hỏi, giải trí của công chúng. Chính vì vậy phát thanh và truyền hình hiện nay đang là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân trong mọi công đồng xã hội hiện đại.
Ngay từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20 các nhà nghiên cứu đã tiên đoán thế kỷ 21 là thế kỷ của phát thanh và đến năm 2000 thế giới đã áp dụng công nghệ phát thanh số. Trong thời điểm hiện tại các chuyên gia hàng đầu thế giới về phát thanh cho rằng: radio, internet, một phương tiện truyền thông mới với phạm vi phủ sóng không giới hạn, âm thanh chất lượng cao, có hình ảnh sẽ chiếm ưu thế trong các phương tiện thông tin đại chúng.
Ở nước ta trong công cuộc xây dựng và phát triển Tổ Quốc, trải qua nhiều thời kỳ cách mạng của dân tộc, sự nghiệp phát thanh và truyền hình cũng lớn mạnh và phát triển qua các giai đoạn. Nó đóng góp rất lớn vào thắng lợi sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Phát thanh truyền hình đang là thứ "vũ khí " truyền thông rất hiệu quả của Đảng và nhà nước tới quần chúng nhân dân. Qua đó mọi thông tin truyền tải tới nhân dân được kịp thời, phong phú và hấp dẫn.
Ngoài ra hiện nay kỹ thuật phát thanh, truyền hình còn được áp dụng tối ưu mọi công nghệ điện tử hiện đại, làm chất lượng truyền thông được đa dạng hóa,đạt hiệu quả rất cao.
Trong hệ thống thông tin đại chúng của nước ta hiện nay thì phát thanh và truyền hình đang thực sự phát huy hiệu quả, nó mang tính phổ cập truyền bá đại chúng rất nhanh chóng kịp thời. Vì tiện ích lớn lao đó nên " báo nói" đang được Đảng và Nhà nước xây dựng có hệ thống từ Trung ương đến các địa phương.
Trên thực tế phát thanh địa phương có những đóng góp cho địa phương rất đáng kể mà không ai phủ nhận. Bởi lẽ, cấp huyện là một đơn vị hành chính được coi là có tầm quan trọng trong hệ thống quốc gia. Ở cấp này tờ báo duy nhất là đài phát thanh huyện được hình thành và hoạt động. Hiện nay nó đang là " tờ báo nói" của huyện ủy và UBND cấp huyện, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương -Nó thực sự là người bạn gần gũi với thính giả nghe đài trong huyện. Thực tế phát thanh địa phương đến nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần bàn.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
Cho đến nay những công trình nghiên cứu khoa học viết về phát thanh của một số nhà khoa học, mới chỉ viết về phát thanh trung ương. Còn như phát thanh, truyền thanh địa phương dường như chưa được khảo sát, chưa được nghiên cứu cơ bản, cho nên chúng ta chưa tìm được cơ sở khoa học để giải quyết và cũng chưa có đầu tư tập trung nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Xây dựng bức tranh về hệ thống phát thanh truyền thanh ở địa phương. Với tư cách là người tập sự nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu, góp phần làm rõ vị trí, vai trò của phát thanh, truyền thanh đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Tìm hiểu quá trình của Đài phát thanh cấp huyện - Đài truyền thanh xã về nội dung tuyên truyền, đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Đài. Qua đó đánh giá sự ảnh hưởng của phát thanh và truyền thanh trong đời sống nhân dân địa phươnng. Niên luận này người viết chủ yếu nghiên cứu đài phát thanh Huyện Thái Thụy.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tương: Tìm hiểu sự hoạt động và phát triển của đài phát thanh huyện.
Phạm vi: Đài phát thanh huyện Thái Thụy - Tỉnh Thái Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tài liệu.
Phương pháp tổng hợp tài liệu.
33 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6678 | Lượt tải: 10
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả chương trình phát thanh Đài phát thanh huyện Thái Thụy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nâng cao hiệu quả chương trình phát thanh Đài phát thanh huyện Thái Thụy
Phần mở đầu
1.Lý do chọn đề tài.
Trong hệ thống thông tin đại chúng hiện nay, phát thanh và truyền hình là một trong những phương tiện truyền thông giữ vai trò rất quan trọng trong mỗi quốc gia .Nó đang được đánh giá là tờ báo của thời đại công nghệ và kỹ thuật .Ra đời vào những năm 20 của thế kỷ, phát thanh đã nhanh chóng trở thành một lọai hình chuyển tải thông tin rất hữu hiệu trong đời sống xã hội. Phát thanh là hệ thống thông tin rất nhanh nhạy, phổ cập rẻ tiền, có khả năng truyền những thông tin nóng hổi về các sự kiện trên diện rộng của một quốc gia và có thể vượt khỏi biên giới quốc gia. Phát thanh cũng thực sự thu hút đông đảo công chúng không chỉ là người phổ biến thông tin tức thời, mà còn phục vụ nhu cầu học hỏi, giải trí của công chúng. Chính vì vậy phát thanh và truyền hình hiện nay đang là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân trong mọi công đồng xã hội hiện đại.
Ngay từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20 các nhà nghiên cứu đã tiên đoán thế kỷ 21 là thế kỷ của phát thanh và đến năm 2000 thế giới đã áp dụng công nghệ phát thanh số. Trong thời điểm hiện tại các chuyên gia hàng đầu thế giới về phát thanh cho rằng: radio, internet, một phương tiện truyền thông mới với phạm vi phủ sóng không giới hạn, âm thanh chất lượng cao, có hình ảnh sẽ chiếm ưu thế trong các phương tiện thông tin đại chúng.
Ở nước ta trong công cuộc xây dựng và phát triển Tổ Quốc, trải qua nhiều thời kỳ cách mạng của dân tộc, sự nghiệp phát thanh và truyền hình cũng lớn mạnh và phát triển qua các giai đoạn. Nó đóng góp rất lớn vào thắng lợi sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Phát thanh truyền hình đang là thứ "vũ khí " truyền thông rất hiệu quả của Đảng và nhà nước tới quần chúng nhân dân. Qua đó mọi thông tin truyền tải tới nhân dân được kịp thời, phong phú và hấp dẫn.
Ngoài ra hiện nay kỹ thuật phát thanh, truyền hình còn được áp dụng tối ưu mọi công nghệ điện tử hiện đại, làm chất lượng truyền thông được đa dạng hóa,đạt hiệu quả rất cao.
Trong hệ thống thông tin đại chúng của nước ta hiện nay thì phát thanh và truyền hình đang thực sự phát huy hiệu quả, nó mang tính phổ cập truyền bá đại chúng rất nhanh chóng kịp thời. Vì tiện ích lớn lao đó nên " báo nói" đang được Đảng và Nhà nước xây dựng có hệ thống từ Trung ương đến các địa phương.
Trên thực tế phát thanh địa phương có những đóng góp cho địa phương rất đáng kể mà không ai phủ nhận. Bởi lẽ, cấp huyện là một đơn vị hành chính được coi là có tầm quan trọng trong hệ thống quốc gia. Ở cấp này tờ báo duy nhất là đài phát thanh huyện được hình thành và hoạt động. Hiện nay nó đang là " tờ báo nói" của huyện ủy và UBND cấp huyện, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương -Nó thực sự là người bạn gần gũi với thính giả nghe đài trong huyện. Thực tế phát thanh địa phương đến nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần bàn.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
Cho đến nay những công trình nghiên cứu khoa học viết về phát thanh của một số nhà khoa học, mới chỉ viết về phát thanh trung ương. Còn như phát thanh, truyền thanh địa phương dường như chưa được khảo sát, chưa được nghiên cứu cơ bản, cho nên chúng ta chưa tìm được cơ sở khoa học để giải quyết và cũng chưa có đầu tư tập trung nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Xây dựng bức tranh về hệ thống phát thanh truyền thanh ở địa phương. Với tư cách là người tập sự nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu, góp phần làm rõ vị trí, vai trò của phát thanh, truyền thanh đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Tìm hiểu quá trình của Đài phát thanh cấp huyện - Đài truyền thanh xã về nội dung tuyên truyền, đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Đài. Qua đó đánh giá sự ảnh hưởng của phát thanh và truyền thanh trong đời sống nhân dân địa phươnng. Niên luận này người viết chủ yếu nghiên cứu đài phát thanh Huyện Thái Thụy.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tương: Tìm hiểu sự hoạt động và phát triển của đài phát thanh huyện.
Phạm vi: Đài phát thanh huyện Thái Thụy - Tỉnh Thái Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tài liệu.
Phương pháp tổng hợp tài liệu.
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Thông qua lịch sử của đài phát thanh cấp huyện và phân tích cụ thể. Người viết bước đầu khảo sát Đài phát thanh và Truyền thanh huyên Thái Thụy, để có cơ sở thực tiễn, giúp đài cơ sở nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu. Trên cơ sở đó phát huy thế mạnh trong thực tiễn, đồng thời khắc phục những mặt yếu của mình.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, phần tiểu luận dưới đây khái quát lại thực trạng, sự hình thành và phát triển của một đài phát thanh cấp huyện. Từ đó xây dựng giải pháp mới để mô hình đài huyện hoạt động có chất lượng và hiệu quả hơn. Góp phần phát triển, củng cố hệ thống thông tin đại chúng của Tỉnh Thái Bình trong tình hình mới.
Đề tài này được thực hiện từ những kết quả khảo sát tại Đài phát thanh huyện Thái Thụy. Qua đây mong muốn được góp tiếng nói của mình với các cơ quan có thẩm quyền để mọi người có thể nhìn nhận rõ hơn những vấn đề mà các đài cấp huyện ở nước ta hiện nay đang quan tâm.
7. Cấu trúc của đề tài.
Niên luận được chia làm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung ( gồm: chương 1, chương 2 và chương 3 ) và phần kết luận.
Phần nội dung:
Chương 1:Phát thanh địa phương vấn đề thính giả và vấn đề cơ cấu tổ chức của đài.
1.1. Đài phát thanh cũng là một tờ báo nói.
1.2. Quá trình xây dựng và phát triển Đài phát thanh huyện Thái Thụy.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động sự nghiệp của Đài.
1.4. Hiệu quả của chương trình phát thanh cấp huyện.
1.5. Vấn đề thính giả của đài phát thanh.
Chương 2: Những vấn đề về ngôn ngữ phát thanh cấp huyện.
2.1. Đặc điểm tình hình người nghe ở địa phương.
2.2. Vai trò đài phát thanh cấp huyện.
2.3. Truyền thông phát thanh là truyền thông bằng âm thanh.
2.4.Những vấn đề về ngôn ngữ phát thanh và phương pháp sử dụng .
2.5. Hình thức thể hiện, giọng đọc hay tin bài tốt có sức hút thính giả nghe đài.
Chương 3.Một số giải pháp cải tiến chương trình phát thanh.
Chương I:
Phát thanh địa phương vấn đề thính giả và vấn đề cơ cấu tổ chức của Đài.
1.1. Đài phát thanh cũng là một tờ báo nói:
Báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đánh giá: "Công tác văn hóa thông tin có nhiều đóng góp tích cực trong việc động viên toàn dân tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội. Các cơ quan và phương tiện thông tin đại chúng đã tích cực tuyên truyền đường lối đổi mới của Đảng, động viên và cổ vũ các nhân tố tích cực, đấu tranh chống các mặt tiêu cực và các tệ nạn xã hội, khơi dậy và phát huy lòng nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau trong khi hoạn nạn thiên tai".
Trong những năm qua các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong đó có đài phát thanh. Đài phát thanh được hiểu như kênh truyền thông, một loại hình báo chí điện tử hiện đại mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng thế giới âm thanh phong phú sinh động (lời nói, tiếng động, âm nhạc) để chuyển tải thông điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh, tác động vào thính giác( vào tai) của công chúng. Nhờ sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc tác động vào tai người nghe cho nên báo phát thanh có ưu thế đặc biệt là một người có thể nói cho nhiều người. Chính vì vậy Đài phát thanh được coi như tờ báo nói, đánh giá tích cực trong làng truyền thông đại chúng, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Riêng ở huyện Thái Thụy Đài phát thanh là tờ báo duy nhất của Đảng bộ và nhân dân huyện. Có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của huyện lớn mạnh như ngày nay.
1.2. Quá trình xây dựng và phát triển của Đài phát thanh huyện Thái Thụy.
Đài truyền thanh huyện Thái Thụy là một đơn vị hành chính sự nghiệp được thành lập từ tháng 3 năm 1985.
Trước đây Thái Bình có 4 trạm truyền thanh, trong đó có trạm truyền thanh của huyện Thái Thụy thuộc xí nghiệp truyền thanh Thái Bình quản lý.
Thực hiện quyết định số 41/QDDTC của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ngày 5/8/1984 về tổ chức lại bộ máy của Đài.
Quyết định số 3979/QDD-TC ngày 10/11 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Thái Bình về việc thành lập đài truyền thanh các huyện.
Tháng 3 năm 1985 Đài truyền thanh huyện Thái Thụy ra đời trên cơ sở từ một trạm đài huyện, được mở tài khoản và có con dấu riêng, đơn vị được cấp kinh phí hoạt động và hạch toán độc lập, giao cho Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy quản lý.
Đài phát thanh huyện Thái Thụy nằm ngay trung tâm của huyện tại thị trấn Diêm Điền, bên cạnh Ủy ban nhân dân huyện và huyện ủy Thái Thụy với diện tích đất 1.300m2, 400m2 là nhà làm việc của Đài với 5 phòng và 1 hội trường .
Nhà Đài Được xây dựng lại năm 1999 và sửa chữa nâng cấp năm 2003 với cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, xứng đáng là một trung tâm văn hóa của huyện.
Đài huyện là tờ báo nói của huyện Đảng bộ Thái Thụy có nhiệm vụ tuyên truyền phát thanh bám sát nhiệm vụ chính trị của huyện giao cho.
Ngay từ khi mới thành lập Đài huyện đã có một bộ máy hoạt động gồm các bộ phận:
-Tổ khai thác máy.
-Tổ quản lý đường dây.
-Tổ xây dựng.
-Tổ quản lý hành chính.
-Tổ biên tập chương trình.
Với tổng số biên chế là 20 cán bộ công nhân viên chức, có một trưởng đài phụ trách chung và là tổng biên tập, một phó Đài phụ trách về kỹ thuật.
Ngoài nhiệm vụ tiếp âm Đài tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh Thái Bình, Đài huyện đã xây dựng chương trình của Đài huyện mười lăm phút phát ba buổi mỗi ngày. Hoạt động của Đài huyện đã có hiệu quả rõ rệt nhân dân trong huyện đã được nghe loa nhiều hơn, tốt hơn hệ thống truyền thanh đã phát triển rộng rãi trong toàn huyện với hàng trăm loa công cộng có công suất lớn để đảm bảo đưa tiếng nói đến với nhân dân.
Năm 2000 Đài huyện được cấp kinh phí cải tạo toàn bộ đường trục bằng đường dây lưỡng kim, nhằm nâng cao chất lượng tiếng loa, nhờ đó những năm này hệ thống truyền thanh được phát triển mạnh mẽ nhất, đáp ứng tốt yêu cầu nghe đài của toàn thể nhân dân trong huyện.
Năm 2001 do phương tiện nghe nhìn phát triển mạnh, hệ thống truyền thanh trang bị đã lâu, lại chậm được đổi mới về thiết bị, chất lượng giảm dần, đài huyện đã cố gắng đưa số loa công cộng có công suất lớn để đảm bảo đưa tiếng nói đến với nhân dân.
Để phù hợp với xu hướng phát triển khoa học thông tin hiện đại, việc duy trì hệ thống truyền thanh được thực hiện theo hướng phát sóng và truyền dây. Năm 2004 Đài huyện được trang bị máy thu và máy phát sóng FM và đã bắt đầu phát sóng các chương trình Đài huyện trên sóng FM tần số 94,3 MHZ. Ngày 21/5/2005 theo quyết định số 1760/QDD-UB của UBND tỉnh Thái Bình về việc đổi tên các đài truyền thanh cấp huyện, Đài truyền thanh huyện Thái Thụy được đổi tên thành Đài phát thanh huyện Thái Thụy. Thế là từ đây huyện đã có bước phát triển mới trên con đường phát triển sự nghiệp phát thanh truyền thanh.
Tháng 4 năm 2006 chương trình đài huyện nâng cao thời lượng lên ba mươi phút một chương trình và phát ba buổi mỗi ngày, các thiết bị kỹ thuật cũng được bổ xung nâng cấp và thay thế. Nâng công suất máy phát sóng FM từ 2 máy 100w lên 2 máy 300w, xây cột ăngten tự đứng cao 35m có thể phủ sóng trong toàn huyện bán kính 15km.
Các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác truyền hình cũng được mua sắm và đối mới như: Máy quay camer, micro.
Với những chức năng và nhiệm vụ mới này, cơ cấu tổ chức đài huyện được thu gọn lại còn 3 tổ nghiệp vụ.
-Tổ biên tập: Làm biên tập chương trình của Đài huyện.
-Tổ kỹ thuật: Lo quản lý và vận hành khai thác các thiết bị của đài huyện.
-Tổ quản lý hành chính: Lo toàn bộ những vấn đề về kế hoạch tài vụ, hành chính, quản trị phục vụ của đài huyện.
Trải qua bao nhiêu biến cố và đổi thay hiện nay Đài phát thanh huyện Thái Thụy luôn luôn là công cụ tuyên truyền quan trọng , là tờ báo nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thái Thụy.
1.3. Chức năng nhiệm vụ và hoạt động sự nghiệp của Đài.
Cùng với từng bước phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật, sự nghiệp phát thanh truyền thanh huyện Thái Thụy cũng từng bước phát triển. Hai mặt hoạt động của đài đã tác động trực tiếp lẫn nhau. Nội dung phát thanh, truyền thanh đặt ra yêu cầu phát triển cơ sở kỹ thuật để hiệu quả ngày càng rộng càng sâu.Ngược lại cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển lại đòi hỏi nội dung phát thanh truyền thanh được nâng cao, toàn diện hơn, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu của bạn nghe đài cũng như yêu cầu của lãnh đạo huyện.Đài đã và đang thực hiện được sự nghiệp của mình và phát triển không ngừng.
Ngày 20/3/2000 Đài phát thanh và truyền hình Thái Bình đã ra quyết định số 58QD/PT-TH về việc hướng dẫn về tổ chức hoạt động của các đài phát thanh huyện.
Kể từ khi có hướng dẫn này Đài phát thanh huyện đã xác định được rõ chức năng và nhiệm vụ cụ thể của Đài trong giai đoạn hiện nay. Hàng ngày tiếp âm và phát các chương trình thời sự của Đài Trung ương và Đài Tỉnh. Biên tập tuyên truyền giới thiệu các chủ chương, biện pháp chỉ đạo các cấp ủy chính quyền huyện và phản ánh về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện, góp phần đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Với đội ngũ phóng viên của Đài huyện gồm năm đồng chí là lực lượng nòng cốt trong công tác biên tập chương trình. Các phóng viên của Đài đã tuyên truyền bám sát nhiệm vụ chính trị của huyện, làm tốt công tác quản lý, xây dựng mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên trong toàn huyện để nội dung chương trình thêm phong phú và hấp dẫn.
Với bốn chuyên mục: '' An ninh quốc phòng", "Khuyến nông", "Dân số kế hoạch hóa gia đình và tìm hiểu pháp luật". Đài huyện đã phát ba buổi trong mỗi ngày: sáng, trưa, chiều, kể cả thứ bẩy, chủ nhật và ngày lễ. Hàng năm Đài luôn đạt kế hoạch và chỉ tiêu đề ra. Thường xuyên có tin bài và các phóng sự gửi Đài Thái Bình nhất là làm kịp thời các tin hình của Huyện gửi phát trên sóng truyền hình Thái Bình.
Các chuyên mục ngày càng rộng hơn và phong phú hơn như biểu dương các gương người tốt việc tốt, các trang thể thao văn hóa và sức khỏe đời sống, phòng chống các tệ nạn xã hội.v.v...
1.4. Hiệu quả của chương trình phát thanh cấp Huyện.
Đài phát thanh huyện Thái Thụy mỗi ngày xây dựng một chương trình phát thanh gốc 30 phút kể cả ngày lễ và chủ nhật, phát 3 buổi trong ngày vào các giờ phù hợp:
- Sáng phát vào lúc 6h30' đến 7h
- Trưa phát lúc 13h đến 13h30'
- Chiều phát lúc 16h30' đến 17h (đó là những thời điểm phù hợp nhất với bạn nghe đài của huyện).
Một tuần Đài xây dựng 5 chương trình thời sự tổng hợp bao gồm: Trang tin thời sự, chuyên mục, chuyên đề như:
Chuyên mục: An ninh quốc phòng phát vào thứ ba và thứ sáu. Sau trang tin thời sự.
Chuyên mục: Dân số gia đình và trẻ em phát vào thứ hai và thứ năm hàng tuần sau trang tin thời sự .
Chuyên mục: Khuyến nông phát vào thứ tư, thứ bẩy hàng tuần. Sau trang tin thời sự.
Ngoài ra có thêm chuyên đề doanh nhân trẻ tuổi trong cuộc sống hôm nay phát vào chủ nhật hàng tuần.
Sau những chuyên mục này là mục tìm hiểu pháp luật.
Đặc biệt vào ngày thứ bẩy và chủ nhật hàng tuần đài xây dựng chương trình phát thanh với nội dung phong phú, đa dạng hơn và mang tính chất phát thanh, nhẹ nhàng hơn: Chủ yếu phù hợp với ngày nghỉ cuối tuần gia đình xum họp, sau một tuần làm việc mệt nhọc để bàn chuyện gia đình, vấn đề chăm sóc sức khỏe và các vấn đề về khoa học đời sống. Trong hai chương trình này đài xây dựng với một nội dung như sau:
- Trang văn hóa gia đình hoặc văn hóa thể thao.
- Trang sức khỏe đời sống: Gồm những thông tin về sức khỏe đời sống và tiết mục cùng bạn đi tìm cây thuốc vị thuốc quanh ta.
- Trang tin nông nghiệp hàng tuần với những thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, giống cây trồng mới...
Như vậy mỗi ngày Đài phát thanh huyện Thái Thụy xây dựng một chương trình thời sự tổng hợp, phát vào giờ phát sóng cố định trong ngày vào buổi sáng, trưa và chiều. Không sử dụng phát lại nguyên văn cả chương trình mà chỉ là những bài đinh ( tức bài chủ) phục vụ cho tuyên truyền theo dòng thời sự có sử dụng phát lại và phát lại nguyên văn.
Ngoài ra để phục vụ cho nhu cầu người nghe ở huyện và đáp ứng dòng thời sự của nhiệm vụ tuyên truyền. Đài còn xây dựng thêm những chương trình phát thanh đặc biệt như: Dịp bầu cử, tết nguyên đán, kỷ niệm những ngày lễ lớn, ngày khai trường,...có thể trong những ngày đó có khi làm từ hai đến ba chương trình phát thanh. Song đều có sử dụng phát lại những bài đinh của chương trình phát thanh trước trong ngày.
Với đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Đài gồm: 6 đồng chí.
- Đồng chí Trưởng Đài đồng thời là tổng biên tập phụ trách chung. 01 đồng chí tổ trưởng tổ biên tập, kiêm cả phóng viên và 01 biên tập viên.
- 02 phóng viên kiêm phát thanh viên.
- 02 phóng viên kiêm phóng viên truyền hình và quay camera.
Với đội ngũ như trên: Tổ biên tập phát thanh của đài có 02 đồng chí có trình độ đại học chuyên ngành báo chí, 02 đồng chí sắp tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí, 01 đồng chí tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và 01 đồng chí có trình độ trung cấp báo chí. Ngoài ra đài còn có đội ngũ cộng tác viên thường xuyên viết tin bài cộng tác cho Đài.
Với đội ngũ phóng viên và biên tập như trên Đài có sự phân công rất cụ thể:
- Đồng chí tổ trưởng làm công tác biên tập kiêm phóng viên phụ trách khối Đảng và 03 ngành, đoàn thể trong huyện.
- 01 đồng chí phát thanh viên kiêm phóng viên phụ trách khối văn xã và 03 ngành, đoàn thể trong huyện.
- 01 đồng chí phát thanh viên, kiêm phóng viên phụ trách khối nội chính và quay camera.
- 01 đồng chí phóng viên, kiêm phóng viên truyền hình phụ trách 03 ngành, đoàn thể trong huyện.
- 01 phóng viên (mới nhận công tác) phụ trách 02 ngành đoàn thể + khối cơ quan xí nghiệp.
* Nội dung chương trình phát thanh có:
- 20% thời lượng (6 phút) phát các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của tỉnh và của huyện ủy, HĐND, UBND huyện.
- 60% thời lượng (15 phút) phát tin, bài về các vấn đề kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trong huyện.
- 15% thời lượng đưa các tin trong huyện.
- 5% là thời lượng âm nhạc xen kẽ.
- Qua khảo sát các chương trình phát thanh trong năm 2008 và 10 tháng năm 2009, tính trung bình mỗi chương trình sử dụng 5 đến 7 tin, 1 đến 2 bài với thời lượng tin bài khoảng 1 đến 1,5 phút, bài từ 2 đến 3 phút. Tổng thời lượng phát tin, bài khoảng 15 đến 16 phút.
Thời gian còn lại là phát các văn bản, thông tư, các bài phản ánh, các điển hình tiên tiến mới xuất hiện ở địa phương.
Điều đặc biệt trong năm 2009 đài có tăng thời lượng tin bài phát thanh có thu thanh. Trung bình một chương trình có một tin và một bài có thu thanh tiếng nói của nhân chứng.
*Tổng hợp chương trình phát thanh năm 2008 và 10 tháng năm 2009.
Trong năm 2008 và 10 tháng 2009 đài phát thanh huyện Thái Thụy xây dựng 683 chương trình phát thanh. Tổng có 3800 tin, 590 bài trong đó có 280 bài người tốt việc tốt, 300 văn bản luật và 970 tài liệu khác được tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng qua sóng phát thanh.
Nội dung các chương trình phát thanh phản ánh sinh động các sự kiện, các mặt diễn ra trên địa bàn. Người nghe tiếp nhận những tin tức mới nhất, những thông tin trung thực, từ khách quan cuộc sống. Đáng chú ý nhất là những chỉ thị, nghị quyết của Huyện ủy, UBND huyện được tuyên truyền kịp thời, phục vụ cho công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Nhờ hệ thống phát thanh, truyền thanh của huyện, các văn bản quan trọng đến với nhân dân kịp thời và được triển khai thực hiện nhanh chóng. Đài góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đạt một số mục tiêu đề ra trong nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 20 nhiệm kỳ 2006-2010.
Các chương trình đã được tiếng nói của người dân cơ sở, những vướng mắc trong công việc triển khai các nhiệm vụ tại các xã, thị trấn, để lãnh đạo các cấp, các ngành trong huyện và các xã kịp thời có những quyết sách tháo gỡ khó khăn trong thực tiễn.
1.5. Vấn đề thính giả của Đài phát thanh huyện Thái Thụy.
Đài