Ngân hàng là một trung gian tài chính, là kênh dẫn vốn quan trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế. Do vậy ngân hàng cần phải phát triển không ngừng cả về mặt quy mô dẫn chất lượng.
Hệ thống ngân hàng đã có cuộc đổi mới toàn diện, nhiều văn bản luật đã được ban hành một cách đồng bộ. Cơ chế chính sách về hoạt động ngân hàng ngày một hoàn chỉnh và phù hợp với thông lệ quốc tế. Khuôn khổ thể chế ngày càng được thông thoáng và minh bạch hơn. Thị trường dịch vụ tín dụng ngân hàng được phát triển an toàn và hiệu quả hơn.
Trong các hoạt động của ngân hàng, hoạt động tín dụng đóng một vai trò đặt biệt quan trọng. Bên cạnh những thành quả mà tín dụng mang lại cho ngân hàng thì hoạt động này cũng mang nhiều hạn chế.
Vì vậy việc phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng cần được thực hiện tốt để góp phần đưa ngân hàng ngày càng phát triển hơn nữa.
Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam. Là một trong 5 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.Bình Định nằm ở trung tâm của trục Bắc- Nam (trên cả 3 tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và đường hàng không nội địa ), là của ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan (bằng đường biển quốc tế Quy Nhơn và quốc lộ 19). Khu kinh tế Nhơn Hội đã tạo cho Bình Định một lợi thế vượt trội trong khu vực và quốc tế.
60 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4827 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV chi nhánh Bình Định giai đoạn 2011-2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một trung gian tài chính, là kênh dẫn vốn quan trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế. Do vậy ngân hàng cần phải phát triển không ngừng cả về mặt quy mô dẫn chất lượng.
Hệ thống ngân hàng đã có cuộc đổi mới toàn diện, nhiều văn bản luật đã được ban hành một cách đồng bộ. Cơ chế chính sách về hoạt động ngân hàng ngày một hoàn chỉnh và phù hợp với thông lệ quốc tế. Khuôn khổ thể chế ngày càng được thông thoáng và minh bạch hơn. Thị trường dịch vụ tín dụng ngân hàng được phát triển an toàn và hiệu quả hơn.
Trong các hoạt động của ngân hàng, hoạt động tín dụng đóng một vai trò đặt biệt quan trọng. Bên cạnh những thành quả mà tín dụng mang lại cho ngân hàng thì hoạt động này cũng mang nhiều hạn chế.
Vì vậy việc phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng cần được thực hiện tốt để góp phần đưa ngân hàng ngày càng phát triển hơn nữa.
Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam. Là một trong 5 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.Bình Định nằm ở trung tâm của trục Bắc- Nam (trên cả 3 tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và đường hàng không nội địa ), là của ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan (bằng đường biển quốc tế Quy Nhơn và quốc lộ 19). Khu kinh tế Nhơn Hội đã tạo cho Bình Định một lợi thế vượt trội trong khu vực và quốc tế.
Nắm bắt được tình hình đó, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV) – chi nhánh Bình Định đã chú trọng đến nhóm khách hàng là cá nhân. Để tìm hiểu tình hình hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng trong sự phát triển của Bình Định, em chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV)- chi nhánh Bình Định giai đoạn 2011 - 2013”.
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Lý luận về tín dụng.
1.1.1 Khái niệm.
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ Ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoảng chi phí nhất định.(Ts. Nguyễn Minh Kiều- 2009).
1.1.2 Phân loại.
Có rất nhiều hình thức phân loại tín dụng Ngân hàng, theo Ts. Nguyễn Minh Kiều thì phân loại tín dụng có thể phân loại như sau:
Căn cứ theo thời hạn tín dụng.
Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn dưới 12 tháng, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, là loại hình cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong Ngân hàng.
Tín dụng trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, dùng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật...
Tín dụng dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng, chủ yếu cung ứng nguồn vốn để mở rộng sản xuất với quy mô lớn.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
Tín dụng phục cụ sản xuất kinh doanh: Đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng sản xuất kinh doanh nhỏ, lẻ hoặc các doanh nhiệp.
Tín dụng nông nghiệp: Đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân, thực hiện các hoạt động nông – lâm – ngư nghiệp.
Tín dụng phục vụ tiêu dùng: Chủ yếu là cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của các tầng lớp dân cư.
Căn cứ vào đối tượng tín dụng.
Tín dụng vốn lưu động: Loại hình tín dụng này được cấp phát để hình thành tài sản lưu động.
Tín dụng vốn cố định: Loại hình tín dụng được cấp phát để hình thành tài sản cố định.
Căn cứ vào đối tượng khách hàng:
Tín dụng cá nhân: Là loại hình tín dụng được cấp cho đối tượng cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn với mục đích khác nhau như tiêu dùng, kinh doanh nhỏ lẻ.
Tín dụng doanh nghiệp: Là loại hình tín dụng được cấp cho các đối tượng là doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn cho mục đích sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng.
Tín dụng có đảm bảo: Là tín dụng được đảm bảo bằng tài sản hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hoặc lớn hơn khoản cho vay.
Tín dụng không đảm bảo: Vay tín chấp.
Căn cứ vào hình thái giá trị tín dụng.
Tín dụng bằng tiền: Phổ biến và thông dụng nhất.
Tín dụng bằng tài sản: Cho thuê tài chính.
Tín dụng bằng chữ ký: Cho vay theo đó ngân hàng không giải ngân băng tiền hoặc tài sản, thường gặp là ký chấp nhận chiết khấu, hối phiếu, bảo lãnh ....
1.1.3. Chức năng.
Tập trung vào phân phối lại vốn tiền tệ.
Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông xã hội.
Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế.
1.1.4. Vai trò.
Thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển.
Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả.
Giúp tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống và trật tự xã hội .
Mở rộng phát triển kinh tế đối ngoại.
1.1.5.Các phương thức tín dụng.
Theo Ts. Nguyễn Minh Kiều thì có các phương thức giải ngân tín dụng như sau:
Cho vay theo món( Vay từng lần).
Là loại vay giản đơn, giữa khách hàng và Ngân hàng không có bất kỳ cam kết nào trước. Thường là khách hàng không có kế hoạch vay, không có nhu cầu vốn thường xuyên, có nhu cầu bất chợt.
Cố định số tiền vay = Tổng nhu cầu vốn – VCSH- Vốn khác
VCSH: Vốn Chủ Sở Hữu
Thời gian vay cố định, lãi suất cố định( Ngắn hạn), lãi suất thả nổi( dài hạn).
Cho vay theo hạn mức tín dụng:
Giới hạn dư nợ tối đa, không giới hạn doanh số vay, cố đinh thời hạn hiệu lực của định mức.
Hạn mức tín dụng có thể được điều chỉnh và luân chuyển, thời hạn vay có thể ngắn hạn hoặc dài hạn, lãi suất cố định hoặc thả nổi.
Dựa vào giá trị tài sản đảm bảo mà Ngân hàng cấp hạn mức cho khách hàng, khách hàng phải trả phí nếu duy trì hạn mức khi không đủ mức vốn tối thiểu quy định, có thể duy trì mức dư bù để tránh trình trạng khách hàng xin hạn mức cao hơn nhu cầu.
Áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vốn thường xuyên, có đặc điểm sản xuất, kinh doanh, luân chuyển không phù hợp với phương thức cho vay từng lần.
Trong phương thức cho vay này thì khách hàng thường chủ động hơn khách hàng.
Thấu chi.
Thấu chi là hình thức tín dụng ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có tài khoản tại ngân hàng. Khách hàng được chi vượt với giá tiền có trong tài khoản, dựa trên tài khoản vãng lai lúc có số dư nợ, lúc có số dư có, tài khoản tự động bù trừ.
Tuy được phép chi vượt quá số tiền trong tài khoản nhưng số tiền vượt quá đó sẽ được quy định ở mức cố định. Do đó, thấu chi là một hình thức hạn mức tín dụng nhưng khác hơn là không sử dụng đồng thời hai tài khoản mà chỉ dùng một tài khoản vãng lai vừa phản ánh tài khoản tiền gửi, vừa phản ánh tài khoản tiền vay thuận lợi bù trừ.
Cho vay kinh doanh kỳ hạn và cho vay theo dự án.
Cố định thời hạn vay tương xứng với thời hạn đầu tư của dự án, vốn giải ngân theo thực hiện tiến độ của dự án, phân định rõ kỳ hạn tiến độ trả nợ. Đảm bảo bằng TSCĐ, lãi có thể được điều chỉnh theo nguyên tắc xác định trước( vì cho vay trong thời gian dài),có thể được hưởng ân hạn( là khoản thời gian tình từ lúc bắt đầu giải ngân cho đến khi trả món nợ đầu tiên).Phải trả phí cam kêt sử dụng tiền vay khi không sử dụng hết mức vốn đã thỏa thuận.
Cho vay trả góp.
Nợ gốc được chia ra để trả nợ theo định kỳ trong thời gian vay, thông thường vốn được giải ngân một lần khi vay. Phân định rõ thời hạn tiến độ trả nợ, nếu vay dài hạn thì lãi xuất có thể được điều chỉnh theo nguyên tắc xác định trước.
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành, sử dụng thẻ thanh toán.
Là cho vay bằng cách dựa vào mức thu nhập, cho phát hành các loại thẻ ghi nợ, sau khi thu nhập được trả qua thẻ thì ngân hàng tiến hành công tác trừ nợ
Cho vay thông qua việc chấp nhân hối phiếu.
Là phương thức cho vay bằng chữ ký, Ngân hàng không nợ khách hàng nhưng lại chấp nhận nợ của khách hàng bằng cách xác nhận lên hối phiếu của khách hàng đòi tiền chính ngân hàng.
Bảo lãnh ngân hàng.
Bảo lãnh tròn nghiệp vụ ngân hàng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng ( bên bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên thứ ba( bên nhận bảo lãnh).
Bao thanh toán, bao thu nợ.
Bao thanh toán là việc bên bán hàng chuyển nhượng cho đơn vị bao thanh toán tiền và lợi ích liên quan đến các khoản phải thu trong ngắn hạn của người bán phát sinh từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
Cho thuê tài chính.
Là hợp đồng thỏa thuận giữa bên sở hữu tài sản ( Bên cho thuê) và bên sử dụng tài sản (bên đi thuê) về việc bên đi thuê được sử dụng tài sản và thực hiện chuỗi tiền thanh toán định kỳ trong suốt thời hạn thuê, thỏa mãn ít nhất một trong bốn điều kiện sau:
Chuyển quyền sở hữu tài sản khi hết hạn hợp đồng.
Hợp đồng có quy định quyền chọn mua.
Thời hạn hợp đồng bằng phần lớn thời hạn hợp đồng của tài sản.
Hiện giá của khoản tiền thuê lớn hơn hoặc gần bằng giá trị của tài sản.
Lý luận về tín dụng cá nhân.
1.2.1 Khái niệm.
Tín dụng cá nhân là cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của ngân hàng đối với cá nhân và hội gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt, kinh doanh và nhu cầu hợp pháp khác.
1.2.2 Đặc điểm.
- Quy mô món vay thường nhỏ nhưng số lượng món vay thường nhiều.
- Nhu cầu vay của khách hàng cá nhân thường phụ thuộc vào nhu cầu kinh tế(Tăng trưởng, suy thoái...).
- Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng thường không cao.
- Tư cách khách hàng tuy rất quan trọng, quyết định sự hoàn trả của khoản vay nhưng rất khó xác định.
1.2.3 Lợi ích của tín dụng cá nhân.
Đối với nền kinh tế:
Cho vay cá nhân để tài trợ cho các nhu cầu chi tiêu hàng hóa- dịch vụ trong nước có tác dụng kích cầu nền kinh tế, tận dụng tiềm năng về vốn để góp phần thúc đẩy phát triển kinh doanh tiêu dùng, nâng cao đời sống của người dân. Tạo điều kiện cho mọi cá nhân tiếp xúc với các dịch vụ của ngân hàng, phát triển hệ thống NHTM (Nguyễn Trọng Tài, 2008).
Đối với ngân hàng:
Cho vay cá nhân để góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho vay của ngân hàng, giúp tăng khả năng cạnh trnh của ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác, đem lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.(Nguyễn Trọng Tài, 2008).
Đối với khách hàng:
Cho vay cá nhân để giúp khách hàng trang trải kịp thời nhu cầu chi tiêu của sản xuất, các khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ ngân hàng với chi phí thấp.( Nguyễn Trọng Tài,2008).
1.2.4 Phân loại nợ:
Theo Ts Lâm Thị Hồng Hoa và các cộng sự, nợ được phân loại như sau:
Nợ nhóm 1 ( Nợ đủ tiêu chuẩn):
Nợ trong hạn, chưa đến hạn trả. Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng thu hồi đầy đủ và nợ gốc bị lãi quá hạn, thu hồi gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý).
Nợ quá hạn trong số ngày quá hạn từ 10 đến 90 ngày và các khoản nợ đã được điều chỉnh thời hạn trả nợ lần đầu.
Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn).
Nợ quá hạn và số ngày quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày và các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, các khoản được miễn, giảm do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ.
Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ).
Nợ quá hạn và số ngày quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, các khoản nợ đã được cơ cấu lại nhưng đã quá hạn trên 90 ngày theo thời hạn cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ cơ cấu lại lần thứ 2.
Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).
Nợ quá hạn và số ngày quá hạn lớn hơn 360 ngày, các khoản nợ đã được cơ cấu lại nhưng đã quá hạn trên 90 ngày theo thời gian cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo thời hạn cơ cấu lại lần hai. Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
1.2.5 Đối tượng cho vay.
Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện quy chế cho vay với đối tượng các Khách hàng trong hệ thống Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV) về đối tượng áp dụng : “ Khách hàng vay vốn tại Ngân hàng BIDV bao gồm các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương thức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương thức phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài.”
1.2.6. Điều kiện vay vốn.
Có năng lực pháp luật dân sự, và năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và đúng với mục đích đã thỏa thuận trong hồ sơ vay vốn.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả gốc và lãi trong thời hạn cam kết.
Có dự án đầu tư, phương thức sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Thống đốc ngân hàng nhà nước và hướng dẫn chi tiết của ngân hàng BIDV.
Một số chỉ tiêu phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân.
Chất lượng tín dụng của ngân hàng được đánh giá khá cao khi hoạt động tín dụng phải thu hồi nợ gốc và lãi đúng hạn, vòng quay vốn tín dụng không ngừng gia tăng và rủi ro tín dụng được kiểm soát. Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân như sau.
Tốc độ tăng trưởng thu nhập = (Thu nhập hoạt động tín dụng kỳ này – kỳ trước) / Thu nhập hoạt động tín dụng kỳ trước.
Chỉ tiêu này thể hiện chiều hướng phát triển của tín dụng. Chỉ tiêu này dương chứng tỏ chiều hướng đi lên, phát triển của tín dụng.
Tỷ lệ nợ quá hạn = (Nợ quá hạn / Tổng dự nợ )*100%
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng. Ngân hàng khi cho vay phải thu hồi vốn và lãi đúng hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém. Theo quy định, chỉ tiêu này phải kiểm soát trong phạm vi không quá 3%.
Tỷ lệ nợ xấu = (Nợ xấu / Tổng dư nợ)*100%.
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản cho vay cua ngân hàng được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ lãi. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng tốt.
Tốc độ tăng dư nợ tín dụng = [(dư nợ tín dụng kỳ này – dư nợ tín dụng kỳ trước) / Dư nợ tín dụng kỳ trước]*100%
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng cân đối tín dụng của ngân hàng.
Dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động = (Dư nợ tín dụng / Tổng nguồn vốn huy động)*100%.
Chỉ tiêu này phản ánh sử dụng vốn tín dụng so với vốn huy động, tình hình sử dụng nguồn vốn với vốn cho vay. Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ ngân hàng đang thừa vốn và ngược lại. Thông thường chỉ tiêu này được kiểm soát và điều chỉnh ở mức 70% - 80%.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
1.3.1 Nhân tố khách quan.
Nhân tố kinh tế.
Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân hàng phát triển. Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp không có khủng hoảng kinh tế, thu nhập ở địa phương tăng trưởng cao hàng năm, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tiến hành tốt có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả vốn vay cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi, nên hoạt động tín dụng ở các chi nhánh phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao.
Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư tiêu dùng bị giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng giảm sút về quy mô và chất lượng.
Nhóm nhân tố thuộc về môi trường pháp lý.
Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và một văn bản pháp quy, liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra mội trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế nhà nước, cá nhân, công dâ, bắt buộc các chủ thể phải tuân theo.
Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và cơ chế đảm bảo sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh triệt để.
Quan hệ pháp luật phải được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế hoạt động tín dụng, tạo ra những điều kiên thuận lợi cho hoạt động tín dụng lành mạnh, phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời duy trì hoạt động tín dụng ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích các bên tham gia vào quan hệ tín dụng. Những quy định pháp luật về tín dụng phải phù hợ với điệu kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở kích thích hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn.
Hiện nay, hệ thống vă bản pháp luật chưa đồng bộ, gây khó khăn cho ngân hàng khi ký kết thực hiện hoạt động tín dụng. Luật ngân hàng còn nhiều sơ hở, chưa đồng bộ với các văn bản luật khác. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng quản lý tín dụng của ngân hàng.
1.3.2 Nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân từ ngân hàng.
Đây là những nhân tố thuộc về bản thân, nội tại ngân hàng liên quan đến sự phát triển của Ngân hàng trên tất cả các mặt ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng , gồm : chính sách, công tác tổ chức, trình độ lao động , quy trình nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát.
Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của một ngân hàng là một hệ thống bao gồm các quy định quy chế, các chiến lược cũng như các biện pháp hạn chế hoặt mở rộng tín dụng nhằm đạt được mục tiêu của ngân hàng đề ra trong từng thời kỳ. Chính sách này phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đất nước đồng thời phải hài hòa giữa quyền lợi của khách hàng và ngân hàng. Chính sách tín dụng có thể coi như một kim chỉ nam của một NHTM, hướng dẫn mọi hoạt động tín dụng của ngân hàng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng của các NHTM (TS.Đỗ Thị Thủy,2008). Vì vậy một chính sách tín dụng nhất quán, hợp lý, đúng đắn được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng tín dụng và sự thành công của ngân hàng.
Công tác tổ chức của ngân hàng
Khả năng tổ chức của ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng. Tổ chức ở đây bao gồm tổ chức các phòng ban, nhân sự và tổ chức các hoạt động trong ngân hàng.
Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ. Nhân viên, các phòng ban trong ngân hàng, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn bộ hệ thống cũng như với các cơ quan khác liên quan đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, các phòng ban trong ngân hàng, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn bộ hệ thống cũng như với các cơ quan khác liên quan đảm bảo cho ngân hàng hoạt động nhịp nhàng, thống nhất có hiệu quả , qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu khách hàng, theo dõi quản lí chặt chẽ sát sao các khoản huy động vốn, cũng như các khoản vay, từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng.
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Kinh tế càng phát triển, các quan hệ kinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi trình độ của người lao động càng cao. Đội ngũ cán bộ ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực sẽ là điều kiện tiền đề để ngân hàng tồn tại và phát triển. Nếu chất lượng nhân sự tốt thì họ sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ trong việc thẩm định dự án, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền vay và có các biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi nợ vay, hay xử lý các tình huống phát sinh trong quan hệ tín dụng của ngân hàng giúp ngân hàng có thể ngăn ngừa, hoặc giảm nhẹ thiệt hại khi những rủi ro xảy ra trong khi thực hiện một khoản tín dụng.(ThanhHuyen, 2010)
Quy trình tín dụng
Đây là những trình tự , những giai đoạn , những bước , công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay , thu nợ, bắt đầu từ việc xét đơn xin vay của khách hàng đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng tùy thuộc việc lập ra quy trình đảm bảo tính logic khoa học thực hiện tốt các quy trình trong tín dụng cũng như sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các bước.
Quy trình tín dụng gồm các giai đoạn:
Xét đề nghị vay của khách hàng và thực hiện cho vay. Trong giai đoạn này chất lượng tín dụng phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định khách hàng, việc chấp hành các quy định về điều kiện , thủ tục cho vay của ngân hàng.
Kiểm tra giám sát