Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của cảng SIHANOUKVILLE
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý sử dụng năng lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được những kết quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí ít nhất. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: lao động,tư liệu lao động,. Bất kỳ hoạt động nào của con người nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng đều có một mong muốn đạt được kết quả hữuích cụ thể, kết quả đạt được trong kinh doanh, mà cụ thể là trong lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu thông, xuất nhập khẩu đều phải tính toán sao cho có hiệu quả. Đặc biệt hiệu quả kỳ sau phải cao hơn kỳ trước, đó là mục tiêu của bấtkỳ doanh nghiệp nào, muốn đạt hiệu quả cao các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc làm sao với chi phí đầu vào hiện có lại làm ra được nhiều giá trị hàng hóa sản phẩm nhất. Do đó vấn đề đạt ra là xem xét lại và lựa chọn cách nào để đạt hiệu quả lớn nhất. Chính vì thế, khi đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, không chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá kếtquả mà còn đánh giá hiệu quảmang lại và hiệu quả kỳ này so với kỳ trước. Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một đạilượng so sánh: giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được. Trên góc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí lao động xã hội, tư liệu lao động và đối tượng lao động trong mối tương quan cả về lượng và chất trong quá trình kinh doanh. Từ đó ta thấy bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của lao động xã hội, có được bằng cách so sánh giữa kết quả hữu ích cuốicùng thu được với 6 lượng hao phí xã hội, Do vậy thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là việc tối đa hóa kếtquả hoặc tối thiểu hóa chi phí dựa trên điều kiện nguồn tài lực sẵn có. Hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp phải được xemxét một cách toàn diện cả về mặt không gian và thời gian trong mộtmối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế và xã hội. Về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng thời kỳ không được làm giảm sút hiệu quả củacác giai đoạn kinh doanh tiếp theo. Điều đó đòi hỏi bản thân doanh nghiệp không vì những lợi ích trướcmắt mà quên đi những lợi ích lâu dài. Trong thực tế kinhdoanh, điều này rất dễ xảy ra khi con người khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môitrường và cả nguồn lao động. Không thể coi việc giảm chi để tăng thu là có hiệu quả được khi giảm một cách tùy tiện thiếu cân nhắc các chi phí cải tạo môi trường, thiên nhiên, đất đai, cũng không thể là hiệu quả lâu dài khi xóa bỏ hợp đồng với khách hàng tín nhiệm để chạy theo một hợp đồng khác được nhiều lợi nhuận. Về mặt không gian, hiệu quả kinh doanh chỉ có thể hiểu một cách toàn diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận, phân xưởng, cáctổ, không làm giảm sút đến hiệu quả chung.Mỗi hiệu quả tính được từ một giải pháp kinh tế tổ chức kỹ thuật hay hoạt động nào đó trong từng đơn vị nội bộ hay toàn đơn vị nếu không làm tổn hại đếnkết quả chung (cả hiện tại và tương lai)thì mới bền vững, mới trở thành mục tiêu phấn đấu và đó chính là tiêu chuẩn đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanhphải được thể hiện ở mối tương quan giữa chi và thu theo hướng tăng thu giảm chi, điều đó có nghĩa là giảm đến mức tối đa các chi phí mà thực chất là hao phí thời gian lao động (lao động sống 7 vào lao động vật hóa) để tạo ra một đơn vị sản phẩm.Đồng thời với khả năng sẵn có thể làm ra nhiều sản phẩm có ích nhất. Biểu hiện tập trung nhất của hiệu quả là lợi nhuận. Có thể nói lợi nhuận là mục tiêu số một của doanh nghiệp kinh doanh, lợi nhuận chi phối toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, không có lợinhuận thì không có kinh doanh. Để cho kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư tiền vốn và lao động cần phải xác định được phương hướng và biện pháp đầu tư cũng như các biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có. Muốn vậy,cần thiết phải nắm được nguyên nhân ảnh hưởng mức độ và xu hướng ảnh hưởng của từng nguyên nhân đến kết quả công việc của mình.