Luận văn Chất lượng của du lịch ở thành phố Đà Nẵng

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, trong đó chỉ rõ: Phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, làm tiền đề chuyển nền kinh tế thành phố từ cơ cấu “Công nghiệp - Dịch vụ -Nông nghiệp” sang cơ cấu “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp" sau năm 2010. Phấn đấu đến năm 2010 đón 2 triệu lượt du khách, trong đó có 800.000 lượt khách quốc tế và 1,2 triệu khách nội địa. Đồng thời, Bộ Chính trị (khoá IX) cũng đã ra Nghị Quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực hiện các Nghị quyết nêu trên, trong những năm qua, đặc biệt là từ khi Thành phố chính thức trở thành Đô thị loại I trực thuộc Trung ương, ngành du lịch đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội Đà Nẵng. Trong điều kiện chuyển đổi hoạt động kinh doanh dịch vụ theo hướng xã hội hoá mạnh mẽ và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch nước ta nói chung và du lịch Đà Nẵng nói riêng đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn. Ngành dịch vụ du lịch còn non trẻ, mới được chuyển sang từ hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị đối ngoại là chủ yếu, tính chuyên nghiệp trong nghiệp vụ còn thấp, cơ sở đào tạo chuyên ngành còn thiếu và yếu, cơ sở vật chất phục vụ lưu trú và vận chuyển của đại bộ phận các đơn vị kinh doanh du lịch chủ yếu trên địa bàn tuy có vị trí lợi thế, nhưng đang xuống cấp trầm trọng. Tính liên kết du lịch vùng miền yếu. Do vậy, có thể nói trong thời gian qua, ngành du lịch Đà Nẵng đã phải đương đầu với rất nhiều thử thách và sẽ còn phải nỗ lực rất lớn để khai thác hết tiềm năng, lợi thế so sánh của mình trong khu vực và trong cả nước thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX.

doc50 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4102 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng của du lịch ở thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
—&œ– LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHẤT LƯỢNG CỦA DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Giáo viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Thị Phương Thảo Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Hà Châu Mục lục ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MỞ ĐẦU I. Cơ sở lý luận 1. Khái niệm về du lịch a. Du lịch là gì? b. Chất lượng du lịch ? c. Một số hình thức của du lịch 2. Du lịch bền vững ? 3. Tác động của phát triển du lịch đến phát triển kinh tế II. Chất lượng của du lịch ở thành phố Đà Nẵng 1. Du lịch biển ở Đà Nẵng 2. Sự phát triển của du lịch Đà Nẵng trong những năm gần đây a. Sự phát triển của du lịch Đà Nẵng b. Xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam và thế giới 3. Các phương pháp đo lường chất lượng du lịch : 4. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng du lịch TP Đà Nẵng a. Đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế của TP b. Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa c. Đáp ứng cao độ nhu cầu của khách d. Duy trì chất lượng môi trường 5. Đánh giá chung về việc thực hiện các chỉ tiêu đo lường chất lượng du lịch ở TP Phần III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng du lịch ở TP Đà Nẵng 1. Hoàn thiện các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 2. Tăng cường công tác quản lý chất lượng du lịch 3. Hoàn thiện công tácnhân sự 4. Hoàn thiện cơ sở vật chất ký thuật 5. Tăng cường chính sách quảng cáo 6. Một số giải pháp của thành phố và Nhà Nước VI. KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, trong đó chỉ rõ: Phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, làm tiền đề chuyển nền kinh tế thành phố từ cơ cấu “Công nghiệp - Dịch vụ -Nông nghiệp” sang cơ cấu “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp" sau năm 2010. Phấn đấu đến năm 2010 đón 2 triệu lượt du khách, trong đó có 800.000 lượt khách quốc tế và 1,2 triệu khách nội địa. Đồng thời, Bộ Chính trị (khoá IX) cũng đã ra Nghị Quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực hiện các Nghị quyết nêu trên, trong những năm qua, đặc biệt là từ khi Thành phố chính thức trở thành Đô thị loại I trực thuộc Trung ương, ngành du lịch đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội Đà Nẵng. Trong điều kiện chuyển đổi hoạt động kinh doanh dịch vụ theo hướng xã hội hoá mạnh mẽ và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch nước ta nói chung và du lịch Đà Nẵng nói riêng đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn. Ngành dịch vụ du lịch còn non trẻ, mới được chuyển sang từ hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị đối ngoại là chủ yếu, tính chuyên nghiệp trong nghiệp vụ còn thấp, cơ sở đào tạo chuyên ngành còn thiếu và yếu, cơ sở vật chất phục vụ lưu trú và vận chuyển của đại bộ phận các đơn vị kinh doanh du lịch chủ yếu trên địa bàn tuy có vị trí lợi thế, nhưng đang xuống cấp trầm trọng. Tính liên kết du lịch vùng miền yếu... Do vậy, có thể nói trong thời gian qua, ngành du lịch Đà Nẵng đã phải đương đầu với rất nhiều thử thách và sẽ còn phải nỗ lực rất lớn để khai thác hết tiềm năng, lợi thế so sánh của mình trong khu vực và trong cả nước thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX. Chính vì những lý do trên, học viên chọn đề tài “ Chất lượng của du lịch ở thành phố Đà Nẵng ” làm chuyên đề tốt nghiệp với mục đích xem xét, đánh giá chất lượng của du lịch Đà Nẵng như thế nào để có thể cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ của thành phố trong những năm tiếp theo hướng tới đảm nhiệm nhiệm vụ của ngành “công nghiệp mũi nhọn ” trong xu thế phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế. Mục đích của đề tài: Dựa vào một số phương pháp đo lường nhằm đánh giá một số tiêu chuẩn về chất lượng của du lịch thành phố, từ đó thấy được du lịch Đà Nẵng đang ở vị trí nào và giải pháp nâng cao chất lượng của ngành du lịch Đà Nẵng . I. Cơ sở lý luận 1. Khái niệm về du lịch a. Du lịch là gì?   Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia du lịch nhận định: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa” Như vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nay ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của họ. Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú vad đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của các nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hòa bình.   Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt.  Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, …  Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doah mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết, … Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác. Theo Pháp lệnh du lịch (do chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam công bố ngày 20/02/1999): Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (theo Điều 10 Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam ). Đặc điểm của du lịch : * Du lịch phát sinh từ sự di chuyển của con người và họ đến ở tại các địa điểm khác nhau. * Có 2 thành phần trong mọi hình thức du lịch : - Chuyến đi đến các địa điểm du lịch. - Các hoạt động của du khách tại địa điểm du lịch. * Các chuyến đi và hoạt động du lịch thực hiện bên ngoài nơi họ ở hay làm việc. * Chuyến đi là tạm thời, ngắn hạn. b. Chất lượng du lịch ? Chất lượng gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vì vậy nên sản phẩm hay dịch vụ du lịch nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có thể hiện đại đến đâu đi nữa. Chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu cho các đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng và của ngành du lịch nói chung. Nhưng chất lượng dịch vụ của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. Dịch vụ du lịch của chúng ta còn mang tính chất thời vụ, chưa có sự chia sẻ thông tin và liên kết. Tại kết quả khảo sát hơn 50 khách sạn từ 3 đến 5 sao trên toàn quốc được Vụ Khách sạn (Tổng cục Du lịch) phối hợp với Cơ quan Quản lý môi trường và năng lượng của Pháp; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng tiến hành trong quá trình nghiên cứu dự án nhãn sinh thái cho thấy một thực trạng đáng buồn về công tác quản lý môi trường. Bằng chứng là chỉ có 5% số khách sạn ghi chép lượng rác thải hằng ngày, 25% có chính sách thân thiện môi trường, 3 khách sạn kiểm soát chỉ số phát thải (từ lò hơi, máy phát điện, ống khói) và không một cơ sở nào ghi nhận phản hồi hoặc góp ý của khách, nhân viên về việc quản lý tài nguyên trong khách sạn… Thậm chí, hầu hết khách sạn được khảo sát đều không có biện pháp quản lý chất thải độc hại và chỉ 2% trong số đó có ý thức thu hồi pin thải. Việc quản lý tiếng ồn tại những nơi này cũng là tự phát và cảm tính chứ không có giải pháp mới có tính lâu dài, bền vững. Chất lượng dịch vụ du lịch của Việt Nam còn ở mức yếu kém so với các nước trong khu vực. Mức độ hài lòng của khách quốc tế khi đến Việt Nam kém hơn hẳn các nước trong khu vực. Chính vì thế, thực hiện chương trình khuyến mại, giảm giá, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch là một thách thức không nhỏ. Cần phải thường xuyên kiểm tra và nâng cao chất lượng trong ngành du lịch, chất lượng du lịch cao sẽ thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, nếu chất lượng du lịch kém sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. c. Một số hình thức của du lịch  * Du lịch văn hóa – tâm linh  + Du lịch tín ngưỡng là một hình thức du lịch phát triển rất mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Du khách theo loại hình du lịch này thường tìm đến các đình, chùa, các thắng tích tôn giáo để vãn cảnh, cúng bái, cầu nguyện,… Tại đây, du khách sẽ hòa vào dòng tín đồ để cảm nhận vẻ yên bình, thanh thản ở những thắng tích tôn giáo nổi tiếng. Còn du lịch tâm linh gần đây đã hình thành và đang phát triển ở những quốc gia châu Á, đặc biệt những quốc gia theo Phật giáo như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Hàng năm, các cơ quan tôn giáo Nhật Bản kết hợp với các công ty lữ hành tổ chức tour cho trên vài ngàn khách hành hương từ Nhật Bản đến các thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ. Thái Lan, Myanmar. Châu Âu hàng năm cũng đã tổ chức nhiều đoàn du khách tham gia các lễ hội tôn giáo, các khóa tìm hiểu và nghiên cứu tôn giáo, các khóa tu thiền tại các quốc gia châu Á từng in dấu chân của Phật Thích Ca Mâu Ni lúc sinh thời. Thế nhưng việc đến các thánh tích tôn giáo của du khách trong loại hình du lịch tâm linh không chỉ đơn giản là vãn cảnh, hay tìm hiểu một nền văn hóa khác. Với họ, các thánh tích, Phật tích là những nơi giác ngộ, nơi có thể trao tặng cho họ các thông điệp tuyệt vời, chứa đựng minh triết giác ngộ, sự hòa hợp giữa con người với thế giới, nơi mà qua khoá tu thiền tại chỗ, họ có thể giải mã ít nhiều bản thế cá nhân bí ẩn của kiếp nghiệp chính mình,… + Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục... gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. Những quốc gia phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ.... Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền. Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ), Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận)... là những hoạt động của du lịch văn hóa, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Trong số đó, Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam. Lễ hội được tổ chức thường xuyên 2 năm một lần, với sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp. Festival Huế 2004 là lần thứ ba VN có dịp giới thiệu với du khách về lễ hội dân gian của miền Trung, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế - một di sản phi vật thể vừa được UNESCO cộng nhận; và Lễ tế đàn Nam Giao - một lễ hội vương triều thất truyền từ hàng chục năm nay. Ngoài ra, lễ hội dân gian này còn có sự tham gia của các nước Pháp, Trung Quốc... * Du lịch biển Du lịch biển đang trở thành một chiến lược phát triển của ngành du lịch nhằm tận dụng các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân cũng như tăng nguồn ngân sách Trung ương và địa phương. Các chuyên gia du lịch khẳng định du lịch biển và kinh tế đảo là một trong 5 đột phá về kinh tế biển, ven biển. Với bờ biển dài trên 3.000 km, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạt những bãi tắm cát trắng, nước trong xanh trải dài ven biển là những điều kiện thuận lợi cho du lịch biển Việt Nam phát triển. Hệ thống cơ sở lưu trú vùng ven biển không ngừng tăng lên, đặc biệt số lượng những cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên phần lớn tập trung ở các địa phương ven biển. Theo thống kê, vùng ven biển có gần 1.400 cơ sở lưu trú với trên 45.000 buồng. Đội ngũ lao động du lịch vùng ven biển hiện chiếm khoảng 65% tổng số lao động trực tiếp của cả nước, tập trung nhiều nhất ở TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu (trên 60%); Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng (8,5%); Hải Phòng - Quảng Ninh (8,1%). Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch biển còn tạo việc làm gián tiếp cho 60 vạn lao động là các dân cư ven biển. * Du lịch danh thắng Việt Nam có rất nhiều danh thắng đẹp như vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng… là những danh thắng của đất nước được nhiều bạn bè và khu khách nước ngoài biết đến. Hàng năm, nhờ vào những danh thắng này, ngành du lịch đã đóng góp một phần quan trọng vào GDP quốc gia. Tuy nhiên, nhiều cảnh đẹp được ngợi khen không có nghĩa là mọi địa điểm du lịch ở Việt Nam đều đẹp, đều hấp dẫn. Mới đây, tạp chí National Geographic đã xếp bãi biển Nha Trang là “bãi biển tồi nhất” trong số 99 bãi biển nổi tiếng của thế giới. Việc đánh giá biển dựa trên sáu tiêu chí, gồm: chất lượng sinh thái và môi trường; sự gắn kết giữa văn hóa và xã hội; điều kiện của các khu nhà cổ; đường nét thẩm mỹ; chất lượng điều hành du lịch và triển vọng trong tương lai. Theo đó, bãi biển Nha Trang bị “đội sổ” vì tình trạng phát triển thương mại quá nóng, rất nhiều các nhà hàng và khách sạn được xây dựng bất hợp lý dọc các bãi biển, lượng khách du lịch quá tải kèm theo sự xuống cấp của môi trường… Dù còn một số thiếu sót nhưng những danh lam thắng cảnh Việt Nam vẫn nhận được sự ủng hộ và yêu mến của du khách nước ngoài trong năm vừa qua. * Du lịch sinh thái Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch sinh thái. Gần đây Tổ chức du lịch thế giới (WTO) và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNDP) đề ra các đặc điểm sau đây của Du lịch sinh thái: + Tất cả các hình thức du lịch dựa vào tự nhiên, trong đó động cơ chủ yếu của khách du lịch là quan sát và đánh giá tự nhiên cũng như các truyền thống văn hóa từ các khu vực tự nhiên ấy. + Nó chứa đựng tính chất giáo dục và giải thích. + Thường tổ chức thành các nhóm nhỏ có cùng chuyên môn hay ở cùng một nơi. + Hạn chế ít nhất tác dụng tiêu cực đối với môi trường tự nhiên hay kinh tế - văn hóa. + Hỗ trợ việc bảo vệ môi trường tự nhiên bằng cách: > Tạo lãi kinh tế cho các cộng đồng, tổ chức và chính quyền quản lý khu vực tự nhiên với mục đích bảo vệ. > Tạo việc làm và thu nhập thêm cho cộng đồng địa phương. > Tăng sự quan tâm đối với việc bảo vệ các di sản tự nhiên và văn hóa cho dân địa phương và khách du lịch. Cùng với sự phát triển của du lịch nói chung, trong những năm gần đây du lịch sinh thái Việt Nam cũng phát triển nhanh chóng. Bên cạnh những tiềm năng và triển vọng, sự phát triển của du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức to lớn. Loại hình du lịch sinh thái có nhiệm vụ: - Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên. - Bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên mà họ đang chiêm ngưỡng. - Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân bản địa trong việc quản lý và bảo vệ, phát triển du lịch đang triển khai thực hiện trong điểm du lịch, khu du lịch v.v... Qua các yêu cầu nhiệm vụ đề ra nói trên, loại hình du lịch sinh thái vừa đảm bảo sự hài lòng đối với du khách ở mức độ cao để tạo lập sự hấp dẫn đối với họ, đồng thời qua du khách quảng bá uy tín của điểm du lịch, khu du lịch. Từ đó ngành du lịch có điều kiện bảo đảm và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch và cũng là cơ hội tăng thu nhập cho người dân thông qua hoạt động du lịch, cũng tức là có điều kiện thuận lợi về xã hội hoá thu nhập từ du lịch. * Du lịch MICE MICE là loại hình du lịch mũi nhọn của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam, du lịch MICE tuy mới du nhập nhưng đã và đang phát triển khá mạnh. Các chuyên gia ngành Du lịch cũng cho rằng, chúng ta mới chỉ đi những bước đầu tiên bước vào thị trương MiCE nên chưa có sự phát triển đồng bộ. Việc quảng bá loại hình này ra nước ngoài nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung còn yếu và thiếu tính chuyên nghiệp. Về chất lượng phục vụ, các hãng lữ hành Việt Nam có tầm cỡ cũng chỉ mới dám đảm bảo đúng yêu cầu phía đối tác đặt ra, chưa có sự sáng tạo, hấp dẫn đối với khách. Các thành phố lớn vẫn chưa có những trung tâm mua sắm đủ sức hấp dẫn du khách, rồi tình trạng kẹt xe, đường xá xấu, đeo bám khách...cũng khiến khách "ngán ngẩm". Mặc dù, trong năm trở lại đây, nhiều Công ty như Saigontourist, Công ty Thương mại- Dịch vụ TSC, Công ty Du lịch Fiditourist, Hapro Tour...đã mạnh dạn "nhảy vào" thị trường này nhưng theo nhiều Giám đốc khách sạn, lữ hành, nước ta chưa có hạ tầng du lịch và đội ngũ nhân lực đáp ứng để tiến đến chuyên nghiệp tổ chức MICE tour. 2. Du lịch bền vững ? Du lịch biền vững là : Việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tê-xã hội của
Luận văn liên quan