1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại những điều kiện to lớn để phát triển đất nước nhưng đi kèm với nó luôn là các cam kết mở cửa thị trường ở mức độ nhất định và theo lộ trình thích hợp. Trong những năm qua, các ngân hàng trong nước có cơ hội tiếp cận môi trường tài chính quốc tế năng động, nhưng cũng đầy thách thức và rủi ro khi Việt Nam tham gia vào nhiều tổ chức khu vực và thế giới cũng như ký kết nhiều Hiệp định song phương và đa phương. Đáng chú ý nhất là những cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, mà theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ngân hàng là một trong những ngành “khá mở”. Với 7 năm lộ trình mở cửa hoàn toàn, hệ thống các ngân hàng được dự báo sẽ có những cạnh tranh khốc liệt, nhiều thách thức, nhất là ở những phân khúc thị trường trọng yếu, có tiềm năng phát triển mạnh các dịch vụ tài chính ngân hàng.
Việt Nam sẽ phải chấp nhận sự gia tăng nhanh chóng của các ngân hàng thương mại nước ngoài có kinh nghiệm, có năng lực tài chính vững mạnh, có công nghệ tiên tiến, hiểu biết rõ tập quán, luật pháp Việt Nam. Việt Nam cũng sẽ phải bắt buộc thực hiện chính sách không phân biệt đối xử giữa các ngân hàng trong nước và ngoài nước. Thực tế đó dẫn đến cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng càng trở nên quyết liệt hơn trong cuộc đua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các ngân hàng Việt Nam cần đánh giá chính xác năng lực và vị thế cạnh tranh của mình khi mà Chính phủ Việt Nam đã tháo dỡ rào cản đối với các ngân hàng ngoài và tiến tới xỏa bỏ dần bảo hộ đối với hệ thống ngân hàng trong nước. Từ đó đưa ra sách lược và chiến lược nâng cao sức mạnh tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực. để đủ lực cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng ngoại theo các cam kết quốc tế và phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Mặc dù chủ đề nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng không còn là vấn đề quá mới, nó đã được bàn luận khá nhiều trong những năm cuối thế kỷ XX, thời điểm mà làn sóng dịch chuyển vốn nước ngoài sang Việt Nam bắt đầu nở rộ và tư duy quản lý kinh tế Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ. Nhưng giờ đây khi năm “năm bản lề 2011” cho các cam kết mở cửa hoàn toàn lĩnh vực tài chính ngân hàng đã đến thì chủ đề này lại có nhiều điều cần quan tâm và đi sâu vào nghiên cứu.
Hơn 48 năm xây dựng và phấn đấu, Vietcombank có thể tự hào là một ngân hàng có nhiều đóng góp tích cực trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; năng động, tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới. Ngày nay, Vietcombank đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng, bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn, Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ, Thương hiệu Ngân hàng Ngoại Thương được bạn bè quốc tế biết đến như biểu trưng cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Với mong muốn tiếp cận thực tế đó, nhất là hoạt động doanh kinh tại ngân hàng từ khi chuyển sang mô hình NHTMCP cũng như đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại của ngân hàng trong tương quan với các ngân hàng khác, kể cả các ngân hàng ngoại, là một thực tập sinh tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam, tôi quyết định thực hiện đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam trong tiến trình mở cửa hoàn toàn cho các ngân hàng ngoại”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại, đặc biệt là tác động của hội nhập khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các ngân hàng nước ngoài theo các cam kết quốc tế.
- Phân tích và đánh giá thực tế năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương Mại Ngoại Thương Việt Nam từ khi ngân hàng chuyển đổi mô hình hoạt động sang NHTMCP thông qua việc nghiên cứu các năng lực cốt lõi của Ngân hàng: năng lực tài chính, năng lực công nghệ, năng lực nhân sự, năng lực phân phối sản phẩm dịch vụ.
- Hình thành một số giải pháp nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, phù hợp với pháp luật Việt Nam dưới tầm nhìn và hiểu biết của một sinh viên năm cuối Chuyên ngành Tài chính ngân hàng- Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh và một thực tập sinh tại ngân hàng.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam dựa trên mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter và mô hình TOWS để đánh giá các nhân tố bên trong bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
- Các vấn đề liên quan đến môi trường hoạt động chung của ngành ngân hàng nhằm có cái nhìn tổng quan nhất và làm cơ sở để so sánh.
- Các thông tin và số liệu được sử dụng trong bài viết là các dự liệu thứ cấp do người viết thu thập từ các báo cáo, các bài viết, các đề án, các trang thông tin- thống kê giai đoạn 2008- 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với tầm nhìn và hiểu biết của một sinh viên, đề tài này được nghiên cứu theo các phương pháp:
- Thu thập thông tin dữ liệu:
Dữ liệu chung: thống kê các thông tin kinh tế- xã hội giai đoạn 2008- 2010 có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Các Báo cáo phân tích ngành.
Dữ liệu về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam: các Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo họp Hội đồng cổ đông của Ngân hàng các năm 2008, 2009, 2010, Bản cáo bạch Ngân hàng khi chuyển đổi mô hình hoạt động, các Báo cáo phân tích Ngân hàng do một số công ty thực hiện.
- Xử lý số liệu:
Chọn lọc số liệu thu thập được, sau đó tiến hành phân tích dựa trên các phương pháp cơ bản, so sánh, đánh giá và trình bày ý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
5. Kết cấu nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mục lục, danh sách các bảng biểu, đồ thị, lời cảm ơn, lời mở đầu, kết luận thì phần nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các ngân hàng nước ngoài.
Chương 3: Năng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các ngân hàng nước ngoài.
113 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3303 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong tiến trình mở cửa hoàn toàn cho các ngân hàng ngoại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại những điều kiện to lớn để phát triển đất nước nhưng đi kèm với nó luôn là các cam kết mở cửa thị trường ở mức độ nhất định và theo lộ trình thích hợp. Trong những năm qua, các ngân hàng trong nước có cơ hội tiếp cận môi trường tài chính quốc tế năng động, nhưng cũng đầy thách thức và rủi ro khi Việt Nam tham gia vào nhiều tổ chức khu vực và thế giới cũng như ký kết nhiều Hiệp định song phương và đa phương. Đáng chú ý nhất là những cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, mà theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ngân hàng là một trong những ngành “khá mở”. Với 7 năm lộ trình mở cửa hoàn toàn, hệ thống các ngân hàng được dự báo sẽ có những cạnh tranh khốc liệt, nhiều thách thức, nhất là ở những phân khúc thị trường trọng yếu, có tiềm năng phát triển mạnh các dịch vụ tài chính ngân hàng.
Việt Nam sẽ phải chấp nhận sự gia tăng nhanh chóng của các ngân hàng thương mại nước ngoài có kinh nghiệm, có năng lực tài chính vững mạnh, có công nghệ tiên tiến, hiểu biết rõ tập quán, luật pháp Việt Nam. Việt Nam cũng sẽ phải bắt buộc thực hiện chính sách không phân biệt đối xử giữa các ngân hàng trong nước và ngoài nước. Thực tế đó dẫn đến cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng càng trở nên quyết liệt hơn trong cuộc đua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các ngân hàng Việt Nam cần đánh giá chính xác năng lực và vị thế cạnh tranh của mình khi mà Chính phủ Việt Nam đã tháo dỡ rào cản đối với các ngân hàng ngoài và tiến tới xỏa bỏ dần bảo hộ đối với hệ thống ngân hàng trong nước. Từ đó đưa ra sách lược và chiến lược nâng cao sức mạnh tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực.. để đủ lực cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng ngoại theo các cam kết quốc tế và phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Mặc dù chủ đề nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng không còn là vấn đề quá mới, nó đã được bàn luận khá nhiều trong những năm cuối thế kỷ XX, thời điểm mà làn sóng dịch chuyển vốn nước ngoài sang Việt Nam bắt đầu nở rộ và tư duy quản lý kinh tế Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ. Nhưng giờ đây khi năm “năm bản lề 2011” cho các cam kết mở cửa hoàn toàn lĩnh vực tài chính ngân hàng đã đến thì chủ đề này lại có nhiều điều cần quan tâm và đi sâu vào nghiên cứu.
Hơn 48 năm xây dựng và phấn đấu, Vietcombank có thể tự hào là một ngân hàng có nhiều đóng góp tích cực trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; năng động, tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới. Ngày nay, Vietcombank đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng, bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn, Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ, Thương hiệu Ngân hàng Ngoại Thương được bạn bè quốc tế biết đến như biểu trưng cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Với mong muốn tiếp cận thực tế đó, nhất là hoạt động doanh kinh tại ngân hàng từ khi chuyển sang mô hình NHTMCP cũng như đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại của ngân hàng trong tương quan với các ngân hàng khác, kể cả các ngân hàng ngoại, là một thực tập sinh tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam, tôi quyết định thực hiện đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam trong tiến trình mở cửa hoàn toàn cho các ngân hàng ngoại”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại, đặc biệt là tác động của hội nhập khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các ngân hàng nước ngoài theo các cam kết quốc tế.
- Phân tích và đánh giá thực tế năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương Mại Ngoại Thương Việt Nam từ khi ngân hàng chuyển đổi mô hình hoạt động sang NHTMCP thông qua việc nghiên cứu các năng lực cốt lõi của Ngân hàng: năng lực tài chính, năng lực công nghệ, năng lực nhân sự, năng lực phân phối sản phẩm dịch vụ.
- Hình thành một số giải pháp nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, phù hợp với pháp luật Việt Nam dưới tầm nhìn và hiểu biết của một sinh viên năm cuối Chuyên ngành Tài chính ngân hàng- Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh và một thực tập sinh tại ngân hàng.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam dựa trên mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter và mô hình TOWS để đánh giá các nhân tố bên trong bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
- Các vấn đề liên quan đến môi trường hoạt động chung của ngành ngân hàng nhằm có cái nhìn tổng quan nhất và làm cơ sở để so sánh.
- Các thông tin và số liệu được sử dụng trong bài viết là các dự liệu thứ cấp do người viết thu thập từ các báo cáo, các bài viết, các đề án, các trang thông tin- thống kê giai đoạn 2008- 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với tầm nhìn và hiểu biết của một sinh viên, đề tài này được nghiên cứu theo các phương pháp:
- Thu thập thông tin dữ liệu:
Dữ liệu chung: thống kê các thông tin kinh tế- xã hội giai đoạn 2008- 2010 có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Các Báo cáo phân tích ngành.
Dữ liệu về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam: các Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo họp Hội đồng cổ đông của Ngân hàng các năm 2008, 2009, 2010, Bản cáo bạch Ngân hàng khi chuyển đổi mô hình hoạt động, các Báo cáo phân tích Ngân hàng do một số công ty thực hiện.
- Xử lý số liệu:
Chọn lọc số liệu thu thập được, sau đó tiến hành phân tích dựa trên các phương pháp cơ bản, so sánh, đánh giá và trình bày ý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
5. Kết cấu nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mục lục, danh sách các bảng biểu, đồ thị, lời cảm ơn, lời mở đầu, kết luận thì phần nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các ngân hàng nước ngoài.
Chương 3: Năng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các ngân hàng nước ngoài.
6. Tính thực tiễn của đề tài
Năng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương Mại đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý khi ngành ngân hàng Việt Nam hội nhập sâu hơn vào môi trường tài chính quốc tế, theo đó bên cạnh việc đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong mối tương quan với các ngân hàng trong nước cần thiết phải đặt dưới áp lực cạnh tranh ngày một gay gắt hơn với sự gia nhập của các ngân hàng ngoại. Do đó, việc nghiên cứu đề tài này không những có giá trị về mặt lý luận mà còn mang ý nghĩa trong bối cảnh môi trường kinh doanh Ngân hàng có nhiều thay đổi như hiện nay. Với việc hệ thống hóa khung lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn và tiến hành tổng hợp, đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam dựa trên một số mô hình phân tích cơ bản, hy vọng chuyên đề này sẽ đem đến cho người đọc nhiều thông tin có giá trị và sát với thực tế nhất.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
1.1. Những nét khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức khai trương hoạt động ngày 01 tháng 04 năm 1963 với tư cách là một ngân hàng thương mại nhà nước theo Quyết định số 115/CP trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN).
Trước thời điểm 1988, đây là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại với nhiệm vụ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ). Ngoài ra, ngân hàng còn có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Với chỉ thị số 403/CT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 14/11/1990, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chuyển từ vai trò độc quyền về kinh doanh ngoại hối vào môi trường tự do cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác bao gồm cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh. Điều này đã tạo ra một cơ chế hoạt động phù hợp và hiệu quả hơn với chính sách chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ mang tên giao dịch quốc tế là Bank for foreign trade of Viet Nam (viết tắt là Vietcombank), được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt.
Ngày 26 tháng 12 năm 2007, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thông qua việc bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh theo chủ trương “đổi mới sắp xếp lại hệ thống các DNNN”. Với những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào công nghệ sẽ tạo điều kiện giúp Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực giai đoạn 2015 – 2020.
Ngày 02/06/2008, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với số cổ phần của Nhà nước chiếm 90,72%, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của ngân hàng. Đây là ngân hàng TMCP có vốn điều lệ và tổng tài sản lớn nhất Việt Nam, lớn thứ ba trong hệ thống ngân hàng (sau Arigbank và BIDV) và là doanh nghiệp lớn thứ sáu Việt Nam (sau Agribank, VNPT, EVN, BIDV và VietsovPetro) với tổng tài sản tính đến ngày 31/12/2010 là 307.614 tỷ VND. Như vậy sau nhiều bước đi quá độ, Vietcombank đã từng bước tiếp cận và thích nghi nhanh chóng với nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn chuyển đổi.
Hơn 48 năm xây dựng và phấn đấu, Vietcombank có thể tự hào là một ngân hàng có nhiều đóng góp tích cực trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; năng động, tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới; xứng đáng là ngân hàng chủ lực, chủ đạo của Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại phục vụ sự nghiệp CNH- HÐH đất nước. Ngày nay, Vietcombank đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng, là nhà cung cấp các dịch vụ tài chính hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại quốc tế. Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các tập đoàn, các tổng công ty và doanh nghiệp lớn, Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ, phục vụ cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân với nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao. Ngoài ra, ngân hàng còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng, tham gia góp vốn, mua cổ phần, v.v... thông qua các công ty con và công ty liên doanh. Hiện Vietcombank đang chiếm lĩnh thị phần đáng kể tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như: cho vay 10%, tiền gửi 12%, thanh toán quốc tế 23%, thanh toán thẻ 55% .
1.2. Mô hình tổ chức điều hành của Vietcombank
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức Vietcombank
1.3. Các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu tại Vietcombank
Huy động vốn
Các hình thức huy động vốn tại Vietcombank bao gồm nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn, vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vay vốn của NHNN và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN. Trong những năm qua, công tác huy động vốn đã đạt nhiều kết quả quan trọng, đảm bảo nguồn vốn cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Sản phẩm tín dụng
Hoạt động tín dụng tại Vietcombank bao gồm cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, và các hình thức khác theo quy định của NHNN.
Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Bao gồm mở tài khoản, cung ứng và thực hiện dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng. Trong đó hoạt động thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống của VCB và luôn có vị thế hàng đầu trong toàn ngành.
Kinh doanh ngoại tệ
Trong nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng thanh toán xuất nhập khẩu, ngoài khối lượng giao dịch chủ yếu bằng USD, ngân hàng còn mua bán các loại ngoại tệ mạnh khác như EUR, JPY, GBP, AUD, SGD, CAD, HKD,…
Các hoạt động khác
Các hoạt động khác tại Vietcombank bao gồm góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, thực hiện các nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam, kinh doanh ngoại hối và vàng, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh các nghiệp vụ chứng khoán thông qua công ty trực thuộc, cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ, cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quí, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ cũng đạt được những kết quả khả quan.
1.4. Thành tựu và sự kiện nổi bật trong những năm gần đây
Với những đóng góp quan trọng cho sự phát triển ổn định của ngành ngân hàng, kinh tế- xã hội đất nước suốt gần nửa thế kỷ qua, Vietcombank đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Ðảng, Nhà nước và Chính phủ trao tặng như: Huân chương Lao động hạng hai năm 2002, Huân chương Độc lập hạng ba năm 2003, giải thưởng “Sao vàng đất Việt năm 2003” với sản phẩm Connect 24, Giải thưởng Sao Khuê năm 2005, Danh hiệu “Điển hình sáng tạo” năm 2006, Thương hiệu mạnh Việt Nam và Top 10 thương hiệu mạnh nhất năm 2007. Trong nhiều năm liên tiếp Vietcombank cũng được trao tặng nhiều giải thưởng quốc tế danh giá khác, điển hình là “Ngân hàng hạng nhất Việt Nam” năm 1995 do tạp chí Asia Money bình chọn, “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2003 “do tạp chí Euromoney bình chọn, “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 5 năm liên tiếp 1999- 2004” do tạp chí The Banker bình chọn, “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007” do tạp chí Asia Money bình chọn.
Tiếp nối những thành tựu đó, những năm gần đây mặc dù hoạt động ngân hàng có những khó khăn nhất định xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 nhưng Vietcombank vẫn chứng tỏ được uy tín và thương hiệu của mình khi tiếp tục được xứng tên trong danh sách những giải thưởng quan trọng:
Năm 2008, đứng trước thách thức quan trọng vừa phải chuyển đổi cơ cấu hoạt động sang mô hình Ngân hàng TMCP vừa đảm bảo đạt hiệu quả kinh doanh, toàn hệ thống Vietcombank đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra. Với những thành tích nổi bật trong năm qua, Vietcombank đã được tạp chí Asiamoney bầu chọn là “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2008”, “Nhà cung cấp dịch vụ ngoại hối nội địa tốt nhất tại Việt Nam”, “Nhà cung cấp dịch vụ ngoại hối nội địa tốt nhất trên nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam” và “Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam 2008”. Trong năm, Vietcombank cũng đã đón nhận một số giải thưởng khác:
Huân chương Hồ Chí Minh do Chủ tịch nước trao tặng nhân kỷ niệm 45 năm thành lập ngân hàng.
Biểu tượng Thương hiệu quốc gia dành cho thẻ Connect 24 do Bộ Thương mại trao tặng, Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam dành cho thẻ Connect 24, MasterCard, VisaCard do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao tặng.
Danh hiệu “Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2008” do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trao tặng.
Cúp vàng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” năm 2008.
Giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2008” do độc giả tạp chí Trade Finance thuộc tập đoàn Euromoney Institutional Investor bình chọn.
Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu lớn nhất do Báo Thế giới, Bộ ngoại giao phối hợp với Tạp chí Nhà Kinh tế tổ chức.
Top 10 ngân hàng được hài lòng nhất do người tiêu dùng bình chọn.
NH có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam năm 2008 do NHNN công bố.
Một số giải thưởng dành cho các nhà lãnh đạo xuất sắc giúp Vietcombank đứng vững trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và gặt hái được những thành công lớn trong hoạt động kinh doanh.
Khép lại năm tài chính 2009- một năm đầy khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Vietcombank nói riêng, nhưng với vai trò, vị thế của mình- là NHTM hàng đầu tại Việt Nam và giữ vai trò chủ lực trong nền kinh tế, Vietcombank vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh vừa góp phần ổn định thị trường tiền tệ trong nước, thực hiện các mục tiêu vĩ mô của Chính phủ. Năm 2009, Vietcombank cũng đã có nhiều cải tiến về thủ tục, quy trình cũng như cung ứng cho khách hàng nhiều sản phẩm đa dạng, các dịch vụ có tính tiện ích cao, đáp ứng được cơ bản nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, người dân…
Với những đóng góp đáng ghi nhận, trong năm này Vietcombank đã được trao tặng một số giải thưởng quan trọng: trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam được nhận giải “Best Bank” Việt Nam 2009 trên các lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và quản lý tiền mặt, do Tạp chí Asiamoney trao tặng với 6 giải thưởng quan trọng: “Nhà cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2009”, “Ngân hàng tốt nhất với các ý tưởng sáng tạo trong dịch vụ ngoại hối và tài trợ cấu trúc năm 2009”, “Nhà môi giới chính tốt nhất trong dịch vụ kinh doanh ngoại hối năm 2009”, “Ngân hàng nội địa kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam giai đoạn 2006-2008”, “Ngân hàng nội địa quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam năm 2009”, “Ngân hàng có nền tảng giao dịch điện tử tốt nhất”.
Các giải thưởng do đơn vị trong nước trao tặng: “Top 10 thương hiệu kinh tế đối ngoại uy tín” do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và Tạp chí Văn Hiến trao tặng; Giải “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2009” và “Top 20 thương hiệu uy tín dẫn đầu Việt Nam”. Đây là giải thưởng thường niên nhằm ghi nhận những nỗ lực xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu của DN trong nước, khuyến khích cộng đồng DN nâng cao vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế.
Bước sang năm 2010- năm đánh dấu mốc ba năm liên tiếp Vietcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam”. Đây là giải thưởng ngân hàng nội địa cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất được bình chọn thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nằm trong khuôn khổ chương trình bình chọn thường niên các giải thưởng thành tựu toàn cầu và tại Châu Á của độc giả Tạp chí Trade Finance. Cũng trong năm này, Vietcombank lọt vào “Top 50 thương hiệu chứng khoán uy tín lần thứ 3 năm 2010”- giải thưởng do Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB), Trung tâm thông tin tín dụng NHNN Việt Nam (CIC), Tạp chí chứng khoán bình chọn và trao tặng nhằm ghi nhận và tôn vinh các đơn vị niêm yết trên TTCK đã có hoạt động kinh doanh minh bạch, đạt hiệu quả cao và có những đóng góp nhất định cho TTCK nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chúng.
Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, hiệu quả tro