Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty sơn Jotun Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài: Xuất hiện lần đầu tại thị trường Việt Nam vào năm 1997, Jotun Việt Nam được biết đến như là nhà cung cấp sơn hàng hải và công nghiệp hàng đầu đến từ Na Uy. Với danh tiếng và truyền thống trong lĩnh vực sơn hàng hải và công nghiệp, Jotun Việt Nam nhanhchóng chiếm lĩnh thị trường sơn đặc thù này chỉ sau một thời gian ngắn thâm nhập thị trường Việt Nam. Trên cơ sở của thành công bước đầu như vậy, tập đoàn Jotun A/S đã quyết định đầu tư 4 triệu Dollar Mỹ vào Việt Nam để mở rộng nhà máy hiện tại, vốn chỉ chuyên sản xuất sơn hàng hải và sơn công nghiệp thành nhà máy sản xuất sơn trang trí với quimô xếp hàng thứ 3 tạithị trường Việt Nam. Ngày 5/10/2003, Jotun Việt Nam là Công ty sơn đầu tiên tại Việt Nam triển khai hệ thống máy pha màu tự động b?ng vi tính- hệ thống chuyên bán sơn trang trí ra hệ thống đại lý của mình tại Việt Nam. Với công nghệ đột phá này, Jotun Việt Nam tự tin sẽ nhanh chóng xâm nhập thành công vào thị trường sơn trang trí đầy tiềm năng của Việt Nam. Thực tế đã chứng minh sự tự tin của Jotun Việt Nam là có cơ sở. Chỉ tính trong năm đầu tiên triển khai hệ thống này, Jotun Việt Nam đã xác lập được 36 trung tâm pha màu tự động b?ng vi tínhtrên phạm vi toàn quốc. Cơ sở của thành công bước đầu nàylà tính hiệu quả thực sự của phương thức bán sơn hiện đại thông qua hệ thống máy pha màu t? d?ng b?ng vi tính. Phương thức này góp phần gia tăng lợi ích cho các đại lý phân phối sơn và người tiêu dùng. Với phương thức này, các đại lý sơn sẽ giảm thiểu tối đa chi phí lưu kho, tăng vòng quay vốn và gia tăng lợi tức trên mỗi đồng doanh thu. Trong khi đó, người tiêu dùng sơn với phương thức mới này sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn màu sắc thích hợp và nhanh chóng được đáp ứng nhu cầu dù là với khối lượng rất nhỏ. Thành công bu?c d?u c?a Jotun Vi?t Nam trong linh v?c son trang trí du?c th?hi?n qua m?c doanh thu x?p si1,4 tri?u USD trong nam ti chính 2004, vu?t ch? tiu d?ra d?u nam 10,7%. Tuy nhiên tình hình kinh doanh của Jotun Việt Nam đã có những thay đổi theo chiều hướng đáng thất vọng vào đầu năm 2005.Trong khi hai lĩnh vực sơn hàng hải và công nghiệp vẫn giữ được tốc độ phát triển của năm trước thì lĩnh vực sơn trang trí - lĩnh vực mà Jotun ViệtNam rất kỳ vọng sẽ trở thành lĩnh vực chủ lực của Công ty vào năm 2010, lại đang sa sút thảm hại. Tốc độ phát triển đại lý chậm hẳn lại, đặc biệt là tạithị trường trọng điểm Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi đó doanh số bán hàng của hệ thống đại lý cũ trong 6 tháng đầu năm 2005 chỉ bằng 20% của cùng kỳ năm 2004. Lý do chủ yếu của hiện trạng đáng thất vọng trên là việc các hãng sơn hàng đầu Việt Nam như ICI, 4 Orange, Levis, cũng đã nhanh chóng triển khai công nghệ pha màu tự động bằng vi tính tại thị trường Việt Nam vào cuối năm 2004. Với bề dày hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực sơn trang trí cùng với mạng lưới đại lý dày đặc tại Việt Nam, hai hãng sơn hàng đầu là ICI và 4 Orange đã chặn đứng đà phát triển của Jotun Việt Nam. Ngoài ra, sự trở lại của hãng sơn NIPPON ( Nhật), sự xuất hiện các hệ thống pha màu tự động của 2 hãng sơn Seamaster, Toa cùng với sự yếu kém về công tác marketing, tiềm lực tài chính hạn chế, sự biến động trong đội ngũ nhân sự là nguyên nhân đẩy Jotun Việt Nam vào một tình trạng vô cùng nguy hiểm. Tính đến cuối tháng 8 năm 2005, doanh số của lĩnh vực sơn trang trí chỉ đạt xấp xỉ 27% doanh số đề ra đầu năm. Vào lúc này, lĩnh vực được Jotun ViệtNam kỳ vọng nhất lại đang là gánh nặng cho toàn Công ty, lợi nhuận thu được từ hai lĩnh vực sơn hàng hải và công nghiệp đã không đủ để tài trợ cho lĩnh vực sơn trang trí. Đó là chưa kể đến việc vị trí số 1 của Jotun Việt Nam trong lĩnh vực sơn hàng hải và công nghiệp đang gặp thách thức nghiêm trọng từ công ty sơn Akzonobel ( Hà Lan) và công ty sơn Dupont ( Mỹ). Jotun Việt Nam đang lâm nguy ! Câu nói thường thấy trong các cuộc họp của Jotun Việt Nam thời gian qua và là nỗi ám ảnh thường trực của mọi thành viên Jotun Việt Nam. Làm cách nào để cải thiện khả năng cạnh tranh và phục hồi tốc độ phát triển trong thời gian tới là vấn đề sống còn của Jotun Việt Nam. Đây chính là lý do tácgiả chọn đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty sơn Jotun Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp Cao học kinh tế của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả đisâu làm rõ cở sở lý luận năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chỉ rõ các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, để từ cơ sở đó đưara các kiến nghị thích hợp ngỏ hầu giúp doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực cạnh tranh của mình trong công cuộc xâm nhập thị trường. Xuất phát từ mụcđích trên, nhiệm vụ đặt ra cho đề tài này là : - Làm rõ các khái niệm và quan điểmvề năng lực canhtranh của doanh nghiệp. - Phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Đưa ra kiến nghị nhằm khai thác và vận dụng các năng lực cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. 3. Điểm mới của đề tài. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về năng lực cạnh tranh của Công ty sơn Jotun Việt Nam trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố nội ngoại vi của doanh nghiệp để làm cơ sở đưa ra các kiến nghị thích hợp. Những kiến nghị nêu trong đề tài có thể được sử dụng để vận dụng trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm khai thác tối đa năng lực vốn có để đạt được thành công trên thị trường. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng một số các phương pháp như thống kê, so sánh, phân tích trên cơ sở tài liệu nội bộ, phỏng vấn các nhân sự chuyên trách của doanh nghiệp cũng như thông qua các tài liệu, sách báo chuyên ngành có liên quan khác. 5. Cơ cấu đề tài. Phù hợp với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi cho phép, đề tài này được chia làm 3 chương, lời nói đầu và phần kết luận. Chương 1 : Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chương 2 : Phân tích thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Công ty sơn Jotun Việt Nam. Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty sơn Jotun Việt Nam.

pdf57 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3250 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty sơn Jotun Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan