Hoà mình với công cuộc đổi mới chung của đất nước, cùng góp phần vào
những thành tựu đã đạt được trong thập niên qua, ngành ngân hàng đã phải
vượt qua không ít khó khăn để phấn đấu cho mục tiêu phát triển đất nước. Vì
mục tiêu này, không ai khác mà chính hệ thống ngân hàng phải trở thành bàn
đạp vững chắc cho nền kinh tế. Tuy nhiên, mời năm đổi mới chưa phải là
nhiều, ngân hàng còn phải giải quyết nhiều khó khăn trước mắt mà một trong
những vấn đề nổi cộm là hiệu quả công tác huy động vốn của ngân hàng hiện
nay.Nguồn vốn đóng vai trò sống còn của một ngân hàng ,không những sinh
lời mà còn thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế .Nắm vững được vai trò
quan trọng đó NHTM nói chung và NHNo nói riêng đã có bước cải tạo chất
lượng dịch vụ ,lãi suất ưu đãi nhằm phát triển và nâng cao nguồn vốn của
mình lên .Chi nhánh NHNo Tp Hà Tĩnh cũng không nằm trong ngoại lệ đó
.Đứng trước 1 Tỉnh Hà Tĩnh đang ngày càng thay da đổi thịt thi thách thức
đối với Chi nhánh càng lớn .Tỉnh Hà Tĩnh trong nhưng năm đã có bước phát
triển vượt bậc , Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu giành được
kết quả khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt
9,6%, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; đời
sống kinh tế văn hoá - xã hội chuyển biến tích cực; tỷ lệ hộ đói nghèo đến
năm 2010 còn 10%; quốc phòng, an ninh được giữ vững, chính trị ổn định;
công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị được tăng
cường .Đặc biệt, để thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra, Hà Tĩnh đã
tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế thông qua việc đẩy mạnh cải cách
hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Nhờ vậy, đã thu hút và triển khai
được một số dự án trọng điểm có quy mô quốc gia, như: Dự án Khai thác mỏ
sắt Thạch Khê; Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I; Khu Liên hợp gang thép và
Cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh; Khu Du lịch Hồ Tàu voi; Khu Đô thị -Dịch vụ Phú Vinh; Tổng kho xăng dầu, khí hoá lỏng; Nhà máy Liên hợp gang
thép của Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó trong qúa trình thực tập tại Chi
nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tp.Hà Tĩnh em thực
hiện đề tài: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHNo PTNT
Tp.Hà Tĩnh”
48 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành Phố Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ
----------------
NGUYỄN MẠNH CƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đ Ề TÀI : Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHNo PTNT
Thành Phố Hà Tĩnh
Ngành: Tài Chính Ngân Hàng
Vinh, tháng 3 năm 2012
2
MỤC LỤC Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 5
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN NHNo & PTNT TP.HÀ TĨNH- TỈNH HÀ TĨNH
..................................................................................................................... 6
1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT TP.Hà Tĩnh-Tỉnh Hà
Tĩnh .............................................................................................................. 6
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo Tp Hà Tĩnh ..................... 6
1.1.2. Cơ cấu tổ chức mạng lưới của NHNo&PTNT TP.Hà Tĩnh –Tỉnh Hà
Tĩnh .............................................................................................................. 8
1.2. Khái quát về tình hình hoạt động của NHNo&PTNT TP Hà Tĩnh từ
năm 2009-2011 ............................................................................................ 12
PHẦN 2 :THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo PTNT TP HÀ TĨNH ............................ 19
2.1 :Thực trạng về công tác huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh
TP.Hà Tĩnh ................................................................................................... 19
2.1.1 Các biện pháp huy động vốn mà Ngân hàng áp dụng........................... 19
2.1.2. Quy mô nguồn vốn. ............................................................................ 20
2.1.3. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động ..................................... 22
2.1.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động ............................................................... 24
2.2. Đánh giá chung ....................................................................... 26
2.2.1. Những kết quả đạt được. ..................................................................... 26
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân .......................................................... 27
2.2.2.1. Hạn chế ........................................................................................... 28
2.2.2.2. Nguyên nhân. .................................................................................. 29
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN TẠI NHNo &PTNT TP.HÀ TĨNH .....................................
31
3.1. Định hướng phát triển của NHNo & PTNT Tp.Hà Tĩnh .................... 31
3
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại
NHNo&PTNT Tp.Hà Tĩnh.
.................................................................................................... 3
2
3.2.1 Giải pháp chiến lược ......................................................................... 32
3.2.2 Giải pháp hỗ trợ ............................................................................... 35
3.3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp tăng cường công tác huy
động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT TP.Hà Tĩnh ................................... 39
3.3.1 Kiến nghị với Nhà Nước. .................................................................. 39
3.3.2 Kiến nghị với NHNN ....................................................................... 40
3.3.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam .......................................... 42
3.3.4 Kiến nghị với NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh ....................................... 43
KẾT LUẬN ............................................................................................... 44
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Hoà mình với công cuộc đổi mới chung của đất nước, cùng góp phần vào
những thành tựu đã đạt được trong thập niên qua, ngành ngân hàng đã phải
vượt qua không ít khó khăn để phấn đấu cho mục tiêu phát triển đất nước. Vì
mục tiêu này, không ai khác mà chính hệ thống ngân hàng phải trở thành bàn
đạp vững chắc cho nền kinh tế. Tuy nhiên, mời năm đổi mới chưa phải là
nhiều, ngân hàng còn phải giải quyết nhiều khó khăn trước mắt mà một trong
những vấn đề nổi cộm là hiệu quả công tác huy động vốn của ngân hàng hiện
nay.Nguồn vốn đóng vai trò sống còn của một ngân hàng ,không những sinh
lời mà còn thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế .Nắm vững được vai trò
quan trọng đó NHTM nói chung và NHNo nói riêng đã có bước cải tạo chất
lượng dịch vụ ,lãi suất ưu đãi nhằm phát triển và nâng cao nguồn vốn của
mình lên .Chi nhánh NHNo Tp Hà Tĩnh cũng không nằm trong ngoại lệ đó
.Đứng trước 1 Tỉnh Hà Tĩnh đang ngày càng thay da đổi thịt thi thách thức
đối với Chi nhánh càng lớn .Tỉnh Hà Tĩnh trong nhưng năm đã có bước phát
triển vượt bậc , Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu giành được
kết quả khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt
9,6%, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; đời
sống kinh tế văn hoá - xã hội chuyển biến tích cực; tỷ lệ hộ đói nghèo đến
năm 2010 còn 10%; quốc phòng, an ninh được giữ vững, chính trị ổn định;
công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị được tăng
cường .Đặc biệt, để thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra, Hà Tĩnh đã
tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế thông qua việc đẩy mạnh cải cách
hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Nhờ vậy, đã thu hút và triển khai
được một số dự án trọng điểm có quy mô quốc gia, như: Dự án Khai thác mỏ
sắt Thạch Khê; Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I; Khu Liên hợp gang thép và
Cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh; Khu Du lịch Hồ Tàu voi; Khu Đô thị -
Dịch vụ Phú Vinh; Tổng kho xăng dầu, khí hoá lỏng; Nhà máy Liên hợp gang
thép của Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh…
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó trong qúa trình thực tập tại Chi
nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tp.Hà Tĩnh em thực
hiện đề tài: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHNo PTNT
Tp.Hà Tĩnh”. Nhằm đưa ra những thuận lợi và khó khăn mà ngân hàng đã và
đang gặp phải, cũng như nguyên nhân dẫn đến kết quả đó .Báo cáo cũng chỉ
ra những biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn, hạn chế những khó
5
khăn mà Chi nhánh đã gặp phải .Đồng thời đưa ra những kiến nghị tới ngân
hàng các cấp ,Nhà Nước nhằm khắc phục tình hình .
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng nghiệp vụ khai thác vốn tại ngân hàng Chi
nhánh Ngân hàng NHNo TP Hà Tĩnh trong 3 năm 2009-2011 và đưa ra
những định hướng phát triển trong nhũng năm tới
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu là hình thức huy động cũng như sử dụng vốn tại
NHNo TP Hà Tĩnh .
Về thời gian nghiên cứu: nghiệp vụ khai thác vốn trong điều kiện thực tế
hiện nay và đề ra phơng hướng trong thời gian tới.
Báo cáo sẽ tập trung nghiên cứu về tình hình huy động vốn trong giai đoạn
2009-2011, ở Chi nhánh NHNo Hà TĨnh nhằm nâng cao hiệu qủa huy động
vốn tại chi nhánh.
Ngoài phần mở đầu bài báo cáo gồm có 2 phần:
“Phần 1 :Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển NHNo &
PTNT Tp HÀ Tĩnh”
“Phần 2 :Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
của NHNo & PTNT Tp Hà Tĩnh”
6
PHẦN 1 :TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN NHNo & PTNT TP.HÀ TĨNH- TỈNH HÀ TĨNH
Chương 1 : Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT
TP.Hà Tĩnh-Tỉnh Hà Tĩnh
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo Tp Hà Tĩnh
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hoàn toàn thắng lợi, Tổ
quốc thống nhất, năm 1976 Hà Tĩnh và Nghệ An hợp nhất thành tỉnh
Nghệ Tĩnh .Ngân hàng Nhà nước Nghệ Tĩnh ra đời vừa đóng vai trò
trung tâm Tiền tệ- Tín dụng- Thanh toán vừa phục vụ cho sản xuất kinh
doanh,phát triển nông nghiệp toàn diện, tăng cường các cơ sở công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…
Do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp không phù hợp đã làm vai
trò đòn bẩy của ngân hàng bị suy yếu, nền kinh tế mất cân đối nghiêm
trọng, lạm phát ngày càng cao(Năm 1986 lạm phát 774% ).Để khắc phục
tình trạng trên, Đảng và Nhà nước đã có nhiều giải pháp trong việc phân
phối lưu thông mà khâu đột phá là cải cách giá, lương, tiền. Đại hội đảng
toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện kinh
tế đó là chuyển dịch dần từ tập trung quan liêu bao cấp sang hạch toán
kinh tế XHCN. Ngày 26/3/1988 Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ )
ra Nghị định số 53/HĐBT tách Ngân hàng thành 2 cấp: Quản lý Nhà
nước và kinh doanh. Ngày 26/3/1988 Ngân hàng phát triển nông nghiệp
(NHPTNo) Việt Nam được thành lập .
- Cùng với toàn hệ thống NHPTNo toàn quốc, Ngày 1/10/1988
NHPTNo Nghệ Tĩnh được thành lập và chính thức hoạt động, đồng chí
Lê Xuân Tuyên được bổ nhiệm làm Giám đốc chi nhánh .NHNo Nghệ
Tĩnh có 26 chi nhánh, 2.319 nhân viên. Giai đoạn đầu chủ yếu còn
mang nặng tính bao cấp, nguồn vốn thiếu thì xin cấp trên hỗ trợ, viêc trả
lương không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh mà chủ yếu hưởng lương
hành chính.
-Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về việc
chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, ngày 24/8/1991
Thống đốc NHNN Việt Nam ra quyết định số 115/NH-QĐ giải thể
NHPTNo Nghệ Tĩnh thành lập NHPTNo Nghệ An và NHPTNo Hà Tĩnh
cùng với đó là sự sát nhập Ngân hàng công thương thị xã Hà Tĩnh vào
NHNo Hà Tĩnh .Chi nhánh NHPTNo Thị xã Hà Tĩnh được thành lập
ngày 1/9/1988 theo quyết định số 539/NHNo-02.Sự phát triển NHPTNo
7
chi nhánh Thị xã Hà Tĩnh đi cùng với sự phát triển không ngừng của nền
kinh tế
- Năm 2006 thị xã Hà Tĩnh chính thức có quyết định thành thành phố
Hà Tĩnh theo đó NHNo&PTNT thị xã Hà Tĩnh đổi tên thành
NHNo&PTNT thành phố Hà Tĩnh
- Có trụ sở giao dịch tại số 73, đường Đặng Dung thành phố Hà Tĩnh
tỉnh Hà Tĩnh Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển thôn
thành phố Hà Tĩnh là Chi nhánh Ngân hàng cấp II trực thuộc Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Hoạt động theo cơ chế thị
trường với mạng lưới các điểm giao dịch trải khắp trên địa bàn Thành
phố Hà Tĩnh tính đến nay Chi nhánh TP Hà Tĩnh đã có một trụ sở chính
và 4 phòng giao dịch: PGD số 2, PGD số 4, PGD Thạch Trung và PGD
Bắc Hà . NHNo.Tp Hà Tĩnh tuy thành lập tuy muộn nhưng với những
thuận lợi sẵn có và sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên mà
chi nhánh NHNo&PTNT TP Hà Tĩnh đã từng bước khẳng định vị trí của
mình trong hệ thống NHNN& PTNT và các NH khác trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh
8
1.1.2. Cơ cấu tổ chức mạng lưới của NHNo&PTNT TP.Hà Tĩnh –
Tỉnh Hà Tĩnh
1.1.2.1. Tổ chức biên chế bộ máy và cơ cấu cán bộ
Chi nhánh NHNo-Hà Tĩnh có Trụ sở giao dịch tại số 73, đường Đặng
Dung thành phố Hà Tĩnh tỉnh Hà Tĩnh bao gồm 47 thành viên
Cơ cấu tổ chức được bố trí sắp xếp như sau:
NHNo&PTNT tp Hà Tĩnh có 47 cán bộ được sắp xếp theo bộ máy quản
lý như sau:
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Ban lãnh đạo gồm: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
+ Giám đốc: Là người điều hành cao nhất, trực tiếp chỉ đạo, điều
hành hoặc phân công, uỷ quyền cho các phó giám đốc để thực hiện công tác
nghiệp vụ chuyên môn theo quy định. Đồng thời triển khai các chủ trương,
chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của ngân hàng và chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động của NH trước giám đốc NHNo&PTNT tỉnh
Hà Tĩnh, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các phòng ban một cách
hợp lý.
+ Phó giám đốc phụ trách tín dụng :Có nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ
đạo công tác kế hoạch , chỉ đạo công tác cho vay thu nợ trên địa bàn thành
Các phòng giao dịch trực thuộc
P.giám đốc phụ trách
kế toán- ngân quỹ
PGD số 2 PGD Bắc
Hà
PGD
Thạch
Trung
PGD số 4
Phòng kế toán- ngân quỹ
P.giám đốc phụ
trách kinh doanh
Phòng kinh doanh
GIÁM ĐỐC
9
phố, trực tiếp quản lý và theo dõi mọi hoạt động của phòng tín dụng thông
qua các hồ sơ cho vay và các hợp đồng tín dụng:
- Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết
định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về các quyết định của
mình
- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ
do ngân hàng và khách hàng cùng lập
- Quyết định các biện pháp xử lý nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ,
chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng
+ Phó giám đốc phụ trách kế toán ngân quỹ: Có nhiệm vụ giúp
giám đốc chỉ đạo công tác kế hoạch, chỉ đạo công tác kế toán kho quỹ, huy
động vốn
- Các phòng ban:
+ Phòng kế toán – ngân quỹ:
- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, quý (dựa vào kế hoạch
kinh doanh của phòng tín dụng).
- Theo dõi ghi chép, bảo quản tài sản của Ngân hàng và khách hàng.
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, tiền vay.
- Làm thủ tục giải ngân theo quy định hoặc người được uỷ quyền, đồng
thời tổ chức việc hạch toán các nghiệp vụ cho vay thu nợ, thu lãi và chi tiêu
nội bộ.
- Lưu hồ sơ theo quy định.
- Phối hợp chặt chẽ với Phòng tín dụng sao kê, báo nợ, lãi đến hạn để
phòng tín dụng đôn đốc thu hồi.
- Báo cáo quyết toán định kỳ hàng tháng, quý, năm theo chế độ.
- Thực hiện công tác kiểm toán, thu chi tiền mặt, ngân phiếu, chế độ bảo
quản, vận chuyển, chấp hành chế độ ra vào kho quy định.
- Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày như: rút, gửi tiền tiết
kiệm, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện công tác chuyển tiền theo quy
định.
- Kiểm tra hồ sơ vay theo danh mục và đối chiếu với số dư tiền gửi...
theo quy định.
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn.
- Thực hiện thu chi, thống kê báo cáo, lưu trữ hồ sơ và thực hiện các
vấn đề khác về nghiệp vụ kho quỹ theo quy định.
+ Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ chuyên sâu về kinh doanh, lập
báo cáo chuyên đề về tín dụng, thẩm định các dự án tín dụng, lập hồ sơ cho
vay, phòng ngừa xử lý rủi ro tín dụng.
10
Bao gồm hai phó phòng và các cán bộ tín dụng:
Phó phòng tín dụng:
- Thực hiện kiểm tra tình hình công tác của các cán bộ tín dụng
- Tiến hành thực hiện các công việc như: nghiên cứu xây dựng các đề
án chiến lược, tổng hợp, phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh tại đơn vị,
và thực hiện các công việc khác do cấp trên phân công.
Cán bộ tín dụng:
- Tiến hành chủ động tìm kiếm và hướng dẫn khách hàng về thủ tục vay
vốn thông qua hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định trước, trong và sau khi
thực hiện các hợp đồng tín dụng.
- Lập báo cáo thẩm định và thông báo cho khách hàng biết về quyết định
cho vay không cho vay sau khi có quyết định của giám đốc. Đồng thời đôn
đốc khách hàng trả nợ vay theo đúng thời hạn và xử lý những vi phạm tín
dụng theo quyết định của giám đốc hoặc người được uỷ quyền.
- Lưu trữ hồ sơ theo quy định.
+ Phòng giao dịch trực thuộc: các phòng giao dịch gồm 1 giám đốc,
1 phó giám đốc và các nhân viên có đầy đủ các nghiệp vụ như ở trụ sở
chính: huy động vốn và cho vay, hạch toán thu chi tiền mặt, kiểm tra kiểm
soát, chấp hành đầy đủ các báo cáo thống kê, thực chi theo yêu cầu của ban
lãnh đạo của chi nhánh
1.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ
- Huy động tiền gửi của mọi đơn vị, tổ chức kinh tế cá nhân và các thành
phần kinh tế dưới các hình thức như: Nhận tiền gửi không kỳ hạn , tiền gửi
tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và khuyến khích mở tài khoản cá
nhân.
- Tiếp nhận vốn tài trợ, tín thác, uỷ thác đầu tư từ Chính phủ, Ngân hàng
Nhà nước và các tổ chức quốc tế, quốc gia và cá nhân trong nước, nước
ngoài, đầu tư vào các chương trình phát triển kinh tế văn hoá xã hội.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền qua mạng vi tính,
chuyển tiền qua mạng thanh toán liên ngân hàng và chuyển tiền điện tử
theo yêu cầu của khách hàng.
- Cho vay với mọi thành phần kinh tế, các đối tượng khách hàng và các
đơn vị tổ chức kinh tế, cá nhân, sản xuất kinh doanh khi đảm bảo đủ các
điều kiện theo qui định.
-Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh, tư vấn và đầu tư tiền tệ tín dụng, các
dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán và ngân quỹ trong và ngoài hệ
11
thống, kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quý...
-Thu hộ. chi hộ
-Rút tiền tự động bằng máy ATM
Trong quá trình đổi mới, Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tĩnh tiếp tục thực
hiện các định hướng, mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động mở
rộng các loại hình kinh doanh mới, giữ gìn uy tín trong kinh doanh. Cụ thể
là:
- Củng cố và phát triển thị trường theo phương thức cho vay trực tiếp
các khách hàng.
- Gắn tín dụng thương mại với đầu tư phát triển, thúc đẩy quá trình liên
kết các thành phần kinh tế.
- Mở rộng các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng trên cơ sở hiện đại hoá công
nghệ ngân hàng.
- Mở rộng các lĩnh vực cho vay có rủi ro thấp như: Các Tổng công ty
lớn, các doanh nghiệp trọng yếu của Nhà nước, hộ sản xuất, chương trình
chỉ định.
- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng,
phục vụ đầu tư phát triển, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu chính sách
tiền tệ, thúc đẩy kinh tế của của Thành phố ngày càng phát triển
- Mở rộng địa bàn hoạt động, đẩy mạnh công tác tiếp thị nhằm thu hút
khách hàng, thường xuyên theo dõi những diễn biến trên thị trường và tình
hình biến động của lãi suất để đảm bảo được chỉ tiêu tăng trưởng nguồn
vốn.
- Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng: Đổi mới và đa dạng hoá
các hình thức huy động vốn, tìm mọi biện pháp để huy động vốn tại chỗ
đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn vay của
khách hàng.
- Từng bước đổi mới công nghệ Ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch
vụ, mở rộng các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng trong khâu thanh toán.
- Xây dựng một chính sách khách hàng, chính sách lãi suất hợp lý phù
hợp với tình hình thực tế tại địa bàn.
- Khuyến khích từng cán bộ công nhân viên trong chi nhánh thường
xuyên học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ năng lực về mọi mặt
1.1.2.3. Nghiệp vụ kinh doanh của Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.Hà Tĩnh thực hiện
12
các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu sau đây:
- Nhận tiền gửi: Đây là một trong những hoạt động đầu tiên của các
Ngân hàng thương mại từ khi hình thành. Trên cơ sở Ngân hàng mở các tài
khoản nhận tiền gửi cho khách hàng với cam kết trả đúng hạn, và cam kết
trả cho khách hàng một khoản tiền lãi (hay là chi phí đánh đổi cho việc sử
dụng vốn).
- Cho vay: Ngân hàng có nhiều cách thức để huy động vốn khác nhau.
Và khi đã huy động được vốn, thì một trong những phương thức đem lại
lợi nhuận cho Ngân hàng là cho vay. Đó là hình thức mà Ngân hàng sẽ
cho các cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu về vốn vay với một lãi suất cao
hơn chi phí mà Ngân hàng bỏ ra để huy động vốn, từ đó Ngân hàng sẽ thu
được khoản chênh lệch về lãi suất. Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ mang
lại nguồn thu chủ yếu cho các Ngân hàng thương mại.
- Mua bán ngoại tệ. Đây sẽ là hoạt động mang đầy tính tiềm năng cho
các Ngân hàng đặc biệt là trong su thế hội nhập như hiên nay. Trong
nghiệp vụ này, Ngân hàng sẽ tiến hành sẽ mua một loại tiền này để đổi lấy
một loại tiền khác và hưởng khoản chênh lệch, cũng như phí dịch vụ.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế: chuyển tiền, nhờ thu, mở và
thanh toán L/C phục vụ khách hàng trong và ngoài nước.
Tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ
Thực hiện các chương trình dự án của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam
1.2. Khái quát về tình hình hoạt động của NHNo&PTNT TP Hà Tĩnh
từ năm 2009-2011
1.2.1.Tình hình huy động vốn
Chi nhánh đã luôn chủ động tích cực và không ngừng mở rộng mạng
lưới giao dịch giải q