Theo khoản 1, điều 3 Thông tư 44/2011/TT-NHNN về Quy định hệ
thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, có giải thích: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các
cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp theo quy định
và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời
rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.”
80 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2488 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG NGÂN HÀNG VÀ GIỚI THIỆU VỀ NGÂN
HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
1.1 Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ trong NHTM
1.1.1 Khái niệm và mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo khoản 1, điều 3 Thông tư 44/2011/TT-NHNN về Quy định hệ
thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, có giải thích: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các
cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp theo quy định
và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời
rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.”
Hình 1: Hệ thống Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
2
1.1.2 Các nội dung của Hệ thống Kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ của Ngân hàng bao gồm một tập hợp các biện pháp xử
lý của Ban Quản lý nhằm đảm bảo hoạt động đúng đắn của Ngân hàng, quản lý
chính xác các khoản mục tài sản và nợ phải trả một cách trung thực và hợp lý.
Hệ thống Kiểm soát nội bộ bao gồm 5 cấu phần cụ thể là:
- Môi trường kiểm soát
- Hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro
- Hoạt động kiểm soát
- Hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin
- Cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát.
Môi trường kiểm soát là nền tảng cho toàn bộ các cấu phần của Hệ
thống Kiểm soát nội bộ, bao gồm cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, phân quyền,
các chính sách, thông lệ về nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực,
cách thức quản trị, điều hành của các cấp lãnh đạo.
Các nhân tố trong môi trường kiểm soát:
(i) Đặc thù về quản lý;
(ii) Cơ cấu tổ chức;
(iii) Chính sách nhân sự;
(iv) Công tác kế hoạch;
(v) Ủy ban kiểm soát;
(vi) Môi trường bên ngoài;
Như vậy, môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ những nhân tố ảnh
hưởng đến Hệ thống Kiểm soát nội bộ.
Hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro là quy trình định dạng và phân
tích mọi rủi ro liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức tín
dụng, cụ thể bao gồm:
(i) Việc xác định mục tiêu;
(ii) Mức độ phù hợp của các mục tiêu;
(iii) Việc định dạng các rủi ro liên quan;
3
(iv) Đánh giá rủi ro;
(v) Các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro.
Hoạt động kiểm soát là các chính sách, quy trình, thông lệ được xây
dựng nhằm đảm bảo thực hiện các kế hoạch, các yêu cầu do các cấp quản lý
điều hành đặt ra và các quy trình giảm thiểu rủi ro liên quan.
Hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin là hệ thống hỗ trợ toàn
bộ các cấu phần của Hệ thống Kiểm soát nội bộ thông qua việc đảm bảo các
thông tin được nắm bắt đầy đủ và kịp thời trong toàn Ngân hàng.
Cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát là quá trình đánh giá chất lượng
của Hệ thống Kiểm soát nội bộ do Tổng Giám đốc/Giám đốc ngân hàng tổ
chức thực hiện và do Bộ phận Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng và/hoặc tổ
chức Kiểm toán độc lập bên ngoài thực hiện.
1.1.3 Vị trí của kiểm toán nội bộ trong kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Theo IIA – Viện Kiểm toán nội bộ tại Mỹ định nghĩa “Kiểm toán nội bộ
là các hoạt động đánh giá và tư vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế
nhằm cải tiến và làm tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó, giúp tổ
chức đạt được các mục tiêu bằng việc đánh giá và cải tiến một cách hệ thống
và chuẩn tắc tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro”.
Nói cách khác, kiểm toán nội bộ là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những
yếu điểm của hệ thống quản lý doanh nghiệp. Nhờ nó mà Ban Giám đốc và
Hội đồng quản trị có thể kiểm soát hoạt động và quản lý rủi ro tốt hơn một khi
quy mô và độ phức tạp của doanh nghiệp vượt quá tầm kiểm soát trực tiếp của
một nhóm người. Kiểm toán nội bộ giống như tai, mắt cho Hội đồng quản trị
và Ban Giám đốc, điều này giúp tăng thêm niềm tin của cổ đông vào chất
lượng quản lý và kiểm soát nội bộ, tăng giá trị doanh nghiệp. Thực tiễn trên thế
giới cho thấy, các công ty có kiểm toán nội bộ thì thường khả năng gian lận
thấp và hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn.
Một số công ty có Bộ phận Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm đảm bảo
hệ thống kiểm soát nội bộ được tuân thủ. Kiểm toán nội bộ không được là
4
thành viên của Phòng Kế toán, bởi vì các biện pháp kiểm soát nội bộ cũng áp
dụng cho cả Phòng Kế toán.
Cụ thể Bộ phận Kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện những công việc như
sau:
- Kiểm tra việc tuân thủ các chính sách và quy trình kế toán cũng như
việc đánh giá tính chính xác và hợp lý của báo cáo tài chính và báo cáo
quản trị;
- Xác định được các rủi ro, các vấn đề và nguồn gốc của việc kém hiệu
quả và xây dựng kế hoạch giảm thiểu những điều này.
Kiểm toán nội bộ báo cáo trực tiếp lên Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng
quản trị. Do đó, với một Kiểm toán nội bộ làm việc hiệu quả thì Hệ thống
Kiểm soát nội bộ của Ngân hàng sẽ liên tục được kiểm tra và hoàn thiện.
1.2 Tổ chức hệ thống kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thƣơng mại
1.2.1 Bản chất của kiểm toán nội bộ
Ở Việt Nam, mặc dù luật pháp quy định bắt buộc đối với các Doanh
nghiệp Nhà nước, trong đó các NHTM Việt Nam phải có hệ thống kiểm tra,
kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Nhưng do những bất cập của các quy định pháp
luật như đã nêu về mô hình tổ chức không phù hợp với thông lệ quốc tế, do
nhận thức chưa đầy đủ về sự cần thiết, những lợi ích của hệ thống kiểm tra,
kiểm toán nội bộ nên chất lượng hoạt động của công tác này trong các Ngân
hàng Quốc doanh nói chung và trong các NHTMCP Việt Nam nói riêng rất
kém hiệu quả. Cụ thể những yếu kém đó được thể hiện như sau:
- Chức năng kiểm soát nội bộ bị đồng nhất với chức năng kiểm toán nội
bộ;
- Chưa phân định rõ trách nhiệm giữa cấp lãnh đạo đối với hệ thống kiểm
soát nội bộ;
- Công tác tự đánh giá đối với hệ thống kiểm soát nội bộ chưa được thực
hiện và bị xem nhẹ;
5
- Hơn nữa, công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của kiểm toán nội
bộ không đảm bảo tính độc lập, khách quan, dẫn đến kết quả hoạt động
kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ trong suốt thời gian qua mới chỉ
dừng lại ở công tác hậu kiểm, những vấn đề phát hiện thường là những
sai phạm đã xảy ra, chưa có tác dụng trong việc phát hiện, ngăn ngừa,
quản lý rủi ro và nhất là tư vấn cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn lực hiện có.
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm toán nội bộ
Theo điều 8 thông tư 44 quy định về Hệ thống Kiểm soát nội bộ và
Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nói
rõ về chức năng của Kiểm toán nội bộ như sau:
- Kiểm toán nội bộ hoạt động vì sự an toàn, hiệu quả của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Rà soát, đánh giá độc lập, khách quan về mức độ đầy đủ, tính thích hợp,
hiệu lực và hiệu quả của Hệ thống Kiểm sát nội bộ nhằm cải tiến, hoàn
thiện HTKSNB. Để thực hiện mục tiêu này, đơn vị thực hiện kiểm toán
nội bộ được khuyến khích thực hiện hoạt động tư vấn, tham gia vào quá
trình xây dựng cải tiến và hoàn thiện HTKSNB với điều kiện không vi
phạm nguyên tắc độc lập, khách quan.
- Phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả
quản lý, điều hành và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.
- Đảm bảo an toàn bảo mật thông tin và tính hoạt động liên tục của hệ
thống thông tin trong hoạt động nghiệp vụ.
- Đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình,
quy định, góp phần bảo đảm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
6
Do đó, Bộ phận Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng phải hoạt động dựa
trên năm nguyên tắc: độc lập, bảo mật, chuyên nghiệp, hoạt động liên tục và
khách quan.
1.2.3 Phạm vi hoạt động kiểm toán nội bộ
Theo điều 15 thông tư 44 quy định về Hệ thống Kiểm soát nội bộ và
Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nói
rõ về phạm vi của kiểm toán nội bộ bao gồm:
- Kiểm toán tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ và các đơn vị,
bộ phận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Kiểm toán đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Hội
đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc.
1.2.4 Các mô hình kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ đã được tổ chức ở nhiều Ngân hàng thương mại tại
Việt Nam. Bước đầu, Bộ phận Kiểm toán nội bộ có những đóng góp tích cực
vào hoạt động quản lý cũng như hoạt động kiểm soát nói chung trong NHTM
Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán nội bộ trong NHTM đã phát sinh
những vấn đề trong tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ. Theo quan sát, hiện nay
các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam áp dụng những mô hình kiểm toán nội
bộ sau:
+ Mô hình chuẩn
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Tổng Giám đốc Kiểm toán nội bộ
Mô hình này được áp dụng ở hầu hết các quốc gia phát triển. Kiểm toán
nội bộ làm việc cho ban kiểm soát, ban kiểm soát độc lập với Hội đồng quản
trị.
7
+ Mô hình biến tấu 1
Ban kiểm soát Hội đồng quản trị
Tổng Giám đốc Kiểm toán nội bộ
Tại Việt Nam, chức năng của Ban Kiểm soát rất mờ nhạt, hầu hết các
công ty chỉ dựng lên Ban Kiểm soát cho đủ ban bệ và tuân thủ theo quy định
của pháp luật. Vì vậy mới phát sinh mô hình trên.
Mô hình này được áp dụng khi Tổng Giám đốc là người do Hội đồng
quản trị thuê và điều hành. Kiểm toán nội bộ làm việc cho Hồi đồng quản trị,
báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị.
+ Mô hình biến tấu 2
Ban kiểm soát Hội đồng quản trị
Tổng Giám đốc
Các bộ phận
chuyên môn
Kiểm toán
nội bộ
Trong mô hình trên, Tổng Giám đốc không nắm giữ số lượng cổ phiếu
chi phối và Hội đồng quản trị tách biệt hẳn khỏi chức năng điều hành. Tuy
nhiên, tại Việt Nam, Hội đồng quản trị vừa làm chức năng định hướng, vừa
làm chức năng điều hành, quyền lực nằm trong tay Tổng giám đốc, Chủ tịch
Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc. Kiểm toán nội bộ làm việc trực tiếp
dưới sự điều hành của Tổng Giám đốc.
8
+ Mô hình biến tấu 3
Ban kiểm soát Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Giám đốc các
công ty con
Giám đốc tài
chính
Các bộ phận
chuyên môn
Kiểm toán nội bộ
Mô hình trên thường được áp dụng cho công ty có mô hình mẹ con, tập
đoàn tách khỏi chức năng kinh doanh mà chỉ quản lý các công ty con. Mô hình
này được khá nhiều tập đoàn lớn tại Việt Nam đang áp dụng.
1.2.5 Tổ chức Bộ phận Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ được thực hiện theo phương pháp kiểm toán “định
hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ
phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.
Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dưng dựa trên kết quả đánh
giá rủi ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn
biến, thay đổi trong hoạt động của các ngân hàng và sự thay đổi của các rủi ro
kèm theo.
1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng kiểm soát nội bộ của NHTM
Bộ bốn tiêu chí đánh giá được dùng trong hoạt động kiểm soát nội bộ
bao gồm: (i) tính kinh tế; (ii) tính hiệu quả; (iii) tính hiệu lực và (iv) năng lực
quản lý. Bốn tiêu chí này là một thể hữu cơ giúp Ban Giám đốc Ngân hàng
9
xem xét và đánh giá, đo lường kết quả hoạt động từ nhiều góc nhìn, và do đó
làm cho nhà quản lý thấy rõ nhất mức độ đạt tới mục tiêu mà ngân hàng đặt ra.
1.3.1 Tiêu chí tính kinh tế
Theo các chuẩn mực kiểm toán thì tính kinh tế được hiểu là tối thiểu hóa
các chi phí về nguồn lực để đạt được các mục tiêu của các hoạt động, nhưng
vẫn đảm bảo được chất lượng đầu ra. Đó là quá trình tối thiểu hóa việc chi
dùng các nguồn lực mà không làm ảnh hưởng đến yêu cầu, việc tối ưu hóa các
giải pháp tiết kiệm trong quá trình thực hiện.
1.3.2 Tiêu chí tính hiệu quả
Tính hiệu quả được thể hiện ở ba góc độ: 1- Với cùng một mức chi phí
như nhau, có thể cho ra kết quả nhiều hơn mà chất lượng vẫn đảm bảo; 2- Để
đạt được kết quả mong muốn chỉ cần một lượng chi phải ít hơn và 3- Số lượng
sản phẩm theo yêu cầu ban đầu, chi phí được sử dụng hết nhưng sản phẩm đầu
ra có chất lượng và tính năng vượt trội.
1.3.3 Tính hiệu lực
Một hoạt động được coi là có hiệu lực khi ý đồ của quyết định các tiêu
thức về đầu ra, các giới hạn chi phí, nguồn lực, các giải pháp kinh tế - kỹ thuật
đồng bộ đã cho phép các chương trình, dự án đạt tới kết quả cụ thể cuối cùng
của chúng. Tức là hiệu lực phản ánh sự hiện hữu các mục tiêu, ý tưởng của các
chính sách, của quyết định trong thực tế khi kết thúc hoạt động.
Tính hiệu lực của hoạt động có tác động sâu sắc đến quản lý vi mô, quả
lý vĩ mô cả trong hiện tại và tương lai. Nó tạo dựng niềm tin đối với nhà quản
lý.
1.3.4 Năng lực của nhà quản lý
Hiệu năng quản lý của bộ máy điều hành một hệ thống thể hiện ở độ am
hiểu và quyết tâm thực thi các định chế, trình độ tổ chức, điều hành và kiểm
soát để đạt được các mục tiêu đã chọn lựa, là khả năng nhận biết và ứng xử với
mọi mối quan hệ phát sinh, tính khoa học, tính kế hoạch, tính linh hoạt trong
điều hành, là sự gương mẫu, tính trách nhiệm cao của các Nhà lãnh đạo và cuối
10
cùng là các thách thức làm cho hoạt động KSNB kết thúc đúng hạn với hiệu
quả và chất lượng cao nhất.
Các tiêu chí trên chỉ là các mặt cơ bản cấu thành bản chất kết quả các
hoạt động, các mặt đó có tính độc lập tương đối, tuy nhiên giữa chúng có mối
quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau trong nghiên cứu đánh giá một hoạt động cụ
thể. Chúng thể hiện kết quả hoạt động ở các góc nhìn khác nhau, đồng thời
cũng thể hiện các mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
1.4 Giới thiệu về Hội sở Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Xuất nhập khẩu
Thành phố Hồ Chí Minh
1.4.1 Sự ra đời và phát triển của Hội sở Eximbank TP.HCM
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Vietnam
Eximbank), được thành lập vào ngày 14/05/1989 theo quyết định số 140/CT
của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập
khẩu Việt Nam (VietNam Export Import Bank), là một trong những Ngân
hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi
vào hoạt động ngày 17/01/1990.
Sau 24 năm hoạt động, tính đến thời điểm 31/12/2012 vốn điều lệ của
Eximbank đạt 12.335.229 đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng, Eximbank
hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối
Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Eximbank có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính
đặt tại tầng 8 tòa nhà Vincom số 72 Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM và 207 chi
nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869
Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.
1.4.2 Cơ cấu tổ chức
Theo định hướng chiến lược, Eximbank từng bước triển khai thực hiện
việc chuẩn bị các điều kiện hình thành “Tập đoàn tài chính đa năng Eximbank”
theo mô hình tổ chức và quản trị phù hợp với thông lệ quốc tế.
11
Hình 2: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Eximbank Hội sở TP. HCM
12
Hình 3: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Eximbank Hội sở TP. HCM
13
1.4.3 Các sản phẩm, hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng
1.4.3.1 Tiết kiệm – tiền gửi
- Tiết kiệm: là hình thức huy động truyền thống, chủ yếu dành cho khách
hàng cá nhân gửi tiết kiệm bằng VNĐ, ngoại tệ hoặc vàng với các kỳ
hạn và phương thức trả lãi khác nhau.
- Tiết kiệm hỗn hợp: là một phương thức huy động vốn từ khu vực dân
cư. Tiết kiệm hỗn hợp là sự kết hợp giữa tiết kiệm không kỳ hạn và có
kỳ hạn, đồng thời gắn với các chức năng thanh toán không dùng tiền
mặt giúp khách hàng có thể thanh toán hàng hóa và dịch vụ. Người gửi
tiết kiệm hỗn hợp được lựa chọn kỳ hạn tính lãi hoặc đề nghị ngân hàng
tính lãi khi có yêu cầu.
- Tài khoản tiền gửi cá nhân, doanh nghiệp: phục vụ nhu cầu thanh toán
qua ngân hàng.
1.4.3.2 Tín dụng, bảo lãnh
Đây là một hình thức cho vay của Eximbank trong đó ngân hàng và
khách hàng vay thỏa thuận về phương thức cho vay phù hợp với nhu cầu sử
dụng vốn vay của khách hàng và khả năng của Eximbank trong việc kiểm tra,
giám sát việc sử dụng vốn vay. Loại tiền cho vay có thể là VNĐ, ngoại tệ
(USD, EUR…)
1.4.3.3 Thanh toán quốc tế - Chiết khấu chứng từ
Thông qua mạng lưới hơn 720 ngân hàng đại lý tại 65 nước trên toàn
thế giới, các nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu được thực hiện theo tập quán quốc
tế UCP 500, URR 525, URC 522 … của Phòng thương mại và công nghiệp
quốc tế (ICC) và các quy định pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
1.4.3.4 Dịch vụ tài chính du học
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ở nước ngoài ngày càng tăng cao,
Eximbank đã đưa ra dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học bao gồm: tư vấn,
giới thiệu du học, tín dụng du học, xác nhận khả năng tài chính, phát hành thẻ
tín dụng quốc tế và phát hành Bankdraft, chuyển tiền ra nước ngoài với chi phí
14
ưu đãi, trong đó một số nghiệp vụ được cung cấp miễn phí nhằm tạo điều kiện
cho du học sinh tiếp cận nền giáo dục quốc tế.
1.4.3.5 Kinh doanh ngoại tệ/vàng
Eximbank thực hiện tất cả các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phục vụ nhu
cầu thanh toán quốc tế thông thường cũng như cung cấp các dịch vụ ngoại hối.
Ngoài việc thực hiện các giao dịch mua – bán ngoại tệ dưới hình thức tiền mặt
và chuyển khoản cho hầu hết các loại ngoại tệ mạnh như: USD, EUR, HKD,
CHF, JPY, AUD, SGD, NZD, Eximbank còn cung cấp các dịch vụ tư vấn về tỷ
giá cũng như các biện pháp bảo hiểm tỷ giá. Eximbank là ngân hàng đầu tiên
được NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ quyền chọn (option) – một trong
những nghiệp vụ phòng chống rủi ro tỷ giá tiên tiến nhất hiện nay bên cạnh các
nghiệp vụ đã triển khai như mua bán giao ngay (spot), mua bán kỳ hạn
(forward), hoán đổi (swaps). Hoạt động kinh doanh ngoại tệ được xác định là
một mảng nghiệp vụ lớn và quan trông tại Eximbank, làm trợ lực thúc đẩy các
nghiệp vụ khác như hỗ trợ xuất khẩu, kiều hối, tín dụng. Ngoài ra, Eximbank là
một trong ba ngân hàng có hoạt động kinh doanh vàng mạnh và hiệu quả nhất
hiện nay.
1.4.3.6 Hoạt động thẻ
Với chủ trương từng bước nâng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
của Nhà nước, Eximbank đã có những bước chuẩn bị về cơ sở vật chất kỹ thuật
và công nghệ thanh toán để hòa nhịp vào sự phát triển đó. Ngân hàng đã phát
hành các loại thẻ Quốc tế mang thương hiệu Visa, MasterCard, thẻ nội địa;
dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán thẻ qua mạng Internet, qua các điểm chấp
nhận thẻ.
1.4.3.7 Hoạt động đầu tƣ tài chính
Nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư và tận dụng thời cơ, từ tháng
06/2006, Eximbank đã thành lập Phòng Đầu tư tài chính nhằm đưa nguồn vốn
vào sử dụng với mức sinh lợi cao, góp phần tăng cường hiệu quả trong hoạt
15
động của Eximbank. Đây là mục tiêu chiến lược của Eximbank trong việc phát
triển quy mô hoạt động ngân hàng và đa dạng hóa tài sản có.
1.4.3.8 Các dịch vụ khác
- Ngân quỹ
- Tư vấn tài chính tiền tệ
- Dịch vụ địa ốc
- Truy vấn tài khoản
- Dịch vụ telephone – banking, home – banking
- Chuyển tiền từ nước ngoài ….
1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán của Eximbank tại 31/12/2012, 31/12/2011,
31/12/2010
STT Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010
Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng
A Tài sản
I Tiền mặt, vàng bạc, đá quí
13.209.822 7.295.193 6.429.465
II Tiền gửi tại NHNN
2.269.024
2.166.290 1.540.756
III
Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho
vay các TCTD khác
57.515.031
64.529.045 32.060.138
1 Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác
36.342.449
64.529.021 32.060.121
2 Cho vay các TCTD khác
21.172.582 24 17
3 Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác (*)
- - -
IV Chứng khoán kinh doanh - - -
1 Chứng khoán kinh doanh (1)
- - -
2
Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
(*)
- - -
V
Các công cụ tài chính phái sinh và các tài
sản tài chính khác - - 16.848
VI Cho vay khách hàng
74.315.952
74.044.518 61.717.617
1 Cho vay khách hàng
74.922.289
74.663.330 62.345.714
2 Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng (*)
(606.337)
(618.812) (628.097)
VII
Chứng khoán đầu tư
11.752.036
26.376.794
20